Tên gọi của Đoàn và phong trào thanh niên qua các thời kì
Trải qua các thời kì lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng khác nhau, Đoàn đã mang những tên khác nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của Đảng và dân tộc.
1970 - 1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Những phong trào của thanh niên thể hiện sự đóng góp tích cực hoạt động của Đoàn cho sự nghiệp cách mạng qua các thời kì lịch sử:
1956 - 1960: Phong trào lao động kiến thiết Tổ quốc.
1960 - 1964: Phong trào xung phong thình nguyện vượt mức kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
1964 - 1975: Phong trào "Ba sẵn sàng" ở miền Bắc và "Năm xung phong" ở miền Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
1976 - 1980: Các phong trào và chương trình như: Xây dựng các vùng kinh tế mới, khôi phục kinh tế, cuộc vận động "ba mũi tiến công chống tiêu cực"...
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV chủ trương đẩy mạnh phong trào "Ba xung kích làm chủ tập thể" (đã có từ trước đó một thời gian).
Tháng 5 -1982, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đề ra 3 chương trình hành động cách mạng về sản xuất lương thực, tiết kiệm, việc làm cho thanh niên.
Tháng 1 - 1984, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đề ra 5 chương trình hành động cách mạng, gồm: xây dựng con người mới, xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực, tiết kiệm và giải quyết việc làm, xung kích trên mặt trận quốc phòng - an ninh, xung kích trong cải tạo XHCN và phân phối lưu thông.
Năm 1987, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V chủ trương đẩy mạnh phong trào "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" đồng thời thực hiện 4 chương trình hành động trên mặt trận kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh và khoa học kĩ thuật.
Năm 1992, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI chủ trương tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hành động. Đến hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (Khóa VI) đã phát động trong toàn Đoàn phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước".
Năm 1997, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII chủ trương tiếp tục đẩy mạnh 2 phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" lên tầm cao mới.
Năm 2002, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII phát động phong trào "Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Năm 2007, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX phát động phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "4 đồng hành với thanh niên lâp thân, lập nghiệp".
Các phong trào thanh niên đều bắt đầu từ cuộc vận động của Đoàn hướng vào việc thực hiện mục tiêu cách mạng và giải đáp nhu cầu phát triển của thanh niên trong mỗi thời kỳ lịch sử.
- 1931 - 1936: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
- 1936 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
- 1939 - 1941: Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
- 1941 -1955: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
1970 - 1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Những phong trào của thanh niên thể hiện sự đóng góp tích cực hoạt động của Đoàn cho sự nghiệp cách mạng qua các thời kì lịch sử:
1956 - 1960: Phong trào lao động kiến thiết Tổ quốc.
1960 - 1964: Phong trào xung phong thình nguyện vượt mức kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
1964 - 1975: Phong trào "Ba sẵn sàng" ở miền Bắc và "Năm xung phong" ở miền Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
1976 - 1980: Các phong trào và chương trình như: Xây dựng các vùng kinh tế mới, khôi phục kinh tế, cuộc vận động "ba mũi tiến công chống tiêu cực"...
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV chủ trương đẩy mạnh phong trào "Ba xung kích làm chủ tập thể" (đã có từ trước đó một thời gian).
Tháng 5 -1982, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đề ra 3 chương trình hành động cách mạng về sản xuất lương thực, tiết kiệm, việc làm cho thanh niên.
Tháng 1 - 1984, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đề ra 5 chương trình hành động cách mạng, gồm: xây dựng con người mới, xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực, tiết kiệm và giải quyết việc làm, xung kích trên mặt trận quốc phòng - an ninh, xung kích trong cải tạo XHCN và phân phối lưu thông.
Năm 1987, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V chủ trương đẩy mạnh phong trào "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" đồng thời thực hiện 4 chương trình hành động trên mặt trận kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh và khoa học kĩ thuật.
Năm 1992, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI chủ trương tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hành động. Đến hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (Khóa VI) đã phát động trong toàn Đoàn phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước".
Năm 1997, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII chủ trương tiếp tục đẩy mạnh 2 phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" lên tầm cao mới.
Năm 2002, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII phát động phong trào "Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Năm 2007, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX phát động phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "4 đồng hành với thanh niên lâp thân, lập nghiệp".
Các phong trào thanh niên đều bắt đầu từ cuộc vận động của Đoàn hướng vào việc thực hiện mục tiêu cách mạng và giải đáp nhu cầu phát triển của thanh niên trong mỗi thời kỳ lịch sử.