Top 10 Sinh vật huyền bí nổi tiếng nhất

Thảo TP 3135 0 Báo lỗi

Sinh vật huyền bí luôn luôn là một đề tài kích thích trí tò mò của rất nhiều người. Trải qua hàng trăm năm, các nhà khoa vẫn vẫn chưa thực sự chứng minh được ... xem thêm...

  1. Quái vật hồ Loch Ness, thường còn được gọi là "Nessie" hay "Ness", là một động vật hoặc nhóm sinh vật bí ẩn và chưa thể xác định được, người ta cho là chúng sống ở hồ Ness (Loch Ness), một hồ nước ngọt điểm sâu nhất của hồ là 230 m (754 feet), gần thầnh phố Inverness tại Scotland. Nessie thường được xếp vào loại quái vật hồ. Bản ghi chép đầu tiên về người tận mắt chứng kiến quái vật là năm 1802. Đó là người nông dân Anderson, anh trông thấy một con vật rất to, dài chừng 45m, trồi lên mặt nước. Năm 1880, một chiếc du thuyền đang dạo chơi trên hồ Loch Ness thì chợt có một cơn sóng dữ làm ngã thuyền và toàn bộ du khách đều thiệt mạng. Lúc đó, có người mô tả một con quái vật có chiếc cổ dài thon màu đen trồi lên mặt nước. Nguồn tin này đã gây chấn động toàn nước Anh về hồ Loch Ness. Cùng năm đó, một người thợ lặn xuống hồ tìm một xác tàu mất tích. Nhưng khi anh quay về thì mặt trắng bệch, toàn thân run lẩy bẩy chẳng nói được một lời. Trong cơn lo sợ, anh nói là đã thấy một con quái vật khổng lồ nằm trên một nghềnh đá dưới đáy hồ, hình dáng như một con ếch khổng lồ, trông khủng khiếp.


    Một số người tin chắc là quái vật có tồn tại, bên cạnh có vài người phủ nhận. Lý do là một con quái vật to như thế thì nó là hậu duệ của khủng long thì không thể nào sống đơn độc hàng triệu năm qua. Và nếu con quái vật này bơi từ biển thì càng không thể vì hồ Loch Ness không thông ra biển. Hồ Loch Ness thông với phía Tây của kênh đào một cửa sông rất nhỏ, quái vật không thể chui qua, còn phía đông bắc thì nhiều nhánh sông chặn đứng. Vì vậy, nhóm những người phản đối sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness rằng: với một địa hình nhỏ hẹp như vậy, hậu duệ của khủng long không thể cư trú đơn độc để sinh sôi nảy nở triệu năm qua. Lúc đó, từng có nhiều nghị sĩ Scotland phản đối việc điều tra hiện tượng hồ Loch Ness. Đồng thời treo giải thưởng 1 triệu bảng Anh cho ai bắt được con quái vật này. Nhưng vào năm 2003, đài truyền hình BBC đã nghiên cứu và truy lùng con quái vật truyền thuyết này nhưng kết quả là không hề có một con quái vật nào ở dưới hồ Loch Ness và họ cho rằng những câu chuyện về con quái vật chỉ là do trí tưởng tượng của con người.

    Quái vật hồ Loch Ness
    Quái vật hồ Loch Ness
    Quái vật hồ Loch Ness
    Quái vật hồ Loch Ness

  2. Top 2

    Rồng

    Rồng hay còn gọi là Long, là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong kinh Phật, Rồng là một trong tám bộ Thiên Long, cả phương Đông và phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Nhưng ở phương Tây cũng có nhiều người cho rằng, Rồng chỉ đơn thuần là loài Khủng Long có thực, chứ không có nghĩa là linh vật giả tưởng. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng được mô tả có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu, không có cánh nhưng biết bay, trong khi rồng ở châu Âu được mô tả giống như một con thằn lằn khổng lồ, có cánh như dơi và biết phun lửa. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ. Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký (thiên Lễ Vận) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" (Rồng, kỳ lân, rùa, phượng hoàng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.


    Loài rồng châu Phi là một trong những loại rồng không được biết đến nhiều như rồng châu Âu hay rồng phương Đông. Trên thực tế, hầu hết những con rồng này thậm chí không được công nhận hoặc nghĩ là rồng. Hầu hết những con rồng châu Phi giống như con rắn lớn hoặc rắn khổng lồ, đôi khi chỉ sở hữu hai chân, nếu có. Những con rồng giống như con rắn này đã được nhìn thấy nhiều lần trên khắp văn hóa châu Phi, bao gồm văn hóa dân gian, tôn giáo, thần thoại và các câu chuyện bộ lạc. Những câu chuyện về những con rồng này đã được tìm thấy ở các bộ lạc, thành phố và thị trấn trên khắp châu Phi bao gồm cả Ai Cập. Trên thực tế, một số loài sinh vật cũng được gọi cho cái tên "rồng" dù chúng chỉ là loài bò sát như loài Rồng Komodo. Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đó có thể đây là những con khủng long của thời kỳ tiền sử còn sót lại, là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến, rồng có thể xuất phát từ một loài sinh vật có thật rồi trí tưởng tượng của loài người tô vẽ thêm nhưng cũng có thể chỉ là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng khi người ta trực tiếp đối diện với sức mạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, lũ lụt và họ đã gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với hình ảnh các con Rồng nổi giận.

    Rồng trong văn hóa Châu Á
    Rồng trong văn hóa Châu Á
    Rồng trong văn hóa Châu Âu
    Rồng trong văn hóa Châu Âu
  3. Ma cà rồng là cách gọi một sinh vật huyền huyễn được truyền tụng từ lâu trong ký ức dân gian, loài này được cho là tồn tại bằng cách uống máu từ các cá thể sống. Hình tượng phổ biến về ma cà rồng là những con ma cà rồng trong văn hóa châu Âu (Vampire) mà điển hình là bá tước Dracula trong tác phẩm văn học cùng tên. Mặc dù ma cà rồng được ghi nhận trong nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng cho đến khi một số tin đồn và hiện tượng khó giải thích về ma cà rồng xuất hiện vào châu Âu từ các khu vực mà truyền thuyết này vốn phổ biến, chẳng hạn như khu vực Balkan và Đông Âu, cho dù cứ mỗi địa phương đều có tên gọi khác nhau về nó chẳng hạn như vrykolakas tại Hy Lạp và strigoi tại România. Niềm tin đó đã tăng lên đến cuồng dại trong tâm trí đám đông và trong một số trường hợp xác chết đã thực sự đặt cược với những người bị cáo buộc là ma cà rồng.

    Những người mê tín vào ma cà rồng là những người đam mê thực hành việc uống máu người hoặc động vật. Người ta cũng thường nói rằng ma cà rồng chủ yếu hay cắn vào cổ nạn nhân, hút máu từ động mạch. Trong văn học dân gian nói chung, luôn có niềm tin vào một đối tượng có được sức mạnh siêu nhiên nhờ vào việc uống máu người. Lịch sử của những người mê tín ma cà rồng nói chung xuất phát từ tục ăn thịt người. Uống máu người khác đã được sử dụng như một thủ đoạn tâm lý nhằm khủng bố tinh thần kẻ thù và phản ánh nhiều sự cuồng tín. Trong nhiều thế kỷ đã có nhiều hiện tượng huyền bí và đáng sợ khiến người dân hoang mang, một dịch bệnh đã tràn lan và giết chết nhiều người. Người ta cho rằng là do tà thuật phù thủy gây ra, ma cà rồng đội mộ sống lại và lấy đi sự sống của người sống. Những cái xác chết kỳ lạ không phân huỷ hay thối rữa, móng tay, tóc, răng mọc dài ra như còn sống và có máu chảy ra từ mắt, mũi, miệng và đôi khi cả tai, nhìn như một người đang ngủ hay vừa mới chết cho dù đã bị chôn trong nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm mà vẫn không có dấu hiệu phân hủy hay thối rữa mà vẫn hồng hào, đỏ tươi và bụng to như vừa mới ăn uống no nê được cho là đã biến thành ma cà rồng. Mắt trái mở và có vẻ cơ thể đã di chuyển.

    Ma cà rồng
    Ma cà rồng
    Ma cà rồng
    Ma cà rồng
  4. Bigfoot, chân to hay Sasquatch, là tên được đặt cho một loại sinh vật giống như khỉ mà một số người tin rằng sống ở rừng, chủ yếu ở Tây Bắc Thái Bình Dương của khu vực Bắc Mỹ. Bigfoot được mô tả trong các báo cáo là một sinh vật như vượn lông lớn, cao khoảng 2 - 3m, trọng lượng hơn 230 kg và được bao phủ trong lớp lông màu nâu sẫm hoặc đen. Nhân chứng đã mô tả nó có đôi mắt to, trán thấp. Bigfoot thường được mô tả là mạnh mẽ, mùi rất khó chịu. Những dấu chân khổng lồ được phát hiện lớn 60 cm và dài 20 cm. Những người ủng hộ cho rằng Bigfoot là một loài động vật ăn tạp và chủ yếu hoạt động về đêm.


    Thông thường số lượng các loài phải lên tới hàng chục, hàng ngàn cá thể thì mới phần nào đảm bảo tính đa dạng di truyền đủ để duy trì sự sống cho loài đó. Như vậy, phải có ít nhất một trường hợp từng bị giết hại, đấy là chưa kể tới những cái chết do tai nạn, bệnh tật hoặc tuổi già. Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bộ phận cơ thể nào của Bigfoot. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng Bigfoot đó là một sự kết hợp của văn hóa dân gian, hoặc xác định sai, hay trò lừa bịp, chứ không phải là một động vật sống vì thiếu bằng chứng. Hàng chục người thừa nhận họ đã cố tình giả mạo Bigfoot. Một ví dụ là vào năm 1982, Mullens Rant cuối cùng phải thừa nhận rằng chính ông và bạn bè đã khắc tạc bức tượng Bigfoot.

    Bigfoot/Yeti
    Bigfoot/Yeti
    Bigfoot/Yeti
    Bigfoot/Yeti
  5. Người sói hay Ma sói, Hồn sói còn được biết đến với tên là lycanthrope, là một tạo vật trong huyền thoại và truyện cổ tích với đặc điểm là một con người có khả năng biến hình trở thành sói xám hoặc là một con sói hình người. Khả năng chuyển hoá này có thể do cố ý hoặc không cố ý bị một người sói khác cào hoặc cắn, đôi khi là do bị nguyền rủa. Người sói thường được gắn liền với sức mạnh siêu đẳng các giác quan vượt xa cả sói lẫn con người. Với tất cả những gì bẩn thỉu nhất như là hàm mập mạp và bàn chân tấn công như một con sói được sử dụng trong một cuộc xung đột với kẻ thù hay con mồi của nó. Người sói thường được nhắc đến là một người châu Âu, mặc dù về thời gian sau truyền thuyết này đã được lan truyền hầu khắp thế giới. Từ xa xưa, nó được biết đến với kiểu giết người khác bằng một con dao găm và dấu vết của vết cắn cũng được tìm thấy trên các nạn nhân đã chết. Biến hình giống như người sói thì rất phổ biến trong các truyện cổ tích trên khắp thế giới, đặc biệt là truyện cổ tích của người Mỹ bản địa, mặc dù trong những tiểu thuyết ấy là biến thành con vật khác chứ không phải là sói.

    Thật ra có thể nói người sói giết người chỉ có một nguyên nhân. Người sói giết người để sinh tồn vì tất cả mọi người đều căm ghét và muốn giết người sói (đây là người sói không mang tính cách tàn bạo, dã man như những người sói khác.) Tuy nhiên không ai biết rõ khi người sói biến hình vào lúc nào. Nhưng nhiều người cho rằng người sói biến hình vào đêm trăng tròn khi hoa phụ tử nở. Có một số truyền thuyết cho rằng chỉ có người sói mới có thể đánh bại được ma cà rồng, và luôn là khắc tinh truyền kiếp đối với ma cà rồng. Một phát cắn của người sói có thể gây vết thương hoại tử cực kỳ nghiệm trọng, độc tố từ vết cắn không những ngăn cản khả năng tái tạo vết thương của ma cà rồng mà còn khiến nó trầm trọng hơn, nhưng vào thời trung cổ người ta tin rằng nếu lúc còn sống là người sói còn lúc chết đi sẽ hoá thanh ma cà rồng. Người sói hiện nay luôn là chủ đề của những cuốn sách hư cấu hiện đại, mặc dù người sói hư sói được cho là có những điểm khác biệt với trong tác phẩm văn học cũ, đặc biệt là dễ bị thương hoặc có thể chết vì viên đạn bạc bởi đạn bạc đốt cháy và ngăn chặn khả năng làm lành vết thương, ngoài ra người sói cũng rất sợ loài hoa bả sói, bởi mùi hương làm suy yếu và độc tố cực mạnh của loài hoa này có thể giết chết người sói nếu dính phải.

    Người sói
    Người sói
    Người sói
    Người sói
  6. Trong văn hóa dân gian, nàng tiên cá hay còn gọi văn vẻ là mỹ ngư nhân là sinh vật sống dưới nước có phần đầu và phần thân trên giống phụ nữ, còn phần dưới thì là đuôi cá. Nàng tiên cá xuất hiện trong văn hóa dân gian của nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới, bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi. Trong văn hóa Assyria thời cổ đại, nữ thần Atargatis đã hóa thân thành nàng tiên cá vì cảm thấy hổ thẹn cho hành động vô tình giết chết người mình yêu. Nàng tiên cá đôi khi có mối liên hệ với những sự kiện nguy hiểm như lũ lụt, bão tố, đắm tàu và chết đuối. Trong một số truyền thuyết dân gian, nàng tiên cá có thể mang lòng nhân ái hoặc thương người, ban cho con người một vài ân huệ hoặc đem lòng yêu con người. Quan niệm về nàng tiên cá ở phương Tây có thể chịu ảnh hưởng từ siren trong thần thoại Hy Lạp.


    Siren ban đầu là sinh vật có hình dạng nửa người nửa chim, nhưng về sau được hình dung là có hình dạng nửa người nửa cá trong thời kỳ Kitô giáo. Trong lịch sử có nhiều ghi chép về nàng tiên cá, chẳng hạn như qua những gì mà Cristoforo Colombo tường thuật lại trong chuyến thám hiểm vùng Caribe, cũng có thể là ông đã nhầm lẫn họ với lợn biển hoặc các loài động vật có vú dưới nước khác. Mặc dù ngoài văn hóa dân gian ra thì không còn bằng chứng nào chứng minh nàng tiên cá tồn tại, nhưng vẫn có những báo cáo về việc nhìn thấy nàng tiên cá tiếp diễn cho đến tận ngày nay. Nàng tiên cá là một chủ đề phổ biến của văn chương và nghệ thuật trong nhiều thế kỷ gần đây, chẳng hạn như truyện cổ tích "Nàng tiên cá" (1836) của Hans Christian Andersen. Về sau, họ đã được khắc họa trong opera, tác phẩm hội họa, sách, truyện tranh, hoạt hình và phim người đóng.

    Tiên cá
    Tiên cá
    Tiên cá
    Tiên cá
  7. Kỳ lân hay còn gọi là lân, li, là một trong bốn linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên... Trong truyền thuyết của Trung Quốc thì Kỳ Lân được xem là đã trở nên giống như một con hổ sau khi sự biến mất của chúng trong thực tế và được cách điệu theo kiểu hươu cao cổ trong triều đại nhà Minh. Lân đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng ta khác tưởng tượng này, Điều có thể nhận ngay ra rằng khi nhìn vào hình tượng Kỳ Lân Việt Nam có chút khác so với Kỳ Lân Trung Quốc ở chỗ Kỳ Lân Việt Nam có đôi mắt to, mũi to, mõm ngắn đặc biệt phần đuôi xù ra hoặc rẽ quạt toát lên vẻ ngoài thân quen, vui vẻ, thân thiện hoạt bát dễ gần không ù lì, chễm chệ, dọa nạt như Kỳ Lân Trung Hoa.

    Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ pháp và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương. Kỳ lân Việt Nam nó cũng không ăn thịt hay làm hại bất kỳ con vật nào và không bao giờ uống nước bẩn. Trong không gian kiến trúc của người Việt, có khi kỳ lân được bài trí thành từng cặp, đứng chầu trước cung điện của vua, đầu hướng về phía cung điện nhằm biểu hiện lòng trung thành; có khi kỳ lân được bài trí ở trước điện thờ, đền miếu, mặt hướng ra bên ngoài, biểu tượng cho sự tôn nghiêm, kính cẩn. Kỳ lân còn biểu hiện cho uy quyền của nhà vua, vì thế trên ngai vua triều Nguyễn có đôi kỳ lân dùng làm chỗ đặt chân của nhà vua. Kỳ lân còn là linh vật biểu trưng cho thái tử trong mối quan hệ: rồng (nhà vua) - kỳ lân (thái tử) - phượng hoàng (hoàng hậu).

    Kì lân
    Kì lân
    Kì lân
    Kì lân
  8. Phượng hoàng, nguyên thủy là các con chim trong thần thoại của người dân khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, ngự trị trên tất cả các loài chim khác. Trước đây, con trống được gọi là Phượng còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn và Phượng cùng Hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái, gọi là phượng hoàng, để cho nó có thể ghép cặp với long (rồng), là con vật mang ý nghĩa của giống đực. Người Hán thường sử dụng thành ngữ "Con cháu rồng" như là dấu hiệu của việc nhận dạng theo chủng tộc. Phượng hoàng còn được gọi là "côn kê"? do đôi khi nó được dùng thay cho con gà trong Can Chi. Tại thế giới phương Tây, chẳng hạn như người nói tiếng Anh, gọi nó là Chinese phoenix hay ho-oh bird.


    Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên rất lâu, thông thường trong các miếng ngọc và trên các tôtem (vật tổ) may mắn là. Nó là tôtem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc. Các thuyết ngày nay cho rằng nó có thể là hình ảnh đại diện cho một loài chim lớn thời tiền sử, tương tự như đà điểu, khá phổ biến ở Trung Hoa tiền sử. Có người cho rằng, phượng hoàng là hiện thân của loài chim thuỷ tổ (khủng long dạng chim). Trong thời kỳ nhà Hán (khoảng 2.200 năm trước), phượng hoàng được sử dụng như là biểu tượng của hướng nam, được thể hiện dưới dạng con trống và con mái quay mặt vào nhau. Nó cũng được sử dụng để biểu thị cho hoàng hậu (hay các phi tần) khi trong cặp đôi với rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế. Nó đại diện cho quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu. Nếu hình ảnh phượng hoàng được sử dụng để trang trí nhà cửa thì nó là biểu tượng cho lòng trung thành và sự trung thực của những người sống trong ngôi nhà đó.Ngoài ra loài phượng hoàng gắn liền với loài câu Ngô Đồng.

    Phượng hoàng
    Phượng hoàng
    Phượng hoàng
    Phượng hoàng
  9. Top 9

    Chimera

    Chimera là con quái vật trong thần thoại Hy Lạp có đầu và thân mình giống sư tử, nhưng lưng lại có thêm đầu, chân dê và đuôi hình con rắn có đầu ở chóp. Quái vật là con gái của Typhon và Echidna, gốc từ Orthos là mẹ của Nhân sư và sư tử Nemean, có họ hàng với chó ba đầu Cerberus và quái vật Hydra được vua Amisodarus nuôi dưỡng để tiêu diệt những kẻ đàn ông đáng chết. Chimera có thân hình khổng lồ, rất nhanh nhẹn và mạnh mẽ, lại có khả năng phun ra lửa và cả ba cái đầu quái vật (đầu sư tử, đầu rắn, đầu dê) đều rất phàm ăn thịt sống.

    Cuối cùng, Chimera đã chiến đấu với người anh hùng Bellerophon cưỡi trên Pegasus là một ngựa thần có cánh. Nhờ ngựa thần mà người anh hùng thoát khỏi dòng lửa phun của quái vật, rồi bắn vào mồm rộng ngoắc của nó những mũi tên bằng chì. Khi xuyên qua dòng lửa, chì tan ra và đốt cháy ruột gan của nó. Homer đưa ra một mô tả về Chimera trong Iliad, nói rằng "cô ấy là của thần thánh, không phải của đàn ông, ở phía trước là sư tử, ở giữa cản trở một con rắn và ở giữa là một con dê, thở ra với sự khôn ngoan khủng khiếp. sức mạnh của ngọn lửa rực cháy". Cả Hesiod và Apollodorus đều đưa ra những mô tả tương tự: một sinh vật ba đầu, với sư tử ở phía trước, một con dê thở lửa ở giữa và một con rắn ở phía sau.

    Chimera
    Chimera
    Chimera
    Chimera
  10. Kraken có lẽ là con quái vật lớn nhất trong lịch sử... tưởng tượng của con người. Có nguồn gốc từ Bắc Âu, Kraken hiện lên như một hung thần tàn bạo, khuấy đảo các vùng biển từ Na-Uy, Iceland, đến tận đảo Greenland xa xôi. Tàu bè gặp Kraken thì quả là tận số. Nó sử dụng những xúc tu khổng lồ xé xác tàu ra thành nhiều mảnh. Và trong trường hợp không thành công, con quái vật sẽ bơi xung quanh, tạo ra một cơn bão cực mạnh để nhấn chìm con tàu xuống đáy đại dương. Cũng theo thần thoại, Kraken không hẳn chỉ... ăn hại. Bằng hình thể khổng lồ, nó cuốn theo hàng đàn cá lớn trong quá trình bơi. Ngư dân nếu đủ dũng cảm có thể lợi dụng điều đó mà trúng được những mẻ lưới bội thu.


    Kraken và Leviathan được biết đến là hai con thủy quái trứ danh đình đám, chúng nổi tiếng vì sự hung tàn của mình mà bất cứ ai khi nghe đến tên chúng đều phải khiếp sợ. Theo đó, Leviathan là một con thủy quái khổng lồ nó tung hoành khắp đại dương rộng lớn, theo mô tả nó có hình thù rất đáng sợ, gồm phần đầu của rồng nhưng thân hình lại uốn lượn như rắn và có lớp vảy bên ngoài như da cá sấu. Còn Kraken có hình dáng của một con bạch tuộc khổng lồ hết sức mạnh bạo, mặc dù không thể phun lửa như Leviathan nhưng sát thủ biển khơi này lại sở hữu các xúc tu thuộc cỡ đại, rất dài và cực khỏe. Nên hai con quái vật chính là nỗi khiếp sợ của ngư dân vùng biển.

    Kraken
    Kraken
    Leviathan
    Leviathan




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy