Uống nước cỏ nhọ nồi

Cây nhọ nồi thuộc thân thảo, họ nhà cúc, có bộ rễ màu xám, chiều cao từ 20 - 40cm, thân màu xanh hoặc đỏ tía, nhiều lông cứng, hoa nhỏ màu trắng, tính hàn, vị chua, ngọt. Cây nhọ nồi mọc ở một số vùng tại các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan... Cây mọc ở bờ bụi, kênh mương, bờ ruộng... khắp vùng trung du và đồng bằng. Nhọ nồi có thể dùng dưới dạng khô hoặc trực tiếp khi cây còn tươi. Một trong những tác dụng của cây nhọ nồi là hạ sốt cho trẻ. Khi trẻ sốt nhẹ do cảm cúm thông thường hay sốt xuất huyết thì cây nhọ nồi sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sốt trên 39 độ thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và đưa đến cơ sở khám chữa bệnh để đảm bảo an toàn.

Để làm bài thuốc hạ sốt bằng cây nhọ nồi, hái cả thân và lá, nhặt bỏ phần hỏng, sau đó rửa sạch bằng nước 3 - 4 lần, khi rửa tránh làm dập nát cây. Sau đó cho nhọ nồi ngâm với nước muối loãng trong thời gian khoảng 3 phút. Vớt ra để ráo và giã bằng cối sao cho thật nhuyễn, pha hỗn hợp đã giã nhuyễn với nước đun sôi để nguội, lọc ra rây để loại bỏ bã. Với trẻ sốt nhẹ thì cho uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa, nếu trẻ nhỏ khó uống có thể cho thêm chút đường, trẻ ho thì có thể cho thêm vài hạt muối tinh. Phần bã vừa lọc bỏ thì chia thành các phần rồi đắp ở trán, bẹn, nách để giúp trẻ giảm nhiệt độ xuống.

Hạ sốt bằng cỏ nhọ nồi
Hạ sốt bằng cỏ nhọ nồi
Uống nước cỏ nhọ nồi để hạ sốt cho bé
Uống nước cỏ nhọ nồi để hạ sốt cho bé

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy