Sông Hằng, Ấn Độ
Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất, là biểu tượng của đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ dãy Hymalaya. Con sông này có chiều dài 2.510km chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tổng diện tích lưu vực của sông Hằng lên đến 907.000km2, lưu vực dòng sông này là một trong những khu vực đất đai phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới. Thế nhưng hiện nay, sông Hằng là lại là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả ra liên lục khiến những người mộ đạo trở nên khiếp sợ chính nguồn nước ở con sông mà trước kia họ từng tôn thờ. Dọc hai bờ sông Hằng có đến hơn 400 triệu người sống và khoảng 2 triệu người tới bờ sông này làm các nghi thức tắm rửa mỗi ngày.
Ngoài ra, phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi trên sông cùng rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu hệ thống lò đốt để xử lý là những nguyên nhân làm tăng sự ô nhiễm ở sông Hằng. Nước sông Hằng bây giờ không thể dùng để ăn uống, tắm giặt được mà cũng không thể dùng trong sản xuất nông nghiệp vì tỷ lệ các kim loại độc như thủy ngân, chì, crom, nickel trong nước sông khá cao. Là con sông linh thiêng nhất ở Ấn Độ, sông Hằng bắt nguồn từ Gaumukh trên dãy Himalaya. Dài 2.510 km, sông Hằng cung cấp nước cho gần nửa tỷ người, là nguồn sống của người dân Ấn Độ định cư dọc 2 bên bờ. Theo một nghiên cứu, thành phố Varanasi là nguyên nhân gây ra khoảng 25% ô nhiễm sông Hằng. Nhiều năm qua, chính phủ Ấn Độ nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để làm sạch dòng sông thánh, song chưa ghi nhận được hiệu quả.