Vì sao lại cúng ông Công ông Táo?

Theo quan niệm của người Việt, ông Táo hay Táo Quân là vị thần gần gũi với mỗi gia đình, nắm rõ mọi chuyện xảy ra và là người định đoạt cát hung, phước đức cho họ. Ở đây, phước đức là những quy chuẩn đúng mực, cách hành xử giữa con người với nhau nhằm mang lại những điều tốt lành cho mọi người xung quanh. Đồng thời, ông Táo cũng là người trực tiếp bẩm báo với Ngọc Hoàng những điều việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm cũ và thay mặt cho gia chủ cầu xin những điều tốt lành sẽ đến trong năm sau.


Tương truyền cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Ngày ông Công ông Táo từ đó đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày Ông Công, ông Táo người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả. Vì thế, mọi gia đình người Việt thường có thói quen cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, với mong muốn cầu cho mọi thành viên được may mắn, tốt lành trong năm mới, bỏ qua mọi điều cũ.

Nguyên nhân làm lễ cúng ông Táo
Nguyên nhân làm lễ cúng ông Táo
Người Việt cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm
Người Việt cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy