Top 8 Bài văn phân tích bài thơ Phương ấy của Hoàng Nhuận Cầm (Ngữ văn 10) hay nhất

Thai Ha 5975 0 Báo lỗi

Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ được đúc nên bởi tài năng thiên bẩm, mà đáng nói là giọng thơ đẹp, vang như tiếng hót của một loài chim quý. Trời phú cho anh giọng ... xem thêm...

  1. Hoàng Nhuận Cầm sinh ra ở Hà Nội. Ông được mệnh danh là nhà thơ của học sinh, sinh viên bởi có nhiều bài thơ viết về kỉ niệm của tuổi trẻ với giọng điệu trẻ trung, sôi nổi. Bên cạnh việc làm thơ, ông còn viết kịch bản phim, tham gia đóng phim.


    Hoàng Nhuận Cầm có một số tập thơ nổi tiếng khác như: Xúc xắc mùa thu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến…Trong đó bài thơ Phương ấy trích từ tập Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến là một tác phẩm đặc sắc viết về chủ đề người lính anh dũng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.


    Nhớ những ngày mưa Trường Sơn, nhớ hơn cả là những con người, những đồng đội, người mất kẻ còn. Và có ai biết vì sao ông đã khóc, có ai hiểu vì sao ông “đang ngồi uống rượu mắt rưng rưng” mới thấu hiểu vì sao những câu thơ mùa thu của ông có “lá rừng sốt rét” rơi xuống (bài Xuất ngũ).


    Đừng trách thơ ông nhiều nước mắt. Nước mắt trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là tấm lòng anh, là tình người chiến sĩ có may mắn trở về khóc bè bạn đã hy sinh.


    Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy

    Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai

    Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài

    Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy

    Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn.


    Bài thơ viết ra từ sự chắt lọc, chắt lọc không phải chỉ ở góc độ ngôn từ, mà là sự chắt lọc của tháng ngày, của sự chiêm nghiệm, của vui buồn, yêu ghét. Tuy cuộc đời cầm súng của tác giả không dài, có dăm bảy năm gì thôi nhưng đó là những năm tháng “không thể nào quên” của ông.


    Hoàng Nhuận Cầm gọi đó là những mùa hoa của tuổi xuân xanh, dẫu vẫn biết đó chẳng là thứ hoa trong ngày sinh nhật, hoa trước tối tân hôn mà là những mùa hoa phượng đỏ “rơi ngút ngàn trên những hố bom đen”, là “mùa hoa bất tử trổ trên đồi” và “nở hoài trên mũ quân nhân”.


    Thời gian đã cho nhà thơ có một độ lùi xa để nhìn cuộc chiến và thời gian cũng đã là nguồn nuôi dưỡng hồn thơ ông để nó lớn lên, chín thêm…


    Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng Trị.


    Lớp lính sinh viên ấy có mặt trên khắp trận tuyến, từ Thành cổ Quảng Trị đến chiến trường Đông Nam Bộ, tham gia giải phóng Buôn Mê Thuột, ở Sài Gòn vào ngày 30/4/1975. Trong hơn 10.000 sinh viên lên đường thì hơn một nửa hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972.


    Đọc bài thơ, ta bị ám ảnh bởi về một miền đất, về một thời lửa máu hy sinh của những chiến sĩ Việt Nam:

    Là cái phương sao quá bồn chồn

    Đón thư mẹ qua bảy vòng lửa khói…..

    Tiếng Tổ quốc trên môi khi đạn xé

    Tiếng cuối cùng khi khẩu súng nắm trên tay.


    Một thời đạn bom dội như mưa, một thời chiến đấu anh dũng, một thời cỏ cháy hăng nồng phương ấy,….tất cả đều gợi ta nhớ về những năm tháng hào hùng của dân tộc, một thời dù đã xa nhưng sẽ mãi là một kỷ niệm đẹp hào hùng trong lòng những người lính Việt Nam, đặc biệt là thế hệ sinh viên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu.


    Hiện nay, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã qua đời nhưng những dòng thơ ông viết trong tác phẩm “Phương ấy” sẽ mãi là bài ca hào hùng, bi tráng nhất về một thời chiến đấu anh dũng của dân tộc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Bài thơ “Phương ấy” của tác giả Hoàng Nhuận Cầm là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam. Bài thơ này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bởi cảm giác thân thuộc, quen thuộc khi đọc từng câu, từng chữ.


    Là cái phương sao quá bồn chồn

    Đón thư mẹ qua bảy vòng lửa khói

    Vết thương đỏ, viên đạn thì sáng chói

    Chiếc lá xanh kỳ lạ trút trong đời.


    “Cái phương” trong câu thơ mang ý nghĩa là quê hương, và “quá bồn chồn” để miêu tả tâm trạng lo lắng, nhớ nhà của người lính đang ở xa. Người lính đón thư từ gia đình với tình yêu thương và tâm sự, nhưng thư lại phải trải qua rất nhiều gian nan trên chiến trường.


    Vết thương đỏ và viên đạn sáng chói làm nổi bật những nguy hiểm và đau khổ mà người lính phải đối mặt hàng ngày. Câu thơ “Chiếc lá xanh kỳ lạ trút trong đời” được dùng để tượng trưng cho hy vọng và sự sống sót trước những khó khăn, khi một chiếc lá tươi tắn vẫn còn được giữ nguyên màu xanh tươi trên chiến trường.


    Tiếng mùa mưa hồn hậu đến bên tôi

    Tiếng thương nhớ không lời trên tóc mẹ

    Tiếng Tổ quốc trên môi khi đạn xé

    Tiếng cuối cùng khi khẩu súng nắm trên tay.


    “Cái tiếng” được dùng để miêu tả âm thanh của mưa, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, yên bình và nghĩa là âm thanh của hồn người. Tiếp đó là tình thương, nỗi nhớ mẹ ở quê nhà, “Tiếng Tổ quốc trên môi khi đạn xé” chỉ ra rằng người lính vẫn giữ trọn vẹn niềm tự hào với đất nước nhưng cũng phải đối diện với những giông bão, khó khăn và nguy hiểm.


    Chỗ Hiến nằm – giờ trời trắng heo may

    Chỗ Thi ngủ – bình minh rơi tím đất

    Mặt trận xưa, đồng trưa đưa cỏ mật

    Ơi chiến hào tha thiết tuổi hai mươi.


    Đoạn thơ thể hiện tình cảm, sự kính trọng và tôn vinh cho những người lính trẻ tuổi đang chiến đấu trong cuộc chiến tranh. Từ “tha thiết” ở đây có thể hiểu là sự khao khát và nỗ lực của những người trẻ này để bảo vệ đất nước, cũng như để ghi danh vào lịch sử chiến tranh.


    Cái chiến hào tha thiết ở trong tôi

    Xanh thăm thẳm lưng đèo giao thừa tới

    Người con gái cõng mình qua đạn xối

    Tình yêu thầm, kín lại lối giao liên.


    Tình yêu trong chiến tranh, khi người lính bỏ lại sau lưng mình những nỗi sợ hãi và đau khổ để cống hiến cho thành công của cuộc chiến tranh. Tình yêu ở đây có thể được hiểu là tình yêu đất nước, tình yêu cho những người dân của mình, hoặc tình yêu giữa hai người trong một môi trường khắc nghiệt.


    Là cái phương chưa rõ cả mặt em

    Chưa khóc kịp bao bạn bè nhắm mắt

    Là cái phương nấm mộ người giữ đất

    Chớp bên đường như một ánh sao nâu.


    Sự bối rối của người thiếu niên khi đối diện với cuộc chiến tranh, những mất mát đau đớn do chiến tranh mang lại. Những người bạn, đồng đội đã ra đi mãi mãi, và người viết chưa kịp khóc thương tiếc cho họ. Tác giả cho thấy sự giằng xé, bối rối của người thiếu niên trong cuộc chiến tranh, sự đau đớn và mất mát do chiến tranh mang lại, cùng với những hình ảnh chói lóa và thống khổ của chiến tranh.


    Phương ấy dài ngút ngút Cà Mau

    Nơi trắng sóng, lá rừng xanh ngắt ngắt

    Ôi phương ấy ở đâu tôi cũng gặp

    Hát vô bờ chữ Đất, lá cây ơi!


    Anh ta muốn hát lên vô tận tình yêu và lòng trung thành của mình dành cho đất nước và cho những đồng đội mình đã hi sinh, quyên mình vào đất mẹ. Tóm lại, đoạn thơ này miêu tả về sự yêu quý và lòng trung thành của người viết dành cho phương xa và đất nước. Hình ảnh của bãi biển, rừng xanh và cây cối được miêu tả trong đoạn thơ cho thấy tình yêu của người viết dành cho vẻ đẹp tự nhiên của quê hương.


    Phương ấy còn ở mãi trong tôi

    Ngỡ nâng lấy tay mình, ngỡ như người biết nói

    Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi

    Trên hai vai tuổi trẻ – trước chân trời.


    “Phương ấy còn ở mãi trong tôi” – câu đầu tiên thể hiện sự ghi nhớ, tình cảm của người viết dành cho phương xa và sự ảnh hưởng của nó lên cuộc sống của Hoàng Nhuận Cầm. “Trên hai vai tuổi trẻ – trước chân trời” – tuổi trẻ của Hoàng Nhuận Cầm, tuổi trẻ của các chiến sĩ và cũng là tuổi trẻ của đất nước trong tương lai.


    Bài thơ “Phương ấy” của Hoàng Nhuận Cầm là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, khiến cho người đọc không chỉ cảm nhận được tình cảm và kỷ niệm của người viết mà còn gợi lên những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và tình yêu.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. “Phương ấy” ở 1 góc nhìn khác là một bài thơ về tình yêu, gửi cho một người mà Hoàng Nhuận Cầm say mê. Cô ấy tên Phương, một người con gái Hà Nội tài sắc. Chính Hoàng Nhuận Cầm nói về chuyện ấy, ở lớp đại học năm 1971, Cầm đã có một mối tình thơ mộng thuở sinh viên với một cô gái tên Th.


    Trước hết, nói về một bài thơ chiến tranh. “Phương ấy”là bài thơ viết sau giải phóng, hay nói đúng là hồi ức của một người lính về mặt trận. Đó là hiện thực, nhưng là hiện thực của tâm trạng.


    Chiến tranh, ở Trị Thiên, mà không chỉ Trị Thiên, hiện ra với tất cả sự khốc liệt của nó: Tất cả đều bị hủy diệt, đến cả những đồng cỏ cũng cháy, không còn sinh vật nào sống sót:


    Một vùng đất không tiếng gà cất gáy.


    Một bức thư cũng phải vượt qua bảy vòng lửa khói, đây là một con số ước lệ, nó có thể nhiều hơn nữa, nó có thể đã thấm máu giao liên trước khi đến tiền tuyến hay hậu phương. Chỉ còn người lính và súng đạn mà người lính thì cũng không thể nguyên vẹn với những vết thương đỏ ròng, phơi thịt, phơi xương. Sự khốc liệt của chiến tranh, sự rõ ràng của chiến tranh được nhà thơ miêu tả trong một câu thơ rất tượng trưng:


    Vết thương đỏ, viên đạn thì sáng chói

    Chiếc lá xanh kỳ lạ trút trong đời.


    Câu thơ dồn tụ, rực lên những màu sắc tương phản, đa nghĩa. Vết thương đỏ lên đau đớn, mà đẹp đẽ, cao cả của sự hiến thân vì nước. Viên đạn sáng lên mang ý chí người lính, mang tất cả căm hờn, lý tưởng của người lính để bay về phía quân thù một cách trúng đích. Cái chết (lá xanh trút) như một sự cao cả, lại như một sự ngỡ ngàng, phi lý, kỳ lạ…


    Có hai câu thơ rất nhẹ nhàng mà đau xót:


    Chỗ Hiến nằm – giờ trời trắng heo may

    Chỗ Thi ngủ – bình minh rơi tím đất


    Hiến hay Thi hay Nam, Dũng, Quang, Cường… tên những bạn bè, đồng đội.


    Nhưng Hiến và Thi đây cũng chính là nhà thơ Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân). Anh người gốc Bến Tre, theo gia đình tập kết ra Bắc, tốt nghiệp Khoa Sử, Đại học tổng hợp Hà Nội. Cuối năm 1964, vượt Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu; hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ ở tư thế như anh từng viết về người chiến sĩ Giải phóng quân trong bài Dáng đứng Việt Nam hai tháng trước đó, tháng 3-1968:


    Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

    Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

    Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

    Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

    Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng

    Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn

    Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

    Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công


    Thi là nhà văn Nguyễn Thi (1928-1968), tên khai sinh Nguyễn Hoàng Ca, quê Nam Định, tham gia kháng chiến tại Miền Nam trong quân ngũ, tập kết ra Bắc năm 1954. Năm 1962, đang làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội, ông tình nguyện vào Nam, hy sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.


    Trước Nguyễn Thi, ông lấy bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn, tác giả của hai tập truyện ngắn đầy chất thơ và cũng đầy suy tư, trách nhiệm: Trăng sáng và Đôi bạn. Vào Nam, ông viết được hai tác phẩm nổi tiếng Người mẹ cầm súng và Ở xã Trung Nghĩa. Ngoài truyện, ông còn viết thơ, trong kháng chiến chống Pháp đã có những câu thơ thể hiện một trái tim dào dạt một tình yêu lớn:


    Những mối tình bằng nước mắt

    Có bao giờ phai nhạt em ơi

    Hái tất cả mùa xuân trên mặt đất

    Anh làm thơ yêu tặng một con người.


    Phương ấy, là phương của những người tài năng nhất, anh dũng nhất. Ai không nhớ thì thôi, còn người lính thì không bao giờ quên được, không bao giờ phản bội, quên ơn những ai đã đổ máu vì Tổ quốc, vì cuộc sống hòa bình.


    Sự khốc liệt của chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra không hủy diệt được tất cả. Ở đây còn sự bất tử. Đây là sự bất tử của tình yêu trong lòng người lính:


    Tiếng mùa mưa hồn hậu đến bên tôi

    Tiếng thương nhớ không lời trên tóc mẹ

    Tiếng Tổ quốc trên môi khi đạn xé

    Tiếng cuối cùng khi khẩu súng nắm trên tay…


    Và khi trở về, sống trong thời hậu chiến, sự bất tử ấy là trách nhiệm với cuộc sống, với đồng đội:


    Phương ấy còn ở mãi trong tôi

    Ngỡ nâng lấy tay mình, ngỡ như người biết nói

    Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi

    Trên hai vai tuổi trẻ – trước chân trời.


    Như trên đã nói, “Phương ấy” là người con gái tên Phương. Người con gái ấy ở phố Phan Bội Châu, mang tâm hồ Hà Nội và học Văn. Cầm yêu. Đương nhiên. Người con gái ấy có yêu Cầm không? Điều này tôi không biết rõ, và chính Cầm cũng không biết rõ “Là cái phương chưa rõ cả mặt em”. Nhưng chắc chắn cô ấy đã rất quý Cầm, yêu bài thơ và cuộc đời của những người lính chống Mỹ.


    Tôi có cảm giác rằng, là thực hay tưởng tượng, trong một đêm trong suốt, Cầm đã “áp ngực vào Phương ấy”. Và Phương đã cảm nhận được từ trái tim, từ lồng ngực trai trẻ, đầy thổn thức của Cầm cả một cuộc chiến tranh và tâm hồn người lính; cả quá khứ, hiện tại và tương lai đồng hiện. Tất cả những câu thơ đều là cảm nhận của Phương, miêu tả của Phương, tình yêu của Phương đối với Cầm và Tổ quốc.


    Nay thì cả Cầm và Phương đều thành người thiên cổ. Đời người không dài, thậm chí chỉ là thoáng chốc, chỉ như ánh sao băng. Cầm đã ra đi như thơ anh từng dự báo:


    Nhớ thu đến – Hạ đi trong trống trận

    Tiễn tuổi thơ không một tiếng kèn

    Đó hoa phượng, ôi mười năm hoa phượng

    Rơi ngút ngàn trên những hố bom đen.

    Anh bất ngờ rơi xuống giữa tay em

    Mầu hoa trắng cuối cùng năm mười sáu

    Những hừng đông nối nhau vào chiến đấu

    Bao nốt trầm xa biếc lá me rơi…

    (Dưới màu hoa rất đỏ)


    Mong cho mọi lớp trẻ lớn lên, đều có một tình yêu đẹp, hồng lên cùng hoa phượng, xanh mãi thuở hoa niên, không chỉ trong khát vọng, trong dang dở như thế hệ chúng ta.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Lúc nào cũng có vẻ vội vàng, tất bật. Bây giờ đang lặng lẽ đấy, có thể mấy giây sau đã là một cuộc bùng nổ. Khi đi ngoài đường, quần áo xộc xệch, trên chiếc xe máy cũ, anh như người vô danh. Có khi đang ngồi quán bia hơi giữa ồn ào, náo nhiệt, anh lặng lẽ khóc vì một nỗi cô đơn. Hoàng Nhuận Cầm là vậy đấy.


    Trong con người Hoàng Nhuận Cầm có đủ cả sự giản dị đến tận cùng, sự bừng lóe đến chói sáng. Đào hoa lắm! Khổ đau nhiều! Can trường và mơ mộng. Những phẩm chất tưởng chừng trái hẳn nhau ấy, lạ lùng lại tồn tại song hành trong con người anh, tạo nên những vỉa quặng phong phú của thế giới tinh thần và một bút lực đa diện trong nhiều lĩnh vực sáng tác, mà trước hết là thơ.


    Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ được đúc nên bởi tài năng thiên bẩm, mà đáng nói là giọng thơ đẹp, vang như tiếng hót của một loài chim quý. Trời phú cho anh giọng thơ sang trọng, trong trẻo, dư ba. Một khi giọng thơ ấy vút lên, lập tức được chú ý.


    Nhà thơ Xuân Diệu lúc đương thời thốt lên: “Tôi cảm thấy mến thương các chú lính vô hạn, ra trận mà trong ba lô vẫn có những con ve, những hòn bi“.


    Mãi nhiều năm sau Hoàng Nhuận Cầm vẫn theo đuổi cái giọng thơ về chiến tranh không trộn lẫn ấy và đã để lại những câu thơ khoáng đạt, hào hoa, đầy ắp nhạc điệu và những hình ảnh ngời sáng nhưng cũng vô cùng dữ dội trong bài thơ “Phương ấy”:


    “Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy

    Nhớ lại mùi cỏ cháy suốt thời trai

    Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài

    Một vùng đất không tiếng gà cất gáy

    Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn".


    Chỉ mới hơn 20 tuổi, Hoàng Nhuận Cầm đã có một giọng thơ độc đáo, hấp dẫn như có ma lực. Thơ anh là tiếng lòng của những người lính trẻ hào hoa, gác bút nghiên ra trận. Nó ghi dấu diện mạo một thế hệ dường như không phải sinh ra cho chiến tranh nhưng đã buộc phải cầm súng và hy sinh trong cái tàn khốc của một cuộc chiến kinh hoàng. Ra trận đấy, mà vẫn thấy hoa phượng đỏ gắn với một trời kỷ niệm tuổi học trò “rơi như mưa, như máu ở bên đường“.


    Tiếng mùa mưa hồn hậu đến bên tôi

    Tiếng thương nhớ không lời trên tóc mẹ

    Tiếng Tổ quốc trên mỗi khi đạn xé

    Tiếng cuối cùng khẩu súng nằm trên tay


    Tiếng đạn xới, đạn xé rát mặt là khoảng cách giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Thơ viết về chiến tranh của Hoàng Nhuận Cầm đầy chất hiện thực. Cuộc chiến tranh từng tham gia để lại dấu ấn trong thơ anh khá đậm nét. Đọc những vẫn thơ lửa cháy đó, những người chưa đặt chân tới chiến trường cũng có thể hình dung ra “cộng sự”, “chiến hào”, “đồi chốt”, “bom đạn”,.. tất cả đều đi vào thơ và trở thành cảm hùng của con người vừa cầm súng vừa cầm bút, vừa là thi sĩ vừa là chiến sĩ, vừa anh hùng mà cũng rất đỗi đời thường.


    Phương ấy còn ở mãi trong tôi

    Ngỡ nâng lấy tay mình, ngỡ như người biết nói

    Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi

    Trên hai vai tuổi trẻ – trước chân trời.


    Cuộc chiến nào cũng để lại những hi sinh và mất mát, những ám ảnh ấy “còn mãi trong tôi“. Để dành được độc lập như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải hi sinh hơn hai triệu người con ưu tú. Họ nằm lại suốt chiều dài đất nước, gửi thân mình vào đất mẹ giữa tuổi hai mươi. Họ hi sinh vì dân tộc có thể có tên tuổi được lưu danh, nhưng cũng nhiều người trở thành vô danh “suốt đời như dấu hỏi”. Chính họ đã hóa thân vào cuộc đời và làm nên đất nước hôm nay.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Nhà văn Chu Lai đã từng viết “Chiến tranh .. là cái quái gì ấy? Phải chăng nó chỉ gói gọn trong một định nghĩa là ngày nào cũng nhìn thấy người chết (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai). Và như một nhạc sĩ nào đó đã viết “Đôi chiến tranh đầu phải trò đùa”. Đất nước ta từ mấy ngàn năm có khi nào hết chiến tranh. Lớp lớp trai trắng đã ra đi bảo vệ quê hương. Vì thế nên cảm hứng về người lính và chiến tranh là nguồn đề tài bắt tận của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ…


    Chiến tranh đồng nghĩa với nó là lửa đạn, là ác liệt. Thế nhưng, nếu không có những năm tháng chiến tranh, Hoàng Nhuận Cầm không thể viết những câu thơ chan chứa hoài niệm.


    Trả cho em nước mắt

    Lăn ngang ngực đàn bà

    Trả cho anh cát bụi

    Những đêm hành quân xa

    (Mây rất thờ ơ)


    Chiến tranh trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là như thế, chiến tranh qua đi chỉ còn có héo đi quanh những nấm mộ, chỉ còn “gió có luồn qua những đồng sắt cong queo, nhưng đó còn là “mùa hoa bất tử trong đời. Màu đỏ của những mùa hoa ấy là màu đỏ của máu anh và đồng đội đã đổ xuống cho đất nước được bình yên.


    Hoàng Nhuận Cầm đã từng nói những chiếc ba lô trong thơ tôi bây giờ còn tồn tại dai dẳng và khét lẹt hơn chính những chiếc ba lô đã mục nát trong rừng Trường Sơn.


    Chiến tranh và người lính trong thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng có những gi tàn khốc nhất, những gì đau đớn nhất và bi tráng nhất. Nhưng khác với mạch thơ chiến trận khác, bởi bom đạn, khói lửa, dây kẽm gai… đi vào thơ anh thật hồn nhiên.


    Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy

    Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai

    Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài

    Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy

    Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn.


    Hoàng Nhuận Cầm nhớ lại mùi cỏ cháy trong thời trai, cái vùng đất im lìm không có tiếng gà cất gáy. Những hình ảnh này cho ta thấy sự lạnh lẽo và tàn khốc của chiến tranh.


    Trong thơ anh, đôi mắt mang hình họng súng, nỗi nhớ vụt qua như ánh lửa đan và những vùng trời cách trở bằng tiếng bom… Những vần thơ ra đời giữa mặt trận chỉ được ghi bằng trí nhớ ấy dẫu có đạn bom, có gian khổ và hi sinh nhưng vẫn là những rung cảm rất đổi tinh khiết của chàng trai hai mươi tuổi trước cuộc đời.


    Những năm đời lĩnh ấy tuy không nhiều nhưng đủ để lại dấu ấn đậm nét trong kí ức và trong thơ Hoàng Nhuận Cầm. Người thi sĩ – chiến sĩ ấy đã coi miền kí ức về thời đánh giặc là “Phương ấy”, một nơi yêu dấu cho những hoài niệm, cho những yêu thương và cống hiến. “Phương ấy” có tình yêu dành cho đồng đội và cho Tổ quốc “Phương ấy còn ở mãi trong tôi”


    Là cái phương sao quả bồn chồn

    Đón thư mẹ qua bảy vòng lửa khỏi

    Vết thương đỏ viên đạn thì sáng chói

    Chiếc lá xanh kì lạ trút trong đời


    Cảm giác bồn chồn, hoang mang của người lính hướng về “phương ấy”, những lá thư từ mẹ phải vượt qua mưa bom bão đạn mới có thể tới tay. Chiến tranh gây ra cho những người lính “vết thương đỏ” rớm máu nhưng anh vẫn có trong mình một màu xanh hy vọng. Chiếc lá “trút” có thể hiểu là sự hy sinh của những anh chiến sĩ trẻ tuổi, anh hy sinh để đem lại sự sống cho đất nước.


    Là cái phương chưa rõ cả mặt em

    Chưa kịp khóc bao bạn bè nhắm mắt

    Là cái phương nắm mộ người giữ đất

    Chớp bên đường như một ánh sao nâu.


    Nỗi đau còn lớn hơn khi những người bạn bè đã ra đi mãi mãi, họ ngã xuống cho quê hương. Đất nước ngày nay được xây dựng trên xương máu của các chiến sĩ, giống như nhà thơ trẻ – người chiến sĩ giải phóng quân Lê Anh Xuân (anh Hiến) đã từng viết:


    Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

    Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:

    Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.

    Tên Anh đã thành tên đất nước.

    (Dáng đứng Việt Nam)


    Hoàng Nhuận Cầm viết rất nhiều về người lính bởi anh cũng là một người lính. Một người lĩnh thực sự đã cầm súng chiến đấu trên chiến trường, hơn ai hết anh hiểu minh và thế hệ minh, nên khi viết về người lính cũng là lúc anh viết về chính mình. Cái tôi tác giả và cải tôi trữ tinh hoa làm một rất khó phân biệt. Người linh trong thơ Hoảng Nhuận Cầm khác với người linh trong thơ của các thế hệ đàn anh như Nguyễn Đinh Thi, Hồng Nguyên, Trần Hữu Thung… Và cũng khác với các nhà thơ cùng thế hệ để tạo nên được một tiếng thơ riêng khó lẫn.


    Anh lính trẻ trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là như thế: trẻ trung và hồn nhiên như một cậu học trò nhưng cũng mong sống hết minh cho đất nước. Anh linh ấy nhiều mộng mơ và hoài bão nhưng cũng không bao giờ thôi hi vọng vào tương lai cuộc chiến của toàn dân tộc. Đây chính là những hình ảnh đẹp về người lính, họ đã sống hồn nhiên nhất, đẹp nhất cho khúc hát tuổi hai mươi.


    Có thể nói, cảm hứng về chiến tranh và người lính là nguồn cảm hứng lớn của thời đại. Hoàng Nhuận Cầm cũng hòa thơ mình vào dòng cảm hứng chung ấy, bởi anh cũng là người đứng trong dòng lịch sử bão táp ấy để nếm trải những gian lao và thử thách. Nhưng trong cái chung, Hoàng Nhuận Cầm vẫn tìm được cái riêng cho thơ mình, đó mới là cái tài làm nên “thương hiệu riêng” của người nghệ sĩ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (1934-2010) là một trong những nhà thơ nổi bật trong nền văn học Việt Nam, đặc biệt nổi bật trong giai đoạn hiện đại. Ông sinh ra tại Bắc Ninh và có nhiều đóng góp quan trọng cho thơ ca Việt Nam.


    Dưới đây là một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của ông:

    • Cuộc đời và Sự nghiệp: Cuộc sống cá nhân: Hoàng Nhuận Cầm sinh ngày 8 tháng 10 năm 1934 tại Bắc Ninh. Ông học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và bắt đầu viết thơ từ những năm còn trẻ.
    • Sự nghiệp văn học: Hoàng Nhuận Cầm bắt đầu nổi bật trong làng thơ Việt Nam từ những năm 1960 với những tác phẩm mang dấu ấn cá nhân rõ rệt. Ông được biết đến với phong cách thơ đặc trưng, sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn từ và khả năng gợi hình mạnh mẽ.
    • Tác phẩm tiêu biểu: Ông đã viết nhiều bài thơ, trong đó có nhiều tác phẩm nổi bật như "Thơ Hoàng Nhuận Cầm", "Những Bài Thơ Hay", và "Cảm Xúc Từ Đất". Thơ của ông thường mang đậm chất triết lý và suy tư về cuộc sống, tình yêu, và các vấn đề xã hội.
    • Phong cách thơ: Thơ của Hoàng Nhuận Cầm nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn. Ông có khả năng tạo nên những hình ảnh thơ mộng và sâu sắc, đồng thời lồng ghép những suy tư sâu lắng về cuộc sống, con người và vũ trụ.
    • Ảnh hưởng và Di sản: Hoàng Nhuận Cầm có ảnh hưởng lớn đến thế hệ nhà thơ sau ông. Ông được đánh giá cao vì khả năng sáng tạo và sự đóng góp của mình cho nền văn học Việt Nam, đặc biệt trong việc mở rộng và làm phong phú thêm phong cách thơ hiện đại.


    Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ngày 16 tháng 6 năm 2010, để lại một di sản văn học phong phú và sâu sắc, tiếp tục được yêu thích và nghiên cứu trong văn học Việt Nam.

  7. Bài thơ "Phương ấy" của Hoàng Nhuận Cầm là một tác phẩm nổi bật, thể hiện phong cách thơ đặc trưng của ông với sự kết hợp tinh tế giữa cảm xúc cá nhân và tư tưởng triết lý sâu sắc. Dưới đây là một số điểm chính về bài thơ này:


    Nội dung và Ý nghĩa

    • Tình cảm và cảm xúc: Bài thơ "Phương ấy" thể hiện nỗi nhớ nhung và sự hoài niệm về một người hoặc một thời điểm trong quá khứ. Tình cảm trong bài thơ mang một sắc thái vừa lãng mạn vừa trăn trở. Tác giả dùng hình ảnh, từ ngữ để gợi nhớ về những kỷ niệm và cảm xúc sâu lắng, đồng thời thể hiện sự tiếc nuối và khát khao về những gì đã qua.
    • Hình ảnh và biểu tượng: Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh và biểu tượng đặc sắc để tạo nên bức tranh cảm xúc rõ nét. Những hình ảnh này không chỉ giúp người đọc hình dung cụ thể về cảnh vật mà còn gợi mở những suy tư sâu xa về cuộc sống và tình yêu.
    • Phong cách thể hiện: Hoàng Nhuận Cầm thường sử dụng ngôn từ tinh tế, có chiều sâu và mang đậm ảnh hưởng của triết lý. "Phương ấy" không phải là một bài thơ kể chuyện đơn thuần, mà là một tác phẩm chứa đựng những suy ngẫm và cảm xúc đa dạng, thể hiện sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng.
    • Tác phẩm tiêu biểu: "Phương ấy" là một trong những bài thơ tiêu biểu của Hoàng Nhuận Cầm, thể hiện rõ ràng phong cách và sự sâu sắc trong ngôn ngữ của ông. Bài thơ được đánh giá cao về mặt nghệ thuật và cảm xúc, và thường được trích dẫn hoặc thảo luận trong các nghiên cứu về thơ ca hiện đại Việt Nam.
    • Ảnh hưởng: Bài thơ có ảnh hưởng đáng kể đến người đọc và các thế hệ nhà thơ sau này. Sự kết hợp giữa hình ảnh cụ thể và cảm xúc sâu lắng trong bài thơ tạo ra một sức hút mạnh mẽ và bền vững.


    Bài thơ "Phương ấy" của Hoàng Nhuận Cầm là một minh chứng rõ nét cho sự tinh tế và sức sáng tạo của ông trong việc thể hiện cảm xúc và tư tưởng qua thơ ca.

  8. I. Mở bài

    Tác giả: Hoàng Nhuận Cầm (1934-2010), nhà thơ nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam.
    Tác phẩm: "Phương ấy" – một bài thơ tiêu biểu của Hoàng Nhuận Cầm, phản ánh sâu sắc phong cách và cảm xúc của tác giả.


    II. Thân bài

    Nội dung bài thơ

    • Tình cảm và cảm xúc:
      • Nỗi nhớ nhung và hoài niệm: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ về một người hoặc một thời điểm đã qua. Tác giả sử dụng hình ảnh và cảm xúc để gợi nhớ về quá khứ và những kỷ niệm.
      • Sự tiếc nuối và khát khao: Bài thơ mang đậm cảm giác tiếc nuối về những gì đã qua và khát khao tìm lại những điều đã mất.
    • Tình yêu và hoài niệm:
      • Mối liên hệ tình cảm: Phân tích cách bài thơ diễn tả tình yêu và hoài niệm qua các hình ảnh và cảm xúc.

    Phân tích hình ảnh và biểu tượng

    • Hình ảnh thiên nhiên:
      • Mô tả cảnh vật: Bài thơ sử dụng hình ảnh thiên nhiên để tạo ra không gian và bối cảnh cho cảm xúc. Phân tích cách những hình ảnh này gắn liền với cảm xúc của nhân vật.
      • Biểu tượng: Những hình ảnh thiên nhiên có thể được sử dụng như biểu tượng cho tình cảm và những kỷ niệm.
    • Hình ảnh con người:
      • Nhân vật trong bài thơ: Phân tích hình ảnh nhân vật (người hoặc ký ức về người) và vai trò của họ trong việc truyền tải cảm xúc của bài thơ.
      • Mối quan hệ giữa các nhân vật: Xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của nhân vật đó đối với cảm xúc và tâm trạng của người kể.

    Phân tích phong cách và kỹ thuật nghệ thuật

    • Ngôn ngữ và từ ngữ:
      • Từ ngữ và hình ảnh: Phân tích cách Hoàng Nhuận Cầm sử dụng từ ngữ và hình ảnh để tạo ra hiệu ứng cảm xúc mạnh mẽ.
      • Biểu cảm và ẩn dụ: Xem xét việc sử dụng biểu cảm và ẩn dụ trong bài thơ và cách chúng giúp làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm.
    • Cấu trúc và nhịp điệu:
      • Cấu trúc bài thơ: Phân tích cách bài thơ được tổ chức và cấu trúc. Xem xét sự liên kết giữa các phần của bài thơ.
      • Nhịp điệu và âm hưởng: Phân tích nhịp điệu và âm hưởng của bài thơ, và cách chúng góp phần vào việc truyền tải cảm xúc.

    Ý nghĩa và thông điệp

    • Suy ngẫm về cuộc sống:
      • Những suy tư về cuộc sống: Phân tích cách bài thơ thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, và thời gian.
      • Thông điệp của tác phẩm: Đưa ra ý nghĩa tổng quát của bài thơ và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
    • Ảnh hưởng và tác động:
      • Tác động đối với người đọc: Xem xét tác động của bài thơ đối với người đọc, và cách nó gợi mở những cảm xúc và suy nghĩ.


    III.Kết luận:

    • Tóm tắt: Tóm tắt các điểm chính đã phân tích về nội dung, hình ảnh, phong cách và ý nghĩa của bài thơ "Phương ấy".
    • Đánh giá tổng quan: Đưa ra đánh giá tổng quan về giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ trong sự nghiệp của Hoàng Nhuận Cầm và trong nền văn học Việt Nam.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy