Tê giác lông dài
Nếu bạn đã từng hỏi rằng một con tê giác xù xì lông lá sẽ như thế nào, thì con tê giác lông dài sẽ cho bạn câu trả lời. Hóa thạch của nó có niên đại 3,6 triệu năm đã được tìm thấy và thu hồi từ châu Á, châu Âu và Bắc Phi. Hóa thạch lâu đời nhất được lấy từ Tibet. Chúng đã bị săn đuổi bởi loài người nguyên thủy và trở thành chủ đề cho họ điêu khắc trên hang đá. Một ngọn giáo 13.000 năm tuổi đã được tìm thấy ở Siberia vào năm 2014, được chế tác từ sừng một con tê giác lông dài trưởng thành.
Giống như voi ma mút, tuy loài tê giác này đã tuyệt chủng 10 nghìn năm trước song các nhà khoa học có thể lấy mẫu DNA từ lông, sừng, móng. Hi vọng chúng ta sẽ sớm tìm ra tổ hợp gen hoàn chỉnh của loài này.