Top 61 Tin tức Thời sự hot nhất trong ngày hôm nay

  1. Top 1 Diễn biến mới vụ thanh niên nghiện ma túy ép xe khiến một cán bộ công an hy sinh (2/12/2021)
  2. Top 2 Bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt ở Bộ GTVT (2/12/2021)
  3. Top 3 Thứ trưởng Y tế: Việt Nam đủ vaccine tiêm mũi 3 (2/12/2021)
  4. Top 4 Hơn 120 trẻ nhập viện sau tiêm, Thanh Hóa dừng lô vaccine (2/12/2021)
  5. Top 5 Thêm 13.698 ca Covid-19 (2/12/2021)
  6. Top 6 Xe cấp cứu tông ôtô chở 9 người (2/12/2021)
  7. Top 7 Hà Nội khai trương tuyến xe buýt điện đầu tiên (2/12/2021)
  8. Top 8 Tàu Narimoto Maru mất tích trên vùng biển Bình Thuận, 18 thuyền viên nhảy xuống biển được cứu sống (2/12/2021)
  9. Top 9 Mưa lũ làm 18 người chết và mất tích, 25.000 học sinh chưa thể đến trường (2/12/2021)
  10. Top 10 Phú Yên: Tất tả dọn bùn sau trận lũ lịch sử (2/12/2021)
  11. Top 11 86 học sinh ở Thanh Hóa nhập viện sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 (1/12/2021)
  12. Top 12 Kết quả giải mã gene chưa phát hiện biến chủng Omicron tại TP.HCM (1/12/2021)
  13. Top 13 Quảng Bình: 2 người Trung Quốc bỏ trốn khỏi khu cách ly tập trung (1/12/2021)
  14. Top 14 WHO trả lời trước việc gia hạn sử dụng thêm 3 tháng với vắc xin Pfizer (1/12/2021)
  15. Top 15 Tạm giữ hình sự bốn cô gái đánh nữ sinh (1/12/2021)
  16. Top 16 Bản tin dịch COVID-19 ngày 1/12 (1/12/2021)
  17. Top 17 Đề nghị kỷ luật nguyên Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang (1/12/2021)
  18. Top 18 Đề xuất thí điểm buýt điện từ quý 1/2022 (1/12/2021)
  19. Top 19 Bí thư Cô Tô 'quan hệ bất chính với cán bộ thuộc quyền' (1/12/2021)
  20. Top 20 Khánh Hòa: Lũ lên nhanh, hơn 8.000 nhà ở Nha Trang ngập (1/12/2021)
  21. Top 21 Hà Nội dừng tiêm hai lô vaccine tăng hạn sử dụng (1/12/2021)
  22. Top 22 Huỷ bỏ yêu cầu xét nghiệm Covid-19 mới được vào chợ (1/12/2021)
  23. Top 23 Phú Yên: Lật ca-nô cứu hộ, 2 cháu bé mất tích (1/12/2021)
  24. Top 24 KHẨN: Tìm người đến hàng loạt quán cà phê, cháo phở, tiệm cắt tóc, trường đại học (30/11/2021)
  25. Top 25 Đau lòng vụ em chết dưới kênh, anh mất tích (30/11/2021)
  26. Top 26 Tháng 12, Việt Nam đón đoàn khách Thái Lan đầu tiên (30/11/2021)
  27. Top 27 Cả quả đồi bất ngờ sập xuống gần nhà dân ở Quảng Nam (30/11/2021)
  28. Top 28 Ngôi nhà 2 tầng sập khiến 2 người bị thương ( 29/11/2021)
  29. Top 29 Bình Phước: Giải cứu tài xế kẹt cứng trong cabin sau tai nạn (29/11/2021)
  30. Top 30 Hà Nội dự kiến cho cấp THPT đi học từ 6/12 (29/11/2021)
  31. Top 31 Mưa lũ ở Bình Định: Hơn 1.200 nhà bị ngập, 1 người bị nước cuốn trôi (29/11/2021)
  32. Top 32 Trên đường đi làm, 3 người bị lũ cuốn trôi (29/11/2021)
  33. Top 33 Hai vợ chồng trẻ tử vong tại chỗ do bị xe tải cuốn vào gầm (28/11/2021)
  34. Top 34 1 trong 4 học sinh sốc phản vệ sau tiêm vắc-xin Covid-19 đã tử vong (28/11/2021)
  35. Top 35 Các chuyến bay đến, về từ nam châu Phi bị tạm dừng? (28/11/2021)
  36. Top 36 Nóng: Nữ sinh lớp 9 tử vong sau tiêm vắc-xin Covid-19 một ngày (28/11/2021)
  37. Top 37 Việt Nam tiếp nhận thêm 1,4 triệu liều vắc-xin Pfizer (28/11/2021)
  38. Top 38 Hai máy bay va chạm tại sân bay Nội Bài (27/11/2021)
  39. Top 39 Phát hiện dấu hiện phạm tội tại công ty CP đầu tư phát triển Đà Nẵng (27/11/2021)
  40. Top 40 Đồng Nai: Phạm nhân bị bắt sau 31 năm trốn trại (27/11/2021)
  41. Top 41 Sụt lún hầm đường bộ tại Hải Phòng (27/11/2021)
  42. Top 42 Sóc Trăng: Dừng hoạt động kiểm soát dịch tại các chốt cửa ngõ (27/11/2021)
  43. Top 43 Thế giới ngày 27-11: Biến thể nhiều đột biến có tên Omicron, chung nhóm Delta (27/11/2021)
  44. Top 44 Hà Nội: Gần 87% trẻ từ 12 đến 17 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19 (26/11/2021)
  45. Top 45 Kiểm định lô vaccine có 4 người tử vong sau tiêm ở Thanh Hóa (26/11/2021)
  46. Top 46 Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM "rút quân" sau 2 tháng hỗ trợ An Giang chống dịch (26/11/2021)
  47. Top 47 Tin tức Covid-19 ngày 26/11: Số ca F1 đang cách ly tăng cao do đâu? (26/11/2021)
  48. Top 48 Xét xử đại án cao tốc nghìn tỉ vừa đi đã hỏng (25/11/2021)
  49. Top 49 Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ giải phóng mặt bằng hơn 97% (25/11/2021)
  50. Top 50 Các điểm chính trong thành lập liên minh chính phủ ở Đức (24/11/2021)
  51. Top 51 Thanh Hóa: 2 người tử vong sau khi tiêm mũi 2 vắc-xin phòng Covid-19 (24/11/2021)
  52. Top 52 Một xã ở Quảng Bình đã thống kê xong hoạt động từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên (24/11/2021)
  53. Top 53 Ra thăm hồ nuôi tôm giữa đêm: Chồng mất tích, vợ tử vong do lật thuyền (24/11/2021)
  54. Top 54 Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc (24/11/2021)
  55. Top 55 TP HCM: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng rộng 2000m2 (23/11/2021)
  56. Top 56 Va chạm oto khách và container trên cao tốc: Nam tài xế tử vong (23/11/2021)
  57. Top 57 Việt Nam sản xuất thuốc điều trị Covid 19 Molnupiravir (23/11/2021)
  58. Top 58 Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh Trung học (23/11/2021)
  59. Top 59 Tài xế chưa có bằng lái trong vụ xe ô tô rơi cửa khiến học sinh văng ra ngoài tử vong (23/11/2021)
  60. Top 60 Đề xuất hai dự án đường sắt 90.000 tỷ đồng (23/11/2021)
  61. Top 61 Nghệ An: Phát hiện nhiều ổ dịch phức tạp ở huyện miền núi (22/11/2021)

Top 61 Tin tức Thời sự hot nhất trong ngày hôm nay

Hoàng Thu Thuỷ 94 0 Báo lỗi

Dưới đây là một số tin tức Thời sự được Toplist tổng hợp và cập nhật đến quý bạn đọc. Mong rằng những thông tin được tổng hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các ... xem thêm...

  1. Bị công an truy đuổi vì ra đường không cần thiết giữa thời điểm giãn cách xã hội, nam thanh niên nghiện ma túy gây ra tai nạn, làm một cán bộ công an hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.


    Theo thông tin cập nhật ngày 2/12, TAND TP HCM có kế hoạch mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Hứa Hán Võ (SN 1994, ngụ quận 6, TP HCM) vào sáng 23/12. Đây là đối tượng gây tai nạn giao thông, khiến một cán bộ công an tử nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.


    Trước đó ngày 2/8, tổ tuần tra liên phường ở quận 6 phát hiện Hứa Hán Võ có hành vi sai phạm: ra đường không cần thiết trong thời điểm giãn cách xã hội. Nghi ngờ Võ sử dụng trái phép chất ma túy, tổ tuần tra yêu cầu thanh niên này về trụ sở Công an phường 11 (quận 6) làm việc.


    Đến trước trụ sở công an phường, Võ bất ngờ tăng ga xe máy và bỏ chạy. Tổ tuần tra lập tức truy đuổi. Quá trình rượt đuổi, Võ ép xe làm anh Phan Tấn Tài (trinh sát Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an quận 6, cấp bậc thượng úy tại thời điểm vụ án xảy ra, thành viên tổ tuần tra) mất lái rồi lao lên vỉa hè, va đập vào tường nhà dân. Mặc dù được đồng đội kịp thời chở đến bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, anh Tài đã trút hơi thở cuối cùng lúc 21 giờ 30 cùng ngày.

    Sau khi gây án, Võ bỏ trốn rồi ra trình diện sau đó. Qua test nhanh, đối tượng dương tính với chất ma túy. Với hành vi phạm tội như trên, Hứa Hán Võ ra tòa về tội "Chống người thi hành công vụ".

    Chân dung bị cáo Hứa Hán Võ. (Ảnh: Người lao động)
    Chân dung bị cáo Hứa Hán Võ. (Ảnh: Người lao động)
    Hiện trường xảy ra vụ tai nạn. (Ảnh: Người lao động)
    Hiện trường xảy ra vụ tai nạn. (Ảnh: Người lao động)

  2. Chiều ngày 2/12, Bộ GTVT công bố và trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ.


    Theo đó, ông Nghiêm Phú Nguyên, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án hàng hải được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án hàng hải. Ông Nguyễn Thế Minh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông. Ông Tống Hoàng Kha, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN. Ông Phan Đức Bình, chuyên viên Vụ Đối tác công - tư được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ GTVT. Ông Ngô Tùng Lâm, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, được bổ nhiệm giữ chức Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy. Thời gian bổ nhiệm những nhân sự nêu trên tính từ ngày 1/12.

    Trao các quyết định bổ nhiệm, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Ban Cán sự đảng Bộ GTVT đặc biệt coi trọng công tác cán bộ. Việc bổ nhiệm các cán bộ lần này trên tinh thần dân chủ, khách quan, tuân thủ đúng quy trình; Các cán bộ nhận được sự đồng thuận, có uy tín cao.


    Bộ trưởng đề nghị các cán bộ được bổ nhiệm rà soát lại quá trình, kết quả công tác vừa qua, tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa thực hiện nhiệm vụ trên cương vị mới.

    Một số hình ảnh tại buổi lễ. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
    Một số hình ảnh tại buổi lễ. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
    Một số hình ảnh tại buổi lễ. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
    Một số hình ảnh tại buổi lễ. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
  3. Việt Nam đã ký hợp đồng khoảng 200 triệu liều đến hết năm 2021 và sắp tới sẽ có vaccine đủ để tiêm các mũi bổ sung và nhắc lại, theo Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn.


    Chiều 2/12, trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3, ông Trần Văn Thuấn cho hay hiện ngành Y tế ưu tiên tối đa để tiêm đủ liều cơ bản cho người dân; sau đó sẽ tiêm mũi 3, lần lượt là liều bổ sung và liều nhắc lại để tăng cường miễn dịch.


    Theo ông, đến ngày 1/12, cả nước đã tiêm trên 125 triệu liều vaccine cho người trên 18 tuổi và trẻ em ở độ tuổi 12-17. Tỷ lệ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine hơn 94% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 68% dân số từ 18 tuổi trở lên. Nhiều tỉnh, thành phố tiêm đủ 2 mũi cho 80-90% người trên 18 tuổi.


    "Dự kiến hết năm nay chúng ta có hợp đồng với các đơn vị tổng số lượng khoảng 200 triệu liều", ông Thuấn nói, cho hay theo chỉ đạo Thủ tướng, Bộ Y tế đã và đang đàm phán các đối tác, sắp tới sẽ tiếp tục có vaccine cho Việt Nam, "trong đó đặc biệt là Pfizer và AstraZeneca, đủ để tiêm các mũi tăng cường miễn dịch thời gian tới".


    Với liều bổ sung, Bộ Y tế hướng dẫn tiêm cho người từ 18 tuổi, ưu tiên tiêm trước cho người 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản và có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng, như: Người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng. Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc mRNA; khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vaccine.


    Liều nhắc lại tiêm cho người từ 18 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung; ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.

    Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn. (Ảnh:VnExpress)
    Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn. (Ảnh:VnExpress)
    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa
  4. Ngày 2/12, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hóa cho biết từ hôm 30/11 đến trưa nay có 27 huyện thị, thành phố thuộc tỉnh tiêm vaccine Pfizer mũi một cho trẻ 15-17 tuổi. Tuy nhiên, trong quá trình tiêm, một số học sinh có dấu hiệu buồn nôn, khó thở, sốt cao... Toàn tỉnh có tổng cộng hơn 120 em nhập viện điều trị sau tiêm.


    Trong đó có 17 trẻ phản ứng nặng, gồm 5 em ở huyện Vĩnh Lộc; huyện Hậu Lộc và thị xã Nghi Sơn mỗi nơi 3, huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn đều 2, Thạch Thành và Cẩm Thủy mỗi nơi một. Đến trưa nay, sức khỏe các cháu đã ổn định, tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.


    Nguyên nhân chính thức về các trường hợp phản ứng này chưa được hội đồng chuyên môn tỉnh Thanh Hóa công bố. Theo ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc CDC Thanh Hóa, hiện ngành y tế tỉnh đã tạm dừng lô vaccine đang tiêm. "Chúng tôi có lô khác, cũng là loại vaccine Pfizer, nên trước mắt tiếp tục tiêm cho học sinh", ông Trương nói.


    CDC Thanh Hóa trước đó phân bổ 117.000 liều vaccine Pfizer cho 27 huyện thị, đến nay đã sử dụng hơn 56.700 liều, còn lại hơn 60.000 liều. Số vacine bị ngừng này sẽ lưu kho, sau đó có thể dùng cho người lớn hoặc nhóm tuổi khác theo đúng quy định, theo ông Trương.


    Đến sáng nay, sức khỏe đa số các em đã ổn định, tâm lý tốt, vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ, đồng thời xét nghiệm men gan, cơ tim trước khi đủ điều kiện xuất viện. Ông Chính cho rằng phản ứng sau tiêm là bình thường, song đối với lứa tuổi học sinh thường dễ xảy ra hơn người lớn.


    Hôm nay, huyện Hà Trung tiếp tục tiêm vaccine mũi một cho khoảng 1.700 học sinh của hai trường THPT Hoàng Lệ Kha và Trung tâm Giáo dục thường xuyên, dạy nghề huyện Hà Trung. Các điểm tiêm đã sẵn sàng xe cứu thương, các kíp trực khoảng 20 y bác sĩ phòng tình huống khẩn cấp.

    Học sinh THPT ở Thanh Hóa được tiêm vaccine ngày 1/12 (Ảnh: VnExpress)
    Học sinh THPT ở Thanh Hóa được tiêm vaccine ngày 1/12 (Ảnh: VnExpress)
    Vaccine Pfizer mũi một được chỉ định tiêm cho học sinh từ 15-17 tuổi. (Ảnh: internet)
    Vaccine Pfizer mũi một được chỉ định tiêm cho học sinh từ 15-17 tuổi. (Ảnh: internet)
  5. Tối ngày 2/12, Bộ Y tế công bố tối trong 13.698 ca nhiễm có 13.677 ca ở 60 tỉnh thành, giảm 829 ca so với hôm qua; số người khỏi bệnh 13.258; số ca tử vong tăng cao.


    24 giờ qua 6.139 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 286 ca), 7.538 ca cộng đồng (giảm 543 ca). Trong đó, giảm nhiều nhất là Đăk Lăk 284 ca, Bình Dương 228 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 119 ca; trong khi Bạc Liêu, Bến Tre, TP HCM tăng mỗi nơi hơn 80 ca và tổng số ca đều ở mức cao.


    9 tỉnh thành hôm nay ghi nhận số ca nhiễm vượt 500 ca, đều ở phía Nam, là TP HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Bình Thuận. Riêng Hà Nội hôm nay suýt soát 500 ca.


    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.568 ca/ngày.


    Từ 17h30 ngày 1/12 đến 17h30 ngày 2/12 ghi nhận 210 ca tử vong, gồm:

    • Tại TP HCM 80 ca, trong đó 9 ca từ các tỉnh chuyển đến, như sau: Long An, Đồng Nai và Kiên Giang đều 2, Bình Dương, Đồng Tháp, Sóc Trăng đều một.
    • Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai 23, Cần Thơ 16, An Giang 14, Kiên Giang 12, Long An 11, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang đều 8, Bạc Liêu 6, Đồng Tháp 5, Sóc Trăng 4, Bình Thuận 3, Khánh Hòa, Gia Lai, Trà Vinh đều 2, Hà Nội, Hà Giang, Lâm Đồng, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre đều một.

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 179 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 25.658 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.


    Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm trong nước là 1.261.035, trong đó 1.002.493 người đã được công bố khỏi bệnh.


    Về xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 193.475 xét nghiệm cho 392.175 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 26.5 triệu mẫu cho 68.9 triệu lượt người.


    Về tiêm chủng, trong ngày 1/12 có 1.714.026 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 125,1 triệu liều, trong đó tiêm một mũi là 72,4 triệu liều, tiêm mũi hai là 52,7 triệu liều.

    Sư đồ thể hiện số ca nhiễm, ca khỏi bệnh, tử vong và đang điều trị. (Ảnh: VnExpress)
    Sư đồ thể hiện số ca nhiễm, ca khỏi bệnh, tử vong và đang điều trị. (Ảnh: VnExpress)
    Sơ đồ các ca bệnh nặng. (Ảnh: VnExpress)
    Sơ đồ các ca bệnh nặng. (Ảnh: VnExpress)
  6. Sáng ngày 2/12, Xe cứu thương đang chạy trên quốc lộ 14 đã tông trực diện ôtô chở 9 cán bộ công ty truyền tải điện.


    Khoảng 5h20, tài xế Đỗ Văn Mỹ (34 tuổi, ở Bình Phước) lái ôtô cấp cứu chở theo anh Mai Văn Dục (36 tuổi) chạy hướng tỉnh Đăk Nông đi Bình Phước. Khi đến phường Nghĩa Phú, TP Gia Nghĩa, xe tông trực diện ôtô do Trịnh Xuân Sơn (32 tuổi) cầm lái chở 9 cán bộ công ty truyền tải điện, chạy hướng ngược lại.

    Vụ tai nạn khiến tài xế Mỹ bị trật khớp háng, vỡ xương bánh chè gối trái. Những người còn lại bị thương, xây xát nhẹ. Tại hiện trường, xe cứu thương lao qua làn đường ngược chiều, đầu và cửa 2 ôtô bẹp dúm, vỡ nát. Nguyên nhân ban đầu do xe cứu thương đi không đúng làn đường.

    Hôm qua, cũng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, thanh niên 21 tuổi, trú xã Thuận An, huyện Đắk Mil, lái công nông chở xe múc khoảng 5 tấn, chạy trên đường liên thôn. Khi đến xã Đăk Lao, công nông bất ngờ gãy làm đôi, máy múc phía sau đổ về phía trước, đè lên người khiến tài xế tử vong.

    Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: vnexpress)
    Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: vnexpress)
    Rất may không có thiệt hại về người. (ảnh: báo Thanh niên)
    Rất may không có thiệt hại về người. (ảnh: báo Thanh niên)
  7. Sáng 2/12, Hà Nội khai trương tuyến xe buýt điện đầu tiên do Vinbus vận hành, kết nối với mạng xe buýt thủ đô, tần suất 10-15 phút/chuyến.


    Xe buýt điện số E03 chạy qua các tuyến đường trung tâm, kết nối phía đông và tây thành phố với 15 điểm dừng gồm: Mỹ Đình (Hàm Nghi) - Nguyễn Hoàng - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - cầu Vĩnh Tuy - Aeon Mall Long Biên - Cổ Linh - khu đô thị Ocean Park.


    Ngày 10/12, tuyến E01 được mở với lộ trình: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trường Chinh - Đại La - Minh Khai - Cầu Vĩnh Tuy - Aeon Mall Long Biên - Cổ Linh - khu đô thị Ocean Park.


    10 ngày tiếp theo, tuyến E05 chạy theo lộ trình Long Biên - Yên Phụ - Thanh Niên - Thụy Khuê - Đào Tấn - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Hùng - Đại Lộ Thăng Long - KĐT Smart City hoạt động.


    Trên cả ba tuyến có 48 xe buýt điện, tần suất 15-20 phút mỗi chuyến, hoạt động từ 5h đến 21h hàng ngày. Giá vé lượt 7.000-9.000 đồng, vé tháng 55.000-200.000 đồng; miễn phí người cao tuổi, người có công, người khuyết tật, trẻ dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo.


    Xe buýt điện được trang bị camera, thiết bị chống ngủ gật kiểm soát hành vi của người lái; bảng điện tử hướng dẫn thông tin cho hành khách đi xe, cổng sạc USB, wifi miễn phí. Ngoài sử dụng vé giấy, hành khách có thể thanh toán vé điện tử qua cổng thanh toán Napas.

    Cắt băng khánh thành tuyến xe bus điện. (Ảnh: báo vnexpress)
    Cắt băng khánh thành tuyến xe bus điện. (Ảnh: báo vnexpress)
    Xe bus điện hoạt động trên đường phố Hà Nội. (Ảnh: vnexpress)
    Xe bus điện hoạt động trên đường phố Hà Nội. (Ảnh: vnexpress)
  8. Ngày 2/12, Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận cho biết, tàu Narimoto Maru (quốc tịch Belize) chở 9.310 tấn đất sét xuất phát từ cảng Lumut (Malaysia). Trên hành trình, tàu Narimoto Maru được xác định bị nghiêng tại khu vực có tọa độ 10 44’00 N; 109 48’00 E, cách Mũi Vũng Tàu khoảng 163 hải lý về hướng Đông Đông Bắc, cách đảo Phú Quý khoảng 51 hải lý về hướng Đông Đông Bắc và cách mũi La Gàn (Bình Thuận) khoảng 70 hải lý về hướng Đông Nam. Lúc này 18 thuyền viên trên tàu phải nhảy xuống biển.


    Cũng theo Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận, lúc 21 giờ 30 ngày 1.12, tàu Mathilde (quốc tịch Đan Mạch) đã cứu vớt an toàn 18 thuyền viên của tàu và tiếp tục hành trình đi Malaysia.


    Đến 21 giờ 57 phút ngày 1.12, tàu Narimoto Maru được phát hiện đang trôi dạt tự do tại vị trí 10°32’41’’N - 109°38’07’’E, tốc độ 2-3 hải lý/giờ theo hướng Nam Tây Nam.


    Hiện trên tàu không có người, đã mất tín hiệu. Khi mất liên lạc, trên tàu còn khoảng 145 tấn dầu FO và khoảng 44 tấn dầu DO. Hiện nay cơ quan chức năng chưa biết được các van dầu trên tàu bị nạn đã được khóa hay chưa, đồng thời chưa liên lạc được với chủ tàu Narimoto Maru.

    Hình ảnh tàu Narimoto Maru (quốc tịch Belize). (Ảnh: báo Thanh niên)
    Hình ảnh tàu Narimoto Maru (quốc tịch Belize). (Ảnh: báo Thanh niên)
    Tàu Narimoto Maru bị nghiêng. (Ảnh: internet)
    Tàu Narimoto Maru bị nghiêng. (Ảnh: internet)
  9. Cập nhật mới nhất về thiệt hại do mưa lũ ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đến sáng nay 2/12, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, thiệt hại về người và tài sản tiếp tục gia tăng.


    Qua thống kê của các địa phương, mưa lũ đã làm 18 người chết và mất tích. Trong đó, Khánh Hòa 2 người, Bình Định 3 người, Phú Yên 10 người, Kon Tum 1 người và Đắk Lắk 2 người. Thống kê đến 6 giờ 30 phút sáng nay, lũ trên các sông ở miền Trung, Tây Nguyên đã rút, ngập lụt ở các tỉnh đã giảm nhanh.


    Cụ thể, Phú Yên chỉ còn 150 nhà dân ngập từ 0,5 - 1 m và 2.815 nhà ngập từ 0,3 - 0,5 m. Bình Định thống kê hiện còn 1.800 nhà bị ngập 0,2 - 0,4 m ở địa bàn TP.Quy Nhơn và các huyện: An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát.


    Đặc biệt, tại Bình Định vẫn còn 25.000 học sinh chưa thể đi học trở lại, do trường vẫn nằm trong khu vực bị ngập lụt hoặc có lũ chia cắt. Cũng theo thống kê, mưa lũ đã gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên với 775 ha lúa và 617 ha hoa màu bị hư hỏng hoặc bị lũ cuốn trôi.


    Nguyên nhân gây ra đợt mưa lớn ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên vừa qua là do ảnh hưởng kết hợp của rãnh áp thấp, không khí lạnh và đới gió đông trên cao.


    Theo ghi nhận Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong sáng nay, thời tiết các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã trở lại bình thường, một số nơi chỉ còn mưa nhỏ với lượng mưa dưới 10 mm.

    Ngập lụt tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Ngập lụt tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Ngập lụt tại Tây Nguyên. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Ngập lụt tại Tây Nguyên. (Ảnh: báo Thanh niên)
  10. Sáng 2/12, mực nước sông Ba tại trạm Phú Lâm, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) xuống dưới báo động 1 là 0,21 m. Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, đợt lũ này đỉnh lũ đã đạt mức 38,72 m, trên báo động 3 là 4,22 m, thấp hơn lũ lịch sử năm 1993 là 0,58 m.


    Nước lũ rút nên người dân sống ở vùng hạ du sông Ba tất tả dọn bùn để trở lại cuộc sống bình thường. Lực lượng quân đội, công an, biên phòng và đoàn viên thanh niên cũng khẩn trương tỏa về các địa phương để giúp dân.


    Tại TP.Tuy Hòa, sáng 2/12, lũ rút đi để lại ngập ngụa bùn non khắp các tuyến đường, nhà dân, trường học. Nhân viên vệ sinh môi trường tỏa ra các tuyến đường để thu dọn rác, bùn; người dân thì tất tả vệ sinh nhà cửa, hàng quán; còn các thầy cô giáo cũng đến trường để dọn vệ sinh, chuẩn bị cho học sinh đến lớp trở lại.


    Tại Trường mầm non Anh Đào, hàng chục giáo viên đang dội nước, quét bùn. Cô Đặng Thị Hiền, Hiệu trưởng, cho biết sau khi nước rút nhà trường huy động tất cả giáo viên đến dọn vệ sinh. “Ngày hôm qua (1/12) đã dọn trong các lớp học. Còn hôm nay thì tổng vệ sinh bên ngoài. Nước rút đến đâu thì dọn đến đó. Mấy ngày trước, bộ đội cũng đã đến giúp nhà trường dọn dẹp vệ sinh”, cô Hiền nói.


    Theo cô Hiền, năm nay lũ lên nhanh và lớn khiến phòng học của các cháu bị ngập. Cũng may là hiện nay học sinh mầm non chưa trở lại lớp vì dịch Covid-19 nên việc dọn dẹp vệ sinh trường học sau lũ cũng không gây áp lực lắm.

    Các cửa hàng kinh doanh dọn dẹp để chuẩn bị mở cửa kinh doanh lại. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Các cửa hàng kinh doanh dọn dẹp để chuẩn bị mở cửa kinh doanh lại. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Các thầy cô và thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp trướng tiểu họ Trưng Vương. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Các thầy cô và thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp trướng tiểu họ Trưng Vương. (Ảnh: báo Thanh niên)
  11. Tối 1/12, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 H.Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho biết, lãnh đạo huyện đang chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho những học sinh bị phản ứng sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.


    Được biết, theo kế hoạch, trong 2 ngày 1 - 2/12, H.Hoằng Hóa sẽ tiêm mũi 1 cho 6.690 học sinh ở độ tuổi từ 15 - dưới 18 tuổi tại 37 xã, thị trấn. Sau ngày tiêm đầu tiên, tại huyện này đã ghi nhận 86 học sinh có phản ứng sau tiêm, phải nhập viện theo dõi.


    Theo đó, có 38 học sinh được theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa H.Hoằng Hóa (TT.Bút Sơn, H.Hoằng Hóa), 44 học sinh được theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa Hải Tiến (xã Hoằng Ngọc, H.Hoằng Hóa), 4 học sinh được theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa Hàm Rồng (xã Hoằng Quý, H.Hoằng Hóa).


    Theo thông tin của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 H.Hoằng Hóa, sau tiêm, các em học sinh trên có biểu hiện phổ biến là buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh nên được các nhà trường và gia đình đưa đến cơ sở y tế gần nhất.


    Sau khi được chăm sóc y tế, hiện sức khỏe và tâm lý của các học sinh đã ổn định. Đến 19 giờ tối 1.12, đã có 19 em được xuất viện về nhà. Các cơ sở y tế trên địa bàn H.Hoằng Hóa sẽ tiếp tục theo dõi sức khỏe cho các học sinh, bảo đảm an toàn, hiệu quả tiêm phòng.

    Trong đợt này Thanh Hóa sẽ tiêm 117.000 liều vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi . (Ảnh: internet)
    Trong đợt này Thanh Hóa sẽ tiêm 117.000 liều vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi . (Ảnh: internet)
    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa
  12. Ngày 1/12, tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiến hành giám sát chủ động các biến chủng của SARS-CoV-2 từ đầu mùa dịch đến nay. Hiện nay, các đơn vị tập trung giám sát biến chủng Omicron.


    Theo Sở Y tế TP.HCM, từ cuối năm 2020 đến nay, nhiều biến chủng quan ngại (VOC) bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta của SARS-CoV-2 được phát hiện trên thế giới, gây ra nhiều thách thức cho chương trình phòng chống đại dịch Covid-19 toàn cầu.Đặc điểm chung của các VOC là mang các đột biến, đặc biệt là trên protein gai (Spike protein), cho phép vi rút có khả năng lây nhanh hơn, giảm tác dụng của vắc xin, thậm chí có độc lực cao hơn.

    Trong số này phải kể đến biến chủng Delta được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2020 ở Ấn Độ, nay đã lây lan toàn cầu và đang gây ra làn sóng Covid-19 hiện hữu ở khắp châu Âu và các nước trên thế giới, kể cả các nước có độ che phủ vắc xin cao như ở Anh và Mỹ.


    Đợt dịch Covid-19 bùng phát từ tuần thứ 3 tháng 5.2021 đến nay trên địa bàn TP. HCM được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các chùm ca bệnh không rõ nguồn lây do hai biến chủng Delta (chùm ca bệnh liên quan chung cư Sunview Town, TP.Thủ Đức), chủng Alpha (bánh canh O Thanh, Q.3).


    Tính từ tháng 5/2021 - 11/2021, có 408 bộ gene của SARS-CoV-2 đã được giải mã từ 23 quận, huyện và TP.Thủ Đức. Các phân tích về di truyền cho thấy biến chủng gây dịch thuộc biến chủng Delta. Đây cũng là biến chủng được phát hiện từ các ca bệnh liên quan chung cư Sunview Town và chùm ca bệnh của Điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng hồi tháng 5.2021.

    Cho đến nay, kết quả giải mã các chủng vi rút tại TP.HCM chưa ghi nhận sự hiện diện của biến chủng Omicron.


    Theo Sở Y tế TP.HCM, việc giám sát phát hiện các biến chủng SARS-CoV-2 hiện nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong công cuộc chống đại dịch Covid-19 toàn cầu. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và OUCRU phối hợp với HCDC tiếp tục giám sát và giải mã nhanh các biến chủng lưu hành trên địa bàn, đặc biệt kịp thời phát hiện sự xuất hiện của các biến chủng quan ngại như biến chủng Omicron từ các ca bệnh trên địa bàn thành phố.

    Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM đang xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực giám sát sự lưu hành các chủng vi rút gây bệnh (trong đó có biến chủng Omicron) của HCDC, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực giải mã gen để sẵn sàng ứng phó với những thách thức tiềm tàng của dịch bệnh Covid-19 cũng như của các bệnh nhiễm trùng mới nổi trong tương lai.

    Nhân viên y tế đang giải mã gen của biến chủng Omicron. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Nhân viên y tế đang giải mã gen của biến chủng Omicron. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Hình ảnh minh họa của biến chủng Omicron.
    Hình ảnh minh họa của biến chủng Omicron.
  13. Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và bị phát hiện, đưa đi cách ly tập trung tại Quảng Bình nhưng sau đó 2 người Trung Quốc tiếp tục bỏ trốn.


    Theo tìm hiểu, vụ việc xảy ra lúc khoảng 2 giờ ngày 1/12 tại khu cách ly tập trung ở TP.Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình). Theo đó, 2 người trú tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) gồm Song Guang (28 tuổi), Zeng Xian Kui (23 tuổi) bỏ trốn khỏi khu cách ly dù đang trong thời gian cách ly y tế, chờ hoàn tất thủ tục xử lý vi phạm xuất nhập cảnh trái phép và trao trả cho phía Trung Quốc.


    Sau khi nhận được tin báo, các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Quảng Bình khẩn trương triển khai truy tìm. Đến trưa cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát của Phòng CSGT đã phát hiện 2 người Trung Quốc này tại địa phận xã Cam Thủy, H.Lệ Thủy (Quảng Bình), cách khu cách ly tập trung khoảng 40 km. Tổ công tác đã huy động thêm lực lượng để truy bắt được 2 người này tại địa phận thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thủy.

    Được biết, 2 người này nằm trong nhóm 3 người Trung Quốc vượt biên nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và bị phát hiện tại một quán ăn ở xã Quảng Phú (H.Quảng Trạch).

    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa
    Chân dung 2 đối tượng trốn cách luySong Guang và Zeng Xian Kui. (Ảnh: báo thanh niên)
    Chân dung 2 đối tượng trốn cách luySong Guang và Zeng Xian Kui. (Ảnh: báo thanh niên)
  14. Chiều ngày 1/12, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam ra thông cáo báo chí cho biết, vắc xin Covid-19 của Pfizer/BionTech, Mỹ (vắc xin Covid-19 Pfizer) đủ điều kiện kéo dài thời gian sử dụng đến 9 tháng, thay vì 6 tháng như trước đây.


    Vắc xin Covid-19 Pfizer sau khi được phê duyệt khẩn cấp, nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu độ ổn định theo hướng dẫn đối với thuốc mới cũng như sản phẩm sinh học; nghiên cứu được tiến hành trên các dải nhiệt độ bảo quản khác nhau, kết quả cho thấy vắc xin đã có độ ổn định, đảm bảo chất lượng, hạn dùng đến 9 tháng, thậm chí dài hơn kể từ ngày sản xuất, khi được bảo quản ở âm 90 độ C đến âm 60 độ C.


    Sau khi đã đủ cơ sở dữ liệu về hạn sử dụng trong vòng 9 tháng, nhà sản xuất đã nộp hồ sơ phê duyệt tăng hạn sử dụng lên 9 tháng. Vào ngày 22.8.2021 và ngày 10.9.2021, lần lượt Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Quản lý dược châu Âu (EMA) đã thông qua hạn sử dụng của vắc xin Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng.


    Theo WHO, việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu trong tiêm chủng cho tất cả các nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.


    Được biết, trong thời gian tới, nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và nếu đảm bảo ổn định, chất lượng, nhà sản xuất sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan thẩm quyền để tăng hạn sử dụng của vắc xin đến 12, 18 hoặc 24 tháng.


    WHO cho hay, trong quá trình vận chuyển vắc xin từ nhà sản xuất đến Việt Nam, vắc xin luôn được bảo quản ở nhiệt độ âm 90 độ C đến âm 60 độ C bằng các thiết bị chuyên dụng của nhà sản xuất. Vắc xin có thể được bảo quản trong buồng lạnh, tủ lạnh dương từ 2 độ C đến 8 độ C tối đa 1 tháng (31 ngày).


    Tất cả các lô vắc xin trước khi sử dụng tại Việt Nam đều được Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế đánh giá chất lượng và cấp giấy phép xuất xưởng. Do vậy, việc tăng thời hạn vắc xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin.

    Việc tăng thời hạn vắc xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Việc tăng thời hạn vắc xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Vaccine này được áp dụng cho trẻ từ 12-17 tuổi. (Ảnh: Soha)
    Vaccine này được áp dụng cho trẻ từ 12-17 tuổi. (Ảnh: Soha)
  15. Chiều 1/12, Nương cùng Hà Bảo Quyên, Trương Thị Lục Hạnh và Tạ Minh Thư (17-18 tuổi) bị Công an huyện Bảo Lâm điều tra hành vi Cố ý gây thương tích. Liên quan đến vụ án, 2 cô gái khác đã rời khỏi địa phương, đang được gia đình vận động ra trình diện.


    Động thái được cơ quan điều tra đưa ra sau khi làm việc, xác minh các cô gái tham gia đánh hội đồng em Lê Thị Mai Trâm học sinh lớp 11 trường THPT Lộc Thành phải nhập viện cấp cứu với thương tích nặng ở mặt.


    Đầu tuần trước, mạng xã hội lan truyền video ghi cảnh em Trâm mặc đồng phục (đến trường tiêm vaccine Covid-19) bị 6 thiếu nữ dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu, mặt. Nữ sinh nằm gục dưới đường kêu cứu, tiếp tục bị đạp vào đầu. Người dân phát hiện, can ngăn, đưa nạn nhân đi cấp cứu.


    Nguyên nhân được cho là Trâm có mâu thuẫn với một trong 6 người, khi bình luận qua lại trên mạng xã hội. Cô này đã rủ nhóm bạn chặn đường hành hung nữ sinh, quay video đăng lên mạng.


    Sau khi sự việc xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng yêu cầu xử lý nghiêm, bảo vệ quyền lợi của nạn nhân; đảm bảo an ninh, môi trường học đường, đồng thời, giáo dục, răn đe vấn nạn bạo lực học đường.

    Nữ sinh bị đánh bầm tím ở mắt. (Ảnh: vnexpress)
    Nữ sinh bị đánh bầm tím ở mắt. (Ảnh: vnexpress)
    Hình ảnh minh họa bạo lực học đường. (Ảnh: internet)
    Hình ảnh minh họa bạo lực học đường. (Ảnh: internet)
  16. Tính từ 16h ngày 30/11 đến 16h ngày 01/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.508 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 14.506 ca ghi nhận trong nước (tăng 540 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 8.081 ca trong cộng đồng).


    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.675), Cần Thơ (989), Sóc Trăng (757), Bà Rịa - Vũng Tàu (756), Tây Ninh (729), Bình Dương (642), Đồng Tháp (610), Vĩnh Long (585), Bình Thuận (584), Bình Phước (515), Đồng Nai (509), Cà Mau (507), Kiên Giang (479), Hà Nội (467), Bến Tre (419), Bạc Liêu (402), Khánh Hòa (365), Đắk Lắk (342), Hậu Giang (291), An Giang (244), Trà Vinh (240), Bình Định (234), Lâm Đồng (222), Tiền Giang (142), Thừa Thiên Huế (141), Hải Phòng (141), Bắc Ninh (106), Thanh Hóa (104), Đà Nẵng (99), Long An (82), Đắk Nông (82), Thái Nguyên (79), Nghệ An (78), Ninh Thuận (76), Hà Giang (68), Hưng Yên (67), Phú Thọ (64), Quảng Nam (56), Nam Định (52), Phú Yên (51), Quảng Ngãi (50), Gia Lai (47), Hải Dương (46), Hà Tĩnh (31), Thái Bình (30), Quảng Bình (29), Tuyên Quang (29), Vĩnh Phúc (26), Quảng Ninh (23), Yên Bái (22), Lạng Sơn (21), Hòa Bình (18), Quảng Trị (17), Kon Tum (15), Cao Bằng (15), Hà Nam (11), Bắc Giang (11), Điện Biên (8 ), Lào Cai (4), Sơn La (2).


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (-135), Bà Rịa – Vũng Tàu (-104), Tiền Giang (-58).


    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+202), TP. Hồ Chí Minh (+178), Cà Mau (+130).


    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.390 ca/ngày.

    Số ca mắc COVID-19 tính đến ngày 1/12 tại Việt Nam (Ảnh: BYT)
    Số ca mắc COVID-19 tính đến ngày 1/12 tại Việt Nam (Ảnh: BYT)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  17. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật ông Cao Minh Quang, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế. Tại kỳ họp thứ chín từ ngày 29/11 đến ngày 1/12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiếp tục xem xét, xử lý kỷ luật một số cá nhân liên quan đến vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 – 2021.


    Theo đó, ngoài việc đề nghị kỷ luật nguyên Thứ trưởng Cao Minh Quang, cơ quan kiểm tra đã cảnh cáo ông Nguyễn Nam Liên, Phó bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban tổ chức Đảng ủy Bộ, Bí thư Đảng ủy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế). Ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, và ông Trần Quý Tường, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), bị khiển trách.


    Trước đó, Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021; cảnh cáo, đồng thời miễn nhiệm chức vụ Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Ban Bí thư quyết định khai trừ Đảng đối với Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường.


    Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm các nguyên tắc hoạt động của Đảng, Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ Y tế, Cục Quản lý dược, một số đơn vị, cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc và nhiều cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. (Ảnh: VTV)
    Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. (Ảnh: VTV)
    Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường (Ảnh: Soha)
    Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường (Ảnh: Soha)
  18. Sở Giao thông Vận tải kiến nghị thí điểm tuyến buýt điện đầu tiên từ đầu năm sau, giúp kết nối các khu dân cư mới, đa dạng loại hình giao thông công cộng.


    Đề xuất vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP HCM sau khi cùng nhà đầu tư và các bên liên quan nghiên cứu, hoàn chỉnh kế hoạch. Thời gian thí điểm dự kiến trong 2 năm, thành phố trợ giá hơn 44%. Đây là lần thứ hai việc mở các tuyến xe điện này được đề xuất do phù hợp mục tiêu phát triển vận tải công cộng, giảm ô nhiễm; đáp ứng nhu cầu đi lại người dân...


    5 tuyến buýt được đề xuất thí điểm gồm: VB01 (Vinhome Grand Park - Trung tâm thuơng mại Emart); VB02 (Vinhome Grand Park - sân bay Tân Sơn Nhất); VB03 (Vinhome Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn); VB04 (Vinhome Grand Park - Bến xe Miền Đông mới); VB05 (Vinhome Grand Park - Bến xe miền Đông mới - Khu đô thị Đại học Quốc gia).


    Khoảng 77 xe được đầu tư trên các tuyến buýt nói trên, mỗi xe 65 - 70 chỗ (đứng, ngồi), chạy bằng điện; hoạt động 5-21h mỗi ngày. Giá vé được đề xuất 3.000 đồng mỗi lượt cho học sinh, sinh viên và 5.000-7.000 với nhóm khách còn lại, tùy tuyến. Tập 30 vé giá từ 112.500-157.500 đồng, tuỳ tuyến. Nhà đầu tư dự kiến sử dụng vé điện tử và đầu tư trung tâm điều khiển, phần mềm quản lý trực tuyến, giám sát tài xế... trên các tuyến.

    Buýt điện 12 chỗ chạy trên đường Hàm Nghi, quận 1. (Ảnh: VNExpress)
    Buýt điện 12 chỗ chạy trên đường Hàm Nghi, quận 1. (Ảnh: VNExpress)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  19. Chiều 1/12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo tại kỳ họp thứ chín, từ 29/11 đến 1/12, sau xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, cơ quan kiểm tra nhận thấy: Ban thường vụ Huyện ủy Cô Tô nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ, lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương.


    Ông Lê Hùng Sơn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô vi phạm Quy chế làm việc, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm nghiêm trọng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương, quan hệ bất chính với cán bộ thuộc quyền.


    "Những vi phạm nêu trên đã gây dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền và hình ảnh của người cán bộ, đảng viên", Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu và quyết định cảnh cáo Ban Thường vụ Huyện ủy Cô Tô nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề nghị Ban Bí thư xem xét, kỷ luật ông Lê Hùng Sơn.


    Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và việc thực hiện kỷ luật lao động.

    Bí thư kiêm Chủ tịch huyện Cô Tô Lê Hùng Sơn. (Ảnh: NLĐ)
    Bí thư kiêm Chủ tịch huyện Cô Tô Lê Hùng Sơn. (Ảnh: NLĐ)
    Bí thư kiêm Chủ tịch huyện Cô Tô Lê Hùng Sơn. (Ảnh: NLĐ)
    Bí thư kiêm Chủ tịch huyện Cô Tô Lê Hùng Sơn. (Ảnh: NLĐ)
  20. Mưa lớn, các hồ xả lũ khiến nước lên nhanh, gây ngập hơn 8.000 nhà dân ở ngoại ô TP Nha Trang, nhiều người không kịp di chuyển đồ đạc.


    Một góc khu dân cư xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) chìm trong nước lũ, có nơi hơn một mét, sáng 1/12.


    Ông Lưu Thành Nhân, Phó chủ tịch UBND TP Nha Trang cho biết, do mưa lớn, cộng với hồ Am Chúa và hồ Suối Dầu xả lũ nên từ cuối giờ chiều qua, nước sông Cái lên nhanh, gây ngập lụt ở các xã vùng ven thành phố. Trong đó, xã Vĩnh Trung có nhiều thôn bị cô lập với 2.299 hộ, xã Vĩnh Thạnh có 3.489 hộ và 16.250 người bị ảnh hưởng. Xã Vĩnh Phương có 1.423 nhà bị ngập, xã Vĩnh Hiệp có 1.080 nhà...


    Nước ngập gần nửa mét, nhiều xe không thể chạy, người dân phải lội bộ ven dải phân cách trên đường 23 Tháng 10.


    Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, tổng lượng mưa đo được trong 24 giờ qua, các nơi phổ biến 30-125 mm, một số nơi có lượng mưa lớn hơn. Đêm 30/11, lũ trên sông Cái lên nhanh và đạt đỉnh lúc 0h sáng nay ở mức 11,46 m, trên báo động 3 là 0,46 m.

    Khánh Hòa: Lũ lên nhanh, hơn 8.000 nhà ở Nha Trang ngập (Ảnh: VNExpress)
    Khánh Hòa: Lũ lên nhanh, hơn 8.000 nhà ở Nha Trang ngập (Ảnh: VNExpress)
    Khánh Hòa: Lũ lên nhanh, hơn 8.000 nhà ở Nha Trang ngập (Ảnh: VNExpress)
    Khánh Hòa: Lũ lên nhanh, hơn 8.000 nhà ở Nha Trang ngập (Ảnh: VNExpress)
  21. Hà Nội tạm dừng tiêm 2 lô vaccine tăng hạn sử dụng và đang xin ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế, theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà. Sáng 1/12, bà Hà xác nhận việc Sở Y tế Hà Nội đã nhận được phản ánh của phụ huynh về 2 lô vaccine Pfizer gần 3 triệu liều (số 124001 và 123002) tăng hạn sử dụng, và quyết định tạm dừng tiêm hai lô này. "Các lô vaccine khác vẫn triển khai tiêm bình thường", bà Hà nói.


    Trước ý kiến đóng góp của phụ huynh, Sở Y tế Hà Nội cũng đã lập tức tiếp thu và rà soát lại tất cả các điểm tiêm, dây chuyền tiêm chủng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực.


    Tại quận Hà Đông, ông Trương Kỳ Phong, Giám đốc Trung tâm Y tế quận, cho biết nhận được thông báo tạm dừng tiêm vaccine (lô số 124001 và 123002) từ Sở Y tế trong đêm qua và đã tạm dừng ngay sáng nay (1/12).


    Đại diện Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm cũng xác nhận việc tạm dừng tiêm vaccine cho học sinh "tới khi có thông báo mới".


    Quận Ba Đình thông tin tổ chức tiêm chủng cho học sinh khối 8 (13 tuổi) thuộc 15 trường THCS trên địa bàn trong sáng nay (1/12); lô vaccine được sử dụng là FL 5333, hạn tháng 2/2022.

    Học sinh trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa) được tiêm vaccine phòng Covid-19 sáng 23/11 (Ảnh: VNExpress)
    Học sinh trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa) được tiêm vaccine phòng Covid-19 sáng 23/11 (Ảnh: VNExpress)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  22. Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (Satra) mới có thông báo đến toàn thể thương nhân, người lao động, khách hàng và đối tác về hoạt động của Chợ Đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền.


    Theo đó, từ ngày 1/12/2021, toàn bộ chợ sẽ hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới, đảm bảo các quy định của các cơ quan chức năng về công tác phòng chống dịch Covid-19. Thời gian chợ hoạt động từ 16h đến 9h sáng hôm sau. Riêng nhà lồng thuỷ hải sản khô từ 6h sáng đến 17h.


    Người ra vào chợ hoạt động phải đáp ứng các tiêu chí như xuất trình thẻ xanh Covid (đã tiêm 2 mũi vắc xin hoặc là F0 khỏi bệnh trong vòng 6 tháng); khai báo y tế bằng ứng dụng Y tế HCM hoặc PC - Covid tại các chốt kiểm soát trước khi vào chợ.


    Ngoài ra, mọi người cần thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, đảm bảo nguyên tắc 5K trong suốt thời gian hoạt động tại chợ. Không được chạy xe vào trong các nhà lồng chợ (trừ xe chuyên dùng của lực lượng bốc xếp). Đối với khách hàng, sẽ ưu tiên để xe ở các khu vực dành riêng cho xe khách được bố trí xung quanh nhà lồng hoặc gửi xe vào bãi giữ xe.


    Trước đó, từ ngày 1/11, chợ Bình Điền đã hoạt động trở lại với khoảng 30% công suất. Đây là chợ đầu mối có quy mô hoạt động lớn nhất nước với tất cả các ngành hàng tại các nhà lồng. Thời điểm mới mở, chợ yêu cầu tất cả mọi người tham gia hoạt động trong chợ, như nhân viên, thương nhân, phụ việc, bốc xếp, cung cấp dịch vụ, khách hàng đến giao dịch.. đều phải có thẻ ra vào, tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc đã điều trị khỏi Covid-19 trong vòng 6 tháng, có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong vòng 14 ngày.

    Hàng về chợ đầu mối Bình Điền. (Ảnh: Vietnamnet)
    Hàng về chợ đầu mối Bình Điền. (Ảnh: Vietnamnet)
    Chợ hoạt động bình thường trở lại. (Ảnh: Vietnamnet)
    Chợ hoạt động bình thường trở lại. (Ảnh: Vietnamnet)
  23. Sáng sớm hôm nay, 1/12/2021, ông Nguyễn Bá Khải, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa (tỉnh Phú Yên), cho biết lực lượng cứu hộ cứu nạn huyện này vẫn đang tìm kiếm 2 người mất tích vì bị nước lũ cuốn trôi.


    Được biết, tại huyện Sơn Hòa, có 2 em nhỏ bị mất tích vì lật ca-nô khoảng 18 giờ chiều qua, khi nước lũ lên nhanh, khu vực thôn Thành Hội, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa bị ngập sâu, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã đưa ca-nô đến đây để cứu hộ. Lực lượng cứu hộ đã đưa được 1 gia đình đang bị mắc kẹt, kêu cứu. Tuy nhiên, trên đường từ thôn chạy ra ngoài, gặp lúc nước xiết, ca-nô bị lật, 2 cháu bé trong cùng 1 gia đình bị nước cuốn trôi, mất tích


    Trước đó, ông Nguyễn Văn Hải (62 tuổi; ngụ xã Hòa An, huyện Phú Hòa) khi hết ca trực bảo vệ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên trở về đến đoạn chợ Phú Ân thì bị nước lũ cuốn trôi. Do nước chảy xiết nên lực lượng cứu hộ chưa tìm thấy ông Hải.


    Tại khu phố Phong Niên, thị trấn Phú Hòa, bà Đỗ Thị Nở (78 tuổi) khi bước ra ngõ cũng bị nước cuốn trôi, chưa tìm thấy.


    Tại huyện Tây Hòa, ông Ngô Đình Thiện, Bí thư Huyện ủy, cho hay lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy thi thể ông Phạm Công Hóa (SN 1985, ngụ thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa). Ông Hóa có nhà ở gần sông Ba. Chiều 30-11, ông Hóa bước ra khỏi nhà thì bị nước cuốn trôi.


    Tại huyện Đồng Xuân, ông Phạm Trung Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết trước tình hình nước trên sông Kỳ Lộ lên nhanh, nhiều vùng ngập sâu, tối qua, huyện này đã phải trắng đêm để sơ tán dân. Toàn huyện đã phải đưa 867 hộ với hơn 2.300 người đến nơi an toàn. Qua kiểm đếm ban đầu, huyện đã có 267 ngôi nhà bị ngập hoàn toàn, rất may không có người thiệt mạng do lũ.

    Lũ lên nhanh khiên nhiều nơi bị ngập nặng. (Ảnh: PLO)
    Lũ lên nhanh khiên nhiều nơi bị ngập nặng. (Ảnh: PLO)
    Lực lựng chức năng đang sơ tán người dân ra khỉ khu vực nguy hiểm. (Ảnh: 24h.com)
    Lực lựng chức năng đang sơ tán người dân ra khỉ khu vực nguy hiểm. (Ảnh: 24h.com)
  24. Tối 30/11/2021, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận Hoàn Kiếm và quận Ba Đình (Hà Nội) vừa phát đi thông báo tìm người đã đến các địa điểm sau:

    • Quầy hàng số 346 A2 tầng 3 chợ Đồng Xuân từ ngày 20/11 đến ngày 24/11.
    • Quán cà phê Tonkin tại số 9 Trần Hưng Đạo và quán cà phê tại 39 Lý Thường Kiệt từ 7 giờ 45 đến 11 giờ sáng ngày 26-11.
    • Trường Đại học Dược Hà Nội tại 13-15 phố Lê Thánh Tông từ ngày 26/11 đến trưa ngày 27/11.
    • Quán phở gà tại số 1 phố Hàng Điếu từ 7 giờ đến 7 giờ 10 sáng ngày 28/11.
    • Quán cháo vịt tại 21 Lý Nam Đế từ 9 giờ đến 10 giờ 30 ngày 28/11.
    • Từ ngày 19-11 đến 23-11, tại tiệm cắt tóc số 111 ngõ chợ Khâm Thiên.
    • Ngày 21/11, từ 20 giờ 30 đến 22 giờ tại tượng đài Lý Thái Tổ - 12 Phố Lê Lai, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm.

    Người đã đến các địa điểm và thời gian trên tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc CDC Hà Nội: 0241022 (nhánh 2), 0969 082 115, 0949 396 115 để được hướng dẫn và tư vấn.


    CDC Hà Nội thông báo tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội khi có một trong các biểu hiện như: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19.

    Gọi điện
    Hình ảnh minh họa. (Ảnh: báo chính phủ)
    Hình ảnh minh họa. (Ảnh: báo chính phủ)
    Hình ảnh minh họa. (Ảnh: internet)
    Hình ảnh minh họa. (Ảnh: internet)
  25. Tối 30/11/2021, thông tin từ lãnh đạo xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) cho biết chính quyền địa phương vẫn đang tiếp tục phối hợp người dân ở thôn An Hòa, xã Xuân Hải tích cực tìm kiếm bé trai bị mất tích tại kênh Bắc ở xã này.


    Trước đó, vào chiều cùng ngày, gia đình anh L.N.M. (sinh năm 1988) ngụ xã Xuân Hải phát hiện con trai 6 tuổi và con gái 4 tuổi mất tích nên trình báo cơ quan chức năng. Sau khi nhận được tin báo, chính quyền xã Xuân Hải đã khẩn trương huy động lực lượng cùng gia đình tổ chức tìm kiếm 2 bé dọc kênh Bắc. Đến chiều tối thì vớt được thi thể bé gái 4 tuổi dưới kênh Bắc, tiếp tục tìm kiếm bé trai.


    Trong những ngày qua, mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận gây ngập úng, chia cắt nhiều nơi. Sáng 30/11/2021, tại khu vực Suối Rộng hồ Ông Kinh, người dân xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải cũng đã phát hiện thi thể ông N.T.T. (sinh năm 1965) ngụ tại xã Nhơn Hải. Theo người dân địa phương, do mưa lớn từ thượng nguồn hồ Ông Kinh, có thể ông T. bị nước lũ cuốn trôi khi băng suối qua nương rẫy.

    Lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy thi thể cháu gái dưới kênh. (Ảnh: báo Người lao động)
    Lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy thi thể cháu gái dưới kênh. (Ảnh: báo Người lao động)
    Lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm kiếm cháu bé mất tích. (Ảnh: Người lao động)
    Lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm kiếm cháu bé mất tích. (Ảnh: Người lao động)
  26. Việt Nam và Thái Lan sẽ cùng họp bàn triển khai trao đổi khách lẫn nhau. Dự kiến tháng 12, đoàn khách Thái Lan đầu tiên sẽ đến Việt Nam, tiến tới việc người Việt Nam sẽ được đi du lịch nước ngoài theo hình thức "bong bóng du lịch".


    Ngày 30/11/2021, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, xác nhận thông tin này tại Diễn đàn Du lịch “Giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam”.


    Liên quan đến việc thí điểm đón khách quốc tế vào Việt Nam, tại Diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings, cho rằng, nhìn công bằng thì việc mở cửa, xúc tiến thị trường nước ngoài của Việt Nam mới ở góc độ hẹp, đặc biệt khi virus nCoVy-2 vẫn đang biến động liên tục về chủng, do đó, cần tập trung vào những thị trường cơ bản trong bối cảnh nguồn lực của các DN du lịch hạn chế.


    Theo ông Kỳ, cần tập trung ở “diện” và “điểm”: Diện là ở các khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á; Điểm là tập trung vào một số nước có thể thiết lập bong bóng du lịch.


    Tại khu vực ASEAN, Malaysia và Singapore đã thiết lập “bong bóng du lịch”, ông Kỳ đề xuất Việt Nam cũng nên cân nhắc tham gia và kết nối thêm một số nước như Thái Lan, Campuchia để đẩu tư nguồn lực đón khách ASEAN.


    Du lịch Việt Nam sẽ từng bước mở cửa nhưng trong lộ trình chặt chẽ, kiểm soát tốt để đảm bảo an toàn. Trước mắt, sẽ ưu tiên đón khách ở thị trường an toàn, có chọn lựa như Nhật Bản, Hàn Quốc hay một số nước Tây Âu, Mỹ,... sau đó sẽ quay trở lại mở thị trường Đông Nam Á, với lộ trình từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, ông Bình nhấn mạnh.


    Nếu việc triển khai chương trình “bong bóng du lịch” với Thái Lan, từ đó mở ra một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Campuchia,... thì khách du lịch trong nước cũng có cơ hội được đi du lịch nước ngoài một cách an toàn. Như vậy, Việt Nam đang dần tiến tới mở cửa hoàn toàn cả 3 mảng thị trường: khách nội địa, khách inbound (đón khách quốc tế) và outbound (đưa khách đi du lịch nước ngoài).

    Việt Nam tiến tới thỏa thuận song phương với các nước, đón khách từ ASEAN (ảnh TTXVN)
    Việt Nam tiến tới thỏa thuận song phương với các nước, đón khách từ ASEAN (ảnh TTXVN)
    Đà Nẵng phân luồng cho khách du lịch. (Ảnh: vnexpress)
    Đà Nẵng phân luồng cho khách du lịch. (Ảnh: vnexpress)
  27. Tối 30/11/2021, ông Ngô Tấn Lạc, Chủ tịch UBND xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở đất.


    Theo ông Lạc, khoảng 16h cùng ngày, một quả đồi lớn bất ngờ sạt lở, trút hàng ngàn khối đất đá phủ lấp tuyến đường dẫn vào làng Tắc Pét - Măng Tông, thôn 5 (xã Trà Cang), gần đó là các nhà dân. May mắn thời điểm xảy ra vụ sạt lở không có phương tiện lưu thông qua đường.


    "Nhiều ngày qua, trên địa bàn huyện Nam Trà My có mưa to. Thế nhưng, vào thời điểm quả đồi sạt lở, trời lại tạnh ráo. Rất may đất đá đổ xuống tuyến đường liên thôn và khu vực đất sản xuất của người dân nên không gây thiệt hại về người. Vị trí đang bị đất đá phủ lấp còn cách nhà dân gần 30 mét và cách trụ sở UBND xã tầm 2 km", ông Lạc nói.

    Theo vị này, ngay sau khi xảy ra sạt lở, chính quyền địa phương đã chăng dây, cắm biển cảnh báo để ngăn người dân đến gần.

    Hai ngày qua, mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu vực trên địa bàn huyện Nam Trà My bị sạt lở nặng. Tuyến Quốc lộ 40B dẫn lên trung tâm huyện Nam Trà My ngập bùn đất.

    Hình ảnh tại hiện trường. (Ảnh: Vietnamnet)
    Hình ảnh tại hiện trường. (Ảnh: Vietnamnet)
    Các thiết bị máy móc đã đực đưa đến để khắc phục sự cố. (Ảnh: Vietnamnet)
    Các thiết bị máy móc đã đực đưa đến để khắc phục sự cố. (Ảnh: Vietnamnet)
  28. Khoảng 17h15 ngà 29/11/2021, căn nhà rộng khoảng 50 m2, bán đồ dùng inox ở góc đường Võ Văn Kiệt - Nguyễn Văn Đừng, phường 6, bất ngờ phát ra nhiều tiếng động mạnh sau đó hai bức tường bị nứt. Nhiều mảng bêtông rơi xuống đất làm sụp sàn ở lầu một. Khi đó 5 người ở trong nhà, 2 người kịp chạy ra ngoài.


    Cảnh sát cùng nhiều người dân đến cứu bé gái 13 tuổi và người đàn ông từ đống đổ nát, đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cách đó khoảng một km. 15 phút sau, người đàn ông khác kẹt ở lầu một được cảnh sát cứu hộ dùng xe thang đưa xuống đất.


    Tại hiện trường, nhiều mảng bêtông nằm chồng lên nhau bên cạnh cốt thép, nhiều mảnh vỡ văng tung toé khắp mặt đường. Theo cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ việc, nguyên nhân gây sập nhà là do nhà kế bên đang thi công sửa chữa.

    Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Lực lương chức năng đang điều tra và khắc phụ sự cố. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Lực lương chức năng đang điều tra và khắc phụ sự cố. (Ảnh: báo Thanh niên)
  29. Tối 29/11/2021, trên đường ĐT.741, đoạn qua KP.Tân Trà 1, P. Tân Bình, TP. Đồng Xoài, Bình Phước một vụ tai nạn giao thông xảy ra.


    Theo thông tin ban đầu, khoảng 20 giờ 30, xe ô tô chở xe cơ giới BS 93C - 005.83 do nam tài xế khoảng 50 tuổi điều khiển, đi trên đường ĐT.741, hướng từ TP.Đồng Xoài đi TP.HCM. Khi đến đoạn thuộc KP.Tân Trà 2, P.Tân Bình, xe này va chạm với xe tải BS 93C - 093.41 do tài xế tên Tuấn (khoảng 45 tuổi) điều khiển. Cú va chạm mạnh khiến đầu chiếc xe tải BS 93C - 093.41 vỡ nát, biến dạng, tài xế Tuấn bị kẹt cứng trong cabin.


    Tài xế xe tải sau đó đã được người dân đưa đi cấp cứu trong tình trạng bị thương nặng. Sau khi nhận được tin báo, CSGT, Công an tỉnh Bình Phước đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường điều tiết giao thông, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

    Hiện trường xảy ra vụ tai nạn. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Hiện trường xảy ra vụ tai nạn. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Lực lượng chức năng có mặt để điều tra sự việc. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Lực lượng chức năng có mặt để điều tra sự việc. (Ảnh: báo Thanh niên)
  30. Chiều 29/11/2021, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho ý kiến về kế hoạch đưa học sinh trở lại trường. Theo kế hoạch, khối lớp 10, 11 và 12 và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên sẽ là nhóm tiếp theo đi học trực tiếp, sau khối 9 ở khu vực ngoại thành.


    Trước mắt, kế hoạch này sẽ triển khai ở các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã mức độ dịch cấp độ 1 và 2; trong 14 ngày, tính đến 30/11, không có ca F0 cộng đồng. Thời gian thực hiện là đầu tháng 12, có thể từ thứ hai tuần sau, ngày 6/12.


    Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với số ca F0 phát sinh mới có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ tính từ 11/10 đến 28/11, toàn thành phố ghi nhận hơn 5.600 ca mắc, trong đó số ca cộng đồng chiếm hơn 35%. Ngày 28/11, lần đầu tiên số ca mắc mới một ngày vượt quá 300. Ngoài ra, số ca mắc do lây nhiễm thứ phát cũng tăng.


    Quyết định mở cửa trường học được xem xét thận trọng dựa trên mức độ dịch, độ phủ vaccine với học sinh và kinh nghiệm mở cửa các trường trước đó. Từ 23/11, Hà Nội đã tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người 15 đến 17 tuổi, trong đó phần lớn là học sinh THPT. Đến nay, tỷ lệ tiêm đạt hơn 90%.


    Dịch bệnh xuất hiện ở cả 30/30 quận, huyện, thị xã. Nhiều chùm bệnh đang tồn tại ở các cụm dân cư mật độ cao, các khu chung cư, khu công nghiệp hoặc phát sinh từ hoạt động tại chợ dân sinh... tập trung đông người, không bảo đảm nguyên tắc 5K.

    Tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ em đạt hơn 90%. (Ảnh: báo Người lao động)
    Tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ em đạt hơn 90%. (Ảnh: báo Người lao động)
    Học sinh sẽ sớm được quay trở lại trường học. (Ảnh: báo Đầu từ và Kinh doanh)
    Học sinh sẽ sớm được quay trở lại trường học. (Ảnh: báo Đầu từ và Kinh doanh)
  31. Trong ngày 29/11/2021, mưa lớn kéo dài, lũ trên các sông An Lão, sông Hà Thanh, sông Kôn ở tỉnh Bình Định dâng cao gây ngập lụt tại nhiều khu vực hạ lưu thuộc các huyện An Lão, Hoài Ân, Tuy Phước, Phù Cát và TX.Hoài Nhơn.


    Tại huyện miền núi An Lão có 1 người chết do mưa lũ, là bà Đinh Thị Đát (65 tuổi, ở thôn 3 xã An Dũng). Chiều 29/11, bà Đát đi làm rẫy qua vùng nước chảy xiết bị cuốn trôi, đến 15 giờ cùng ngày đã tìm thấy thi thể.


    H.An Lão có 215 nhà bị ngập nước, tuyến đường đi từ xã An Hòa đi xã An Quang bị ngập gần 0,5 m, nhiều đoạn trên tuyến đường từ TT.An Lão đi xã An Vinh bị ngập nên chính quyền địa phương dùng rào chắn không cho người dân qua lại.


    Tại H.Hoài Ân có gần 800 ngôi nhà bị ngập nước. Tuyến tỉnh lộ ĐT 629 từ TX.Hoài Nhơn đi H.An Lão bị ngập tại xã Ân Hảo Đông (H.Hoài Ân), gây chia cắt giao thông.


    Tại H.Phù Cát có nhiều khu dân cư ở xã Cát Chánh bị lũ chia cắt, 60 nhà bị ngập nước. 36 hộ dân khu vực núi Gành (xã Cát Minh) bị uy hiếp sạt lở đất do mưa lớn đến nơi an toàn


    Chiều 29/11, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đã phát thông báo về tình hình mưa lũ tại các sông trên địa bàn. Theo đó, dự báo trong vòng 24 giờ đến, lũ trên các sông An Lão, sông Hà Thanh, sông Kôn sẽ tiếp tục dâng cao, khả năng ở mức báo động 2 - 3.

    Nước dâng lên ngập nhà tại nhiều huyện của tỉnh Bình Định. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Nước dâng lên ngập nhà tại nhiều huyện của tỉnh Bình Định. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Nước cô lập và chia cắt nhiều tuyến đường, gây khó khăn trong việc đi lại. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Nước cô lập và chia cắt nhiều tuyến đường, gây khó khăn trong việc đi lại. (Ảnh: báo Thanh niên)
  32. Trưa 29/11/2021, vợ chồng bà Lý Thị Pao (57 tuổi, ở xã Cư San) đi cắt cỏ về qua cây cầu gỗ không may trượt chân rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi. Do không biết bơi, người chồng chạy về kêu người dân ra cứu nhưng khi quay lại người vợ đã mất tích. Chiều nay, thi thể bà Pao được tìm thấy, cách vị trí gặp nạn 100 m.


    Sáng qua, chị Sùng Thị Súng (38 tuổi, ở xã Cư Króa) đi làm rẫy bị nước cuốn trôi khi đi qua suối. Lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đắk Lắk vẫn đang triển khai tìm kiếm nạn nhân.

    Ông Trần Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Cư Króa cho biết, tối qua lực lượng chức năng sau khi đi tìm kiếm chị Súng quay về, đến cầu tràn liên hợp ở thôn 9, thì mố cầu bị sạt lở, không qua được. Lực lượng chức năng phải nhờ máy múc đang thi công cầu gần đó hỗ trợ. Huyện M'Đrăk đã chỉ đạo lực lượng chức năng chốt chặn, không cho qua lại.

    Ba ngày qua, nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên mưa lớn. Ở Bình Định, mưa lũ đã làm ngập khoảng 1.000 căn nhà, nhiều tuyến đường bị chia cắt. Sáng nay, bà Đinh Thị Đát (65 tuổi) ở xã An Dũng, huyện An Lão, trong lúc đi làm rẫy, qua vùng nước chảy xiết nên bị cuốn trôi, tử vong. Thi thể bà Đát được tìm thấy chiều cùng ngày.

    Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm nạn nhân Sùng Thị Súng bị lũ cuốn hôm 28/11. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm nạn nhân Sùng Thị Súng bị lũ cuốn hôm 28/11. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong quá trình tìm kiếm nạn nhân. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong quá trình tìm kiếm nạn nhân. (Ảnh: báo Thanh niên)
  33. Chiều tối 28/11/2021, ông Phan Trọng Hải, Chủ tịch UBND xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ giao thông nghiêm trọng khiến 2 người tử vong.


    Theo tìm hiểu ban đầu, vào khoảng 12 giờ 30 phút ngày 28/11, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 46B và đường liên xã 534, (thuộc xóm 5, xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An), xe tải mang BKS 37C-123.xx do tài xế Nguyễn Văn H. (SN 1966, quê quán xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn) điều khiển bất ngờ xảy ra va chạm với xe máy mang BKS 37H1-335.xx do anh C.V.H. (SN 1997) chở theo vợ là L.T.H. (SN 2002), quê quán tại xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.


    Sự cố va chạm mạnh khiến vợ chồng anh H. ngã xuống đường và bị xe tải cuốn vào gầm xe. Sự cố đáng tiếc này khiến 2 người tử vong tại chỗ, chiếc xe máy bị hư hỏng nặng. Hiện tại chưa rõ nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra và làm rõ.

    Hiện trường vụ tại nạn. (Ảnh: báo Nhân dân)
    Hiện trường vụ tại nạn. (Ảnh: báo Nhân dân)
    Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: tuổi trẻ xã hội )
    Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: tuổi trẻ xã hội )
  34. Chiều 28/11/2021, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang, xác nhận thông tin 1 trong 2 học sinh được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tử vong.


    Trước đó, ngày 24/11, ngành y tế tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid-19 Pfizer cho học sinh cấp 3 tại 2 trường là Trường THPT Nội trú Sơn Động và Trường THPT Sơn Động số 2. Số lượng học sinh được tiêm khoảng 700 học sinh. Trong quá trình tiêm đã ghi nhận 4 học sinh tại 2 trường bị sốc phản vệ. Trong 4 học sinh đó có 2 em bị nhẹ, được điều trị tại Trung tâm Y tế Sơn Động (Bắc Giang), đến chiều 27/11, sức khỏe đã ổn định và đã được xuất viện.


    2 em học sinh còn lại xuất hiện triệu chứng như: Choáng váng, khó thở, đau tức ngực, buồn nôn. Sau khi được các nhân viên y tế tại địa phương sơ cứu, 2 học sinh này được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Tại đây, cả 2 bệnh nhân đều đã được can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).


    Hội đồng chuyên môn đã họp để đánh giá sự cố tiêm chủng này. Bước đầu xác định 4 học sinh bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là do cơ địa, hoàn toàn không phải do lỗi quy trình tiêm hay do vắc-xin.

    Số lượng học sinh được tiêm khoảng 700 em. (Ảnh: báo Người Lao động)
    Số lượng học sinh được tiêm khoảng 700 em. (Ảnh: báo Người Lao động)
    Hai trong số 4 em có biểu hiện nặng và chuyển lên bệnh viện Bạch Mai, nhưng 1 em đã tử vong. (Ảnh: internet)
    Hai trong số 4 em có biểu hiện nặng và chuyển lên bệnh viện Bạch Mai, nhưng 1 em đã tử vong. (Ảnh: internet)
  35. Theo các nhà khoa học, biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu ở Botswana ngày 24/11. Loại biến thể này có tới 32 đột biến ở protein gai. Các chuyên gia dự báo nó có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác (biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% so với biến chủng Delta). Số đột biến của Omicron là 43, trong khi ở Delta là 18.


    Tối ngày 28/11/2021, Bộ y tế cho biết, thông qua giám sát dịch tễ nCoV tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc biến chủng Omicron nào. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ lây lan Omicron, bộ đã đề xuất Chính phủ dừng các chuyến bay đến, hay về từ nam châu Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique; dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến từ các quốc gia này.


    Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới. Bằng việc tăng cường hệ thống giám sát dịch, nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur được yêu cầu thực hiện giải trình tự gene trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là ca có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.

    Bộ y tế đề xuất chính phủ cho dừng các chuyến bay đến, về từ nam châu Phí. (Ảnh: Internet)
    Bộ y tế đề xuất chính phủ cho dừng các chuyến bay đến, về từ nam châu Phí. (Ảnh: Internet)
    Biến thể Omicron có đột biến cao gấp nhiều lần  biến thể Delta. (Ảnh: vnexpress)
    Biến thể Omicron có đột biến cao gấp nhiều lần biến thể Delta. (Ảnh: vnexpress)
  36. Tối 28/11/2021, xác nhận thông tin một nữ sinh lớp 9 ở xã Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã tử vong sau tiêm vắc-xin Covid-19 một ngày.


    Được biết, nữ sinh được tiêm vắc-xin vào lúc hơn 8 giờ sáng ngày 27/11. Trước khi tiêm được các bác sĩ đã thực hiện các quy trình khám đầy đủ và khám sàng lọc. Kết quả cho thấy không có vấn đề gì về sức khỏe. Sau khi tiêm xong, nữ sinh này được theo dõi và sức khỏe bình thường.


    Đến sáng 28/11, gia đình nữ sinh đưa em đến Bệnh viện đa khoa Thường Tín để cấp cứu do có những dấu hiệu bất ổn về sức khỏe. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tuyến lên Bệnh viện Bạch Mai, tuy nhiên đến trưa 28/11 thì bệnh nhân tử vong.

    Sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng đã tiếp nhận điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong của nữ sinh này nên chưa có kết luận. Cũng trong chiều 28/11, lãnh đạo huyện và các ban ngành đã đến gia đình nạn nhân để động viên, thăm hỏi.


    Trước đó, từ ngày 23/11, Hà Nội chính thức tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi. Kết quả tiêm cho trẻ 15-17 tuổi: trong ngày 11.466 mũi tiêm. Cộng dồn tới 17 giờ 30 ngày 27/11 toàn thành phố tiêm được 277.747 mũi tiêm, sử dụng 276.816 liều vắc-xin Covid-19.


    Ngày 27/11, TP Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 14 tuổi. Tổng số mũi được tiêm là 38.233 mũi tiêm, sử dụng 38.964 liều vắc-xin.

    Vaccine được chỉ định tiêm là Pfizer. (Ảnh: internet)
    Vaccine được chỉ định tiêm là Pfizer. (Ảnh: internet)
    Nữ sinh lớp 9 tử vong sau khi tiêm vaccine 1 ngày. (Ảnh: báo Nhân dân)
    Nữ sinh lớp 9 tử vong sau khi tiêm vaccine 1 ngày. (Ảnh: báo Nhân dân)
  37. Trong các ngày 27 và 28/11/2021, theo tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đã tiếp nhận thêm khoảng 1,4 triệu liều vắc-xin Pfizer do Pháp hỗ trợ, trong đó có 400.000 liều qua kênh song phương và gần 1 triệu liều qua cơ chế COVAX. Như vậy, tổng số liều vắc-xin Pháp hỗ trợ cho Việt Nam đến nay lên hơn 2 triệu liều. Có được kết quả trên là những nỗ lực "Ngoại giao vắc-xin" và đặc biệt là thành quả chuyến thăm chính thức Pháp đầu tháng 11 vừa qua của Thủ tướng Phạm Minh Chính.


    Trước đó, ngày 4/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trước sự giúp đỡ này, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn Chính phủ và nhân dân Pháp đã hỗ trợ vắc-xin và trang thiết bị y tế cho Việt Nam. Nhân cơ hội này, Thủ tướng mong muốn Pháp tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc điều trị Covid-19, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế của Việt Nam.


    Sự hỗ trợ và giúp đỡ mà Chính phủ và nhân dân Pháp dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp có ý nghĩa quan trọng. Là minh chứng mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước và khẳng định tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau trong phòng chống dịch bệnh.

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp nhận tượng trưng 672.000 liều vắc-xin AstraZeneca của Pháp ủng hộ thông qua Cơ chế COVAX. (Ảnh: báo Người Lao động)
    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp nhận tượng trưng 672.000 liều vắc-xin AstraZeneca của Pháp ủng hộ thông qua Cơ chế COVAX. (Ảnh: báo Người Lao động)
    Việt Nam và Pháp có mối quan hệ Đối tác chiến lược. (Ảnh: báo quốc tế)
    Việt Nam và Pháp có mối quan hệ Đối tác chiến lược. (Ảnh: báo quốc tế)
  38. 18h tối 27/2021, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, ông Đinh Việt Thắng cho biết: vụ va chạm giữa hai máy bay của Vietjet xảy đến khi một phi cơ Airbus A321 Neo thực hiện chuyến bay của Vietjet từ Đà Lạt đến Hà Nội lăn vào sân đỗ sau lúc hạ cánh.


    Trong lúc tổ lái tự lăn chiếc máy bay này về sân đỗ, đầu mút cánh của máy bay va vào đầu mút cánh của 1 chiếc Airbus cũng của Vietjet đang đỗ khiến cho một tàu bay bị gãy đầu mút cánh. Rất may, vụ va chạm không gây ảnh hưởng về người, hầu hết 120 hành khách và 7 thành viên tổ bay trên chuyến bay từ Đà Lạt tới Hà Nội đều an toàn và rời máy bay sau sự cố.


    Theo cục trưởng Đinh Việt Thắng, ngay sau lúc xảy ra vụ va chạm, Cảng vụ hàng không miền Bắc và các công ty chuyên trách đã lập biên bản, tiến hành điều tra vụ việc. Tổ bay và những nhân viên có liên quan cũng bị đình chỉ để đáp ứng điều tra.


    Trước đó, ngày 2/11/2021, tại sân bay Nội Bài cũng xảy ra vụ máy bay Airbus A321 Neo của Bamboo Airways đang được xe đẩy từ vị trí ra trục đường lăn để thực hiện chuyến bay QH1621 đi Phú Quốc thì va chạm cánh lái có vỏ phía trên của buồng lái máy bay Airbus A321 khác cũng của Bamboo Airways.


    Cục Hàng không đã cho điều tra vụ việc trên nhưng tới bây giờ chưa mang kết luận chính xác.

    Hai máy bay va chạm nhẹ tại phần đầu mút. (Ảnh: báo Bắc Giang)
    Hai máy bay va chạm nhẹ tại phần đầu mút. (Ảnh: báo Bắc Giang)
    Nhân viên kỹ thuật đã nhanh chóng có mặt để khắc phục sự cố. (Ảnh: báo Giao thông)
    Nhân viên kỹ thuật đã nhanh chóng có mặt để khắc phục sự cố. (Ảnh: báo Giao thông)
  39. Ngày 27/11/2021, HĐND TP. Đà Nẵng đã nhận được báo cáo công việc về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống vung phí năm 2021 của UBND TP.Đà Nẵng.


    UBND TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên thực hiện công tác tự rà soát nội bộ nhằm ngăn ngừa, kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định những dấu hiệu thụ động, nhũng nhiễu và những hành vi có dấu hiệu tham nhũng. Qua tự kiểm tra chưa phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.


    Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra tại doanh nghiệp CP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng, Thanh tra TP. Đà Nẵng phát hiện có tín hiệu phạm tội và đã chuyển vụ việc này sang CQĐT Công an TP. Đà Nẵng để điều tra, xử lý theo quy định.


    Theo báo cáo của UBND TP.Đà Nẵng, tổng số vụ án tham nhũng mà công an thành phố đang thụ lý là 3 vụ/6 bị can. Tất cả các vụ việc này đều được thụ án từ năm 2020, trong đó có 2 vụ đang trong quá trình điều tra và 1 vụ đã chuyển TAND Q.Hải Châu thụ lý vào tháng 9/2021.


    Cụ thể, vụ lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại trung tâm CNTT và truyền thông TP. Đà Nẵng. Cán bộ tại cơ quan này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, đó là cấp chứng nhận nghề thiết kế đồ họa cho những đối tượng không đi học. Khởi tố mới 3 bị can trong năm 2021 (Nguyễn Hữu Hải, Lê Huỳnh Ánh Vân, Trần Giang Sơn). Tài sản thiệt hại 255 triệu đồng, đã thu hồi 255 triệu đồng, TAND Q.Hải Châu thụ lý tháng 9.2021.

    Doanh nghiệp CP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Doanh nghiệp CP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Một trong số cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp CP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng. (Ảnh: internet)
    Một trong số cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp CP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng. (Ảnh: internet)
  40. Chiều ngày 27/11/2021, Công an quận Nhơn Trạch đã bàn giao đối tượng Hòa cho Trại giam Suối 2, Cục Cảnh sát điều hành trại giam (C10, Bộ Công an) để thăm dò hành vi trốn khỏi nơi giam giữ.


    Được biết, năm 1983, Hòa bị Công an tỉnh Hà Sơn Bình (nay là TP Hà Nội) bắt về tội giết người. Sau quá trình điều tra và xét xử, bốn năm sau, ông ta bị TAND tối cao tại TP Hà Nội tuyên phạt án tù chung thân, chấp hành án tại trại giam Thanh Xuân.


    Tháng 9/1990, trong khi cải tạo, Hoà lợi dụng sơ hở của quản giáo, lập kế hoạch và trốn khỏi trại giam. Sau khi bỏ trốn thành công và bị phát lệnh truy nã, Hòa đã đổi tên thành Lê Văn Thành và chạy trốn vào các tỉnh phía Nam sinh sống. Để tránh công an truy vết, ông ta liên tục thay đổi chỗ ở. Trong khoảng năm 1993, ông ta sống sống cố định tại xã Đại Phước, thị xã Nhơn Trạch cùng vợ con.


    Tháng trước, sau khi duyệt thẩm định vân tay, Cục hồ sơ nghiệp vụ (Bộ Công an) phát hiện Hòa đang trốn tại Đồng Nai nên đã lên kế hoạch và phối hợp với công an địa phương bắt giữ.

    Đối tượng Hòa liên tục di chuyển qua các tỉnh miền Nam để đánh lạc hướng công an. (Ảnh: vnexpress)
    Đối tượng Hòa liên tục di chuyển qua các tỉnh miền Nam để đánh lạc hướng công an. (Ảnh: vnexpress)
    Chân dung đối tượng Hòa. (Ảnh: PLO.vn)
    Chân dung đối tượng Hòa. (Ảnh: PLO.vn)
  41. Ngày 27/11/2021, một sự cố sụt đường hầm đã xảy ra tại một huyện thuộc thành phố Hải Phòng. Khu vực xảy ra sự cố là hầm đường bộ số 3, có tổng mức đầu tư hàng chục tỉ đồng thuộc công trình khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP Hải Phòng.
    Đường hầm này chưa hoàn thiện nhưng đã mang dấu hiệu bị sụt lún khiến gần như bề mặt tuyến đường đã thảm nhựa ở phía trên cũng bị nhún nứt, hư hỏng nặng.


    Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc Sông Cấm được Thủ tướng thông qua tại quyết định số 1131, ngày 246//2016, nhằm tạo ra bước ngoặt trong phát triển thành phố Hải Phòng. Tại hiện trường, một khu vực rộng cả nghìn mét vuông được quây tôn rào kín xung quanh, để một lối đi vào có cán bộ kiểm soát an ninh túc trực để ngăn người lạ vào nơi xảy ra sự cố. Đằng sau lớp tôn được quây kín, từng mảng đường nhựa bị lún nứt tạo ra một "hố tử thần" lớn.


    Bên dưới hố sụt lún là hầm đi bộ dài hàng chục mét đang thi công dang dở, nước ngập sâu buộc công ty thi công phải bơm hút nước liên tục mới có thể khắc phục những vết nứt. Những trụ cọc bêtông đỡ phần hầm có dấu hiệu bị nghiêng, để giải quyết sự cố này, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi công phải huy động máy xúc để móc bùn đất tại khu vực hầm. Cách khu vực hầm xảy ra sự cố không xa là một hầm đi bộ khác đã bị xây bít kín những lối xuống.


    Đề cập về hướng giải quyết, ông Trần Quang Vinh - trưởng phòng xây lắp Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng cho biết, công ty đang lên phương án phương án xây dựng trụ đỡ chữ A để đỡ phần hầm, bởi kết cấu đất nền bên dưới có rất nhiều bùn lỏng, doanh nghiệp thi công trước đó đóng cọc bêtông nhưng chưa đảm bảo kỹ thuật dẫn đến trạng thái treo cọc. Để khắc phục được sự cố này cũng sẽ phải mất nhiều tháng và số tiền không phải là nhỏ.

    Mặt bê tông bên trên hầm xuất hiện những vết nứt dài, lún sâu và sạt lở. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
    Mặt bê tông bên trên hầm xuất hiện những vết nứt dài, lún sâu và sạt lở. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
    Những vết lún tạo thành các hố sâu. (Ảnh: internet)
    Những vết lún tạo thành các hố sâu. (Ảnh: internet)
  42. Ngày 27/11/2021, chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đã ký công văn về việc khai triển một số nhiệm vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.


    Trong công văn nêu rõ ngừng hoạt động chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ ra vào trên địa bàn quận, huyện, thành phố. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đặc biệt, những quận, thị xã, thành phố đẩy mạnh hơn nữa công việc tuyên truyền cho quần chúng nhân dân thực hành nghiêm chỉnh thông điệp 5K. Hạn chế ra đường, chỉ ra đường những lúc thiết yếu, nhất là phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi, người mang bệnh lý nền, người chưa tiêm đủ liều vắc xin; Kiểm soát chặt chẽ các trường hợp F0, F1 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.


    Bên cạnh đó, chủ tịch tỉnh Sóc Trăng yêu cầu hạn chế số lượng người làm việc tại những tổ chức và doanh nghiệp trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo chưa thật sự thiết để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh; tiến hành xét nghiệm tầm soát cho cán bộ, công chức, nhân viên, công nhân để sớm phát hiện các trường hợp nghi nhiễm.

    Theo ông Trần Văn Lâu, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên khu vực diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cùng đồng phát sinh ở phần nhiều các địa phương, khả năng sẽ còn rất nhiều trường hợp nhiễm chưa được phát hiện hoặc các trường hợp F1 nguy cơ cao chưa được cách thức ly kịp thời.

    Trong ngày 26/11, Sóc Trăng ghi nhận 588 ca mắc mới, cao nhất từ trước đến giờ, trong đó có 388 ca cộng đồng, nâng tổng số ca mắc lên 14.942.

    Các cơ quan, lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ các chốt chặn cửa ngõ. (Ảnh: Vietnamplus)
    Các cơ quan, lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ các chốt chặn cửa ngõ. (Ảnh: Vietnamplus)
    Đường phố thông thoáng, người dân đi lại tự do hơn sau khi có công văn chỉ đao. (Ảnh: POL. vn)
    Đường phố thông thoáng, người dân đi lại tự do hơn sau khi có công văn chỉ đao. (Ảnh: POL. vn)
  43. Theo thông báo rạng sáng 27/11/2021 (giờ Việt Nam) của WHO, "Dựa trên những bằng chứng cho thấy có sự thay đổi bất lợi trong dịch tễ học về dịch COVID-19, WHO coi B.1.1.529 là biến thể đáng quan ngại và đặt tên là Omicron".


    Trên trang web của WHO đã ghi, Omicron là biến thể đáng lo ngại thứ năm theo phân loại, đứng sau các biến thể Alpha, Beta, Gamma và Delta. Sự xuất hiện của biến thể Omicron rất đáng lo ngại. Việc này cần được báo động toàn cầu vì số lượng đột biến nhiều vượt trội so với các biến thể nguy hiểm trước đó như Delta, Beta. Đặc biệt, thông qua bằng chứng sơ bộ cho thấy, nguy cơ tái nhiễm với biến thể này cao hơn so với các biến thể đáng lo ngại khác. Cũng theo WHO, các công cụ phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hiện tại có thể phát hiện được biến thể mới này.


    Giới khoa học lo ngại số lượng đột biến sẽ tác động đến cách thức hoạt động của virus, khiến nó dễ lây lan và lẩn tránh được hệ miễn dịch của con người. Một điều đang lo ngại nữa là Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh trước đó giải thích Omicron có một protein đột biến khác biệt lớn, có thể khiến các loại vắc xin hiện tại không phát huy hiệu quả.


    Các hãng dược như Pfizer, AstraZeneca và Moderna tuyên bố sẽ có nghiên cứu và kết luận trong vòng vài tuần tới. Đặc biệt cam kết sẽ phát triển một mũi tiêm tăng cường mới để ứng phó biến thể Omicron.


    Hiện tại, Nam Phi hiện là nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất. Bỉ, Botswana, Israel và Hong Kong (Trung Quốc) cũng lần lượt xác nhận có các ca mắc biến thể mới.

    Omicron- biến thể đáng quan ngại nhất hiện nay. (Ảnh: internet)
    Omicron- biến thể đáng quan ngại nhất hiện nay. (Ảnh: internet)
    Người dân ở Mỹ đang xịt cồn khử khuẩn ở tay. (Ảnh: báo Người lao động)
    Người dân ở Mỹ đang xịt cồn khử khuẩn ở tay. (Ảnh: báo Người lao động)
  44. Theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên, thành phố Hà Nội đã tập trung và đẩy nhanh tiến độ.


    Từ thống kê của Sở Y tế Hà Nội, thành phố đã tiêm được 11.880.513 mũi cho người trên 18 tuổi. Kết quả tiêm cho người trên 50 tuổi, được 3.591.069 mũi tiêm, trong đó mũi 1 là 1.860.735 mũi /2.124.223 người, đạt 87,6%, mũi 2 là 1.730.334 mũi/ 2.124.223 người, đạt 81,4%.


    Tính đến hết ngày 26/11/2021, thành phố đã tiêm được 266.281 mũi/306.389 trẻ từ 12 đến 17 tuổi, đạt 86,9%. Số còn lại sẽ được tiếp tục tiêm cho đến khi đủ số lượng.


    Bên cạnh việc tăng cường tiêm vaccine cho trẻ, Thành phố chỉ đạo khối Công an giám sát 21.366 người về từ cách tỉnh, thành phố. Theo ghi nhận, trong đó có 11.250 người đi bằng máy bay, 4.005 người đi tàu hỏa, 3.826 người đi ô tô, xe khách, 2.285 người đi bằng phương tiện cá nhân.


    Trong số những người trở về đã ghi nhận 232 trường hợp dương tính, trong đó nhiều nhất là người về từ TP. Hồ Chí Minh với 137 trường hợp dương tính.

    Học sinh trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đang tiêm vaccine. (Ảnh: vnexpress)
    Học sinh trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đang tiêm vaccine. (Ảnh: vnexpress)
    Vaccine Pfizer là vaccine được chỉ định cho trẻ từ 12-15 tuổi. (Ảnh: internet)
    Vaccine Pfizer là vaccine được chỉ định cho trẻ từ 12-15 tuổi. (Ảnh: internet)
  45. Chiều 26/11/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác của Bộ Y đã làm việc với lãnh đạo, ngành y tế tỉnh Thanh hóa về sự cố tiêm chủng vắc-xin. Sự cố này khiến 4 người tử vong tại Công ty TNHH giầy Kim Việt (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), hôm 23-11.


    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đồng ý với việc Thanh Hóa tạm dừng tiêm lô vắc-xin đó và cho lấy mẫu gửi Viện kiểm định vắc-xin và Sinh phẩm y tế để kiểm định. Còn các lô vắc-xin khác cũng như các loại vắc-xin khác vẫn tiếp tục triển khai tiêm bình thường cho người dân. Đồng thời yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh cùng các bệnh viện của Bộ lên kế hoạch cử đội chuyên gia vào hỗ trợ Thanh Hoá trong công tác tiêm chủng.


    Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thăm hỏi, động viên và chia sẻ với các trường hợp đang nằm điều trị, theo dõi sức khoẻ sau sự cố đáng tiếc.


    Theo tìm hiểu, nguyên nhân gây ra tử vong của 4 trường hợp là do sốc phản vệ sau tiêm vắc-xin Verocell phòng Covid-19. Đồng thời khẳng định, toàn bộ quy trình cấp phát, tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc-xin phòng Covid-19 được thực hiện theo đúng quy định.

    hứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (giữa) và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa (trái) thăm hỏi các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: báo Người Lao động)
    hứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (giữa) và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa (trái) thăm hỏi các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: báo Người Lao động)
    Những bệnh nhân có triệu chứng sốc phản vệ sau tiêm hiện đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh: báo Người lao động)
    Những bệnh nhân có triệu chứng sốc phản vệ sau tiêm hiện đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh: báo Người lao động)
  46. Tối 26/11/2021, sau 2 tháng chi viện UBND tỉnh An Giang phối hợp với Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM đã tổ chức tổng kết đợt hỗ trợ tiêm vắc xin cho An Giang phòng, chống dịch COVID-19.


    Trong gần 2 tháng qua, đội ngũ y bác sĩ TP.HCM đã tích cực phối hợp với ngành y tế tỉnh An Giang hỗ trợ tại các "điểm nóng" dịch COVID-19. Đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin cho người dân.


    Theo thống kê, đội ngũ y, bác sĩ này đã tiêm gần 25.000 liều vắc xin, đồng thời, trao tặng các bệnh viện Phú Tân, Chợ Mới và TP Châu Đốc các vật dụng có giá trị. Cụ thể là 2.000 túi thuốc A, 60 túi thuốc B, 33.000 khẩu trang, 1.500 bộ đồ bảo hộ, 1.200 kit test nhanh, 50 máy SpO2. Tổng trị giá trên 653 triệu đồng.


    Đến thời điểm hiện tại, bệnh viện kết hợp với Ban Dân vận trung ương chuyển 50.000 liều vắc xin tiêm tại các 'điểm nóng' về dịch bệnh ở các tỉnh miền Tây. Riêng An Giang đã tiêm được gần 25.000 liều.


    Lãnh đạo Sở Y tế An Giang đã gửi lời cảm ơn đến toàn thể 20 y, bác sĩ Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM đã đồng hành cùng An Giang trong thời điểm khó khăn vừa qua. Nhiệm vụ chính của họ là giúp tỉnh tiêm vắc xin và hướng dẫn người dân phòng, chống dịch tại các "điểm nóng", nhờ vậy tỉ lệ tiêm vắc xin của An Giang đã tăng nhanh.

    Cán bộ y tế của bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương TP. HCM đang tiêm vaccine cho người dân. (Ảnh: internet)
    Cán bộ y tế của bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương TP. HCM đang tiêm vaccine cho người dân. (Ảnh: internet)
    Lãnh đạo Sở y tế An Giang lên tặng quà đại diện bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương TP. HCM. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
    Lãnh đạo Sở y tế An Giang lên tặng quà đại diện bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương TP. HCM. (Ảnh: báo Tuổi trẻ)
  47. Sở Y tế TP. HCM cho biết, đến hết ngày 25/11/2021, tổng số ca nhiễm Covid-19 đang chỉ điều trị tại bệnh viện tầng 2, tầng 3 là 14.342 người. F0 đang được cách ly tại các cơ sở tập trung là 6.255 người, đang cách ly, điều trị tại nhà là 60.092 người. Như vậy, tổng số ca F0 đang được điều trị, cách ly là 80.689 người.


    Song song đó số F1 đang được cách ly tại nhà là 15.943 người. Theo như báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, các ca F1 cách ly tập trung hoặc tại nhà đều có thể mắc Covid-19.


    Nguyên nhân gia tăng số lượng F1 là do dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, số ca nhiễm tức F0 ngày càng gia tăng, kéo theo đó là số người tiếp xúc gần F1 cũng tăng theo. Điều này gây ra áp lực lớn cho các địa phương trong việc tổ chức cách ly tập trung. Để đảm bảo an toàn phòng chống lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, TP. HCM triển khai cách ly tại nhà đối với F1 trên địa bàn.


    Khi cách ly tại nhà, F1 hoặc người ở cùng thực hiện cách ly 14 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu cách ly. Nếu người nào đã cách ly tập trung được 7 ngày thì tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày. Sau thời gian cách ly trên, thực hiện theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.


    Nguyên nhân số lượng F0 gia tăng gần đây xuất phát từ việc mở cửa trở lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. Số F0 tăng đồng nghĩa với việc số bệnh nhân tử vong cũng gia tăng nhẹ theo. Hầu hết, những trường hợp tử vong đều có bệnh lý nền, trên 65 tuổi và chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine.

    Những bệnh nhân F0 điều trị tại bệnh viện. (Ảnh: internet)
    Những bệnh nhân F0 điều trị tại bệnh viện. (Ảnh: internet)
    Các ca f1 thực hiện cách ly tập trung tại nhà. (Ảnh: internet)
    Các ca f1 thực hiện cách ly tập trung tại nhà. (Ảnh: internet)
  48. Ngày 25/11/2021, phiên tòa sơ thẩm xét xử 36 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án làm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Trong đó có các bị cáo đầu vụ như Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào (nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN - VEC)…


    Được biết, theo kết quả giám định của Phân viện Khoa học công nghệ GTVT phía nam, quá trình thực hiện thi công, quản lý giám sát... từ chủ đầu tư, ban quản lý dự án (BQLDA), nhà thầu, nhà thầu tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan đã không tuân thủ các quy định về xây dựng. Do đó có đến 7/7 gói thầu sử dụng vật liệu kém chất lượng mặc dù đã được cảnh báo trước. Kết quả, sau khi nghiệm thu thì thiệt hại lên đến 811 tỉ đồng.


    Trong phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng nói tất cả báo cáo đều gửi qua mạng của hệ thống theo định kỳ. Khi nhận được cảnh báo về chất lượng vật liệu từ Bộ GTVT, bị cáo đã chuyển xuống BQLDA. Từ các phần trình bày của bị cáo và cơ quan giám định thì một số luật sư chất vấn rằng nguyên nhân mặt đường xuống cấp có thể do xe quá tải? Bởi vì đã có giám định độc lập nên chủ tọa đề nghị các luật sư tập trung hỏi nội dung khác.

    Các bị cáo tại phiên tòa xét sơ thẩm. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Các bị cáo tại phiên tòa xét sơ thẩm. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Các bị cáo trả lời cơ quan giám định. (Ảnh: báo Thanh niên)
    Các bị cáo trả lời cơ quan giám định. (Ảnh: báo Thanh niên)
  49. Chiều 25/11/2021, Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận Trần Văn Thi cho biết, sau 10 tháng triển khai, tuyến cao tốc ở miền Tây dài gần 23 km, có vốn đầu tư 4.800 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2021 đến nay giải phóng mặt bằng đạt hơn 97%.


    Hiện nay dự án bước vào đẩy nhanh tiến độ thi công thi công. Vĩnh Long và Đồng Tháp là hai tỉnh dự án đi qua đã bàn giao khoảng 22 km cho chủ đầu tư. Được biết, điểm đầu dự án nằm tại phường Tân Hòa, TP Vĩnh Long, điểm cuối tại nút giao cầu Chà Và, kết nối quốc lộ 1, thuộc xã Thuận An, thị xã Bình Minh. Hiện nay còn gần một km mặt bằng (hơn 3%) chưa được giải phóng.


    Tuyến đường được thiết kế 100 km/h, bề rộng nền đường 32 m với 6 làn đường. Theo kế hoạch, cao tốc này sẽ được hoàn thành năm 2022, đưa vào khai thác toàn bộ giai đoạn một trong năm 2023.


    Đây là một trong những dự án mang tính thiết thực khi kết nối tuyến TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Từ đó rút ngắn thời gian từ TP. HCM về Cần Thơ chỉ còn 2 giờ thay vì 3-4 giờ như hiện tại. Ngoài ra, nó góp phần giảm áp lực giao thông quốc lộ 1, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội miền Tây.

    Tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang trong quá trình thi công. (Ảnh: vnexpress)
    Tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang trong quá trình thi công. (Ảnh: vnexpress)
    Sơ đồ toàn tuyến cao tốc TP HCM - Cần Thơ. (Ảnh: vnexpress)
    Sơ đồ toàn tuyến cao tốc TP HCM - Cần Thơ. (Ảnh: vnexpress)
  50. Ngày 24/11/2021, đại diện liên minh "Đèn giao thông" gồm các đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) đã tổ chức họp báo thông báo chính thức hoàn tất thỏa thuận liên minh thành lập Chính phủ cũng như một số vấn đề chính trong thỏa thuận liên minh.


    Thỏa thuận dài 177 trang, gồm các kế hoạch, thông báo và ý định triển khai công việc của Chính phủ trong nhiệm kỳ tới đây. Một số điểm chính trong thỏa thuận gồm: tới năm 2030, khoảng 80% nguồn điện tiêu thụ của Đức sẽ là năng lượng tái tạo, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra trước đó là 65%, lương tối thiểu mỗi giờ sẽ tăng lên 12 euro và sẽ được ủy ban phụ trách lương tối thiểu độc lập xem xét điều chỉnh mức tăng phù hợp tiếp theo.


    Liên quan kế hoạch phân chia các bộ giữa ba đảng, tuy chưa có danh sách Nội các chính thức, song các bộ được cho đã thống nhất việc phân chia các mảng cho các đảng. Đảng SPD, ngoài giữ chức Thủ tướng (ông Olaf Scholz), sẽ phụ trách 6 Bộ. Đảng Xanh sẽ giữ 5 Bộ, trong đó Bộ Ngoại giao nhiều khả năng do bà Annalena Baerbock nắm giữ. Đảng FDP sẽ giữ 4 Bộ, trong đó Bộ Tài chính khả năng sẽ do ông Christian Lindner nắm giữ).

    Ảnh: TTXVN
    Ảnh: TTXVN
    Ảnh: TTXVN
    Ảnh: TTXVN
  51. Trưa ngày 24/11, tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho trên địa bàn vừa ghi nhận 2 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Theo đó, vào ngày 23-11, Trung tâm Y tế huyện Nông Cống tổ chức tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 mũi 2 cho công nhân, người lao động tại Công ty TNHH giầy Kim Việt (có địa chỉ tại thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống) theo kế hoạch. Tất cả những người đăng ký tiêm chủng đều được cán bộ y tế khám sàng lọc đầy đủ, tư vấn về loại vắc-xin tiêm chủng lần này và các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm chủng theo đúng quy định.


    Trong quá trình tổ chức tiêm vắc-xin Covid-19 đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm. Trong đó có 5 trường hợp xuất hiện triệu chứng nặng, được chẩn đoán phản ứng phản vệ sau tiêm. Ngay sau khi sự cố xảy ra, lực lượng y tế đã phối hợp đưa các trường hợp nặng chuyển tuyến về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa điều trị. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng và diễn biến nhanh sau phản vệ nên có 2 công nhân tử vong vào lúc 0 giờ 45 phút và 8 giờ 45 phút ngày 24/11.


    Theo Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, hiện đơn vị đã chỉ đạo Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc-xin phòng Covid-19, khẩn trương đánh giá nguyên nhân và báo cáo Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo. Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo huyện Nông Cống và các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp kịp thời chia sẻ, động viên gia đình có người tử vong và phối hợp cùng gia đình lo hậu sự chu đáo.

    Công ty TNHH giầy Kim Việt nơi nhiều công nhân gặp phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 (Ảnh: Vietnammet)
    Công ty TNHH giầy Kim Việt nơi nhiều công nhân gặp phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 (Ảnh: Vietnammet)
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  52. Ngày 24/11/2021, bà Nguyễn Thị Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình xác nhận, xã đã hoàn tất việc rà soát, thống kê nội dung mà Bộ Công an yêu cầu, liên quan hoạt động từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên. Theo xác minh của xã này, đoàn ca sĩ Thủy Tiên đến xã vào ngày 28/10/2020. Lúc này, chính quyền xã đã hỗ trợ đoàn nhằm giúp đỡ người dân bị thiệt hại do mưa lũ gây ra. Phía chính quyền xã không trực tiếp phát tiền cho dân, mà chỉ lập danh sách và giám sát.


    Bà Hoàng Thúy Ngàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cảnh Hóa đã có văn bản báo cáo xác nhận về việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại mưa lũ của ca sĩ Thủy Tiên tại xã này. Tại báo cáo, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cảnh Hóa thống kê, có 699 hộ dân thuộc 6 thôn nhận hỗ trợ từ đoàn của ca sĩ Thủy Tiên trong ngày 28/10/2020. Mỗi hộ thực nhận suất quà trị giá 6 triệu đồng và tổng số tiền của đợt hỗ trợ là hơn 4,1 tỉ đồng.

    Tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thì lãnh đạo địa phương cho hay, không thể thống kê đầy đủ hoạt động từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên theo yêu cầu của Cơ quan CSĐT Bộ Công an. Theo đó, huyện này cũng đã trao đổi với Bộ Công An về những khó khăn trong công tác thống kê số tiền hỗ trợ của đoàn ca sĩ Thủy Tiên. Cơ quan công an cho biết sẽ cùng phối hợp với huyện để làm rõ.


    Trước đó, bà Phạm Thị Hân, Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình xác nhận, trong năm 2020, đoàn từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên có về hỗ trợ cho người dân của tỉnh. Tuy nhiên, đoàn của Thủy Tiên không thông qua Mặt trận Tổ quốc khi đến giúp đỡ người dân Quảng Bình, mà chủ động liên lạc với chính quyền các địa phương dưới để trao tiền trực tiếp. Về số tiền cụ thể mà đoàn từ thiện ca sĩ Thủy Tiên trao tặng cho người dân tỉnh Quảng Bình, bà Hân cho hay MTTQ tỉnh không nắm được.

    Ca sĩ Thủy Tiên thời điểm rút tiền đi trao cho bà con vùng lũ.
    Ca sĩ Thủy Tiên thời điểm rút tiền đi trao cho bà con vùng lũ.
    Đoàn từ thiện ca sĩ Thủy Tiên trao tiền cứu trợ
    Đoàn từ thiện ca sĩ Thủy Tiên trao tiền cứu trợ
  53. Chiều 24/11/2021, chính quyền xã Vinh Hưng tổ chức tìm kiếm ông Nguyễn Sang, 53 tuổi cùng vợ là bà Nguyễn Thị Mát, 53 tuổi, trên đầm Cầu Hai, sau khi người nhà báo cả hai ra hồ nuôi tôm đêm 23/11 song không thấy về.


    Đến 24/11, khi nghe thông tin từ người cháu báo cả đêm ông bà nội đi làm nghề không về, người dân trong thôn đã đi tìm kiếm và đã phát hiện thi thể bà Mát trôi dạt vào gần bờ, ông Sang mất tích. Theo lãnh đạo xã Vinh Hưng, thời điểm vợ chồng ông Sang dùng ghe ra hồ tôm, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên trên địa bàn xã có mưa to, có thể ghe của vợ chồng nạn nhân bị lật khiến 2 người gặp nạn.

    Đến cuối giờ 24/11, lực lượng chức năng đã tìm thấy và trục vớt phương tiện ghe máy của nạn nhân đồng thời tiếp tục tìm kiếm người còn mất tích.


    Ông Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch UBND xã Vinh Hưng cho biết lực lượng chức năng phát hiện chiếc thuyền gắn động cơ bị lật, thi thể bà Mát trôi dạt vào gần Cửa Cạn, gần hồ nuôi tôm của gia đình. Địa phương cùng với người dân dùng lưới kéo rà tìm song vẫn chưa tìm thấy ông Sang. "Mưa lớn, trời rét, cộng với nước sâu nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Ngày mai, chính quyền sẽ tiếp tục tổ chức tìm kiếm", ông Huy nói.

    Đầm Cầu Hai rộng 11.200 ha, thông với biển qua cửa Tư Hiền.

    Đầm Cầu Hai nơi hai vợ chồng ông Sang gặp nạn. (Ảnh: Vienamnet)
    Đầm Cầu Hai nơi hai vợ chồng ông Sang gặp nạn. (Ảnh: Vienamnet)
    Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm ông  Sang
    Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm ông Sang
  54. Sáng 24/11/2021, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong công tác văn hóa, văn nghệ; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam; đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hóa; đánh giá thực trạng kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới; đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.


    Tham dự hội nghị có khoảng 600 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu với hơn 150 tham luận, được kết nối trực tuyến từ Hà Nội đến các điểm cầu ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.


    Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu trước khi đại diện của Thủ đô Hà Nội, Thừa Thiên Huế, An Giang cùng đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trình bày tham luận. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có bài phát biểu chỉ đạo.

    Trong phiên làm việc buổi chiều hôm nay, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng sẽ báo cáo việc tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ phát biểu kết luận.

    Ảnh: TTXVN
    Ảnh: TTXVN
    Ảnh: TTXVN
    Ảnh: TTXVN
  55. Tối muộn ngày 23/11/2021, người dân phát hiện một đám cháy lớn xuất phát từ một nhà xưởng nệm trên đường Tô Ngọc Vân, thuộc địa bàn quận 12, TP. HCM. Chỉ sau một thời gian ngắn, đám cháy bùng lên dữ dội, cột khói cao hàng chục mét đã lan rộng. Hoảng loạn, nhiều người ôm đồ đạc, tài sản tháo chạy thoát thân; nhiều người dân xung quanh dùng bình chữa cháy mini dập lửa song ngọn lửa quá to. Đám cháy bùng lên dữ dội lan sang xưởng gỗ bên cạnh, gần đó có nhiều công ty sản xuất giấy, gỗ; sau vụ cháy nhiều ngôi nhà và phân xưởng xung quanh vẫn chịu thiệt hại nặng nề từ vụ cháy.


    Sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an quận 12, lực lượng Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an Thành phố Hồ Chí Minh... gồm hơn 100 chiến sĩ đã khẩn trương có mặt và khắc phục đám cháy, toàn bộ khu vực bị phong toả trong bán kính 500m. Tuy nhiên, do đám cháy lớn nên công tác chữa cháy diễn ra suốt nhiều giờ đồng hồ.


    Sau hai giờ lực lượng ứng cứu, đám cháy vẫn chưa được khống chế. Được biết, hoả hoạn không gây thương vong nhưng đã thiêu rụi xưởng nệm, cùng nhiều tài sản của nhiều hộ xung quanh. Toàn bộ kết cấu nhà xưởng bị đổ sụp hoàn toàn.


    Ngay trong đêm 23/11, lực lượng chức năng cũng đã đến nơi để di tản và đưa người dân xung quanh đến khu vực khác để cư trú. Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

    Đám cháy lan rộng hơn 2000m2 (Ảnh: Internet)
    Đám cháy lan rộng hơn 2000m2 (Ảnh: Internet)
    Đá, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. (Ảnh: Soha)
    Đá, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. (Ảnh: Soha)
  56. Khuya ngày 23/11/2021, đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) thông tin về vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Km 18+100 đường cao tốc TP.HCM - Long Thành. Theo đó, xe khách chở 4 hành khách đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu do tài xế Nguyễn Tất Chiến cầm lái. Khi điều khiển xe khách đến đoạn đường thuộc địa phận xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã xảy ra tai nạn đâm vào đuôi xe container do tài xế Lưu Thanh Dũng cầm lái.


    Vụ tai nạn nghiêm trọng khiến xe khách 16 chỗ hư hỏng nặng, nát phần đầu xe. Tài xế lái xe tử vong tại chỗ và 4 hành khách trên xe bị thương, trong đó có 2 người bị thương nặng. Những người bị thương đã được lực lượng chức năng đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Long Thành ngay lúc đó.


    Đoạn đường cao tốc sau đó ùn tắc kéo dài. Để phục vụ cho công tác giải cứu người bị thương và xử lý hiện trường tai nạn, đội 6 - Phòng 8 Cục Cảnh sát giao thông (C08, Bộ Công an) đã chỉ đạo tiến hành hạn chế xe cộ đi qua khu vực bị tai nạn.. Hiện nguyên nhân của vụ tai nạn đang được công an tiến hành điều tra và làm rõ.

    Xe khách nát bươm sau tai nạn (Ảnh: VEC E)
    Xe khách nát bươm sau tai nạn (Ảnh: VEC E)
    Chiếc xe khách đang chở nhiều hành khách bị tai nạn (Ảnh: VEC E)
    Chiếc xe khách đang chở nhiều hành khách bị tai nạn (Ảnh: VEC E)
  57. Theo Bộ Y tế, 3 công ty dược trong nước có kế hoạch và đang triển khai sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir. Đây là thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng. Do trong nước chưa có thuốc Molnupiravir được cấp số đăng ký lưu hành, Bộ Y tế đang xem xét để trình Chính phủ chấp thuận cho cấp phép trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp, với một số điều khoản về hồ sơ được rút gọn. Nếu được Chính phủ đồng ý, dự kiến có 3 số đăng ký được cấp cho 3 thuốc Molnupiravir do các công ty dược trong nước sản xuất.


    Từ cuối tháng 8/2021, Bộ Y tế đã triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên triển khai chương trình này, đến nay chương trình đã mở rộng đến 34 tỉnh, thành. Bộ Y tế đã cấp 110.000 liều Molnupiravir cho các địa phương, trong đó 5.000 liều vừa được Bộ Y tế cấp bổ sung cho Tp. Hồ Chí Minh.


    Kết quả triển khai tại 22 tỉnh, thành cho thấy, Molnupiravir có tính an toàn, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị; tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với tải lượng virus thấp đạt gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02 - 0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

    Thuốc Molnupiravir điều trị Covid 19. (Ảnh minh họa)
    Thuốc Molnupiravir điều trị Covid 19. (Ảnh minh họa)
    Việt Nam sản xuất thuốc Molnupiravir điều trị Covid 19. (Ảnh: Internet)
    Việt Nam sản xuất thuốc Molnupiravir điều trị Covid 19. (Ảnh: Internet)
  58. Từ sáng nay (23/11/2021), thành phố Hà Nội chính thức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn.


    Trong 502.980 liều vaccine Comirnaty (Pfizer) thành phố được cấp, Sở Y tế Hà Nội đã phân bổ 304.140 liều cho 30 quận, huyện để thực hiện tiêm mũi 1 cho trẻ từ 15-17 tuổi đang học tập, sinh sống trên địa bàn theo lộ trình hạ dần độ tuổi, bảo đảm khoảng cách giữa 2 mũi ít nhất là 3 tuần. Thời gian hoàn thành đợt tiêm chủng này trước ngày 25/11. Loại vaccine tiêm cho học sinh trên địa bàn TP Hà Nội là Pfizer. Đợt này, quận Đống Đa nhận 19.188 liều, huyện Đông Anh 15.894 liều, quận Cầu Giấy 15.665 liều, huyện Ba Vì 12.414 liều, quận Nam Từ Liêm 12.312 liều, quận Hà Đông 11.478 liều; các quận, huyện, thị xã còn lại tiếp nhận từ hơn 5.000 đến 11.000 liều.


    Tại điểm tiêm Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên), công tác tiêm chủng được nhà trường phối hợp với UBND phường Ngọc Lâm, Trạm Y tế và Công an phường tổ chức. Việc tiêm chủng được thực hiện theo nguyên tắc cuốn chiếu, theo thứ tự ưu tiên từ lớp 12, lớp 11 và lớp 10, khi thông báo tiêm đến lớp nào thì hoàn thiện xong lớp đó. Việc tiêm chủng phải được sự đồng ý của phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ bằng văn bản đăng ký tiêm chủng.


    Các công việc chuẩn bị cơ sở vật chất, hỗ trợ hướng dẫn học sinh tại khu vực khám sàng lọc, trực an ninh, phân luồng, hướng dẫn phụ huynh học sinh và học sinh để xe tại cổng trường, phục vụ hậu cần… được nhà trường lên kế hoạch bố trí nhân lực đầy đủ. Trong quá trình tiêm, các trang thiết bị, việc chuẩn bị các dây chuyền tiêm đảm bảo tiêm chủng an toàn và an toàn phòng, chống dịch. Với trẻ em, nhân viên y tế có hướng dẫn, tư vấn thêm cho các bậc phụ huynh theo dõi các con sau tiêm, đặc biệt trong 7 ngày đầu, trọng tâm là 3 ngày sau tiêm.

    Những học sinh Hà Nội đầu tiên tiêm vaccine Covid-19. (Ảnh: VnExpress)
    Những học sinh Hà Nội đầu tiên tiêm vaccine Covid-19. (Ảnh: VnExpress)
    Những học sinh Hà Nội đầu tiên tiêm vaccine Covid-19. (Ảnh: VNExpress)
    Những học sinh Hà Nội đầu tiên tiêm vaccine Covid-19. (Ảnh: VNExpress)
  59. Sáng 23/11/2021, theo thông tin từ Ban ATGT huyện Sông Mã (Sơn La) vào khoảng 10h15 phút, ngày 22/11 tại Km 315+860 trên Quốc lộ 12 (thuộc địa phận bản Mâm, Chiềng Sơ) xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 2 học sinh thương vong.


    Thời điểm trên, Lò Văn Xịch (52 tuổi, trú tại bản Mường Bon, xã Chiềng Sơ, Sông Mã, Sơn La) điều khiển xe ô tô 16 chỗ mang BKS 26B-007.01 lưu thông theo hướng thị trấn Sông Mã - Bó Sinh trên xe chở theo 19 học sinh sau giờ tan học.

    Quá trình lưu thông bất ngờ cửa xe bị bung chốt rơi ra ngoài, khiến 2 em học sinh văng ra khỏi xe gồm Lò Thảo U. (SN 2007) và Tong Thị Nh. (SN 2010). Hậu quả làm em Lò Thảo U. tử vong tại chỗ, Tòng Thị Nhi bị thương nhẹ.


    Qua xác minh ban đầu xác định lái xe ô tô chưa có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, xe ô tô còn hạn kiểm định ATKT&BVMT đến hết ngày 8/12/2021. Phương tiện trên do Công ty TNHH du lịch và thương mại Phú An ký hợp đồng vận chuyển hành khách với ông Sầm Văn Hướng (trú tại bản Phiêng Xa, Chiềng Sơ, Sông Mã, Sơn La) vận chuyển hành khách hàng ngày theo lộ trình từ xã Chiềng Sơ, Sông Mã đến trường THCS Chiềng Sơ và ngược lại.


    Đánh giá nguyên nhân sơ bộ ban đầu xác định đây là vụ tai nạn rủi do, không phải là vụ tại nạn giao thông. Hiện vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Mã điều tra làm rõ theo quy định.

    Hiện trường vụ việc. (Ảnh: Internet)
    Hiện trường vụ việc. (Ảnh: Internet)
    Phương tiện do Công ty TNHH du lịch và thương mại Phú An ký hợp đồng (Ảnh: VOV)
    Phương tiện do Công ty TNHH du lịch và thương mại Phú An ký hợp đồng (Ảnh: VOV)
  60. Cục Đường sắt Việt Nam trình lên Bộ Giao thông Vận tải để kêu gọi đầu tư vốn nước ngoài vào 2 dự án kết nối cảng Lạch Huyện thuộc tỉnh Hải Phòng và Cái Mép - Thị Vải thuộc tỉnh Vũng Tàu.


    Ngày 23/11/2021, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam - ông Dương Hồng Anh cho biết dự án đường sắt vào cảng Lạch Huyện có điểm đầu là ga Dụ Nghĩa thuộc tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng, điểm cuối là ga Tiền Cảng. Từ ga Dụ Nghĩa, tuyến đường sắt này vượt qua sông Lạch Tray xuống phía nam thành phố Hải Phòng, tới bán đảo Đình Vũ; tiếp đó chạy song song với đường bộ qua cửa Nam Triệu, rồi rẽ phải chạy dọc cầu tàu để cập bến trong cảng Lạch Huyện. Kinh phí tạm tính của dự án này sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 32.600 tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn dự kiến 25 năm và hoàn trả vốn vay trong 30 năm.


    Dự án thứ 2 là dự án đầu tư đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu dài 84 km, khổ 1.435 mm, đi song song quốc lộ 51 qua khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải và cảng Bến Đình - Sao Mai. Dự kiến ban đầu vốn đầu tư khoảng 56.800 tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn trong vòng 19 năm và hoàn trả vốn vay trong 30 năm.

    Với hai dự án đường sắt trên, Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất kêu gọi đầu tư nước ngoài theo hình thức tài trợ vốn, hợp tác hoặc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật; liên doanh, góp vốn mua cổ phần cùng nhiều hình thức khác... Trong đó, dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu được đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT.

    Tàu hàng tại cảng Cái Mép (Ảnh: Vietnamnet)
    Tàu hàng tại cảng Cái Mép (Ảnh: Vietnamnet)
    Hai dự án đường sắt với kinh phí dự trù khoảng 90.000 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)
    Hai dự án đường sắt với kinh phí dự trù khoảng 90.000 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)
  61. Cơ quan chức năng Nghệ An đang lên phương án triển khai các biện pháp phòng chống dịch với 3 ổ dịch lớn tại huyện miền núi Tân Kỳ khi được phát hiện nhiều ca F0. Trong đó, cả ba ổ dịch đều được đánh giá là phức tạp và chưa rõ nguồn lây. Đặc biệt, một trong số 3 ổ dịch đã xâm nhập vào trường học.


    3 ổ dịch Covid-19 chưa xác định được nguồn lây tại huyện này bao gồm: Trung tâm Y tế Tân Kỳ xuất hiện 1 F0 là bệnh nhân tại bệnh viện; sau khi xuất hiện ca bệnh, huyện Tân Kỳ đã tiến hành điều tra truy vết; kết quả có 13 F1 trong Trung tâm Y tế. Tiếp đó tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các thành viên trong gia đình bệnh nhân thì tiếp tục phát hiện thêm bố, mẹ và vợ đều có kết quả dương tính với Sars-CoV-2. Ổ dịch tiếp theo được phát hiện là tại trường THCS Nghĩa Đồng, qua xét nghiệm có 32 học sinh, 2 giáo viên và 3 phụ huynh có kết quả nghi ngờ; đến thời điểm hiện tại (chiều 23/11) đã phát hiện 2 trường hợp dương tính tại ổ dịch này. Ổ dịch thứ 3 được xác định tại trường THPT Lê Lợi với 3 học sinh và 1 phụ huynh nghi ngờ; trong đó có 1 trường hợp dương tính với Sars-CoV-2.


    Ngay trong tối hôm qua (22/11/2021), Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An cùng các cơ quan chức năng đã triệu tập họp khẩn tại huyện Tân Kỳ nhằm đưa ra những phân tích, đánh giá cũng như nhận định về tình hình tại 3 ổ dịch nói riêng và tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện nói chung. Tù đó nêu ra các phương án dập dịch hiệu quả. Giám đốc Sở Y tế đề nghị huyện Tân Kỳ và các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh điều tra, truy vết nhanh nhất các trường hợp F1 liên quan đến các ca bệnh, tránh trường hợp bỏ sót. Cùng với đó là việc thực hiện khoanh vùng rộng để nhận diện tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

    Huyện Tân Kỳ tổ chức họp khẩn triển khai các biện pháp chống dịch trên địa bàn sau khi phát hiện 3 ổ dịch phức tạp, không rõ nguồn lây.. (Ảnh: VNExpress)
    Huyện Tân Kỳ tổ chức họp khẩn triển khai các biện pháp chống dịch trên địa bàn sau khi phát hiện 3 ổ dịch phức tạp, không rõ nguồn lây.. (Ảnh: VNExpress)
    Các học sinh được lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: VNExpress)
    Các học sinh được lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: VNExpress)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy