Bệnh nang thận

Nang thận là những khối dịch bất thường ở một hoặc cả hai bên thận, hình tròn, không thông với đài bể thận và chứa dịch trong bên trong. Nó có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường xuất hiện ở trẻ em và người trên 50 tuổi. Cũng có trường hợp trẻ sơ sinh bị nang thận nhưng đó là nang bẩm sinh.


Có ba loại nang thận như sau:

  • Nang đơn độc: đây là nang phổ biến nhất, nằm ở vỏ thận, đa phần lành tính. Nếu kích thước nang lớn sẽ gây đau bên hông tương ứng, chèn ép vào nhu mô thận ảnh hưởng đến chức năng thận. Trường hợp này cần phải mổ để loại bỏ nang.
  • Nhiều nang (ít nhất từ 2 nang trở lên): nó là kết quả của sự tắc nghẽn nhiều đơn vị thận.
  • Đa nang: chủ yếu do di truyền, là kết quả của sự rối loạn cấu trúc khiến cho một phần lớn nhu mô thận bị biến thành nhiều nang có chứa dịch.

Triệu chứng nang thận

Hầu hết các trường hợp bị nang thận đều không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi phát hiện ra bệnh hoặc khi đã có biến chứng. Trong trường hợp này, các triệu chứng lâm sàng thường thấy là:

  • Đau hông hoặc sườn là một trong những triệu chứng của người bị nang thận
  • Bị đau ở hông hoặc sườn kèm theo đi tiểu ra máu vì nang lớn và chèn ép vào các cơ quan khác.
  • Rét run, đau, sốt ở những trường hợp bị chảy máu hoặc nhiễm trùng nang. Lúc này cơn đau thường rất dữ dội.
  • Tăng huyết áp khi chèn ép động mạch thận.
  • Thận to, thăm khám lâm sàng có thể sờ thấy được.

Biến chứng cần thận trọng

Đa phần các trường hợp bị nang thận là vô hại và không cần chữa trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm với các biểu hiện sau:

  • Đau bụng và mạng sườn là do nhiễm khuẩn, chảy máu trong nang hoặc do sỏi thận.
  • Đái máu đại thể thường là do vỡ một nang vào trong bể thận, nhưng cũng có thể do sỏi thận hoặc nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: nếu bệnh nhân có đau mạng sườn, sốt, tăng bạch cầu, cần nghĩ đến nhiễm khuẩn nang.
  • Sỏi thận: đến 20% bệnh nhân có sỏi thận, chủ yếu là sỏi calci oxalat.
  • Tăng huyết áp: có đến 50% bệnh nhân có tăng huyết áp khi đến khám lần đầu. Số còn lại cũng sẽ xuất hiện tăng huyết áp trong quá trình diễn biến bệnh.
  • Phình động mạch não: có thể có phình động mạch não ở vòng Willis. Không có chỉ định chụp mạch hoặc chụp cắt lớp sàng lọc, trừ khi bệnh nhân có tiền sử gia đình có người phình động mạch, hoặc sắp phẫu thuật một bệnh gì đó mà có nhiều nguy cơ tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây ra nang thận

Đến nay nguyên nhân chính xác gây ra nang thận là gì vẫn chưa thể tìm ra nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng cao là do ứ đọng nước tiểu trong thận. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu hoặc sự phá hủy cấu trúc của các ống thận cũng có thể gây ra bệnh lý này. Một số trường hợp khác do túi thừa trong ống thận tách ra hình thành nang.


Những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị nang thận:

  • Người trên 50 tuổi.
  • Người có tiền sử với bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo.
  • Người sinh trong gia đình có tiền sử với bệnh lý về thận.

Các biện pháp điều trị
Hiện nay chưa có biện pháp nội khoa nào ngăn được tiến triển đến suy thận.

  • Nếu nang thận dưới 5 cm và không có triệu chứng thì không cần điều trị. Cần theo dõi định kỳ nang đơn thận bằng siêu âm, xét nghiệm nước tiểu và chức năng thận định kỳ và tránh các va chạm mạnh.
  • Nếu nang thận lớn ( > 5cm ) hoặc gây nên triệu chứng và là nguyên nhân gây chèn ép đài bể thận và niệu quản cần phải can thiệp ngoại khoa.

Một số biện pháp can thiệp bao gồm:

  • Chọc hút, bơm chất chống làm hóa xơ song tỷ lại tái phát lại khá cao lên đến 70% chỉ sau khoảng thời gian 3 tháng.
  • Mổ hở cắt chóp nang tiêu tốn nhiều thời gian nằm viện mà vết mổ sẽ để lại sẹo và sức khỏe người bệnh chậm phục hồi.
  • Phương pháp điều trị bệnh nang thận hiệu quả nhất hiện nay đó phẫu thuật nội soi để cắt chóp nang. Khắc phục được nhược điểm đem lại hiệu quả và đảm bảo sự an toàn cao nhất.
  • Điều trị biến chứng như chảy máu thì cần nằm nghỉ ngơi dùng các thuốc cầm máu, uống đủ nước 2l/ngày, truyền máu nếu cần thiết. Nếu nhiễm trùng: dùng kháng sinh theo đúng phác đồ.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước (2l/ngày) để tránh tạo sỏi, nếu có tăng calci niệu, nên dùng lợi niệu thiazid. Nên kiềm hóa nước tiểu nếu có nhiễm toan ống thận.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ dinh hoạt và làm việc khoa học.
  • Không sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Tránh lạnh bởi đây là yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Hạn chế vận động quá sức hoặc xảy ra chấn thương ở vùng bụng bởi nó dễ gây nhiễm trùng nang thận và vỡ nang.
  • Kiểm soát huyết áp ổn định.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tiết niệu cũng như các loại nhiễm trùng khác.
Nang thận
Nang thận
Bệnh nang thận

Top 8 Bệnh lý về thận thường gặp nhất

  1. top 1 Suy thận
  2. top 2 Sỏi thận
  3. top 3 Viêm cầu thận
  4. top 4 Hội chứng thận hư
  5. top 5 Viêm ống thận cấp
  6. top 6 Viêm thận bể thận cấp
  7. top 7 Ung thư thận
  8. top 8 Bệnh nang thận

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy