Tháp cổ Vĩnh Hưng Bạc Liêu
Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ của người Khmer Nam Bộ, dấu vết của một khu dân cư đã tồn tại và phát triển từ nhiều thế kỷ trước. Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi đã được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tháp này là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây có giá trị về mặt nghệ thuật văn hóa được một nhà khảo cổ người Pháp tìm đến và công nhận thuộc loại di tích di sản của vùng.
Tháp cổ Vĩnh Hưng có kiểu cấu trúc khá đơn giản, với bình diện hình chữ nhật cùng với các lớp tường bao quanh dày; nóc tháp cao và được uốn thành vòm có một cửa quay về hướng Tây. Chiều cao của tháp khoảng 8,2 m, do một phần của đỉnh đã bị hư hại; hai bên cạnh chân tháp rộng 5,6m và 6,9m. Điều gì đã làm cho một ngôi tháp cổ đã trải qua khoảng thời gian dài thăng trầm của thời gian nhưng vẫn vững chãi đến hiện tại? Đó là một kĩ thuật xây dựng rất đặc biệt của người Khmer cổ, toàn bộ tháp đều được xây bằng gạch được gắn kết rất khít và hầu như không thấy được dấu vết của những kẻ hở. Đây là điểm đến lí tưởng với những ai thích tìm hiểu về kiến trúc...
Địa chỉ: Xã Vĩnh Hưng A, Huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm Thành phố Bạc Liêu khoảng 20km