Top 5 bài soạn "Cố hương" hay nhất

Phương Kem 227 1 Báo lỗi

Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Truyện “Cố hương" là một truyện ngắn tuyệt hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi ... xem thêm...

  1. 1. Tìm bố cục của truyện:


    Trả lời:


    Bố cục của truyện: Gồm 3 phần:


    - Từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: “Tôi” trên đường về quê.

    - “Tinh mơ sáng hôm sau....sạch trơn như quét”: “Tôi” ở quê.

    - Phần còn lại: “Tôi” trên đường xa quê.


    2. Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?


    Trả lời:


    - Truyện có 2 nhân vật chính là “Tôi” và “Nhuận Thổ”

    - Nhân vật trung tâm: Tôi. Vì: "tôi" xuất hiện trong cả ba phần của tác phẩm. Nhuận Thổ chỉ xuấn hiện trong suy nghĩ của nhân vật tôi. Không phải chỉ có Nhuận Thổ thay đổi mà cả cố hương, thím Hai Dương, và cả gia đình "tôi" cũng đều thay đổi theo chiều hướng chung, trong đó sự thay đổi của Nhuận Thổ là tiêu biểu, nên Nhuận Thổ là nhân vật chính. Nhân vật tôi không chỉ xuất hiện ở khắp tác phẩm mà còn là đầu mối dẫn dắt câu chuyện, phát ngôn ở mọi tình huống, ngay từ dòng đầu cho đến dòng cuối tác phẩm, và hơn thế, những phát ngôn ấy là cốt lõi của nội dung tư tưởng tác phẩm, bộc lộ rõ nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.


    3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nào để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?


    Trả lời:


    - Hai biện pháp nghệ thuật chính là “hồi ức” và “đối chiếu” để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ.

    - Trong việc chỉ rõ sự thay đối của con người và cảnh vật của làng tác giả có nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề, song trọng điểm vần là nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần (thể hiện qua tính cách thím Hai Dương, tính cách của nhừng người khách mượn cớ đưa tiễn con “Tôi” để “lấy đồ đạc”, đặc biệt là qua tính cách của Nhuận Thổ), vì vậy, trong mọi thay đổi, điều làm Lỗ Tấn đau xót nhất, đau xót “điếng người đi” là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và “Tôi”.

    - Qua đó, tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ: đau xót trước sự thay đổi con người, phê phán lễ giáo phong kiến.


    4. Đoạn văn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn thể hiện điều gì? Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?


    Trả lời:


    - Đoạn a chủ yếu dùng phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm), nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với tôi hiện nay).

    - Đoạn b chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.

    - Đoạn c chủ yếu dùng phương thức lập luận, về ý nghĩa, các phần trên đã đề cập.


    Luyện tập:

    Gợi ý các em điền thông tin vào bảng:

    Nhuận Thổ còn nhỏ:

    + Hình dáng: Nước da bánh mật, khuôn mặt tròn trĩnh, cổ đeo vòng bạc sáng.

    + Động tác: Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra.

    + Giọng nói: Lưu loát, hồn nhiên

    + Thái độ: Thân thiết

    + Tính cách: Hồn nhiên, lanh lợi

    Nhuận Thổ khi đứng tuổi:


    + Hình dáng: Cao gấp hai trước, da vàng sạm, mặt tròn, có những nếp răn sâu hoắm, đội mũ lông chiên rách tươm…
    + Động tác: Môi mấp máy, không ra tiếng, dáng điệu cung kính.

    + Giọng nói: Cung kính, lễ phép

    + Thái độ: Xa cách, cung kính

    + Tính cách: Khúm núm, e dè, khép nép

    "Cố hương" - Bài 1

  2. Câu 1: Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:


    - Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – người kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").
    - Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét").
    - Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).

    Câu 2:
    - Các nhân vật trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh
    - Nhân vật chính: nhân vật tôi và Nhuận Thổ
    - Nhân vật trung tâm: nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.


    Câu 3:

    Hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng làm hồi ức và đối chiếu. Hai biện pháp đó kết hợp nhuần nhuyễn để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật đặc biệt là ở nhân vật Nhuận Thổ
    Trong sự thay đổi của con người và cảnh vật hai mươi năm về trước Nhuận Thổ là một đứa bé có "Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng…". Vậy mà hai mươi năm sau "Tuy mình nhận ran gay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong ký ức mình. Anh khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có những nếp nhăn sâu hóm, cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trươc, mi mắt đỏ húp mọng lên… Anh đội một cái mũ lông chiêm rách tươm, mặt một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay anh cũng không phải là bàn tay mình còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng cáp mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.


    Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề chủ yếu vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của con người như thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ tiện mẹ con "Mình" để "lấy đồ đạc" đặc biệt là tính cách của Nhuận Thổ.


    Điều làm tác giả đau xót nhất, đau xót đến "điếng người đi" là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và "Mình".


    Câu 4:


    a. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (Cũng có nghĩa là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với "Mình" hiện nay).
    b. Đoạn này chủ yêu dùng biện pháp miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ qua đó thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.
    c. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận.



    Luyện tập:

    Gợi ý các em điền thông tin vào bảng:


    Nhuận Thổ còn nhỏ:


    + Hình dáng: Khuôn mặt tròn trĩnh, Nước da bánh mật, đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng, bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp.

    + Động tác: Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra.

    + Giọng nói: Lưu loát, hồn nhiên, dứt khoát, rõ ràng.

    + Thái độ: Yêu mến và quyến luyến. Hắn lần trong bếp khóc to và không chịu về.

    + Tính cách: Nhanh nhẹn và tháo vác, biết nhiều chuyện lạ, biết bẫy chim sẻ, đâm tra...



    Nhuận Thổ khi đứng tuổi:

    + Hình dáng: Cao gấp hai trước, da vàng sạm, mặt tròn, có những nếp răn sâu hoắm, đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, bàn tay nặng nề và nứt nẻ như vỏ thông.


    + Động tác: Người con rúm. Tay cầm một mẩu giấy và một tẩu thuốc lá dài.

    + Giọng nói: Cung kính, lễ phép

    + Thái độ: Xa cách, cung kính

    + Tính cách: Khúm núm, e dè, khép nép

    "Cố hương" - Bài 2
  3. 1 - Trang 218 SGK: Tìm bố cục của truyện.


    Trả lời:


    Truyện ngắn Cố hương có bố cục ba phần:


    - Phần 1 (từ đầu đến đang làm ăn sinh sống): Cuộc hành trình về quê.
    - Phần 2 (từ tinh mơ sáng hôm sau" đến "sạch tron như quét"): những ngày ở quê.
    - Phần (còn lại): sự ra đi và những suy ngẫm về hiện tại và tương lai.


    2 - Trang 218 SGK: Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?


    Trả lời:


    Truyện có hai nhân vật chính là nhân vật xung "Tôi" và Nhuận Thổ.
    - Nhân vật Nhuận Thỗ giữ vài trò quan trọng trong truyện, vì mọi sự thay đổi ở làng quê biểu hiện qua nhân vật này. Hơn nữa, quan hệ đặc biệt giữa Nhuận Thổ và "tố" là nhân tố tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của "tôi".
    - Tuy nhiên, nhân vật Nhuận Thổ chỉ xuất hiện trong phần hai của truyện (đoạn 1, đoạn 2, đoạn 4) cho nên không thể là nhân vật trung tâm, mà là nhân vật xung "Tôi.


    3 - Trang 218 SGK: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?


    Trả lời:


    - Tác giả kết hợp hồi ức quá khứ và đối chiếu với hiện tại để làm nổi bật những điểm thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ sau hai mươi năm cách biệt.

    + Nhuận Thổ thay đổi quá nhiều... Tuy tôi nhận ra Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi.
    + Còn người bạn Nhuận Thổ thông minh, lanh lẹ ngày xưa giờ đây trông phảng phất như một pho tượng đá ngồi trầm ngâm.
    Nhuận Thổ có dáng điệu cung kính, thua gửi nghiêm cẩn, lễ độ với bạn cũ (Bẩm ông), e dè, không dám nói nhiều (ah củ lắc đầu... trầm ngâm... lặng lẽ hút thuốc), cung cách rụt rè, lúng túng.


    - Tác giả dùng thủ pháp so sánh để đối chiếu với hình ảnh của Nhuận Thổ thời thơ ấu, là một chú bé khỏe mạnh, tự tin, thông minh, nhanh nhẹn hơn cả "tôi" thì thật xa cách giữa hai người đã có một bức tường vô hình ➜ Đó là sự tố cáo xã hội Trung Quốc.
    + Mẹ tôi rất mừng rỡ những nét mặt vẫn ẩn một nỗi buồn thầm kín.
    + Chị Hai Dương, nàng "Tây Thi" đậu phụ thuở nào, bây giờ xấu xí và dữ tợn. "lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính... hai tay chống nạnh,... chân đứng dạng ra, chanh chua, hành vi thô ngược".


    - Trước những thay đổi trên, "tôi" cảm thấy giữa "tôi" với Nhuận Thổ anh và những người ở quê cũ có một bức tường khá dày ngăn cách, khiến những ki niệm canh cánh trong lòng "tôi" về làng cũ, người xưa trở nên nhạt nhòa, xa cách. "Tôi cảm thấy lẻ loi, ngột ngạt, bi đát.
    - Tuy nhiên, "tôi" vẫn ước mong có một cuộc đời tốt đẹp hơn cho cố hương. "Tôi nghĩ về hai đứa bé Hoàng và Thủy Sinh: Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.
    - Cuối cùng, hình ảnh con đường ta đi mãi mà thành đường gợi một niềm tin vào tương lai, nhất định người ta sẽ tìm ra con đường để vượt qua sự trì trệ, tìm ra và xây dựng một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.


    4 - Trang 218,219 SGK: Đọc kĩ ba đoạn văn [...] và trả lời câu hỏi.
    - Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
    - Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật.
    - Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?


    Trả lời:


    - Đoạn a: Chủ yếu dùng phương thức tự sự, làm nổi bật gắn bó giữa người bạn thời thơ ấu.
    - Đoạn b: Chủ yếu dùng phương thức miêu tả, làm nổi bật thay đổi bề ngoài của Nhuận Thổ.
    - Đoạn c: Chủ yếu dùng phương pháp lập luận, triết lí về niềm hi vọng.



    Luyện tập:


    Gợi ý các em điền thông tin vào bảng:Nhuận Thổ còn nhỏ:

    + Hình dáng: Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc, đầu đội mũ lông chiên, tay hồng hào bụ bẫm

    + Động tác: Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra.

    + Giọng nói: Lưu loát, hồn nhiên, dứt khoát, rõ ràng.

    + Thái độ: Bẽn lẽn, gọi anh xưng em → Chia tay khóc, gửi vỏ sò

    + Tính cách: Tài tình, biết nhiều

    Nhuận Thổ khi đứng tuổi:


    + Hình dáng: Cao lớn, da vàng sạm, mặt nhăn, tay nứt nẻ, mũ rách bươm. Đội mũ lông chiên rách bươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính. Tay nứt nẻ như vỏ cây thông, tỏ ra rụt rè.

    + Động tác: Người con rúm. Tay cầm một mẩu giấy và một tẩu thuốc lá dài.

    + Giọng nói: Bẩm, lạy, cung kính.

    + Thái độ: Co ro cúm rúm, chắp tay.

    + Tính cách: Khúm núm, e dè, khép nép

    "Cố hương" - Bài 3
  4. Câu 1: Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:


    - Phần 1 (từ đầu đến đang làm ăn sinh sống): Cuộc hành trình về quê.
    - Phần 2 (từ tinh mơ sáng hôm sau" đến "sạch tron như quét"): những ngày ở quê.
    - Phần (còn lại): sự ra đi và những suy ngẫm về hiện tại và tương lai.



    Câu 2:


    - Các nhân vật trong truyện: Người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh

    - Nhân vật chính: Nhân vật tôi và Nhuận Thổ

    - Nhân vật trung tâm: Nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.


    Câu 3:


    Hai biện pháp nghệ thuật chính là “hồi ức” và “đối chiếu” để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ.

    - Trong việc chỉ rõ sự thay đối của con người và cảnh vật của làng tác giả có nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề, song trọng điểm vần là nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần (thể hiện qua tính cách thím Hai Dương, tính cách của nhừng người khách mượn cớ đưa tiễn con “Tôi” để “lấy đồ đạc”, đặc biệt là qua tính cách của Nhuận Thổ), vì vậy, trong mọi thay đổi, điều làm Lỗ Tấn đau xót nhất, đau xót “điếng người đi” là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và “Tôi”.

    - Qua đó, tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ: đau xót trước sự thay đổi con người, phê phán lễ giáo phong kiến.



    Câu 4:


    a. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (Cũng có nghĩa là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với "Mình" hiện nay).

    b. Đoạn này chủ yếu dùng biện pháp miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ qua đó thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.

    c. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận.


    Luyện tập:


    Gợi ý các em điền thông tin vào bảng: Sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ.


    Nhuận Thổ còn nhỏ ( 20 năm trước)

    + Hình dáng: Khuôn mặt tròn trình, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Đẹp đẽ, khỏe mạnh.

    + Động tác: Tay nắm chặt đinh ba đâm con tra ngoài bãi dưa hấu bên bờ biển trong đêm trăng.

    + Giọng nói: Vô tư, hồn nhiên

    + Thái độ: Gọi Tấn là anh, gần gũi, thân thiết. Tình bạn trong sáng, hồn nhiên.

    + Tính cách: Nhanh nhẹn và tháo vác, biết nhiều chuyện lạ, biết bẫy chim sẻ, đâm tra...

    Nhuận Thổ khi đứng tuổi ( lúc tôi trở về):


    + Hình dáng: Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, không mặt có những nếp nhân sau hoắm. Cặp mắt có mi viền đỏ húp mọng lên. Anh đội một chiếc mũ long chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính. Bàn tau thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.
    + Động tác: Người con rúm. Tay cầm một mẩu giấy và một tẩu thuốc lá dài.

    + Giọng nói: Cung kính, lễ phép

    + Thái độ: Xa cách, cung kính

    + Tính cách: Khúm núm, e dè, khép nép


    "Cố hương" - Bài 4
  5. Câu 1 (trang 218 sgk Văn 9 Tập 1):


    - Phần 1 (từ đầu đến "đang làm ăn sinh sống"): Tâm trạng nhân vật tôi trên đường về thăm quê.
    - Phần 2 (tiếp đến "sạch trơn như quét"): tâm trạng nhân vật tôi trong những ngày ở quê.
    - Phần 3 (còn lại): suy nghĩ nhân vật tôi trên đường rời xa quê.


    Câu 2 (trang 218 sgk Văn 9 Tập 1):


    Có hai nhân vật chính trong truyện là nhân vật "tôi" và nhân vật "Nhuận Thổ". Trong đó nhân vật "tôi" là nhân vật trung tâm của truyện ngắn này. Bằng sự quan sát trực quan, bằng thực tiễn mắt thấy, tai nghe nhân vật "tôi" đã tái hiện bức tranh quê hương một cách rõ nét, đầy cảm xúc. Nhân vật "tôi" được đặt trong quan hệ so sánh, đối chiếu với nhân vật Nhuận Thổ để làm nổi bật sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại, tạo thành sự soi chiếu tìm kiếm nguyên nhân dẫn tới sự đói nghèo của xã hội Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX.


    Câu 3 (trang 218 sgk Văn 9 Tập 1):


    * Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh đối chiếu, tương phản kết hợp giữa hồi ức quá khứ và hiện tại để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ.
    - Trước đây là một cậu bé khôi ngô, khỏe mạnh, nhanh nhẹn có tình cảm bạn bè gắn bó, thân thiện khiến nhân vật tôi cảm phục, ngỡ ngàng.
    - Còn bây giờ Nhuận Thổ là người nông dân già nua, tiều tụy, nghèo khổ, đần độn, mụ mầm, cam chịu số phận khiến nhân vật tôi vừa giận vừa thương.
    ⇒ Nhuận Thổ là nhân vật điển hình của người dân Trung quốc sống nghèo khổ, an phận, đau thương, cùng tình trạng tinh thần mu muội trong đầu thế kỉ XX.
    * Bên cạnh sự thay đổi nhân vật Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi của những con người và cảnh vật ở quê:
    - Cảnh vật hoang vắng, hiu hắt "trên mái ngói, mấy cong tranh khô…" cảnh tượng hiu quạnh.
    - Con người: thím hai Dương tiều tuy, xấu xí, đanh đá, ích kỉ khác hẳn trước kia, người mẹ nét mặt ẩn một nỗi buồn…
    * Tâm trạng của tác giả: xót xa trước sự đổi thay theo chiều hướng tàn lụi của cảnh vật và con người quê hương nhưng ngay chính tác giả cũng bất lực và rời quê đi nơi khác.


    Câu 4 (trang 218 sgk Văn 9 Tập 1):


    - Đoạn a chủ yếu dùng phương thức miêu tả để làm nổi bật sự thay đổi về diện mạo của nhân vật Nhuận Thổ.
    - Đoạn b chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp với phương thức biểu cảm để nói về tình cảm gắn bó của nhân vật "tôi" và Nhuận Thổ thời thơ ấu.
    - Đoạn c chủ yếu dùng phương thức nghị luận trong đó hình ảnh con đường khép lại mang chiều sâu ý nghĩa về niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng của cả dân tộc.


    Luyện tập:

    Gợi ý các em điền thông tin vào bảng: Sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ.


    Nhuận Thổ còn nhỏ ( 20 năm trước):


    + Hình dáng: Khuôn mặt tròn trình, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Đẹp đẽ, khỏe mạnh.
    + Động tác: Tay nắm chặt đinh ba đâm con tra ngoài bãi dưa hấu bên bờ biển trong đêm trăng.
    + Giọng nói: Vô tư, hồn nhiên
    + Thái độ: Gọi Tấn là anh, gần gũi, thân thiết. Tình bạn trong sáng, hồn nhiên.
    + Tính cách: Dũng cảm, oai hùng, biết nhiều chuyện lạ, biết bẫy chim sẻ, đâm tra...


    Nhuận Thổ khi đứng tuổi ( lúc tôi trở về):

    + Hình dáng: Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, không mặt có những nếp nhân sau hoắm. Cặp mắt có mi viền đỏ húp mọng lên. Anh đội một chiếc mũ long chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính. Bàn tau thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.+ Động tác: Người con rúm. Tay cầm một mẩu giấy và một tẩu thuốc lá dài.
    + Giọng nói: Môi mấp máy nhưng cũng nói không ra tiếng
    + Thái độ: Cung kính chào "Bẩm ông!", xa cách.
    + Tính cách: Mụ mẫm, không còn linh hoạt, nhanh nhẹn


    "Cố hương" - Bài 5



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy