Bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm, khói thuốc lá và khi thời tiết thay đổi. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng bên trong mũi.

Có hai loại viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm quanh năm. Chúng rất hay tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho sinh hoạt và cuộc sống của trẻ.


Các triệu chứng thường gặp:

  • Trẻ bị ngứa mũi, ngứa mắt: Trẻ có triệu chứng bị ngứa từng cơn do dị nguyên hoặc cũng có thể ngứa do các yếu tố bảo vệ gây ra. Bên cạnh đó, lớp niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng nên gây ra hiện tượng hắt xì liên tục.
  • Chảy nước mũi, ngạt mũi: nước mũi chảy nhiều, có màu vàng hoặc xanh đậm gây nghẹt mũi, kèm hắt hơi sinh ra đau họng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Trẻ bỏ bú: Nếu tình trạng nghẹt mũi tiếp diễn trong thời gian dài, trẻ sẽ không thể thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng gây viêm họng, viêm thanh quản, ho. Hai hốc mũi trẻ sẽ bị ứ đọng nhiều dịch và sung huyết đỏ.Trẻ sẽ khó bú bởi vì mỗi lần ngậm vú trẻ thường bị ngạt thở dẫn đến tình trạng bỏ bú.
  • Ngoài các triệu chứng điển hình trên, trẻ em cũng có thể mắc phải các triệu chứng như sốt, người bứt rứt khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí có trường hợp trẻ bị tiêu chảy 2 – 3 ngày hoặc bị nôn ói. Bên cạnh đó, trẻ có thể có biểu hiện mệt mỏi, cơ thể lã đi, đau họng và chảy nước mắt,…
  • Những trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm có thể bị nhiễm trùng tai, ngáy, thở bằng miệng, ù tai, nhức đầu,...

Cách phòng ngừa và điều trị:

  • Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, nên tắm gội cho trẻ sạch sẽ để loại hết tác tác nhân gây dị ứng (trên tóc, da).
  • Luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, giặt giũ thường xuyên chăn, màn, mền và cả gối. Đồng thời không nên cho trẻ tiếp xúc với thú cưng hay vật nuôi trong nhà để tránh các dị vật gây dị ứng cho trẻ.
  • Hạn chế đưa con đến những nơi công cộng có nhiều khói bụi, khói thuốc lá… Cho trẻ mang các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, khăn trùm… khi ra ngoài.
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.
  • Nâng cao sức đề kháng tự nhiên của trẻ, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố dinh dưỡng, vi lượng và khoáng chất… Cần cho trẻ nhỏ ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi; đồng thời khuyến khích trẻ vận động thể dục thường xuyên.
  • Không nên tự mua thuốc điều trị mà nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị an toàn.


Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
Điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ tại nhà
Điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ tại nhà

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy