Top 9 Bài văn phân tích bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương (Ngữ văn 7) hay nhất

Thai Ha 2492 0 Báo lỗi

Có thể nói tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng đủ sức lay động trái tim của mỗi con người. Sâu thẳm bên trong trái tim của mỗi người, hình ảnh người mẹ ... xem thêm...

  1. Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu. Bài thơ "Đợi mẹ" được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc:


    Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa

    Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

    Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ

    Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

    Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải

    Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

    Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

    Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

    Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

    Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.


    Bài thơ kể cho chúng ta nghe về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ: Đợi mẹ. Ai chẳng từng đợi mẹ đi chợ, đi làm. Ai chẳng từng trải qua cảm giác thắc thỏm đứng ngồi mong ngóng. Em bé trong bài thơ này cũng vậy. Trời đã tối. Những dấu hiệu của nhịp sống ồn ào ban ngày đã dừng lại. Từng hoạt động của đêm lần lượt diễn ra: Vành trăng non đã lên, đom đóm đã thắp lửa ngoài ao, đom đóm đã bay vào nhà. Vậy nhưng mẹ vẫn chưa làm đồng về.


    Em bé có thể nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng không thể nhìn thấy mẹ. Mẹ vẫn ở ngoài cánh đồng xa. Mẹ lẫn vào cánh đồng, còn cánh đồng lại lẫn vào đêm. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ bị lẫn, bị chìm vào trong bóng tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Đâu phải mẹ không mong về với con, đâu phải mẹ không biết còn đang trông ngóng mẹ, nhưng vì cuộc mưu sinh, vì con, mẹ phải đi sớm về muộn. Hình ảnh của mẹ khiến ta nhớ đến hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa: "Con cò lặn lội bờ sông." hay: "Cái cò mà đi ăn đêm".. - thật tội nghiệp biết bao.


    Mẹ chưa về, nên bếp chưa lên lửa, mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. Em mong mẹ không phải vì "xu bánh đa gừng" hay củ khoai, lùi mía. Em mong mẹ vì với em, mẹ là ấm áp, mẹ là bình yên. Có mẹ, căn bếp kia mới trở nên ấm cúng, có mẹ, mái nhà tranh mới bớt hoang vắng quạnh hiu.


    Vậy nhưng, trong khi em bé chờ từng khắc bước chân mẹ, thì bước chân ấy vẫn "ì oạp" nơi cánh đồng xa. Từ tượng thanh "ì oạp" thật giàu sức gợi. Nó gợi lên từng bước chân khó nhọc của mẹ khi phải băng lội giữa bốn bề nước ruộng mênh mông, và lần nữa gợi lên cảm xúc nghẹn ngào nơi trái tim bạn đọc. Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Thơ là sợi dây truyền cảm đặc biệt giữa tác giả và độc giả. Nên đọc những vần thơ trên, người đọc không khỏi rưng rưng xúc động.


    Có lẽ, ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng thắc thỏm chờ mẹ như thế, nên "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ ở câu thơ cuối thật thương quá đi thôi. Đến bao giờ cuộc sống của mẹ và bé mới bớt nhọc nhằn, bao giờ mẹ mới được về sớm để em bé vui niềm vui bình dị bên mẹ mỗi khi chiều về chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa?


    Bài thơ "Đợi mẹ" có số câu chữ không nhiều, lời thơ giản dị, tự nhiên, ngôn từ giàu sức gợi.. đã mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc. Qua "nỗi đợi" của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Có thể nói tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng đủ sức lay động trái tim của mỗi con người. Sâu thẳm bên trong trái tim của mỗi người, hình ảnh người mẹ kính yêu luôn luôn hiện hữu và khắc ghi dấu ấn. Và thứ tình cảm sâu lắng ấy đã được nhà thơ Vũ Quần Phương khắc họa chân thực và rõ nét trong bài thơ “Đợi mẹ” của mình.


    Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
    Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
    Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
    Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
    Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
    Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
    Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
    Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
    Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
    Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.


    Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua câu chuyện muôn thuở thời ấu thơ đợi mẹ về. Cảm giác thấp thỏm mong ngóng mẹ đi chợ, đi làm về. Và với em bé trong bài thơ Đợi mẹ cũng vậy. Trời đã vào tối, nhịp sống ồn ào, náo nhiệt ban ngày đã dừng lại. Dần nhường chỗ cho những hoạt động của ban đêm. “Vầng trăng non” đã lên tới đỉnh đầu, “đom đóm” bay từ ngoài ao bay vào tới trong nhà. Ấy thế mà mẹ vẫn chưa đi làm về. Mẹ vẫn hì hụi làm việc tần tảo ngoài đồng xa. Mẹ cùng cánh đồng lẫn vào màn đêm.


    Phải nói rằng hình ảnh người mẹ tần tảo trên cánh đồng trong trời đêm gợi lên trong tâm trí người đọc bao nỗi niềm day dứt. Người mẹ nào cũng thương con, người mẹ nào cũng muốn được trở về nhà với đứa con của mình. Thế nhưng bởi cuộc sống mưu sinh ngoài kia, vì con vì cái, mẹ phải cặm cụi sớm hôm, vất vả lo lắng cuộc sống cho đứa con thơ của mình.


    Bóng tối dần ùa về kéo theo nỗi sợ hãi quẩn quanh tâm hồn đứa trẻ. Vì mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, vì mẹ chưa về nên căn nhà trống trải. Bởi thế mà niềm mong mỏi bước chân của mẹ càng được dâng lên. Em mong ngóng mẹ về với em. Vậy mà đáp lại sự ngóng trông ấy vẫn là bước chân “ì oạp” nơi đồng xa. Một bước chân nặng nề, khó nhọc của mẹ khi phải lội trên cánh đồng mênh mông là nước. Hình ảnh ấy làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Cảm nhận sâu sắc từng vần thơ, người đọc sẽ khó thể nào kìm nén được xúc động. Thấu hiểu nỗi nhọc nhằn cùng tấm lòng yêu thương con của mẹ.


    Có lẽ việc đợi mẹ đã như một điều hiển nhiên trong tâm trí đứa trẻ. Đến mức ngày nào em cũng mong ngóng mẹ về như thế. Làm cho “nỗi đợi” của em đi sâu vào tâm thức hay thậm chí là đi cả vào trong những giấc mơ. Trong cả cơn mơ, em cũng vẫn thấp thỏm mong mẹ về.


    Thơ ca là phương tiện truyền tải cảm xúc, là sợi dây gắn kết những xúc cảm chân thực mà tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc. Bài thơ “Đợi mẹ” tuy không dài, lời thơ giản dị, tự nhiên thế nhưng cũng đủ sức chạm tới những cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. Thông qua sự mong ngóng đợi mẹ của em bé, nhà thơ muốn người đọc cảm nhận được tình yêu thương của người con đối với đấng sinh thành đồng thời là tình mẫu tử thiêng liêng ngút trời. Thêm vào đó, nhà thơ còn khắc họa thành công, đầy cảm động hình ảnh lam lũ, chịu thương chịu khó của những bà mẹ Việt Nam.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Phong cách thơ của Vũ Quần Phương mang nhiều nét độc đáo, thể hiện sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, với những đặc điểm nổi bật sau:

    • Truyền thống và hiện đại
      • Truyền thống: Vũ Quần Phương thường sử dụng thể thơ truyền thống như thơ lục bát, thất ngôn bát cú, hay thơ Đường luật. Ông khai thác các đề tài dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước, và con người Việt Nam.
        • Ví dụ: “Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa / Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non”
        • Phân tích: Truyền thống: Bài thơ sử dụng hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam với ruộng lúa, bếp lửa, căn nhà tranh, đom đóm và vườn hoa mận. Những hình ảnh này gợi lên một không gian đậm chất truyền thống, thân thuộc với người đọc.
      • Hiện đại: Tuy nhiên, ông cũng không ngừng làm mới thơ của mình bằng cách đưa vào những yếu tố hiện đại, với cách diễn đạt giàu hình ảnh, ngôn ngữ tinh tế, sắc sảo, và đôi khi mang tính triết lý sâu sắc.
        • Ví dụ: “Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm”
        • Phân tích: Dù sử dụng những hình ảnh truyền thống, cách diễn đạt của Vũ Quần Phương lại rất mới mẻ, hiện đại. Ông không bị gò bó trong cấu trúc câu thơ cổ điển mà tạo ra những câu thơ tự do, phóng khoáng, giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về cảm xúc và tình huống trong thơ.
    • Sự tinh tế và giản dị
      • Tinh tế: Thơ của Vũ Quần Phương rất giàu cảm xúc, được diễn đạt một cách tinh tế qua những hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi. Ông thường khai thác những khoảnh khắc nhỏ bé, giản dị trong cuộc sống để biểu đạt những tình cảm lớn lao, sâu sắc.
        • Ví dụ: “Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng / Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
        • Phân tích: Thơ Vũ Quần Phương thường rất giàu cảm xúc, diễn đạt một cách tinh tế qua những hình ảnh mang tính biểu tượng, tạo nên không gian giàu sức gợi.
      • Giản dị: Ngôn ngữ thơ của ông giản dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng không kém phần sâu lắng. Chính sự giản dị này tạo nên sức hấp dẫn riêng cho thơ ông, khiến người đọc dễ dàng cảm nhận và đồng cảm.
        • Ví dụ: “Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải”
        • Ngôn ngữ trong bài thơ gần gũi, dễ hiểu, nhưng vẫn mang lại cảm giác sâu lắng, chạm đến trái tim người đọc.
    • Tâm hồn nhân hậu, bao dung: Vũ Quần Phương là một nhà thơ có tâm hồn nhân hậu, luôn nhìn đời bằng ánh mắt yêu thương, bao dung. Những bài thơ của ông thường thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những cảnh đời, những con người gặp khó khăn, bất hạnh. Tuy nhiên, ông không bi quan mà luôn nhìn cuộc sống với niềm tin yêu, hy vọng.
      • Ví dụ: “Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ / Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa”
      • Phân tích: Bài thơ thể hiện tình cảm ấm áp, nhân hậu của đứa trẻ dành cho mẹ. Tâm hồn của đứa trẻ trong thơ cũng chính là sự phản chiếu của một tâm hồn thơ nhân hậu, bao dung, luôn hướng về những điều giản dị nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc sống.
    • Tính triết lý và suy tư: Thơ của Vũ Quần Phương không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hay kể chuyện mà thường chứa đựng những suy tư triết lý về cuộc sống, con người, thời gian, và số phận. Ông đặt ra những câu hỏi về cuộc sống, và đôi khi đưa ra những chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh. Chính sự triết lý này tạo nên chiều sâu cho thơ ông.
      • Ví dụ: “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
      • Phân tích: Bài thơ không chỉ đơn giản miêu tả cảnh đợi mẹ mà còn ẩn chứa một triết lý về tình mẫu tử, về sự chờ đợi, và sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên và không gian làng quê. Hình ảnh "nỗi đợi vẫn nằm mơ" thể hiện một suy tư sâu sắc về sự chờ đợi, một tâm trạng mơ màng, hy vọng trong lòng đứa trẻ.
    • Tình yêu thiên nhiên, quê hương: Thiên nhiên và quê hương là những đề tài thường xuyên xuất hiện trong thơ Vũ Quần Phương. Ông miêu tả thiên nhiên với sự tinh tế và nhạy cảm, thể hiện tình yêu sâu sắc đối với quê hương, đất nước. Những bài thơ về quê hương của ông không chỉ đẹp về hình ảnh mà còn ấm áp tình người.
      • Ví dụ: “Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà”
      • Phân tích: Thiên nhiên trong bài thơ không chỉ là bối cảnh mà còn là nhân vật đồng hành cùng đứa trẻ trong suốt quá trình chờ đợi. Thiên nhiên được miêu tả với sự yêu thương và gắn bó, thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương.
    • Âm hưởng buồn nhưng không bi lụy: Trong thơ Vũ Quần Phương, ta thường bắt gặp những cảm xúc buồn, nhưng đó không phải là nỗi buồn bi lụy, mà là nỗi buồn man mác, sâu lắng, thể hiện sự thấu hiểu và cảm thông với những nỗi niềm của con người. Nỗi buồn ấy mang tính nhân văn, là sự chiêm nghiệm và chấp nhận cuộc sống.
      • Ví dụ: “Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm”
      • Phân tích: Bài thơ mang một nỗi buồn man mác, nhưng đó là nỗi buồn nhẹ nhàng, không bi lụy. Nỗi buồn này gắn liền với sự chờ đợi và tình yêu thương của đứa trẻ dành cho mẹ. Nó không quá nặng nề mà là nỗi buồn trong trẻo, đầy hy vọng.
    • Ngôn ngữ trong sáng, giàu nhạc tính: Ngôn ngữ thơ của Vũ Quần Phương trong sáng, giàu hình ảnh và nhạc tính. Ông sử dụng ngôn từ một cách chọn lọc, tinh tế, tạo nên âm hưởng du dương, nhẹ nhàng, làm cho thơ của ông dễ đi vào lòng người.
      • Ví dụ: “Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà”
      • Phân tích; Ngôn ngữ của bài thơ trong sáng, dễ hiểu, với sự lặp lại và nhịp điệu tự nhiên, tạo ra một âm hưởng nhẹ nhàng, du dương như tiếng ru. Điều này làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người và để lại ấn tượng sâu sắc.
    • Kết luận: Phong cách thơ của Vũ Quần Phương là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, với lối diễn đạt tinh tế, giản dị nhưng giàu triết lý và nhân văn. Những bài thơ của ông mang đến cho người đọc cảm giác yên bình, sâu lắng, và đồng thời cũng làm ta suy ngẫm về cuộc sống, con người, và những giá trị nhân sinh.
  4. Để phân tích bài thơ "Đợi mẹ" của Vũ Quần Phương, bạn cần tập trung vào các nội dung chính sau:

    • Giới thiệu chung
      • Tác giả: Giới thiệu sơ lược về Vũ Quần Phương, phong cách thơ và vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam.
      • Bài thơ: Nêu tên bài thơ "Đợi mẹ" và bối cảnh sáng tác (nếu có). Chú ý đến chủ đề chính của bài thơ là tình cảm gia đình, cụ thể là tình mẫu tử và sự chờ đợi của đứa trẻ.
    • Phân tích nội dung từng khổ thơ
      • Khổ 1: Miêu tả cảnh đợi mẹ: “Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa / Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non”: Hình ảnh em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa khi trời tối, dưới ánh trăng non, gợi lên một khung cảnh tĩnh lặng, yên bình nhưng cũng tràn đầy sự chờ đợi và hi vọng.
      • Khổ 2: Mẹ và thiên nhiên hòa quyện: “Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ / Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm”: Sự kết nối giữa người mẹ và thiên nhiên qua hình ảnh mẹ lẫn vào đêm và đồng lúa. Điều này cho thấy sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên trong cuộc sống làng quê.
      • Khổ 3: Không gian nhà và sự trống trải: “Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải / Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà”: Miêu tả căn nhà trống trải khi mẹ chưa về, với hình ảnh đom đóm bay tạo cảm giác chờ đợi và thiếu vắng sự ấm áp.
      • Khổ 4: Sự chờ đợi trong hy vọng: “Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ / Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa”: Hình ảnh đứa trẻ ngóng đợi và âm thanh bàn chân mẹ lội bùn xa xa, thể hiện tình cảm yêu thương, sự mong mỏi và hy vọng.
      • Khổ 5: Đêm khuya và sự trở về: “Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng / Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”: Khung cảnh đêm khuya với vườn hoa mận trắng, cùng với hình ảnh mẹ đã về nhưng nỗi đợi của đứa trẻ vẫn chưa dứt, như còn mơ màng, khắc khoải.
    • Phân tích nghệ thuật
      • Ngôn ngữ và hình ảnh: Phân tích cách Vũ Quần Phương sử dụng ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, tạo nên một không gian thơ bình dị mà sâu lắng. Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả tinh tế, mang tính tượng trưng.
      • Nhịp điệu và âm hưởng: Nhịp điệu của bài thơ chậm rãi, nhẹ nhàng, tạo nên âm hưởng trầm lắng, phù hợp với nội dung chờ đợi trong đêm. Âm hưởng này phản ánh đúng tâm trạng của đứa trẻ và không khí của bài thơ.
      • Biểu tượng và ý nghĩa: Những hình ảnh như trăng non, đom đóm, bếp lửa, và vườn hoa mận mang tính biểu tượng, giúp làm nổi bật tâm trạng chờ đợi, mong ngóng của đứa trẻ.
    • Ý nghĩa và thông điệp
      • Tình mẫu tử: Bài thơ làm nổi bật tình yêu thương, sự gắn bó giữa mẹ và con. Sự chờ đợi của đứa trẻ biểu hiện tình cảm sâu sắc, tinh tế dành cho mẹ.
      • Cuộc sống giản dị: Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp giản dị của cuộc sống thôn quê, nơi tình cảm gia đình và sự gần gũi với thiên nhiên là những giá trị cốt lõi.
      • Triết lý nhân sinh: Qua việc miêu tả sự chờ đợi, bài thơ gửi gắm thông điệp về sự kiên nhẫn, hy vọng, và niềm tin vào sự trở về của người thân yêu.
    • Kết luận
      • Tóm lược: Tóm tắt những điểm chính đã phân tích về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ.
      • Đánh giá: Đánh giá về giá trị của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Quần Phương cũng như trong nền thơ ca Việt Nam. Bài thơ là một minh chứng cho tài năng và phong cách đặc trưng của tác giả.

    Phân tích bài thơ "Đợi mẹ" của Vũ Quần Phương cần làm rõ không chỉ nội dung mà còn nghệ thuật và thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình, sự chờ đợi, và vẻ đẹp của cuộc sống giản dị.

  5. Tình cảm mẫu tử là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Trong đó, bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc.


    Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
    Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
    Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
    Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
    Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
    Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
    Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
    Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
    Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
    Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.


    Hình ảnh của nhân vật “em bé” trong bài thơ có lẽ đã quá quen thuộc. Chắc hẳn, khi còn nhỏ, ai cũng đều đã từng ngồi đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Cảm giác thấp thỏm, mong ngóng khi phải chờ đợi có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi người. Trong bài thơ, tác giả đã xây dựng không gian, thời gian một cách cụ thể. Trời đã tối, vạn vật đều nghỉ ngơi sau khi kết thúc một ngày. Nhân vật “em bé” đang ngồi nhìn ra ruộng lúa ở xa, chờ mong bóng dáng của mẹ. Nhưng mẹ vẫn chưa về.


    Em bé đã nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng chưa nhìn thấy mẹ. Hình như, mẹ vẫn đang làm việc trên cánh đồng ngoài kia. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ chìm trong tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Vì cuộc sống mưu sinh, người mẹ đã phải vất vả làm việc.


    Mẹ chưa về, nên bếp chưa lên lửa. Mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. Nhưng bước chân đó vẫn đang “ì oạp” trên cánh đồng. Từ tượng thanh “ì oạp” đã gợi ra từng bước chân khó nhọc của mẹ.


    Khi mẹ trở về, cũng là lúc em bé đã ngủ, nhưng vẫn còn mong ngóng mẹ. Hình ảnh “mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” thật độc đáo, cho thấy được tình cảm yêu thương thắm thiết, gắn bó.


    Tác giả không sử dụng quá nhiều câu chữ, lời thơ giản dị, tự nhiên và ngôn từ giàu sức gợi. Từ đó, bài thơ mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc.


    Có thể thấy rằng, bài thơ “Đợi mẹ” đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ, hiểu hơn về tình mẫu tử thiêng liêng.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Một trong những tình cảm đáng quý nhất chính là tình mẫu tử. Bởi vậy, có rất nhiều tác phẩm viết về tình cảm này, trong đó có bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương:


    Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
    Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
    Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
    Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
    Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
    Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
    Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
    Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
    Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
    Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.


    Khi còn thơ bé, mỗi người đều đã từng chờ đợi, mong ngóng mẹ trở về. Cảm giác thấp thỏm, ngóng chờ có lẽ đã quá quen thuộc. Và em bé trong bài thơ cũng vậy, em đang chờ mẹ đi làm về. Khi trời tối, màn đêm bao trùm lấy vạn vật. Vầng trăng non” đã lên tới đỉnh đầu, “đom đóm” bay từ ngoài ao bay vào tới trong nhà. Nhưng mẹ vẫn chưa đi làm về. Em bé chỉ biết ngồi nhìn ra cánh đồng phía xa.


    Hình dáng của mẹ như lẫn dần vào cánh đồng. Mẹ vẫn đang vất vả lao động trên cánh đồng vì cuộc sống mưu sinh. Bóng tối dần ùa về kéo theo nỗi sợ hãi quẩn quanh tâm hồn đứa trẻ. Mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, căn nhà cũng thật trống trải.


    Em bé ngóng chờ tiếng bước chân quen thuộc vang lên. Nhưng bước chân đó vẫn đang “ì oạp” nơi đồng xa. Từ “ì oạch” gợi ra sự nặng nhọc, vất vả của mẹ. Đôi chân của mẹ đang phải lội trên cánh đồng mênh mông là nước. Đọc đến đây, có lẽ, mỗi người đều cảm thấy xúc động nghẹn ngào và thương mẹ biết bao.

    Dường như, việc chờ đợi mẹ về đã trở thành một thói quen, bởi vậy mà nó đã đi sâu vào tâm thức hay thậm chí là đi cả vào trong những giấc mơ. Trong cả cơn mơ, em cũng vẫn thấp thỏm mong mẹ về.


    Bài thơ “Đợi mẹ” với dung lượng ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị và giọng thơ tự nhiên nhưng đã thể hiện được tình cảm mẫu tử đẹp đẽ. Cùng với đó, nhà thơ còn khắc họa thành công, đầy cảm động hình ảnh lam lũ, chịu thương chịu khó của những bà mẹ Việt Nam.


    Như vậy, Đợi mẹ của Vũ Quần Phương là một trong những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử. Bài thơ đã gợi cho người đọc thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Tình cảm giữa mẹ và con là một chủ đề phổ biến trong thơ ca. Trong số đó, bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương đã gợi lên nhiều cảm xúc trong người đọc.


    Hình ảnh của nhân vật "em bé" trong bài thơ Đợi mẹ đã quá quen thuộc với mọi người. Chắc hẳn, khi còn nhỏ, ai cũng đã từng ngồi đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Cảm giác mong ngóng, thấp thỏm khi phải chờ đợi có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi người. Tác giả đã tạo dựng không gian, thời gian một cách rõ ràng trong bài thơ. Trời đã tối, vạn vật đều nghỉ ngơi sau một ngày dài. Nhân vật "em bé" ngồi nhìn ra cánh đồng lúa xa xôi, chờ đợi bóng dáng mẹ. Tuy nhiên, mẹ vẫn chưa về.


    Trong bài thơ, em bé nhìn thấy vầng trăng treo cao trên bầu trời nhưng không thấy mẹ. Có vẻ như mẹ vẫn đang làm việc trên cánh đồng bên ngoài. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ trong bóng tối, gợi lên nhiều nỗi day dứt và tiếc nuối. Bởi vì cuộc sống mưu sinh, người mẹ phải vất vả làm việc. Chưa có mẹ về, nên bếp chưa được đun lửa. Chưa có mẹ về, nên cửa nhà trống trải. Bóng tối tràn về mang theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm trí của em bé. Vì vậy, niềm mong mỏi đón chân mẹ trở về càng trở nên đau đớn hơn. Nhưng bước chân ấy vẫn đang "ì oạp" trên cánh đồng. Từ "ì oạp" đặc biệt đã gợi lên những bước chân mỏi mệt của người mẹ.


    Khi mẹ trở về, em bé đã ngủ nhưng vẫn chờ mong mẹ. Hình ảnh “mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” rất đặc biệt, tôn vinh tình cảm yêu thương và gắn bó. Tác giả sử dụng từ ngữ giản dị, tự nhiên và giàu sức gợi, không quá dài dòng, tạo nên cảm xúc nhẹ nhàng, sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ "Đợi mẹ" đã gợi lên nhiều cảm xúc tuyệt vời và giúp chúng ta hiểu hơn về tình mẫu tử thiêng liêng.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Tình cảm mẫu tử là một trong những tình cảm đáng quý nhất trong đời. Vì thế, đã có rất nhiều tác phẩm được viết về tình cảm này, trong đó không thể không kể đến bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương:


    Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
    Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
    Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
    Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
    Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
    Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
    Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
    Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
    Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
    Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.


    Lúc còn nhỏ, ai cũng từng trải qua cảm giác chờ đợi, mong ngóng mẹ trở về. Cảm giác hồi hộp, đầy mong chờ đã trở thành điều quen thuộc. Trong bài thơ, em bé cũng đang chờ mẹ từ công việc về. Khi đêm về, bầu trời trở nên tối tăm, vầng trăng non cao ngất trên đầu, còn đom đóm bay từ ao vào trong nhà. Nhưng mẹ vẫn chưa về, và em bé chỉ có thể nhìn ra xa đồng.


    Hình ảnh của mẹ dường như tan biến vào cánh đồng. Vì cuộc sống cần phải mưu sinh, mẹ đang vất vả lao động trên cánh đồng. Bóng tối đang dần tràn về, mang theo nỗi sợ hãi quấn quanh trong tâm trí đứa trẻ. Vì mẹ chưa về, bếp vẫn chưa được đốt lửa, ngôi nhà cũng trống trải không một ai.


    Em bé đang ngóng chờ tiếng bước chân quen thuộc của mẹ, nhưng tiếng bước chân đó vẫn đang "ì oạp" trên cánh đồng xa xôi. Từ "ì oạch" gợi lên sự vất vả, mệt nhọc của mẹ. Đôi chân của mẹ đang phải lội qua những vùng đất bùn lầy, nước sâu để trang trải cuộc sống. Khi đọc đến đây, ta cảm thấy xúc động và thương mẹ biết bao. Việc đợi chờ mẹ về đã trở thành một thói quen, nó sâu đậm vào tâm trí và thậm chí còn xuất hiện trong giấc mơ của em bé. Ngay cả trong giấc mơ, em bé vẫn thấp thỏm mong mẹ về.


    Bài thơ "Đợi mẹ" được viết với lượng từ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị và giọng thơ tự nhiên nhưng đã thành công trong việc thể hiện tình cảm mẫu tử đẹp đẽ. Ngoài ra, nhà thơ còn vẽ nên hình ảnh lam lũ và sự chịu đựng, khổ hạnh của những bà mẹ Việt Nam một cách cảm động. Vì vậy, "Đợi mẹ" của Vũ Quần Phương được coi là một trong những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử. Bài thơ đã mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc đẹp đẽ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  9. Sau khi đọc tác phẩm "Đợi mẹ" của nhà thơ Vũ Quần Phương, tôi hiểu được tình cảm thiêng liêng giữa hai mẹ con. Tuy nhiên, không chỉ có tình mẫu tử mà tình cảm trong gia đình cũng rất quan trọng và đáng quý. Tình cảm gia đình bao gồm tình yêu thương, sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình có thể được thể hiện qua tình mẫu tử, tình phụ tử và các loại tình cảm khác, nhưng chúng đều là những tình cảm vô giá và đáng trân trọng. Một gia đình giàu tình cảm là một gia đình mà mọi người cùng nhau tôn trọng, yêu thương và hỗ trợ nhau trong mọi tình huống. Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm cao đẹp nhất của con người, giúp ta phát triển những đức tính tốt đẹp và rèn luyện mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình.


    Hạnh phúc, ấm áp và tình cảm dồi dào trong gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và hành động của con người. Chúng ta, là những người con trong một gia đình nhỏ, hãy cố gắng xây dựng một tổ ấm hạnh phúc, đó là nền tảng để gia đình to hơn và đất nước Việt Nam phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người không biết trân trọng tình cảm gia đình, sống lạnh nhạt và thờ ơ. Họ có thể là những người bất hiếu, vô lễ với ông bà, cha mẹ... Đó là những hành vi xấu mà chúng ta cần loại bỏ khỏi xã hội. Mỗi người trong gia đình cần có trách nhiệm với gia đình của mình, yêu thương cha mẹ, lễ phép với ông bà, nhường nhịn anh chị em,... Đó là những việc cần thiết để tạo nên một gia đình hạnh phúc.


    Giá trị của gia đình lớn đến mức chúng ta không thể tưởng tượng được. Vì vậy, hãy trân trọng gia đình mình nhiều nhất có thể.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy