Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương có tên chữ là “Sùng Phúc Tự”, tên gọi khác là Tây Phương Cổ Tự. Ngôi chùa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, tọa lạc tại đỉnh đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Có thể bạn chưa biết, chùa Tây Phương là ngôi chùa cổ thứ 2 ở Việt Nam sau chùa Dâu Bắc Ninh. Năm 2014, Chính phủ đã công nhận chùa Tây Phương là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật. Năm 2015, bộ tượng Phật giáo tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ngôi chùa nằm an yên, tĩnh lặng giữa cảnh sắc thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Khi tới thăm chùa, du khách sẽ cảm nhận được nét cổ kính với những vết tích thời gian xưa cũ.


Năm 1632, dưới đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng năm 1657 - 1682, Tây Đô Vương Trịnh Lạc cho phá đi chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa được trùng tu hoàn toàn và có tên gọi mới là “Tây Phương Cổ Tự”. Hình dáng bên ngoài và kiến trúc của chùa được giữa lại hoàn toàn như ngày nay.


Tọa lạc ở trên đỉnh đồi Câu Lâu, để đi đến cổng chính của “đệ nhất cổ tự” chùa Tây Phương thì bạn sẽ phải đi bộ qua 239 bậc thang đá ong. Chùa được xây dựng với 3 nếp chùa, đặt song song với nhau theo hình chữ Tam gồm có bái đường, chính điện và hậu cung. Từ cổng chính đi vào trong là một khoảng sân, dẫn du khách tới ba nếp nhà được xây song song với nhau. Theo thứ tự là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía sau và bên cạnh 3 nếp chùa là nhà Tổ và nhà Mẫu.


Chùa Tây Phương là một quần thể các đơn nguyên, gồm có các hạng mục như Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường Thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà khách. Xung quanh diềm mái của 3 nếp chùa đều được chạm trổ tinh xảo theo hình lá triện cuốn. Trên mái được gắn nhiều con vật bằng đất nung, các đầu đao mái cũng được chế tác từ đất nung, đường nét nổi lên là hình hoa, lá, rồng, phượng. Cả 2 tầng mái đều theo kiểu “tàu đao lá mái”, giữa hai tầng là cổ diêm được bưng kín bởi các tấm ván đố. Nếu như phần mái trên có múi in nổi hình lá đề thì lớp ngói phía dưới có hình vuông đơn ngũ sắc giống như màu áo cà sa của các vị cao tăng. Toàn bộ tường được xây bằng gạch nung đỏ Bát Tràng. Điểm nhấn là những cửa sổ hình tròn với biểu tượng sắc và không. Lối kiến trúc, nghệ thuật chạm trổ, tạo hình trên gỗ. Hoa văn trang trí ở chùa Tây Phương thể hiện được trình độ, kỹ thuật chạm khắc tinh xảo và sự tài hoa của người xưa.


Một trong những điều thu hút du khách khi tới chùa Tây Phương đó chính là có rất nhiều bức tượng pháp với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giác. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng có những bức tượng chạm trổ hoa văn, hoa cúc, rồng phượng, hổ phù tinh xảo. Bật mí cho bạn biết những bức chạm trổ đều được làm dưới bàn tay của nghệ nhân tài hoa ở làng Chàng Sơn - làng nghề mộc nổi tiếng.


Bên trong chùa sở hữu 64 pho tượng cùng với các phù điêu vô cùng hoành tráng phải kể đến như bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn trong thời kỳ khổ hạnh,.....16 pho tượng Tổ với phong cách hiện thực. Đặc biệt ở chùa Tây Phương còn có 18 pho tượng La Hán với những dáng vẻ, biểu cảm gương mặt khác nhau.

Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy