Top 5 bài soạn "Mẹ tôi" hay nhất

Phương Kem 486 0 Báo lỗi

Tình mẫu tử luôn luôn là tình cảm thiêng liêng vĩnh cửu bậc nhất đối với mỗi người. Chính bởi vậy mà có rất nhiều những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ đã khai thác ... xem thêm...

  1. I. VỀ TÁC GIẢ:


    Ét-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),…Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,… được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.


    II. SOẠN BÀI:


    1. Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.

    Trả lời:

    - Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

    - Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề "Mẹ tôi" là hoàn toàn chính xác.


    2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?


    Trả lời:

    Bài văn kể lại câu chuyện En-ri-cô đã lỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm. Trong bức thư viết cho En-ri-cô, người bố tỏ thái độ hết sức buồn bã và tức giận trước sự việc đó. Thái độ đó được thể hiện rất rõ qua những lời lẽ trong thư:

    - “… như một nhát dao dăm vào tim bố vậy ”

    - “ bố không thể nén được cơn tức giận đối với con"

    “Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó "

    - "... cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con ”

    - "... thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ”

    - "... bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”.


    3. Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?


    Trả lời:

    Trong truyện có một số hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:

    - Mẹ thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng khi con bị bệnh.

    - Mẹ có thể hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu sống con.

    Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người yêu thương con mình nhất trên đời.


    4. Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố?


    Trả lời:

    Các lí do đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố:

    - Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

    - Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

    - Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

    5. Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?


    Trả lời:

    Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư có thể có nhiều lí do:

    - Những tình cảm, những điều kín đáo, tế nhị nhiều khi không nói trực tiếp được.

    - Truớc những vấn đề như vậy, qua thư, người con đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình

    - Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại nhiều lần suy ngẫm kĩ và thấm thía những điều trong thư.

    -Cũng có thể cha con ít có điều kiện về cơ hội và thời gian để gặp nhau nhiều.


    LUYỆN TẬP:


    1. Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó.


    Trả lời:

    Vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với người con được thể hiện trong đoạn thư sau của bố En-ri-cô:

    “Khi đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lời nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yểu đuối và không được che chở. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòhg... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ, tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương đó.


    2. Hãy kể lại một sự việc lỡ gây khiến bố mẹ buồn phiền.


    Trả lời:

    Trước hết nhớ lại tất cả những lần mình vi phạm như: đi chơi không xin phép bố mẹ, đi học về muôn để mẹ chờ đợi lo lắng, đánh nhau với em, lười học bài, kì thị bị điểm thấp… Sau đó chọn một lỗi lầm nào đáng nhớ nhất rồi viết theo trình tự:

    - Hoàn cảnh mắc lỗi.

    - Kể lại sự việc diễn ra.

    - Sự ăn năn hối lỗi của bạn thân.

    - Hành động sữa chữa lỗi lầm.

    Và đây cũng là điều mà em sẽ tâm sự với En-ri-cô khi gặp bạn phải không?


    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi -  Bài 1
    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi - Bài 1

  2. Đọc hiểu văn bản:


    Câu 1: Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.


    Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

    Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.

    Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

    Câu 2: Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).


    Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

    “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.

    “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.

    “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.

    “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.

    “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.



    Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:


    “Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con”.

    “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.

    “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

    Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En-ri-cô là người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.


    Câu 4: En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố vì:


    Bố gợi lại những kỉ niệm thiêng niêng giữa mẹ và En-ri-cô.

    Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố

    Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

    En-ri-cô thấy hối lỗi, xấu hổ trước sự sai phạm của mình.


    Câu 5: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:


    Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

    Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.

    Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.


    Câu 6: Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ viết về người mẹ.


    "Lau nước mắt vì con lam lũ,
    Thấm mồ hôi bởi số nhọc nhằn.
    Hàng nghìn, hàng vạn gian truân
    Quê nghèo vất vả, phong trần gió sương.

    Dù khốn khổ luôn nhường hạnh phúc,
    Dẫu gian lao vẫn chúc yên bình.
    Đời bạc bẽo, kiếp lênh đênh,
    Thơ nào viết đủ nghĩa tình mẹ tôi.

    Thiên thu sống không rời tay mẹ,
    Tuế nguyệt cười chẳng rẽ đường duyên.
    Ân sâu, nghĩa nặng chưa đền,
    Vần thơ dang dở con xin tặng người."



    II. LUYỆN TẬP:

    1. Chọn 1 đoạn thể hiện vai trò to lớn của người mẹ đối với con và học thuộc.
    2. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ em phiền lòng: Nói dối, cãi mẹ, mải chơi, nói tục...

    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi -  Bài 2
    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi - Bài 2
  3. I. Đọc – hiểu văn bản:


    Câu 1:


    Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tác giả đặt nhan đề “Mẹ tôi” là vì qua bức thư của người bố, hình ảnh người mẹ hiện lên với những chi tiết thể hiện sự lớn lao, cao cả, sự thầm lặng của người mẹ dành cho đứa con của mình. Từ đó, người viết có điều kiện bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho đứa con phải xấu hổ mà còn góp phần làm cho nó hiểu nhanh vấn đề hơn.


    Câu 2:


    *Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ: giận, buồn bã và nghiêm khắc.

    *Những câu văn thể hiện thái độ đó:

    - Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa.

    - Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.

    - Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.

    - Từ nay, không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.

    - Thà rằng bố không có con , còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.

    - Trong một thời gian con đừng hôn bố.

    *Lí do: En-ri-cô đã phạm lỗi lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ.

    Câu 3:


    *Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:

    - Người mẹ thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.

    - Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi xin ăn để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

    => Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng, nhẹ nhàng, hiền từ, giàu tình thương và hi sinh vì con. Đó là tấm lòng cao cả và đẹp đẽ của người mẹ.


    Câu 4:


    En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố là vì:

    - Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

    -Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

    - Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

    - Vì En-ri-cô thấy xấu hổ vì việc mình đã làm với mẹ.


    Câu 5: Người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư là bởi vì:


    Trước hết là vì người bố tế nhị, kín đáo và tôn trọng En-ri-cô, viết thứ để mình En-ri-cô biết.

    Tiếp theo, nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm được sự nóng giận, khó bày tỏ được cảm xúc còn có thể khiến người mắc lỗi bị xúc phạm. Từ đó dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho lời nhắc nhở không phát huy được.


    II. LUYỆN TẬP:


    1. Chọn 1 đoạn thể hiện vai trò to lớn của người mẹ đối với con và học thuộc.

    2. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ em phiền lòng.

    Khi mẹ nhắc em thu dọn quần áo vào tủ, em đã cãi lại mẹ và mẹ rất giận.

    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi -  Bài 3
    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi - Bài 3
  4. I. Tìm hiểu chung:


    1.Tác giả:


    Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846 – 1908 ) là nhà văn Ý, tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng: Cuộc đời của các chiến binh, Những tấm lòng cao cả, Cuốn truyện của người thầy….


    2.Tác phẩm:


    Được trích trong cuốn “Những tấn lòng cao cả”.

    II. Hướng dẫn soạn bài mẹ tôi đọc hiểu chi tiết:


    Câu 1 trang 11 SGK ngữ văn 7 tập 1:


    Hình thức là bức thư nhưng nội dung đề cập đến là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính trong bức thư nói đến.


    Câu 2 trang 12 SGK ngữ văn 7 tập 1:


    Qua bức thư có thể thấy thái độ của người bố rất buồn bã, thất vọng và tức giận với En-ri-cô. Vì nguyên nhân chính gây nên thái độ ấy là do En-ri-cô thất lễ với mẹ trước mặt cô giáo khi đến thăm nhà mình).


    Những câu văn thể hiện thái độ:

    …việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa
    Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy
    Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con
    Thà rằng bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.


    Câu 3 trang 12 SGK ngữ văn 7 tập 1:


    Những chi tiết, hình ảnh nói về mẹ En-ri-cô:

    Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con.
    Người mẹ sẵn sang bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
    Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh để cứu sông con.
    => người mẹ có tấm lòng cao cả, yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng bất chấp,hi sinh để dành những điều tốt đẹp nhất cho con.


    Câu 4 trang 12 SGK ngữ văn 7 tập 1:


    Những lí do có thể khiến n-ri-cô xúc động vô cùng:

    Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-ọa
    Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
    Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc cảu bố
    Vì En-ri-cô thấy xấu hổ


    Câu 5 trang 12 SGK ngữ văn 7 tập 1:


    Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô vì:

    Khi nhắc nhở trực tiếp khiên đối phương khó kìm cơn tức giận
    Nhắc nhở trực tiếp sẽ hạn chế bày tỏ những cảm xúc sâu sắc, chân thực
    Nhắc nhở trực tiếp có thể xúc phạm lòng tự trọng của đối phương. Cảm xúc tiêu cực có thể nhiều hơn cảm xúc tích cực.


    III. Luyện tập:


    Câu 1 trang 12 SGK ngữ văn 7 tập 1: tùy chọn đoạn mình thích


    Câu 2 trang 12 SGK ngữ văn 7 tập 1:

    Gợi ý: việc có thể khiến ba mẹ buồn

    Nói dối
    Điểm kém
    Trốn học, đi chơi
    Không lễ phép
    ……

    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi -  Bài 4
    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi - Bài 4
  5. Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi


    Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1):


    Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

    - Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi

    → Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao.


    Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    - Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”

    - Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:


    + Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố

    + Bố không thể nén cơn tức giận đối với con

    + Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ

    + Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được


    Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:


    + Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

    + Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

    + Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

    ⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con


    Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:


    a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

    c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

    d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

    Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình


    Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1):


    Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

    - Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

    - Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

    - Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc.


    Luyện tập:


    Bài 1 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    Lựa chọn một đoạn tùy thích để học tập


    Bài 2 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1):


    Hôm đó là trời nắng dịu, gió nhẹ nhàng trên những tán lá. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt với nếu tôi không có bài kiểm tra toán tệ hại tới vậy. Lỗi là ở tôi đã không chịu ôn bài. Bây giờ tôi buồn và lo lắng vô cùng nếu phải đối diện với mẹ. Ngày hôm đó khi ba mẹ ra khỏi nhà, tôi liền ngồi ngay vào bàn máy tình chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi vì tôi cứ đinh ninh mình đã được điểm tốt hôm trước, cô sẽ không kiểm tra, thế mà… cô cho làm bài kiểm tra mười lắm phút.

    Đứng trước cửa thì bỗng nảy ra lời nói dối mẹ. Khi gặp mẹ, tôi lí nhí chào mẹ rồi rơm rớm nước mắt, đưa cho mẹ bài kiểm tra bị điểm kém “con đau tay nên viết không kịp”. Sau ngày hôm đó dường như mẹ tôi buồn rầu hơn, nấu cơm hay dọn dẹp nhà cửa đều không tập trung. Tôi đành phải thú nhận lỗi của mình bằng một lá thư để trong túi xách của mẹ. Cuối cùng thì mẹ cũng tha lỗi cho tôi, tôi nhận ra rằng, khi biết nhận lỗi và sửa sai, thứ bạn nhận lại còn nhiều hơn những gì đã đánh mất.

    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi -  Bài 5
    Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi - Bài 5



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy