Thuyết minh về tranh Đông Hồ - Bài 4

Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã quen cái tên Đông Hồ gần liền với nghề về tranh dân gian nổi tiếng. Trước đây, hầu như nhà nào cũng làm tranh, nhưng nay, số gia đình chuyên làm về tranh Đông Hồ còn lại không nhiều, điều đó càng khiến cho những gì còn lưu lại trở nên quý giá.


Tranh Đông Hồ có tên gọi đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, xuất xứ từ làng nghề nổi tiếng thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mai có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sẩm uất vào cữ tháng một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông, xứ Đoài ghé bên "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sông chủ yếu bằng nghề làm. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cấm, kỳ, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú ta của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dung tranh mới. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu, mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao.


Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ, hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa...


Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự, tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu..., truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh, phổ biến nhất là chúc tụng, ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà), tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.


Tranh dân gian Đông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thề học, các nguyên lí về ánh sáng hay luật xa gần như tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.


Bởi thế, không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước thích tranh dân gian Đông Hồ đã cất công về tận làng tranh để tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng tìm về tận đây để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Đây cũng là một trong những cách để bảo tồn và phát triển tranh.

Thuyết minh về tranh Đông Hồ - Bài 4
Thuyết minh về tranh Đông Hồ - Bài 4
Thuyết minh về tranh Đông Hồ - Bài 4
Thuyết minh về tranh Đông Hồ - Bài 4

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy