Đưa văn học về gần với đời sống hơn

Nếu Tiếng Việt là dạy học sinh biết lựa chọn ngôn ngữ để nói, để giao tiếp hàng ngày; dạy làm văn là dạy các kĩ năng tạo lập văn bản và tiếp nhận văn bản thì dạy tác phẩm văn học là dạy cho các em thấy muôn mặt đời thường chúng ta đang sống, nó đang diễn ra, rất gần, rất thực.


Ví dụ: Khi dạy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam cần phải cho học sinh thấy: Cuộc sống quanh các em không phải không còn những phố huyện nghèo, không phải không còn những kiếp người tàn. Ở ngay hàng xóm của các em vẫn có rất nhiều “chị Tí” sáng có thể không đi mò cua bắt tép nhưng sáng vẫn còn phải dạy sớm đi tát nước, gánh phân, tưới rau, gặt lúa… Tối có thể không dọn hàng nước bán nhưng phải đi làm tăng ca, làm đêm, khâu nón, đan hàng mây, tre để có thêm thu nhập. Những chị công nhân khi đi làm con chưa ngủ dạy, tối làm về con đã ngủ say, cuộc sống cũng quẩn quanh, tẻ nhạt. Những đứa trẻ con các chị có mẹ nhưng mẹ chúng không có thời gian bên chúng - đó cũng là bóng dáng của chị Tí, của những đứa trẻ con nhà nghèo.


Có thể nói, tính liên hệ thực tế, tính giáo dục, tính tích hợp theo chủ đề trong một giờ văn đã giúp người dạy đưa văn học về gần với đời sống, giúp các em hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn, chân thực hơn, đời sống con người.

Đưa văn vào với đời sống hơn
Đưa văn vào với đời sống hơn

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy