Thương hàn và sốt phát ban
Về mức độ phổ biến, xếp ngay sau sốt rét chính là bệnh thương hàn và sốt phát ban. Hai căn bệnh này mặc dù không còn được nhắc đến nhiều ở thời hiện đại tuy nhiên trong thế chiến I, nó đã khiến không ít binh lính ám ảnh bởi mức độ nguy hiểm của nó.
Nhiều người vẫn lầm tưởng thương hàn và sốt phát ban là một, nhưng thực tế, những căn bệnh này không hề giống nhau. Sốt thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra và nó là một trong những căn bệnh gây ra tử vong nhanh nhất, nhiều nhất nhất trong Thế chiến thứ nhất. Các triệu chứng của nó bao gồm đổ mồ hôi, tiêu chảy và nhiệt độ cao. Những người bị sốt thương hàn sẽ mất nước cực độ và phải chịu đựng những cơn đau dữ dội.
Trong khi đó, bệnh sốt phát ban, còn được gọi là sốt gaol hoặc sốt tàu, được truyền giữa các binh lính qua loài rận trên cơ thể có tên là Pediculus humanus. Bệnh phát sinh do vệ sinh không tốt. Trong chiến tranh, một số lượng lớn người chết đã xảy ra vì sốt phát ban và vì không có thuốc kháng sinh, tỷ lệ tử vong thay đổi từ 10 đến 80 phần trăm.