Tâm Lý Học Đám Đông
Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và quá trình phát triển của các chủng tộc. Le Bon cho rằng con người được xác định bởi những nhân tố sinh học và tâm lí học. Chủng tộc cũng núp bóng trong mỗi cá nhân cấu thành một dân tộc; nó chi phối mọi hành động, mọi ham muốn, mọi xung năng của anh ta, nó tạo nên vô thức tập thể của anh ta. Đồng thời, Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay bởi sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải qua Công xã Paris năm 1871 và cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848.
Những trải nghiệm ấy mang lại kinh nghiệm thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng về đám đông của ông trong tác phẩm Tâm Lí Học Đám Đông (nguyên tác: The Psychology of Socialism). Theo Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất.
Link mua sách: tiki.vn/sach-tam-ly-hoc-dam-dong-tai-ban-2018-p91985189.html