Top 10 Dàn ý phân tích bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão (Ngữ Văn 10) hay nhất

Hà Ngô 67 0 Báo lỗi

Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão cho chúng ta thấy được vẻ đẹp, khí thế của con người nhà Trần cũng như quan điểm của nhà thơ về công danh và khát vọng sống. ... xem thêm...

  1. I. Mở bài

    • Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão: Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
    • Giới thiệu bài thơ Tỏ lòng:
      • Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược.
      • Bài thơ làm sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.


    II. Thân bài

    1. Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.

    a. Hình tượng trang nam nhi nhà Trần (câu 1)

    • Tư thế “hoành sóc”: Múa giáo
      • Bản dịch nghĩa dịch “cắp ngang ngọn giáo” diễn đạt sự vững trãi, kiên cường, uy dũng, tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính.
      • Bản dịch thơ dịch thành “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn, không thể hiện sức mạnh nội lực vì vậy không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ trong nguyên tác.
    • Không gian “giang sơn”:
      • Không chỉ là sông núi mà còn chỉ non sông, đất nước, tổ quốc. Không gian vũ trụ rộng lớn để nam nhi nói chí tỏ lòng.
      • Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm.
    • Thời gian trải dài, thể hiện quá trình bền bỉ chiến đấu lâu dài.

    ⇒ Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.


    b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần (Câu 2)

    • “Tam quân”: Ba quân – tiền quân, trung quân, hậu quân. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.
    • Sức mạnh của quân đội nhà Trần: “tì hổ”, khí thôn ngưu”
      • Quân đội được so sánh với “tì hổ” – hổ báo: loài mãnh thú chốn rừng sâu qua đó cụ thể hóa sức mạnh và sự dũng mãnh, khí thế hừng hực làm chủ của quân đội nhà Trần.
      • Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng.

    => Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

    Tiểu kết:

    • Nội dung:
      • Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu khí thế ngút trời.
      • Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước
    • Nghệ thuật:
      • Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết
      • Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu
      • Sử dụng các biện pháp so sánh, ước lệ độc đáo


      2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

      • Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình.
        • Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
        • Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.
      • Phạm Ngũ Lão quan niệm: Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
        • Thẹn: Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ
        • Vũ Hầu: Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.
        • Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi vì lo việc nước quên sự nguy hiểm của mình, hết lòng phục vụ nhà Trần, được phong tới chức Điện Súy, tước Nội Hầu. Vậy mà ông vẫn cảm thấy hổ thẹn.

      => Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng.

      => Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.

      => Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

      Tiểu kết:

      • Nội dung:
        • Hai câu thơ thể hiện nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn.
        • Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ ý chí lập công lập danh của nam nhi đời Trần.
      • Nghệ thuật:
        • Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.

      III. Kết bài

      • Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ
      • Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề yêu nước như Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung)...
      Dàn ý tham khảo số 1
      Dàn ý tham khảo số 1
      Dàn ý tham khảo số 1
      Dàn ý tham khảo số 1

    • I. Mở bài

      • Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
      • Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.


      II. Thân bài

      1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

      Hình tượng con người thời Trần

      • Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo
        • Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
        • Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông
        • Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc
      • Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu
      • Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

      Như vậy:

      • Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội
        • Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.
        • Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng
      • Hình tượng quân đội thời Trần
      • “Tam quân” (ba quân): tiền quâ, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu
      • Sức mạnh của quân đội nhà Trần:
        • Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân
        • “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.
      • Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần

      Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.


      2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả

      • Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở
      • Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
      • Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:
        • Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác
        • Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.
      • Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam t
      • Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.


      III. Kết bài

      • Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
      • Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.
      Dàn ý tham khảo số 2
      Dàn ý tham khảo số 2
      Dàn ý tham khảo số 2
      Dàn ý tham khảo số 2
    • I. Mở bài

      • Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão
      • Giới thiệu bài thơ Thuật hoài


      II. Thân bài

      Nhận xét chung: Nhận định trên đã cho thấy nội dung của bài thơ cũng những phẩm chất của người tráng sĩ đời Trần.

      1. Vẻ đẹp sức mạnh qua hai câu thơ đầu:

      • Người tráng sĩ hiện lên oai phong lẫm liệt, múa "giáo" trong không gian rộng lớn của "giang sơn" và thời gian "kháp kỉ thu".
      • Hình ảnh ẩn dụ phóng đại "hổ khí thôn ngưu" - cho thấy sức mạnh của ba quân thời Trần.


      2. Vẻ đẹp lý tưởng và nhân cách qua hai câu thơ cuối:

      • Lý tưởng của kẻ làm trai thời này là phải làm nên công danh sự nghiệp. Qua đó cho thấy khát vọng làm nên những điều lớn lao
      • Câu thơ cuối tập trung miêu tả nhân cách: tác giả tự thấy mình "thẹn" với Vũ Hầu vì thua kém về tài năng và trí tuệ. Đó là cái thẹn để thay đổi, để khẳng định bản thân mình và khát khao được cống hiến.


      III. Kết bài

      Khẳng định vẻ đẹp bài thơ và tài năng của tác giả.

      Dàn ý tham khảo số 3
      Dàn ý tham khảo số 3
      Dàn ý tham khảo số 3
      Dàn ý tham khảo số 3
    • I. Mở bài

      • Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: “Thuật hoài” và “Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại vương”.
      • Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự họa của danh tướng Phạm Ngũ Lão.


      II. Thân bài

      Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
      Tam quân tì hổ khí thôn ngưu


      • Đội quân “Sát Thát” ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba quân) với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo “tỳ hổ” quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi.
      • “Khí thôn Ngưu” nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mơ sao Ngưu trên bầu trời.
      • Hoặc có thể hiểu: ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu. Biện pháp tu từ thậm xưng sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoàng tráng, vũ trụ: “Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu”.
      • Người chiến sĩ “bình Nguyên” mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập chiến công đê đền ơn vua, báo nợ nước. Thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng! Hai câu cuối sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:

      “Công danh nam tử còn vương nợ
      Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.


      • “Công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, được tinh thần quả cảm và chiến công.
      • Đó không phải là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm.
      • Không chỉ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”, mà tướng sĩ còn học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu.


      III. Kết bài

      • “Thuật hoài” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kì vỹ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vu anh hùng ca.
      • Bài thơ mãi là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời “hào khí Đông A”.
      Dàn ý tham khảo số 4
      Dàn ý tham khảo số 4
      Dàn ý tham khảo số 4
      Dàn ý tham khảo số 4
    • I. Mở bài

      • Giới thiệu tác giả và bài thơ: Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông để lại cho đời hai bài thơ trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Tỏ lòng.
      • Khái quát những suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm này: Bài thơ với âm điệu tự hào về hào khí Đông A và sự tự ý thức về chí làm trai đời Trần làm dấy lên lòng yêu nước và tự hào về dân tộc.


      II. Thân bài

      1. Hoàn cảnh sáng tác

      • Bài thơ ra đời trong không khí quân và dân nhà Trần đang hừng hực, sục sôi khí thế chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.
      • Bài thơ mang âm hưởng tự hào, ngợi ca, cổ vũ, khích lệ.


      2. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần

      a. Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc

      • Tư thế: “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo
      • Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước
      • Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin
      • Bản dịch thơ là “múa giáo”: cách dịch mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Cách dịch không thoát ý.
      • Tư thế chủ động, tự tin, vững trãi đầy kiên cường, hiên ngang, hào hùng, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng
      • Tầm vóc
        • Không gian: “Giang sơn” – sông nước, non sông, tổ quốc
        • Không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ, rợn ngợp. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.
      • Thời gian: “kháp kỉ thu”:
        • Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận
        • Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.

        b. Vẻ đẹp sức mạnh của quân đội nhà Trần

        • Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc → Tiềm lực quân đội mạnh mẽ, vững vàng
        • Khí thế đội quân: Hình ảnh so sánh tăng tiến với hai cấp độ
        • Cấp độ một: “Tam quân” được so sánh với “tì hổ”: Cụ thể hóa sức mạnh của đội quân. Hổ báo là loài mãnh thú, chúa rừng là nỗi khiếp đảm của loài vật khác thì tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù
        • Cấp độ hai: Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu, cả hai cách đều đúng:
        • Khí thế dũng mãnh, hào hùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.
        • Hai câu thơ đầu mang âm hưởng của niềm tự hào mạnh mẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
        • Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.

        3. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giảa. Món nợ công danh

        • Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.
        • Nợ công danh: Theo quan niệm Nho gia, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Nó bao gồm hai phương diện lập công và lập danh. Khi hoàn thành hai nhiệm vụ này mới được xem là trả xong món nợ.
        • Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.
        • Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão.
          • “Thẹn” là trạng thái xấu hổ, ngại ngùng khi thấy chưa bằng người khác
          • “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về một con người tài năng, mưu chước, hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.
          • Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.
          • Đây là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Thẹn không làm hạ thấp nhân cách mà trái lại làm cho nhân cách cao thượng hơn
          • Thể hiện ý thức muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc. Đồng thời đánh thức ý thức làm người và chí làm trai cho nam nhi đời Trần.
          • Trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của người anh hùng Phạm Ngũ Lão
          • Rút ra bài học: Sống phải có ước mơ, hoài bão. Phải quyết tâm và cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ ấy dù phải trải qua những khó khăn, thử thách.


        III. Kết bài

        • Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
        • Trình bày những cảm nhận chung về bài thơ: Cảm thức chủ đạo là lòng tự hào và niềm kính yêu với cha ông. Nhận thức và hành động của bản thân trong hiện tại và tương lai.
        Dàn ý tham khảo số 5
        Dàn ý tham khảo số 5
        Dàn ý tham khảo số 5
        Dàn ý tham khảo số 5
      • I. Mở bài

        • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
        • Khái quát nội dung bài thơ Tỏ lòng


        II. Thân bài

        1. Hai câu đầu

        • Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước được thể hiện qua những tầng bậc hình ảnh, ngôn từ.
        • Hoành sóc: Cầm ngang ngọn giáo thể hiện tư tưởng hiên ngang, vững chãi, oai phong lẫm liệt, luôn sẵn sàng giáp mặt với kẻ thù
        • Hoành sóc giang sơn: một hành động cụ thể của người tráng sĩ – trấn giữ non sông.
        • Cáp kỉ thu (trải mấy thu): Con người xuất hiện với một tinh thần chiến đấu không hề mệt mỏi
        • Con người kì vĩ xuất hiện với một tư thế hiên ngang, khí thế bao trùm đất trời, sông núi, mang tầm vóc vũ trụ và mang đậm nét anh hùng ca.
        • Hành động lớn lao khí thế hào hùng của con người đời Trần
        • Tam tì hổ: so sánh, sự cụ thể hóa sức mạnh đồng thời khái quát hóa tinh thần của đội quân mang hào khí Đông A và là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của cả dân tộc.
        • Khí thế nuốt trôi trâu: đặt con người trong khung cảnh tưng bừng khí thế tiến công và dũng mãnh sẵn sàng chiến đấu, hi sinh. Con người xuất hiện trong bối cảnh thời gian và không gian rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm.
        • Người tráng sĩ đời Trần lồng trong hình ảnh đất nước thật đẹp, thật hoành tráng. Người tráng sĩ ấy vừa là sản phẩm của thời đại, vừa là sự thể hiện sức mạnh của dân tộc.


        2. Hai câu cuối

        • Chí nam nhi.
        • Công danh trái: Món nợ công danh.
        • Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước. Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội.
        • Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu: Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài - đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời.
        • Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả.


        III. Kết bài

        • Đánh giá tổng kết về nội dung và nghệ thuật
        • Nêu cảm nghĩ cá nhân
        Dàn ý tham khảo số 6
        Dàn ý tham khảo số 6
        Dàn ý tham khảo số 6
        Dàn ý tham khảo số 6
      • I. Mở bài

        • Giới thiệu khái quát về bài thơ "Thuật hoài" và tác giả Phạm ngũ Lão
        • Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận, khái quát hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài


        II. Thân bài: Phân tích từng câu thơ để làm rõ hình ảnh trang nam nhi thời Trần với những vẻ đẹp

        a. Tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm

        • Giải thích ý nghĩa hình ảnh ngọn giáo: Ngọn giáo cầm trên tay chính là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần.
        • Tư thế và tầm vóc con người → Tư thế cầm ngang ngọn giáo, chủ động chiến đấu bảo vệ giang sơn, bất chấp thời gian trôi qua

        b. Sức mạnh của trang nam nhi và quân đội nhà Trần

        • “tam quân”- sức mạnh và tính tổ chức của quân đội nhà Trần.
        • Hình ảnh so sánh cường điệu để làm nổi bật sức mạnh thể chất và tinh thần của người nam tử

        c. Hoài bão và lý tưởng cao đẹp

        • Phân tích quy luật công danh, “nợ công danh” của trang nam tử. Liên hệ với quan niệm của Nguyễn Công Trứ
        • Khẳng định tầm vóc tư tưởng của nam nhi thời Trần. Nợ công danh với họ trong thời điểm đất nước lâm nguy, mang ý nghĩa hoàn toàn khác.

        d. Nỗi thẹn mang tầm vóc lớn lao

        • Nỗi thẹn thực ra là sự khiêm nhường của tác giả. Nó thể hiện niềm khao khát vươn tới những thứ lớn lao, vĩ đại hơn của người nam nhi.
        • Nỗi thẹn thực ra là sự khiêm nhường của tác giả. Nó thể hiện niềm khao khát vươn tới những thứ lớn lao, vĩ đại hơn của người nam nhi.


        III. Kết bài

        • Khẳng định lại vẻ đẹp hình ảnh trang nam nhi nhà Trần trong bài thơ
        • Đánh giá vị trí của tác phẩm và liên hệ
        Dàn ý tham khảo số 7
        Dàn ý tham khảo số 7
        Dàn ý tham khảo số 7
        Dàn ý tham khảo số 7
      • I. Mở bài

        • Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão
        • Giới thiệu bài thơ Thuật hoài.


        II. Thân Bài

        • Vẻ đẹp sức mạnh qua hai câu thơ đầu:
        • Người tráng sĩ hiện lên oai phong lẫm liệt, múa “giáo” trong không gian rộng lớn của “giang sơn” và thời gian “kháp kỉ thu”.
        • Hình ảnh ẩn dụ phóng đại “hổ khí thôn ngưu” – cho thấy sức mạnh của ba quân thời Trần.
        • Vẻ đẹp lý tưởng và nhân cách qua hai câu thơ cuối:
        • Lý tưởng của kẻ làm trai thời này là phải làm nên công danh sự nghiệp. Qua đó cho thấy khát vọng làm nên những điều lớn lao
        • Câu thơ cuối tập trung miêu tả nhân cách: tác giả tự thấy mình “thẹn” với Vũ Hầu vì thua kém về tài năng và trí tuệ.
        • Đó là cái thẹn để thay đổi, để khẳng định bản thân mình và khát khao được cống hiến.


        III. Kết Bài

        • Khẳng định vẻ đẹp bài thơ và tài năng của tác giả.
        • Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người tráng sĩ đời Trần
        Dàn ý tham khảo số 8
        Dàn ý tham khảo số 8
        Dàn ý tham khảo số 8
        Dàn ý tham khảo số 8
      • I.Mở bài

        Giới thiệu về bài thơ Tỏ lòng


        II.Thân bài

        • Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh đặc biệt có một không hai của lịch sử nước nhà. Triều đại nhà Trần (1226 – 14001) là một triều đại lẫy lừng với bao nhiêu chiến công vinh quang, mấy lần quét sạch quân xâm lược Mông – Nguyên hung tàn ra khỏi bờ cõi, giữ vững sơn hà xã tắc, nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc Việt.
        • Hoành sóc là cầm ngang ngọn giáo, luôn ở tư thế tấn công dũng mãnh, áp đảo quân thù. Tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang sơn đất nước trong suốt, một thời gian dài (giang sơn kháp kỉ thu).
        • Khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời, đặc tả khí thế chiến đấu và chiến thắng không gì ngăn cản nổi của quân dân ta. Tam quân tì hổ là một ẩn dụ so sánh nghệ thuật nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta.
        • Là một thành viên của đạo quân anh hùng ấy, Phạm Ngũ Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một danh tướng khi tuổi còn rất trẻ. Trong con người ông luôn sôi sục khát vọng công danh của đấng nam nhi thời loạn. Mặt tích cực của khát vọng công danh ấy chính là ý muốn được chiến đấu, cống hiến đời mình cho vua, cho nước.
        • Vũ Hầu tức Khổng Minh, một quân sư tài ba của Lưu Bị thời Tam Quốc. Nhờ mưu trí cao, Khổng Minh đã lập được công lớn, nhiều phen làm cho đôi phương khốn đốn; vì thế ông rất được Lưu Bị tin yêu.
        • Lấy gương sáng trong lịch sử cổ kim soi mình vào đó mà so sánh, phấn đấu vươn lên cho bằng người, đó là lòng tự ái, lòng tự trọng đáng quý cần phải có ở một đấng nam nhi. Cách nghĩ, cách sống của Phạm Ngũ Lão rất tích cực, tiến bộ. Ông muốn sống xứng đáng với thời đại anh hùng.


        III. Kết bài

        Nêu cảm nghĩ chung

        Dàn ý tham khảo số 9
        Dàn ý tham khảo số 9
        Dàn ý tham khảo số 9
        Dàn ý tham khảo số 9
      • I. Mở bài

        • Bài thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng) của tác giả Phạm Ngũ Lão là một trong số những tác phẩm tiêu biểu. Ra đời sau chiến thắng Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần, bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp của hào khí Đông A, sức mạnh của con người và quân đội thời Trần.
        • Đọc bài thơ, người đọc có thể nhận thấy hai câu thơ mở đầu bài thơ đã khắc họa một cách rõ nét, chân thực hình tượng của con người và quân đội thời trần.


        II. Thân bài

        a. Câu thơ đầu:

        Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
        (Múa ngang ngọn giáo trải mấy thu)


        • Câu thơ đã vẽ lên hình ảnh con người tay cầm ngang ngọn giáo mà bảo vệ, trấn giữ quê hương, đất nước.
        • “Cầm ngang ngọn giáo” là một hành động rất mạnh mẽ, nó gợi lên tư thế hiên ngang, hùng dũng, sẵn sàng chiến đấu của người chiến sĩ.

        b. Câu thơ thứ 2:

        Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
        (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)


        • “Tam quân” chính là ba quân trong được quân đội nhà Trần xây dựng, đó là tiền quân, trung quân và hậu quân.
        • Thêm vào đó, câu thơ với việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh so sánh và lối nói phóng đại khi so sánh quân đội nhà Trần với “tì hổ” – sức mạnh của loài hổ báo, nó có thể át đi cả sao Ngưu trên trời đã cho thấy khí thế dũng mãnh, hào hùng của quân đội nhà Trần.
        • Đó cũng chính là sức mạnh, là khí thế của hào khí Đông A được cả dân tộc tự hào.
        • Hình ảnh so sánh, phóng đại và giọng điệu hào hùng đã khắc họa một cách rõ nét tư thế hiên ngang, bất khuất của các tráng sĩ thời Trần cùng sức mạnh, tầm vóc mạnh mẽ của quân đội nhà Trần.

        c. 2 câu cuối:

        Nam nhi vị liễu công danh trái
        Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
        (Công danh nam tử còn vương nợ
        Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.)


        • Theo quan niệm của Nho giáo, công danh chính là lập công, ghi danh sử sách để tiếng thơm còn vương lại đến muôn đời sau, đây cũng chính là một món nợ lớn đối với mỗi trang nam nhi.
        • “Công danh” dường như đã trở thành lí tưởng đối với nam nhi dưới thời đại phong kiến. Là một người văn võ song toàn, từng ghi được nhiều chiến công, nhưng với ông, mình vẫn còn mắc nợ – món nợ “công danh”.
        • Hai chữ “vương nợ” trong bản dịch thơ như khắc sâu thêm nỗi niềm da diết trong lòng tác giả, ông vẫn luôn tự ý thức một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình với quê hương, với đất nước.
        • Không dừng lại ở đó, hai câu thơ còn cho chúng ta thấy được vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của Phạm Ngũ Lão.
        • Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua nỗi “thẹn” của ông với Vũ Hầu. Như chúng ta đã biết, Vũ Hầu tức là Gia Cát Lượng, một nhân vật lịch sử lỗi lạc và là một con người tài năng, một bề tôi trung thành, đã từng nhiều lần giúp đỡ Lưu Bị khôi phục nhà Hán.
        • Nỗi “thẹn” ấy của Phạm Ngũ Lão xét đến cùng là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, nó đánh thức chí làm trai đàn cuồn cuộn trong ông và đồng thời cũng thể hiện lí tưởng, hoài bão của tác giả.
        • Hai câu thơ khép lại bài thơ với âm hưởng trầm lắng, đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao cả của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm tiến bộ về chí làm trai của ông.

        III. Kết bài

        • Bài thơ “Thuật hoài’ với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, ngôn ngữ cô đọng đã thể hiện được hình tượng, khí thế hiên ngang, dũng mãnh của con người và quân đội thời Trần.
        • Đồng thời, qua đó cũng giúp người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhà thơ Phạm Ngũ Lão.
        Dàn ý tham khảo số 10
        Dàn ý tham khảo số 10
        Dàn ý tham khảo số 10
        Dàn ý tham khảo số 10




      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy