Top 5 Bài soạn Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) - Phần II: Tác phẩm (Ngữ Văn 10) hay nhất

  1. Top 1 Bài soạn tham khảo 1
  2. Top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài soạn tham khảo số 5

Top 5 Bài soạn Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) - Phần II: Tác phẩm (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 314 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) - Phần II: Tác phẩm, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm ... xem thêm...

  1. Câu 1 (trang 22 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử


    Câu 2 (Trang 22 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    a, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí tư tưởng nhân nghĩa

    - Tư tưởng nhân nghĩa

    - Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta

    b, Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.

    + Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền

    + Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt

    c, Khảng định quyền tự do, độc lập bằng lí lẽ thuyết phục:

    + Khẳng định sự tự nhiên, vốn có, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)

    + Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu

    + Nêu dẫn chứng thực tiễn ( Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)

    - Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn


    Câu 3 (trang 22 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Tác giả vạch trần tội ác giặc Minh:

    - Âm mưu: luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm của giặc Minh

    - Tội ác:

    + Tội ác diệt chủng, tàn sát người vô tội

    + Đẩy nhân dân ta tới cái chết, chúng vơ vét của cải, hủy hoại đất nước ta

    - Âm mưu xâm lược nước ta thật thâm độc, tàn ác, giết hại người dân man rợ

    b, Nghệ thuật

    - Vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể, khái quát, lối liệt kê liên tiếp

    - Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng

    - Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt

    - Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi tấm tức


    Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa

    - Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí

    - Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước

    - Khó khăn buổi đầu:

    + Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ

    - Sử dụng chiến thuật quân sự:

    + Nhân dân bốn cõi một nhà

    + Tướng và quân sĩ đồng lòng

    + Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn

    → Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc

    b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

    - Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

    - Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

    * Nghệ thuật:

    - Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao

    - Hình ảnh quân thù:

    - Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...

    → Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập

    Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn


    Câu 5 (trang 23 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

    - Lời tuyên bố độc lập được tác giả đồng thời rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Vị thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc

    - Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thông, sức mạnh thời đại: hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”

    - Càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta


    Câu 6 (trang 23 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Giá trị nghệ thuật:

    - Bố cục: Chặt chẽ, cân đối

    - Câu văn, giọng văn linh hoạt

    - Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khái quát

    Giá trị nội dung:

    - Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược

    - Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Bài cáo gồm 4 đoạn:

    - Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa.

    - Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc.

    - Đoạn 3: Quá trình chinh phạt và chiến thắng tất yếu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    - Đoạn 4: Lời tuyên bố độc lập và bài học lịch sử.


    Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

    - Nguyên lí chính nghĩa có hai nội dung chính:

    + Tư tưởng nhân nghĩa.

    + Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.

    b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:

    - Tác giả đưa ra hai chân lí: chân lí về chính nghĩa và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt, ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.

    - Các yếu tố để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc là:

    + Cương vực lãnh thổ.

    + Phong tục tập quán.

    + Nền văn hiến lâu đời.

    + Lịch sử riêng.

    + Chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”.

    ⇒ Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được định nghĩa đầy đủ, hoàn chỉnh.

    c. Để khẳng định quyền tự do, độc lập và làm nổi bật niềm tự hào dân tộc, tác giả đã dùng những lời lẽ đầy sức thuyết phục:

    + Các từ ngữ khẳng định tính chất tự nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)

    + Cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu (đối ứng giữa nước ta với Bắc Triều).

    + Cách nêu ra những dẫn chứng thực tiễn (chuyện Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô).


    Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Những tội ác của giặc:

    - Vạch trần âm mưu xâm lược:

    + Vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ” của chúng.

    + Bọn gian tà bán nước, chạy theo giặc vì vinh hoa phú quý.

    - Lên án chủ trương cai trị thâm độc.

    - Tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác của giặc:

    + Khủng bố tàn sát dã man “Nướng dân đen…”

    + Dối trời lừa dân.

    + Bóc lột thuế khóa nặng nề.

    + Vơ vét tài nguyên sản vật.

    + Phá hoại môi trường sống.

    + Đày đọa phu dịch.

    + Phá hoại nghề truyền thống.

    - Tội ác man rợ nhất là tàn sát người dân vô tội theo kiểu trung cổ “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”.

    ⇒ Hình ảnh nhân dân tội nghiệp, đáng thương, khốn khổ.

    ⇒ Hình ảnh kẻ thù: tàn bạo, vô nhân tính như những tên ác quỷ.

    b. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù:

    - Những câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

    - Sự thay đổi giọng văn một cách linh hoạt.

    - Nhịp điệu câu văn nhanh dần.

    - Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết: khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn ngào, ấm ức,…

    - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: phóng đại, liệt kê, đối lập, câu hỏi tu từ…


    Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

    - Khó khăn: thiếu nhân tài, thiếu lương thực, quân đội,…

    - Người anh hùng Lê Lợi thể hiện được cái ý chí và sự quyết tâm của toàn dân tộc:

    + Có nguồn gốc xuất thân bình thường.

    + Cách xưng hô khiêm nhường.

    + Có lòng căm thù giặc sâu sắc.

    + Có lí tưởng, hoài bão lớn.

    + Quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện lí tưởng.

    → Hình tượng trung tâm của cuộc khởi nghĩa, đại biểu cho sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.

    - Sức mạnh để quân ta chiến thắng đó là ở cái ý chí quyết tâm, ở sự đoàn kết muôn người.

    b.

    - Những trận đánh:

    + Giai đoạn phản công: đánh nhanh, thắng nhanh, chủ yếu là chiến trận trên vùng núi và trung du.

    + Giai đoạn tổng phản công, đánh tan viện binh xâm lược: đánh mạnh, đánh toàn diện trên mọi mặt trận, mọi địa hình; đánh liên tục không để kẻ thù gượng dậy.

    - Miêu tả chiến thắng bằng bút pháp nghệ thuật đậm tính chất hùng tráng:

    + Những hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên.

    + Các động từ mạnh liên kết với nhau tạo thành những chuyển rung dồn dập, dữ dội.

    + Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành hai mảng đối lập, thể hiện khí thế và đà chiến thắng của ta và sự đại bại của quân thù.

    + Nhạc điệu của đoạn văn dồn dập, sảng khoái, bay bổng; âm thanh giòn giã, hào hùng, như sóng trào, bão cuốn.

    + Giọng điệu: khi hào hùng, sôi nổi, khi đầy cảm khái thương tâm.

    + Các sự kiện lịch sử được liệt kê liên tiếp, dồn dập.


    Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Giọng văn chuyển sang trầm lắng, tự hào bởi đó là những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

    - Bài học lịch sử:

    + Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia.

    + Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại tạo nên chiến thắng.

    - Bài học lịch sử đối với chúng ta ngày này:

    + Bài học lấy dân làm gốc, tư tưởng nhân đạo, nhân bản cao cả làm nền tảng.

    + Mọi sự phát triển của dân tộc, đất nước đều là sự tiếp thu, phát huy và phát triển các giá trị của quá khứ.


    Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Đại cáo bình Ngô có mang ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người, vì:

    - Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc.

    - Là bản cáo trạng tội ác của kẻ thù.

    - Là bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và về chiến thắng của quân ta.

    ⇒ Đây là một áng “thiên cổ hùng văn”.

    b. Đại cáo bình Ngô có sự kết hợp tuyệt diệu giữa yếu tố chính luận và văn chương:

    - Vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo.

    - Sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, giữa bút pháp tự sự, bút pháp trữ tình và bút pháp anh hùng ca.

    - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: liệt kê, đối lập, phóng đại,…

    - Hình ảnh giàu sức biểu cảm.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Hướng dẫn soạn bài

    Bố cục: Bố cục được chia theo từng mục đã đánh số trong SGK :

    - Phần 1 : Nêu luận đề chính nghĩa.

    - Phần 2 : Vạch rõ tội ác kẻ thù.

    - Phần 3 : Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.

    - Phần 4 : Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.


    Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

    Nội dung mỗi đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc thể hiện xuyên suốt tác phẩm bằng cách sử dụng những từ có tính chất hiển nhiên, rút ra từ thực tiễn lịch sử.


    Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn mở đầu :

    a. Những chân lí được khẳng định làm căn cứ cho việc triển khai toàn bộ bài cáo : Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt.

    b. Đoạn mở đầu như lời tuyên ngôn độc lập vì tác giả đưa ra luận đề chính nghĩa với nội dung khẳng định độc lập, chủ quyền đất nước như một chân lí hiển nhiên.

    c. Cách viết của tác giả : từ ngữ có tính hiển nhiên, xác thực, câu văn biền ngẫu, đối xứng (các triều đại), đưa tra 5 nhân tố quan trọng và thực tiễn.


    Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn 2 :

    a. Những âm mưu, tội ác được tác giả tố cáo :

    - Âm mưu : luận điệu bịp bợm phù Trần diệt Hồ, âm mưu thôn tính nước ta.

    - Tội ác : tàn sát, bóc lột con dân Đại Việt Nướng dân đen, vùi con đỏ, …không ghi hết tội, …không rửa hết mùi.

    b. Nghệ thuật đoạn cáo trạng : Phép liệt kê tội ác của giặc, hình ảnh ấn tượng với bút pháp trữ tình tự sự, phép so sánh (giặc Minh như những con quỷ hút máu, như lũ hổ đói) ; giọng thơ đanh thép.


    Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn 3 :

    a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa :

    - Khó khăn: thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài ; kẻ thù mạnh.

    - Người anh hùng Lê Lợi : Xuất thân từ nông dân, chốn núi rừng, vì dân mà dấy nghĩa. Có lòng căm thù giặc sâu sắc, lí tưởng hoài bão lớn, có quyết tâm chiến đấu.

    - Sức mạnh giúp dân ta chiến thắng hơn hết chính là sức mạnh đoàn kết toàn dân.

    b. Giai đoạn phản công thắng lợi :

    - Những trận đánh : Trận Tây Kinh, Đông Đô quân ta chiếm lại; trận Ninh Kiều, Tốt Động giặc thảm bại thây chất đầy nội; trận Chi Lăng, Mã An là sự thất bại của tướng giặc Liễu Thăng cụt đầu; trận Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.

    - Nghệ thuật miêu tả :

    + Phép so sánh đã miêu tả thành công sự đối lập của quân ta và giặc : quân ta sấm vang chớp giật,.. người hùng hổ, kẻ vuốt nanh,… ; quân giặc thì nghe hơi mà mất vía… máu chảy thành sông, lê gối dâng tờ tạ tội…

    + Phép liệt kê, trùng điệp, câu văn dài ngắn đan xen, biến hóa linh hoạt, gợi lên âm hưởng hào hùng vừa mạnh mẽ vừa khí thế.

    - Tính chất hùng tráng : hình ảnh phong phú được đo bằng sự rộng lớn kì vĩ của thiên nhiên, câu văn, nhịp điệu ngắn dài khác nhau tạo nhịp điệu chung là dồn dập, sảng khoái, bay bổng.


    Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn kết:

    - Giọng văn trang nghiêm, trịnh trọng vì đó là những lời tuyên bố về nền độc lập, chủ quyền đất nước ; nhắc đến truyền thống, công lao tổ tiên đầy tự hào.

    - Bài học lịch sử : chiến công, độc lập nhờ vào truyền thống, sức mạnh, ý thức tự tôn cả dân tộc -> Ý nghĩa : nhắc nhở con người nhớ đến công lao của lịch sử.


    Câu 6* (trang 23 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

    a. Nội dung : Có thể coi Đại cáo Bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người. Vì bài cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.

    b. Nghệ thuật : Bài cáo kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. Vận dụng lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí. Có sự kết hợp tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Bố cục

    - Đoạn 1 (từ đầu đến chứng cớ còn ghi): Nêu luận đề chính nghĩa.

    - Đoạn 2 (tiếp đến Ai bảo thần dân chịu được?): Tố cáo tội ác của giặc.

    - Đoạn 3 (tiếp đến lấy ít địch nhiều.): Lãnh tụ và nghĩa quân trong buổi đầu dấy nghiệp.

    - Đoạn 4 (tiếp đến cũng là cha thấy xưa nay): Quá trình kháng chiến đi đến thắng lợi.

    - Đoạn 5 (còn lại): Tuyên bố hoà bình, khẳng định ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Nội dung

    - Đại cáo bình Ngô tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

    - Tác phẩm là bản tuyên ngôn độc lập áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta

    - Nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Bố cục như trên

    Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Tác giả nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung báo cáo.

    - Nguyên lí này có hai nội dung: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt.

    b. Bởi vì sau khi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, tác giả nói về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt như một chân lí khách quan hiển nhiên, vốn có lâu đời.

    c. Cách viết của tác giả

    - Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, các triều đại

    + Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu

    + Nêu dẫn chứng thực tiễn ( Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)

    - Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn
    Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Nguyễn Trãi đã vạch rõ âm mưu, tội ác của giặc Minh

    - Âm mưu: luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm của giặc Minh

    - Tội ác:

    + Tội ác diệt chủng, tàn sát người vô tội

    + Đẩy nhân dân ta tới cái chết, chúng vơ vét của cải, hủy hoại đất nước ta

    - Âm mưu xâm lược nước ta là thâm độc nhất , tội ác diệt chủ giết hại người dân là man rợ nhất

    b. Nghệ thuật

    - Vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể, khái quát, lối liệt kê liên tiếp

    - Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng

    - Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt

    - Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi tấm tức

    Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Giai đoạn đầu được khắc họa chủ yếu qua hình tượng Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân

    - Khó khăn buổi đầu:

    + Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ

    - Người anh hùng Lê Lợi: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí

    - Sức mạnh giúp quân ta chiến thắng:

    + đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi

    + dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn

    b. Có những trận đánh sau

    + Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

    + Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

    - Nghệ thuật:

    + Sử dụng động từ mạnh, hình ảnh phóng đại, so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao

    + Hình ảnh quân thù:

    • Kết cục bi thảm nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...

    • miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập

    - Tính chất hùng tráng của đoạn văn

    + mang đậm tính chất anh hùng ca

    + hình tượng phong phú, đa dạng được đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên.

    + câu văn biến hoá linh hoạt mà nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng.

    Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Giọng văn trịnh trọng phù hợp với lời tuyên bố độc lập:

    + đây là lời tuyên bố trang nghiêm trịnh trọng về nền độc lập dân tộc, chủ quyền

    + nhắc đến sức mạnh truyền thống, công lao của tổ tiên và quy luật thịnh - suy, bĩ - thái mang đậm triết lí phương Đông.

    - Bài học lịch sử: sự vững bền, suy vong là tất yếu của mỗi quốc gia, vì thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc

    - Bài học lịch sử này có ý nghĩa rất lớn đối với mọi người và mọi thời, nhất là người được sống trong hoà bình, độc lập.

    Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Giá trị nghệ thuật:

    + Bố cục: Chặt chẽ, cân đối

    + Câu văn, giọng văn linh hoạt

    + Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khái quát

    - Giá trị nội dung:

    + Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân

    + Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa

    + ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc

    ⇒ Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một “áng thiên cổ hùng văn”, một bản Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn, vừa có giá trị văn chương đặc sắc

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Bố cục: 4 phần

    - Đoạn 1 (từ đầu đến “chứng cứ còn ghi”): khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược).

    - Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.

    - Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    - Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố chính quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

    Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    a. Nguyên lí chính ngĩa để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

    b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như bài tuyên ngôn là bởi tác giả không chỉ đưa ra một nguyên lí về chính nghĩa mà còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền của nước ta .

    c.

    - Sử dụng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định tính chất tự nhiên vốn có lâu đời của nước Đại Việt.

    - Cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu.

    - Nêu ra những dẫn chứng cụ thể.


    Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    a. Tác giả đã tố cáo những tội ác của giặc Minh:

    - Trước hết là vạch trần âm mưu xâm lược quỷ quyệt của giặc Minh

    - Tiếp theo là tố cáo những chủ trương cai trị vô nhân đạo vô cùng hà khắc của giặc Minh

    - Hình ảnh người dân Việt khốn khổ điêu linh bị dồn đến đường cùng không khác gì con vật chính là hình ảnh tố cáo sâu sắc nhất tội ác man rợ của giặc Minh.

    b. Nghệ thuật của đoạn tố cáo:

    - Vận dụng kết hợp những chi tiết vừa cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với hình ảnh người dân vô tội.

    - Câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng

    - Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt nhịp điệu nhanh dần.

    - Lời văn khi uất hận trào sôi khi thảm thương tha thiết, lúc nghẹn ngào tấm tức…


    Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa

    - Tác giả tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi - Người lãnh tụ nghĩa quân: ngẫm, căm giặc nước, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, vẫn đăm đăm ..., dốc lòng, gắng chí

    - Những khó khăn ở buổi đầu:

    + Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài.

    + Những khó khăn thiếu thốn chồng chất.

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.

    - Vận dụng chiến thuật quân sự:

    + Nhân dân bốn cõi một nhà ...

    + Tướng sĩ một lòng phụ tử ...

    + Thế trận xuất kì ...

    + Dùng quân mai phục ...

    + Đoàn kết, đồng lòng, vận dụng những mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.

    b. Giai đoạn phản công - Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:

    - Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động.

    - Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang.

    => Nghệ thuật Miêu tả các trận đánh:

    - Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với những hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ.

    - Lối liệt kê liên tiếp nhiều dẫn chứng cụ thể


    Câu 5 (trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    - Giọng văn: trịnh trọng, trang nghiêm, chậm rãi tổng kết cuộc khởi nghĩa, khẳng định chân lí và tuyên bố nền độc lập.

    - Những bài học lịch sử còn có ý nghĩa lâu dài trong sự nghiệp giữ nước từ xưa đến nay:

    + Vượt qua thăng trầm lịch sử càng khẳng định nền độc lập vững chắc của dân tộc.

    + Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại làm nên chiến thắng.


    Câu 6 (trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    a. Nội dung: Có thể coi Đại cáo Bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người. Vì bài cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.

    b. Nghệ thuật: Bài cáo kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. Vận dụng lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí. Có sự kết hợp tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.


    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy