Top 7 Bài nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay hay nhất
Có lẽ chưa từng có thời điểm nào như ngày nay mà cụm từ "văn hóa ứng xử" được đề cập nhiều như vậy. Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng ... xem thêm...xử trong cuộc sống và trên mạng xã hội. Dưới đây là những Bài nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay hay nhất mà Toplist đã sưu tầm và tổng hợp.
-
Bài tham khảo số 1
Có lẽ chưa từng có thời điểm nào như ngày nay mà cụm từ "văn hóa ứng xử" được đề cập nhiều như vậy. Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống và trên mạng xã hội.
Vậy, câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho tất cả mọi người là: Văn hóa ứng xử là gì? Văn hóa ứng xử bao gồm các quy tắc và tình huống mà con người đối xử với nhau và với tự nhiên xung quanh chúng ta. Trên mạng xã hội, văn hóa ứng xử là tư duy và cách con người thể hiện ý thức đối với người khác và các sự kiện trên mạng xã hội. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội là nơi chúng ta có thể cho mọi người thấy nhân cách và cá nhân của mình, và nói rộng ra, hành động và giao tiếp đó thể hiện tinh thần và ý chí của một dân tộc hay cộng đồng không thể nhầm lẫn với bất kỳ dân tộc hay cộng đồng nào khác.
Ngày nay, mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến, mọi người đều sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam, có rất nhiều mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,... với hàng triệu người dùng ở mọi lứa tuổi. Mạng xã hội là một thế giới ảo mà con người có thể giao lưu và tương tác với nhau, từ đó hình thành nhiều cách cư xử khác nhau, từ trang nhã và lịch sự đến thô lỗ. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, như xung đột, cãi vã và thậm chí bạo lực, một phần nguyên nhân là do tranh cãi trên mạng xã hội. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội cũng làm mất thời gian và ảnh hưởng đến các công việc khác trong cuộc sống.
Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người cần điều chỉnh bản thân và hạn chế việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào các công việc khác. Ngoài ra, chúng ta cần có một cách ứng xử thông thái và văn minh trên mạng xã hội. Mỗi người cần rút ra những bài học và hoàn thiện cách ứng xử trên mạng xã hội cũng như trong cuộc sống của mình.
-
Bài tham khảo số 2
Ngày nay, xã hội đang phát triển vượt bậc, nhưng cũng đi kèm với đó là nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có văn hóa ứng xử trên mạng xã hội. Văn hóa ứng xử đề cập đến cách con người đối xử, giao tiếp và trò chuyện với nhau. Mỗi vùng miền, mỗi tình huống đòi hỏi cách ứng xử khác nhau, nhưng chúng ta cần nhớ giữ giao tiếp và ứng xử lịch sự và khéo léo với người khác.
Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đại diện cho nhận thức của mỗi người về việc sử dụng mạng xã hội, và thể hiện thái độ và hành động của chúng ta đối với các sự việc và câu chuyện trên mạng xã hội. Mạng xã hội là một cộng đồng thu nhỏ, nơi mọi người giao tiếp và chia sẻ, điều này đồng nghĩa với việc có người khác sẽ nhìn thấy và theo dõi câu chuyện của chúng ta. Do đó, cách chúng ta ứng xử trên mạng xã hội cũng là một tiêu chí để đánh giá con người. Mạng xã hội ngày càng phát triển, và có nhiều cách sử dụng và ứng xử khác nhau, tạo thành văn hóa mạng. Chúng ta cần trở thành người dùng thông minh để tránh rơi vào những tình huống không mong muốn. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy chúng ta nên thay đổi góc nhìn và xem xét lại cách chúng ta ứng xử từ bây giờ.
Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, hãy lựa chọn thông tin và suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra bình luận hoặc chia sẻ trên mạng xã hội. Hãy sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý và hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng "nghiện mạng xã hội". Hãy tránh chia sẻ thông tin sai lệch, thông tin chưa được kiểm chứng và không tuyên truyền những thông tin tiêu cực. Mỗi hành động nhỏ của chúng ta có thể mang lại kết quả lớn, vì vậy hãy sử dụng và ứng xử trên mạng xã hội một cách văn minh ngay từ hôm nay.
-
Bài tham khảo số 3
Giới trẻ hiện nay chính là tương lai của gia đình, bộ mặt của xã hội và cũng là tương lai của đất nước. Quan tâm đến việc học tập, các mối quan hệ và đặc biệt là văn hóa cư xử của giới trẻ hiện nay rất cần được quan tâm.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh.
Về hành vi ứng xử có văn hóa của giới trẻ hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cần có cái nhìn khách quan khi đề cập về vấn đề này. Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống có hoài bão, lý tưởng rõ ràng.
Sự phát triển và hội nhập văn hóa xã hội đó tác động nhanh và mạnh nhất đối với thanh niên. Thanh niên đang ngày đêm quay cuồng trong vòng xoáy của sự phát triển đó. Bởi lẽ người trẻ mang trong mình sức sống dồi dào, mang trong mình nhiệt huyết sôi nóng. Họ thường là người rất năng động, tích cực trong mọi việc, trong mọi vấn đề của cuộc sống, kể cả tình yêu. Phần lớn giới trẻ nước ta hiện nay đã có những nếp sống, tư tưởng rất văn minh. Chú trọng trong cách cư xử là biểu hiện kính trên nhường dưới, luôn biết quan tâm giúp đỡ người khác và không quá để bản thân phải chịu áp lực về cuộc sống xô bồ cơm, áo gạo tiền. Trong học tập, công tác, tuổi trẻ ngày nay không ngừng vươn lên để đạt được những thành công. Trong nhiều kỳ thi Ôlympic các môn học, những giải thi đấu thể thao khu vực và quốc tế, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã nỗ lực vươn lên mang vinh quang về cho đất nước. Họ cũng là người dồi dào tình cảm, nhạy bén trong sự cảm thụ cái hay, cái đẹp của cuộc đời.
Nhưng ngược lại, cũng có nhiều thành phần lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử. Nhìn ở góc độ xa hơn, văn hóa ứng xử cộng đồng và ứng xử với con người của một bộ phận người trẻ thực sự có vấn đề, họ đề cao cái tôi của mình quá lớn, luôn muốn chứng minh bản lĩnh bản thân, luôn muốn mình phải là người trung tâm, dễ dàng có những hành động bạo lực để giải quyết vấn đề. Vì cái tôi cá nhân, họ có thể cãi cự với bất cứ ai, tranh luận, đàm phán gay gắt cả với người lớn tuổi để chứng minh bản ngã đúng đắn của bản thân mình. Luôn cho rằng bị đáng giá thấp vì còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nhưng họ coi đó là chuyện nhỏ và coi bản thân mình lớn hơn vì chính vì trẻ nên có sức trẻ, có nhiệt huyết mạnh mẽ hơn.
Ðối với nhiều bạn trẻ khác là không có ý chí phấn đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm… Ðây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống văn hóa dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ văng tục, chửi thề; ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông, có thái độ không đúng mực với người già, hành động thiếu văn hóa nơi công cộng… còn khá phổ biến. Khả năng kiểm soát cảm xúc không tốt của các bạn trẻ đã dẫn đến tình trạng bạo lực trong giới trẻ ngày càng tăng.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ cần được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại.
Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Cho nên để vun đắp hành vi ứng xử đạo đức trong giới trẻ, trước hết những người đi trước phải biết tác động một cách phù hợp vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của giới trẻ để họ từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống. Có rất nhiều những việc làm cụ thể và thiết thực để hướng giới trẻ có cách ứng xử văn hóa: nêu gương của những người chung quanh để làm chuyển biến nhận thức giới trẻ, phát động các phong trào thi đua trong mọi lĩnh vực để hướng họ vào những hành động tốt…Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm đúng mức, hướng dẫn, giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, điều chỉnh những hành vi ứng xử không đẹp nảy sinh trong quá trình giới trẻ tham gia vào những quan hệ xã hội.
Trong mỗi điều kiện hoàn cảnh, con người đều có cách ứng xử và lối sống phù hợp. Ngày nay, trong điều kiện giao lưu, hội nhập, thế hệ trẻ đang đứng trước nhiều sự chọn lựa về quan niệm sống và cách sống của mình, tích cực có, tiêu cực có, vấn đề là cần phải nhận thức được quan niệm và cách sống đúng, được nhiều người chấp nhận. Bác Hồ đã có câu: “Nước Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. Bởi vậy, thế hệ trẻ hãy sống có bản lĩnh, có trí tuệ, có cách cư xử văn hóa để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp.
-
Bài tham khảo số 4
Có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Và điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp và quả thật rất đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.
Văn hóa được hiểu là tổng hòa các giá trị, các giá trị tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ cũng như trong hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và ngay cả qua các hoạt động sáng tạo ấy, thì dường như các thế hệ tiếp nối nhau dường như cũng đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực. Có thể nói những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Và còn như sự ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Tóm lại ta như thấy chính cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận hay cũng như đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, và cả giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta. Đó chính là sự bao gồm tất cả như cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên sản sinh ra vậy.
Ta có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Ví dụ như chúng ta nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức. Và đó không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó.
Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”,… đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và có thể nói chính những cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười. Và có những hành động như vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Có thể thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, rất lịch sự, và lại có khuôn phép, lễ giáo.
Hiện nay thì đã có không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn chính vì quá mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Khi các bạn về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thầy này ác, bà cô kia keo kiệt, và đằng sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Thật đau lòng vì còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay.
Và tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và chính với môi trường xung quanh. Thường thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, và có cả những nhận thức nên người ta lại như đã rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó chính là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này. Cũng bởi vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh. Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ và họ dường như cũng đã tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Đó là những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập.
Văn hóa ứng xử luôn luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng trong bất cứ thời đại nào, chính vì vậy bạn và tôi hãy rèn luyện cho mình những lối sống có văn hóa. Mỗi người có ý thức sẽ tạo lên được một xã hội có ý thức, xã hội có ý thức thì mới phát triển toàn diện về cả môi trường xã hội lành mạnh và môi trường tự nhiên trong sạch.
-
Bài tham khảo số 5
Văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân là cơ sở đánh giá cả về học vấn lẫn ý thức. Từ xưa đến nay, kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam có không ít những câu chuyện, những lời hát, lời ca ý nghĩa ẩn chứa bài học ứng xử lễ nghĩa chuẩn mực. Cho đến ngày nay, văn hóa ứng xử vẫn luôn là vấn đề nổi cộm trong xã hội, đặc biệt là đối tượng giới trẻ, tương lai và bộ mặt của đất nước.
Ứng xử được định nghĩa là sự giao tiếp cả về lời nói và cử chỉ của con người khi gặp các tình huống xã hội. Mỗi người sẽ có một thái độ, hành vi khác nhau khi bị đặt vào trong cùng một trường hợp bị tác động, tùy thuộc vào tính cách và học thức của người đó. Cách ứng xử chính là tấm gương phản chiếu thẳng thắn nhất bản chất của mỗi người, cách bạn nói năng, hành xử với những người xung quanh quyết định bạn là ai, bạn đáng giá bao nhiêu.
Trên thực tế, hành vi ứng xử của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay là sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa đông và tây, giữa cái mới và cái cổ điển. Với sự bùng nổ của thiết bị công nghệ, các bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, từ đó hình thành cung cách ứng xử tiến bộ, hợp thời. Không còn những hủ tục như trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng như thế hệ cũ, các bạn trẻ thể hiện sự tôn trọng với phái yếu bằng những hành động "ga - lăng" như luôn nhường phụ nữ đi trước, mở cửa, kéo ghế cho các bạn gái, nói năng vừa đủ nghe, lịch thiệp,... Ngoài ra, được bồi bổ kiến thức đa chiều, văn hóa ứng xử của các bạn trẻ cũng được nâng tầm, từ đó tác động đến những lối suy nghĩ còn lạc hậu, không theo kịp thời đại nhằm từng bước thay đổi, loại trừ.
Văn hóa ứng xử của các bạn trẻ được xét trên các khía cạnh như cách đối xử với ông bà, cha mẹ, người thân, đối xử với mọi người xung quanh và đối xử với chinh bản thân mình. Hầu hết giới trẻ đều được giáo dục từ nhỏ về bài học lễ nghi, chào hỏi người lớn tuổi nên dù có hội nhập, những đức tính tốt đẹp ấy vẫn được bảo tồn và phát huy. Con cái vẫn kính trên nhường dưới, đặt chữ hiếu lên đầu, biết lo lắng và suy nghĩ cho cha mẹ, ông bà. Ra ngoài xã hội, các bạn dần có nếp sống văn minh hơn như biết xếp hàng đợi đến lượt, nói lời cảm ơn khi nhận lại tiền thừa từ người bán hàng,... Ngay với những vấn đề cá nhân như tình yêu, giới trẻ cũng biết cách ăn nói sao cho hấp dẫn, biết đối xử vừa công bằng vừa hợp tình để duy trì mối quan hệ dài lâu. Các bạn trẻ cũng biết tôn trọng sở thích cá nhân, không có thói quen chê bai, dè bỉu, đánh giá một người khác biệt về phong cách ăn mặc. Như vậy, nhìn chung, văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay là điều đáng mừng đối với toàn thể công dân xã hội.
Mặt khác, hành vi ứng xử của giới trẻ cũng hoàn toàn có thể bị tác động tiêu cực vì mạng xã hội. Với nếp sống nhanh, sống gấp, một số bạn trẻ tự cho rằng bản thân mình là cái rốn của vũ trụ, sinh ra thói tự kiêu, tự cao tự đại, chỉ cần bản thân mình mong muốn thì mọi người phải làm theo ý mình. Lối suy nghĩ này rất dễ dẫn đến cách ăn nói xấc xược, hỗn láo khi cha mẹ không ủng hộ ý kiến, ngoài xã hội thì sẵn sàng phản bác, thậm chí gây gổ, dùng đến bạo lực nếu như bị làm phật ý. Thường những đối tượng này sẽ sống cô lập, xa lánh xã hội và ngày càng trở nên tiêu cực. Họ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm do thiếu hụt kĩ năng giao tiếp cũng như tính ái kỉ khiến họ có cái nhìn nông nổi, hạn hẹp. Không những vậy, hành vi ứng xử thô lỗ, cục cằn của những bạn trẻ như vậy dễ gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh công cộng và những người xung quanh. Đơn cử như việc tổ chức đua xe trái phép của những chàng thanh niên mới lớn, thích thể hiện bản lĩnh cái tôi dũng cảm. Hậu quả không những nguy hiểm đến tính mạng, bị phạt hành chính mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến khu dân cư.
Trong thời gian gần đây, nổi cộm lên giữa những câu chuyện thường nhật của người dân, cái tên Khá Bảnh được nhắc tới rất thường xuyên. Khá Bảnh, tên thật là Ngô Bá Khá, là một giang hồ mới nổi ngụ tại Bắc Ninh. Anh chàng này nổi tiếng với những hành động rất nực cười như điệu "múa quạt" và cách ăn mặc lố lăng, nhưng lại được rất nhiều các bạn trẻ mến mộ không rõ vì lý do gì. Kênh mạng xã hội của Khá Bảnh nhận được nhiều lượt theo dõi, chủ yếu là các bạn trẻ và các em học sinh độ tuổi Trung học phổ thông. Hành vi đậm chất giang hồ, đâm chém, cờ bạc, ma túy,... của hắn ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và định hướng của các em nhỏ và giới trẻ. Tuy nhiên đến tận mới đây, Bảnh mới bị lực lượng chức năng bắt giữ vì hành vi tổ chức cờ bạc chuyên nghiệp của mình. Thử hỏi xem, trước khi bị bắt, đã có bao nhiêu em nhỏ bị đầu độc bởi những trò kệch cỡm, những hành vi mang tính tha hóa của hắn.
Suy đồi hành vi còn thể hiện ở lối sống buông thả, sống nay không biết ngày mai. Bị ảnh hưởng bởi phong cách sống phương Tây, các bạn trẻ cho rằng sống để hưởng thụ, để làm những điều mình thích. Giới trẻ không ngại ngần phá vỡ các quy chuẩn văn hóa dân tộc như kính trên nhường dưới, coi nhẹ chuẩn mực đạo đức xã hội, ma túy, mại dâm,... Thậm chí, việc sống thử trước hôn nhân cũng được các bạn trẻ hào hứng đón nhận, coi đó là hành động hợp mốt, hợp thời, gây ra những hậu quả đáng tiếc như có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Với những nước đã phát triển, giới trẻ thường được giáo dục cách bảo vệ bản thân ngay từ khi còn nhỏ thì tại Việt Nam, việc áp dụng một cách nửa vời vô hình dung gây ra những hậu họa đáng tiếc cho chính bản thân giới trẻ.
Nguyên nhân của của sự xuống dốc trong hành vi đạo đức là do lối sống cộng đồng, có xu hướng sao chép lẫn nhau của đại bộ phận các bạn trẻ. Là những công dân mới, các bạn luôn đặt vấn đề sành điệu, hợp mốt lên hàng đầu, ví dụ như nhìn thấy hình ảnh nhả khói thuốc từ những nam tài tử, giới trẻ thường học đòi và bắt chước với mong muốn trông cũng thật bảnh bao. Tiếp đó là do môi trường sống, môi trường giáo dục. Do công việc bận rộn, nhiều cha mẹ sẵn sàng để con cái phát triển một cách bản năng, thiếu đi định hướng ứng xử, hành vi khiến những đứa trẻ mất phương hướng, không biết thế nào là đúng sai, dẫn đến hậu quả khi lớn thường khó hòa nhập và giao tiếp với cộng đồng. Lý do quan trọng nhất vẫn là nằm ở bản thân ý thức của mỗi người. Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi ứng xử xấu, kém văn minh, nếu không giữ vững lập trường và luôn tuân thủ các giới hạn ứng xử của bản thân thì rất dễ sa ngã.
Để khắc phục tình trạng tha hóa đạo đức, hành vi ứng xử văn hóa, nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự phối hợp tác động về mọi mặt. Gia đình uốn nắn hành vi của con trẻ từ khi còn nhỏ, thường xuyên quan tâm, điều chỉnh cách ứng xử của con cái độ tuổi hình thành nhân cách. Nhà trường cần có hệ thống giáo dục bài bản, linh hoạt, vừa đáp ứng nhu cầu mở rộng văn hóa, vừa đảm bảo khuôn khổ chuẩn mực đạo đức. Với xã hội, cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh trước những hành vi sai trái, đồng thời tuyên dương những hành động đẹp nhằm biểu dương và khích lệ các bạn trẻ sống theo đúng đạo đức, truyền thống dân tộc.
Bản thân mỗi chúng ta chính là thế hệ trẻ, là tương lai, vận mệnh đất nước, chúng ta cần từng bước nâng cao nhận thức đúng đắn về cách ứng xử trong giao tiếp, hành động từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cùng với sự chỉ dẫn và quan tâm từ nhà trường, gia đình, hãy hình thành những thói quen tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào bài trừ thói hư tật xấu, rèn luyện trở thành công dân tốt, có lối ứng xử tốt đẹp, lành mạnh. Có như vậy, đất nước mới có tiềm năng phát triển dựa trên nền tảng con người bền vững.
-
Bài tham khảo số 6
Có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Điều đó cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình. Vậy câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho tất cả mọi người, đó là: văn hóa ứng xử là gì?
Đầu tiên ta phải hiểu thế nào là văn hóa, thế nào là ứng xử? Văn hóa là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và qua các hoạt động sáng tạo ấy, các thế hệ tiếp nối nhau đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực, những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Còn ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Và cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận, đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta bao gồm cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên. Văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người, cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, lịch sự, văn minh. Ví như nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức, chứ không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó, cứ tiện cho mình, sạch cho mình là được, còn xung quanh có ra sao cũng mặc kệ. Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng văn hóa ứng xử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, và đặc biệt là cuộc sống hiện đại ngày nay.
Trước hết phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, … đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười, vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, hay khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Lớn hơn một chút, chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, lịch sự, có khuôn phép, lễ giáo. Ví dụ như một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hòa thuận, bố mẹ biết cách dạy dỗ, khi chúng ta phạm sai lầm thì nhẹ nhàng khuyên giải, chỉ ra lỗi sai để mình biết cách khắc phục, sửa chữa. Nhưng cũng với một đứa trẻ như thế nhưng nếu cách hành xử của bố mẹ là la mắng, là đòn roi thì lại ngược lại, đứa bé đó dễ trở thành một con người bạo lực, không làm chủ được bản thân, không thích người khác chỉ trích mình. Và cái nôi khác rộng hơn để chúng ta học được cách giao tiếp, ứng xử với mọi người sao cho hợp lí nhất, hài hòa nhất là trường học. Khi mình đã trở thành một cô cậu học sinh, một sinh viên hiểu biết hơn thì lại khác. Thấy bạn mình khó khăn, bất trắc, chúng ta sẵn sàng vì bạn quyên góp, ủng hộ để giúp bạn vượt qua thử thách, gian khổ, khi thấy hai bạn gây gỗ, cãi nhau, ta không vì thế mà đổ thêm dầu vào lửa để hai bạn xa lánh nhau mà thay vào đó là khuyên ngăn và giải thích cho hai bạn xem ai là người đúng, ai sai để không vì một phút nóng giận trước mắt mà phải hối hận về sau. Hay khi đi xe buýt, chúng ta gặp một bà cụ già, một em bé nhỏ tuổi, một phụ nữ mang thai thì mình biết nhường ghế cho họ, … Đó là văn hóa ứng xử, là chính con người, chính nhân cách của chúng ta. Nhưng đó không phải là tất cả, một số khác không hiếm thấy trong chúng ta lại hành xử như một kẻ thiếu văn hóa, hay nói đúng hơn là vô học, mặc dù học có trong tay bằng này, chứng chỉ nọ. Không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn vì mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thày này ác, bà cô kia keo kiệt, sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay. Thậm chí, nhiều bạn là bạn bè với nhau, nhưng vì xích mích hay hiểu lầm nhỏ mà các bạn đánh nhau còn quay cả clip tung lên mạng để trả thù cho hả hê. Trong trường học là vậy, còn ngoài trường học thì lại còn đáng buồn hơn. Lên xe buýt mặc kệ cụ già, mặc kệ em nhỏ hay phụ nữ đang mang thai phải đứng thì các bạn vẫn thản nhiên ngồi cười đùa vô tư không chút suy nghĩ, hay đến những nơi công cộng các bạn coi đó như chỗ không người, mặc sức hét hò, la lối đủ kiểu mà không thèm quan tâm đếm xỉa gì đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Thật đáng buồn khi ngày nay không khó để bắt gặp những hình ảnh ứng xử giữa con ngươi với nhau sao mà đau đớn, tê tái thế. Hình ảnh nữ sinh đánh nhau rồi tung clip lên mạng, hình ảnh anh em ra tòa vì tranh chấp tài sản, hình ảnh bạn bè đâm nhau chỉ vì câu nói lỡ lời, hình ảnh con cái đi tù vì tội giết cha, giết mẹ, … rất nhiều và rất nhiều nữa. Khi vật chất lên ngôi và đồng tiền là mục đích duy nhất, văn hóa ứng xử giữa người và người với nhau bỗng trở nên lạnh lùng và thực dụng vô cùng.
Tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và môi trường xung quanh. Thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, có nhận thức nên người ta rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này, vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh,… Chúng ta ỷ y vì có những người vệ sinh môi trường sẽ theo sau dọn dẹp cho mình nên tiện đâu vứt rác đó, tiện đâu cũng ngắt hoa bẻ cành được. Những người lớn thì bất chấp hậu quả để chặt phá rừng, để thả mìn bắt cá,… Và cái kết thì như những gì chúng ta đang thấy, khô hạn, hạn hán thiếu nước trầm trọng, lũ lụt, dông tố thì ngày càng mạnh lên. Phải chăng mẹ thiên nhiên đang nổi giận. Văn hóa ứng xử với môi trường của chúng ta vì vậy ngày cành xuống cấp nghiêm trọng hơn. Ra công viên thấy hoa đẹp là ngắt, là nhổ về nhà trồng, thấy xe buýt là ào ào chen lấn nhau lên, vào bệnh viện thì nói oang oang như chốn không người, thấy thùng rác cũng không thèm bỏ vào mà tiện tay ném cái vèo, chỉ biết sạch cho mình, còn xung quanh thì kệ, sao cũng được, … hình như người ta càng ngày càng sống ích kỉ với nhau.
Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập. Đó là những bác nông dân gương mẫu không dùng thuốc hóa học nữa mà chuyển sang dùng các biện pháp sinh học để bảo vệ đất đai, nguồn nước hay nói rộng hơn là bảo vệ môi trường.
Bản thân em là một thế hệ trẻ được sinh ra khi đất nước đang trên đà phát triển, được thụ hưởng một nền giáo dục tốt, có lẽ cái mà em cần phải học và học nhiều hơn cả chính là văn hóa ứng xử. Cần rút ra cho mình những bài học để rồi hoàn thiện cách ứng xử của mình trong cuộc sống.
-
Bài tham khảo số 7
Ngày nay, internet phát triển thịnh vượng kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Một thực trạng đang diễn ra đó là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và rất phổ biến, kéo theo đó là các vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ cũng gây nhiều vấn đề nhức nhối.
Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.
Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…
Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và thông thái.
Mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi người. Chúng ta hãy góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn.