Top 7 Dàn ý phân tích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (Ngữ văn 11) hay nhất

Thai Ha 64 0 Báo lỗi

Lê Hữu Trác (1720-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, một đại danh y của Đại Việt. Ngoài những trước tác về y học trong bộ "Y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển, ông ... xem thêm...

  1. I. Mở bài:

    • Giới thiệu những nét tiêu biểu về cuộc đời của tác giả Lê Hữu Trác: một tác giả được biết đến không chỉ là một danh y nổi tiếng mà còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho nền văn học nước nhà
    • Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh ghi lại một lần được truyền tới phủ chúa chữa bệnh cho thế tử đã trở thành một đoạn trích tiêu biểu trong cuốn Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác

    II. Thân bài:

    1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa

    a. Quang cảnh nơi phủ chúa

    - Vào phủ:

    • Phải qua nhiều lần cửa, với “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”
    • Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
    • Khuôn viên: có điếm “Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh

    - Trong phủ:

    • Những nhà: “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy
    • Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc

    - Nội cung thế tử:

    • Phải qua năm sáu lần trướng gấm
    • Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt
      → Lộng lẫy, tráng lệ, thể hiện sự thâm nghiêm và quyền uy tột đỉnh của nhà chúa

    b. Cung cách sinh hoạt

    • Quyền uy: Khi tác giả được cáng vào phủ: “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”
    • Nhắc đến chúa và thế tử một cách cung kính: “thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến”, “hầu mạch Đông cung thế tử”, “hầu trà”...
    • Khuôn phép, lễ nghi: Tác giả không được thấy mặt chúa, chỉ làm theo mệnh lệnh do quan chánh đường truyền tới, trước khi vào xem bệnh cho thế tử phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép
    • Lắm kẻ hầu người hạ: Chúa Trịnh luôn có phi tần hầu chầu chực xung quanh, Thế tử bị bệnh có đến 7, 8 thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có “mấy người đứng hầu hai bên”

    ⇒ Cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa

    ⇒ Tác giả không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do


    2. Tài năng, y đức của Lê Hữu Trác

    • Có sự mâu thuẫn, giằng co:
      • Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc.
      • Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.
    • Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm ⇒ Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ
    • Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà
    • Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và sự việc

    3. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả

    • Quan sát tỉ mỉ (Quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử Cán ở)
    • Ghi chép chân thực
    • Tả cảnh sinh động
    • Tái hiện diễn biến sự việc một cách khéo léo, thu hút sự chú ý của độc giả, kể tỉ mỉ, chi tiết

    III. Kết bài:

    • Khái quát, nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật đoạn trích
    • Mở rộng vấn đề: Đoạn trích ghi chép một cách chân thực cho chúng ta hiểu thêm về cách sống, cách sinh hoạt của vua chúa trong quá khứ dân tộc.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. 1. Mở bài:

    • Giời thiệu khái quát về Lê Hữu Trác: là thầy thuốc nổi tiếng với tấm lòng y đức.
    • Giới thiệu chung về Thượng kinh kí sự và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

    2. Thân bài:

    a. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh

    * Quang cảnh

    • Đường vào phủ: Mấy lần cửa, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai ra vào phải có thẻ. Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
    • Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.
    • Nội cung: 5 - 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt.

    => Ấn tượng về phủ chúa là chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, vô cùng xa hoa tráng lệ. Màu sắc chủ đạo là màu đỏ, vàng, rực rỡ đua nhau lấp lánh. Cuộc sống trong phủ chúa là cuộc sống hưởng lạc của vua chúa với cung tần, mĩ nữ, cảnh đẹp, món ngon. Không khí trong phủ chúa là một không khí ngột ngạt tù đọng, chỉ thấy hơi người, phấn sáp, đèn nến, “hương hoa ngào ngạt” mà thiếu hẳn sự thanh thoát của khí trời.

    * Cung cách sinh hoạt

    • Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ có một tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói hết.
    • Phủ chúa có cả một guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập. Những người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyền chỉ chuyên việc truyền mệnh…Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ mọi nơi ngồi chờ đợi, túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít.
    • Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép. Trong phủ còn có lệ kị húy rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc,….
    • Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc. Bắt đầu là: “Tôi nín thở đứng chờ ở xa.” Rồi thầy thuốc phải quỳ 4 lạy theo lệnh của quan chánh đường. Lại theo lệnh quan, thầy thuốc già yếu được phép ngồi bắt mạch,…

    => Phủ chúa quả thực không chỉ đẹp lộng lẫy, thâm nghiêm mà còn là chốn uy quyền tối thượng với cung cách sống lễ nghi, khuôn phép tạo nên không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt. Tất cả những gì thường chỉ thấy xuất hiện trong cung vua thì nay xuất hiện trong phủ chúa. Chúa được gọi là Thánh thượng, lệnh chúa được gọi là Thánh chỉ,…=> uy quyền lấn lướt vua của chúa Trịnh Sâm.

    • Có những chi tiết trong tác phẩm tưởng thoáng qua như ghi chép khách quan đơn thuần song lại bộc lộ một nhãn quan kí sự sâu sắc của tác giả:
      • Chi tiết về nội cung thế tử: đường đi tối om, mấy lần trướng gấm, quang cảnh xung quanh phòng: phòng rộng, giữa là sập thếp vàng,…=> Những chi tiết đó đã nói lên nguồn gốc, căn nguyên của căn bệnh, đồng thời tự nó cũng phơi bày trước mắt người đọc sự hưởng lạc, ăn chơi của phủ chúa.
      • Chi tiết thầy thuốc già yếu trước khi khám bệnh được truyền lạy thế tử để nhận lại một lời khen tặng từ một đứa trẻ năm, sáu tuổi: “Ông này lạy khéo.” Chi tiết này cùng lời chú thích về phòng trà của tác giả dường như thoáng chút hài hước. Người ta khoác cho một đứa trẻ con những danh vị, uy quyền của chốn phủ chúa, song câu ban tặng cho thấy mối quan tâm của thế tử chỉ là lạy khéo mà thôi – vì đó chỉ là một đứa trẻ và tất cả biến thành trò hề.
      • Chi tiết Thánh thượng đang ngự, xung quanh có phi tần chầu chực, có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít….tự nó phơi bày hiện thực hưởng lạc nơi phủ chúa mà không cần thêm một lời bình luận nào.

    => Viết kí mà chân thực như viết sử.


    b. Thái độ và tâm trạng tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

    * Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa:

    • Thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ. Sự xa hoa trong bức tranh hiện thực được miêu tả tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.
    • Thể hiện trực tiếp qua cách quan sát, lời bình, những suy nghĩ của tác giả. Từng là con quan, biết đến chốn phồn hoa, đô hội, vậy mà tác giả không thể tưởng tượng được mức độ của sự tráng lệ, xa hoa nơi phủ chúa. Ông nhận xét: “Cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.” Tác giả còn làm một bài thơ miêu tả sự rực rỡ sang trọng với lời khái quát cuối bài: “Cả trời Nam sang nhất là đây.” Quan Chánh Đường mời ăn cơm ở điếm Hậu mã là dịp để tác giả mục sở thị sự ăn nơi phủ chúa – toàn của ngon vật lạ, mâm vàng chén bạc lấp lánh sáng: “Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia.”

    => Nhận xét:

    • Ngạc nhiên trước vẻ đẹp cao sang quyền quý.
    • Thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất, không đồng tình với cuộc sống no đủ nhưng thiếu khí trời và tự do

    * Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

    • Hiểu rõ căn bệnh của thế tử
    • Bắt được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:
      • Người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa từ cội nguồn gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi.
      • Ông nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt.
      • Song y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng đối với ông cha và phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng => Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử => Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.
    • Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác
      • Đó là một người thầy thuốc giỏi, già dặn kinh nghiệm, có lương tâm và đức độ.
      • Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, yêu thích tự do.

    3. Kết bài:

    Cảm nhận chung về ý nghĩa của đoạn trích.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. I. Mở bài: Giới thiệu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh


    II. Thân bài: Cảm nghĩ giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"

    1. Bức tranh hiện thực của phủ chúa Trịnh

    a. Quang cảnh phủ chúa Trịnh

    • Một nơi vô cùng xa hoa, tráng lệ và thâm nghiêm
    • Màu sắc chủ đạo của phủ là đỏ và vàng
    • Không khí ngột ngạt

    => Tác giả miêu tả rất chi tiết và sắc sảo


    b. Cuộc sống và sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh:

    • Nơi nhiều nguyên tắc, luật lệ
    • Cuộc sống xa hoa nhưng thiếu đi sinh khí
    • Thể hiện sự lộng quyền của chúa Trịnh

    2. Thái độ của tác giả đối với cung cảnh và cách sinh hoạt nơi phủ chúa

    • Tác giả không đồng tình với cuộc sống xa xỉ và xa hoa của chúa Trịnh
    • Lê Hữu Trác dửng dưng trước những quyến rũ lợi danh tại phủ chúa
    • Cuộc đấu tranh nội tâm của tác giả

    III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về giá trị hiện thực của đoạn trích

    • Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh thể hiện rất sâu sắc và chân thật về quang cảnh và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh, một cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí và ngột ngạt.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. 1. Mở bài:

    • Giới thiệu về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
    • Lê Hữu Trác là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đã có rất nhiều những đóng góp to lớn trong nền văn học nước nhà, và tiêu biểu trong những sáng tác đó là bài kí sự Vào phủ chúa Trịnh nói về một bức tranh hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa.

    2. Thân bài: Phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

    - Tác giả đã vẽ lên một bức tranh đầy tội ác trong phủ chúa Trịnh, một cuộc sống xa hoa với bao tội ác của những viên chúa trong phủ chúa:

    • Trong xã hội nhân dân đang phải chịu cảnh cực khổ éo le của cuộc sống vì nghèo đói và bị áp bức bóc lột, nhưng hiện thực trong phủ chúa lại ăn chơi xa đọa không lo cho cuộc sống của nhân dân.
    • Mở đầu bài kí sự đó là khung cảnh giàu sang của phủ chúa, đối lập với cuộc sống nghèo đói của nhân dân: Tôi ngẩng đầu lên đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương… Tôi nghĩ bụng: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi.
    • Cuộc sống trong phủ chúa thật xa hoa nó làm cho con người chìm đắm trong những cơn say của đồng tiền và đây cũng là một bức tranh phê phán những lối ăn chơi sa đọa không lo cho dân cho nước như trong phủ chúa.
    • Mọi vật mọi thứ trong phủ chúa đang diễn ra trong một cảnh tấp nập và xa hoa, khung cảnh trong phủ chúa đang diễn ra và giường như nó đang bao vây những tội ác của phủ chúa, đời sống nhân dân đang cực khổ, chúa không lo cho dân cho nước mà lúc nào cũng chỉ ăn chơi xa đọa và chỉ biết hưởng thụ, một cuộc sống lãng phí giàu sang, người người trong phủ chúa đang sống trong cảnh giàu sang, những đối lập với ngoài xã hội thì là hàng vạn những con người đang sống trong cảnh nghèo khổ và phải chịu biết bao những cực khổ đang đọa đầy thân xác và con người đó để có được một cuộc sống xa hoa như trong phủ chúa

    => Tác giả thật xuất sắc khi vẽ ra một bức tranh hiện thực này để tố cáo và phê phán những thế lực cầm quyền trong xã hội chỉ biết ăn chơi hưởng thụ mà không lo cho cuộc sống của nhân dân.


    • “Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ” đây là đoạn văn nói về sự xa hoa trong phủ chúa nơi cung cấm và là nơi ăn chơi của những tên viên quan chỉ biết hưởng thụ mà thực dụng, có được một cuộc sống xa hoa đó là sự áp bức bóc lột đói với nhân dân lao động lầm than, nhân dân đang phải chịu cảnh khổ cực khi lao động và phải cống nạp hết những sản phẩm mà mình làm ra, chúa thì lấy những số tiền đó để ăn chơi xa đọa, không lo xây dựng đất nước giàu đẹp mà chỉ lo cho cuộc sống xa hoa trong phủ chúa của mình.

    => Lê Hữu Trác thật tinh tế khi viết lên những bài bút kí hay như này, đây là một hiện thực đầy căm phẫn của nhân dân, tác giả viết ra một sự thật của xã hội phong kiến mục nát, cuộc đời cực khổ và phải chịu rất nhiều những điều cực khổ trong cuộc sống.


    • Khung cảnh trong phủ chúa đã được Lê Hữu Trác khái quát qua mấy câu thơ tức cảnh:

    Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt,

    Cả trời Nam sang nhất là đây!

    Lầu từng gác vẽ tung mây,

    Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.

    => Đây là một hiện thực và tố cáo tội ác xa hoa của phủ chúa trong xã hội cũ, nhân dân lầm than và cần phải được cứu giúp nhưng chúa Trịnh và toàn bộ những con người trong đó thì chỉ lo ăn chơi và hưởng lạc mà thôi. Qua đây chúng ta phải phê phán một tên quan ăn chơi sa đọa không lo cho dân cho nước, chỉ ham ăn và thỏa mãn những lợi ích cá nhân, cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ và lầm than khi bị áp bức sức lao động để có thể cống nạp cho vua quan ăn chơi hưởng lạc.


    3. Kết bài:

    Cảm nghĩ của em về bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. 1. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh kí sự
    • Giới thiệu khái quát giá trị nội dung đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

    2. Thân bài

    * Cảm nhận về đoạn miêu tả quang cảnh tráng lệ, xa hoa nơi phủ Chúa

    • Vẻ nguy nga, tấp nập nhưng không kém phần nghiêm trang, quy củ ở bên ngoài lối vào phủ Chúa: "Chúng tôi đi cửa sau... ai muốn ra vào phải có thẻ"
    • Khung cảnh tráng lệ, lộng lẫy khi đi sâu vào trong: Nhà "Đại đường", "Quyền bồng", "gác tía" với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy", "mâm vàng, chén bạc"
    • Con đường đến nội cung của thế tử: Qua 5, 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng...., "xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt"

    * Cảm nhận về đoạn miêu tả khung cảnh sinh hoạt nơi phủ Chúa với những lễ nghi, khuôn phép

    • Cách nói năng, từ ngữ xưng hô khi nhắc tới Chúa và Thế tử phải cung kính, lễ độ: "Thánh thượng đang ngự ở đấy, hầu mạch, hầu trà, phòng trà,..."
    • Thái độ của tác giả khi ở chốn nội cung: "nín thở đứng chờ ở xa", "khúm núm đến trước sập xem mạch", "một viên quan nội thần... lạy bốn lạy"

    => Sự uy quyền của Chúa Trịnh và thế tử; thái độ tôn nghiêm, lễ nghi trong cung cách sinh hoạt của những người sống, làm việc nơi phủ Chúa.


    * Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của Lê Hữu Trác:

    • Con người coi thường danh lợi, vinh hoa phú quý
    • Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi chốn phủ chúa;
    • Người thầy thuốc có tấm lòng lương y cao đẹp, có kiến thức sâu rộng và dày dạn kinh nghiệm.


    3. Kết bài

    Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về đoạn trích.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. I. Mở bài

    Giới thiệu những nét tiêu biểu nhất về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh:

      • Một con người toàn tài với quan niệm: “ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm Thượng kinh kí sự của ông
      • Đoạn trích đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác

      II. Thân bài

      Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

      1. Là con người coi thường danh lợi

      - Ban đầu, khi đứng trước khung cảnh xa hoa, lộng lẫy của phủ chúa:

      • Cảm thán: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường!”
      • Vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng vương giả trong phủ với “gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc, vườn ngọc” có hoa thơm, chim biết nói…

      - Tuy nhiên, đằng sau đó, tác giả cũng gián tiếp phê phán cuộc sống sa hoa nhưng thiếu sinh khí trong phủ chúa thông qua:

      • Sự miêu tả tỉ mỉ sự sa hoa giàu sang
      • Khi được mời dùng cơm: “Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia” ⇒ giọng điệu mỉa mai
      • Cảm nhận về con đường vào nội cung của thế tử: Ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả, “Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” ⇒ Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do
      • Ẩn chứa trong bài thơ là giọng điệu mỉa mai phê phán: “Cả trời Nam sáng nhất là đây!” (phơi bày hiện thực về sự sa hoa của chúa Trịnh)
        ⇒ Con người coi thường danh lợi

      2. Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ

      - Tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử có sự mâu thuẫn, giằng co:

        • Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc, không được về với núi rừng ẩn dật
        • Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.

        - Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã chiến thắng. Ông chữa bệnh tận tình bằng tài năng của mình, thẳng thắn đưa ra những cách chữa bênh hợp lí

        ⇒ Cách lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán cho thấy Lê Hữu Trác là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ


        3. Là con người có cốt cách thanh cao

        • Luôn coi việc nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình làm tôn chỉ để hành động đúng đắn
        • Xem thường danh lợi, yêu thích tự do, mong muốn được sống thanh đạm nơi quê mùa: Suy nghĩ của Lê Hữu Trác khi ông chữa bệnh cho thế tử

        ⇒ Sự coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác, mong muốn sống cuộc đời tự do, chữa bệnh cứu người của ông cho thấy một cốt ách thánh cao của một danh y


        III. Kết bài

        • Khẳng định lại những nét đẹp tâm hồn và nhân cách của tác giả Lê Hữu Trác thể hiện qua đoạn trích và nêu những nét nghệ thuật thể hiện thành công điều đó
        • Bày tỏ quan điểm cá nhân về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác và liên hệ bản thân
        Hình minh hoạ
        Hình minh hoạ
      • 1. Mở bài

        • Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh kí sự
        • Giới thiệu khái quát giá trị nội dung đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

        2. Thân bài

        * Cảm nhận về đoạn miêu tả quang cảnh tráng lệ, xa hoa nơi phủ Chúa

        • Vẻ nguy nga, tấp nập nhưng không kém phần nghiêm trang, quy củ ở bên ngoài lối vào phủ Chúa: "Chúng tôi đi cửa sau... ai muốn ra vào phải có thẻ"
        • Khung cảnh tráng lệ, lộng lẫy khi đi sâu vào trong: Nhà "Đại đường", "Quyền bồng", "gác tía" với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy", "mâm vàng, chén bạc"
        • Con đường đến nội cung của thế tử: Qua 5, 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng...., "xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt"

        * Cảm nhận về đoạn miêu tả khung cảnh sinh hoạt nơi phủ Chúa với những lễ nghi, khuôn phép

        • Cách nói năng, từ ngữ xưng hô khi nhắc tới Chúa và Thế tử phải cung kính, lễ độ: "Thánh thượng đang ngự ở đấy, hầu mạch, hầu trà, phòng trà,..."
        • Thái độ của tác giả khi ở chốn nội cung: "nín thở đứng chờ ở xa", "khúm núm đến trước sập xem mạch", "một viên quan nội thần... lạy bốn lạy"

        => Sự uy quyền của Chúa Trịnh và thế tử; thái độ tôn nghiêm, lễ nghi trong cung cách sinh hoạt của những người sống, làm việc nơi phủ Chúa.


        * Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của Lê Hữu Trác: Con người coi thường danh lợi, vinh hoa phú quý, không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi chốn phủ chúa; người thầy thuốc có tấm lòng lương y cao đẹp, có kiến thức sâu rộng và dày dạn kinh nghiệm.


        3. Kết bài

        Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về đoạn trích.

        Hình minh hoạ
        Hình minh hoạ




      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy