Tên lửa chống vệ tinh SC-19
Tên lửa chống vệ tinh SC-19 được cho là được sửa đổi từ tên lửa đạn đạo DF-21, không chỉ có vậy nó còn được trang bị phương tiện phá hủy động cơ. Đây là phương tiện có bộ cảm biến hồng ngoại hình ảnh. Tên lửa chống vệ tinh gây lo ngại vì những mảnh vỡ có thể gây cản trở đến sứ mệnh phát triển khoa học vũ trụ, không gian trong tương lai. Một vài mảnh vỡ từ thử nghiệm năm 2007 tiếp cận gần Trạm vũ trụ quốc tế trong năm 2011. Các nhà chức trách của quốc gia này tuyên bố họ không có kế hoạch phát động một cuộc chiến tranh trong không gian,tuy nhiên chúng ta cũng có thể thể suy đoán được phần nào các quốc gia khác đang nghiên cứu những tên lửa như vậy đúng không nào?
Chuyên gia an ninh của Mỹ Bill Gertz - tác giả bản báo cáo được đăng trên tờ Washington Times hôm 14/10 - cho biết 2 loại tên lửa được biết đến là SC-19 và DN-2, hiện đang được phát triển ở Trung Quốc, có khả năng phá hủy các vệ tinh Mỹ cả ở quỹ đạo cao hoặc thấp.Mặc dù DN-2 được thiết kế nhằm tiêu diệt các mục tiêu trên cao như vệ tinh địa tĩnh, nhưng ông Gertz nói rằng mục tiêu trước mắt nhiều khả năng là phá hủy vệ tinh quân sự được sử dụng với mục đích tình báo, giám sát và do thám. Dự kiến DN-2 sẽ được đưa vào hoạt động trong vòng từ 5 - 10 năm tới. Cũng theo báo cáo, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang theo đuổi các năng lực đánh chặn trong không gian, trong đó có tên lửa chống vệ tinh, các hệ thống chống vệ tinh đồng quỹ đạo, chiến dịch mạng máy tính, hệ thống gây nhiễu mặt đất và vũ khí năng lượng định hướng.