Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có thể phân làm hai loại là trào ngược dạ dày sinh lý thường gặp ở trẻ nhũ nhi do lúc này dạ dày còn nằm nang và nút thắt tâm vị còn yếu, loại thứ hai chính là trào ngược dạ dày bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng ở trẻ.
Triệu chứng của chứng bệnh trào ngược dạ dày
- Triệu chứng trên đường tiêu hóa: Nôn trớ ngay sau khi ăn, nếu là sữa thì sữa ở dạng lỏng chứ không phải như bã đậu (dạng bã đậu tức cặn sữa đã được tiêu hóa)
- Triệu chứng ngoài đường tiêu hóa: viêm xoang, viêm tai, khò khè viêm phổi, mòn răng, thiếu máu, hiếm khi sặc dẫn tới ngừng thở.
Với một bé bị chứng trào ngược dạ dày cha mẹ cũng cần học cách chăm sóc bé cho phù hợp, tránh để trẻ bị tái đi tái lại sẽ gây nhiều biến chứng về sau:
Với trẻ chưa ăn dặm:
- Chia nhỏ cữ bú: Bú trong 10-15 phút cách nhau 1-1.5 tiếng.
- Nếu trẻ bú bình thì kiểm tra xem có để sữa ngập núm vú không, tia sẽ có phun quá mạnh không,...
Với trẻ đã ăn dặm:
- Chia nhỏ bữa ăn, không ép bé ăn quá no
- Tránh cho trẻ ăn: nước cam, quýt, bưởi, thức ăn chiên hoặc nhiều dầu, tỏi, hành, thức ăn cay, sốt cà chua và những chế biến kèm sốt cà chua; tránh cho trẻ ăn thức ăn nhiều chất béo cùng những thức ăn quá đặc làm tăng nguy cơ táo bón và giảm khả năng hấp thu canxi. Ngoài ra sau khi bé ăn xong cha mẹ cần vỗ ợ hơi cho trẻ và nên ngủ sau khi ăn một khoảng thời gian
Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thì cha mẹ cần làm những việc sau:
- Cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để trẻ hạn chế sữa, thức ăn sặc lên mũi; tiến hành hút mũi nếu cần
- Lau rửa nếu trẻ trớ ra người và thay quần áo, đóng bỉm cho trẻ không bị lạnh
- Cho trẻ bú hay ăn lại sau khoảng 30 phút