Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính
Cuốn sách "Việt Nam phong tục" của cụ Phan Kế Bính được chia thành ba phần: phần I nói về phong tục trong gia tộc, phần II nói về phong tục hương đảng, phần III nói về phong tục xã hội. Qua đó, cụ đã đề cập một cách toàn diện về phong tục Việt Nam: từ mối quan hệ cha mẹ với con cái, anh chị em trong gia đình, các quan hệ thân thuộc khác, việc tang ma, cưới xin, thượng thọ, sinh nhật, cải táng, đến quan hệ vua tôi, thầy trò, bầu bạn, cách cư xử, ẩm thực, để tóc, nhuộm răng, ăn trầu,... Điểm độc đáo trong công trình này là những lời bình, đánh giá của cụ Phan sau mỗi tập tục. Nó cho thấy tinh thần cấp tiến của một trí thức đầu thế kỷ trước: từ tư tưởng bình đẳng giới khi cụ nói về nghĩa vợ chồng, ý thức “thoát Trung” khi cụ đề cập đến tết Đoan Ngọ, tết Trung Nguyên,… sự bài xích mê tín dị đoan khi nói về ông đồng bà cốt, cho đến tinh thần thần tự lập tự cường thấm đẫm trong từng trang sách, suy nghĩ của cụ.Việt Nam phong tục là quyển sách không cần phải đọc hết một lèo nhưng là một quyển sách phải đọc nhất là đối với sinh viên du lịch, chí ít phải có trong nhà để sau này con cái có hỏi thi Hương thi Hội là gì, lễ Kỳ an, tục nhuộm răng, thói quen xem ngày kén giờ là gì, do đâu mà có thì còn biết đường mà trả lời.