Top 10 Bài văn phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh (Ngữ văn 11) hay nhất
Tâm hồn của những người con đất Việt chúng ta thường hướng đến tiềm thức về một làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mượt, ... xem thêm...dòng sông mát lành uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa nắng trưa oi ả. Là những mái đình cổ kính, cổng làng… Tất cả chúng ta đều có thể mường tượng ra những hình ảnh ấy. Ấy không chỉ là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình mẹ thiêng liêng mà mẹ đã dành cho chúng ta. Trong bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi cho chúng ta cảm giác thân thương, mến yêu đó.
-
Bài tham khảo số 1
Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh mang đến rất nhiều cảm xúc yêu thương, trìu mến. Mẹ được ví như ngọn gió trong cuộc đời con. Qua vần thơ giản dị được xây dựng trên việc dùng thủ pháp nghệ thuật cho thấy tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng.
Ngoài ra, bài thơ này còn chứa đựng sự vất vả của người mẹ trong thời gian sinh thành và nuôi nấng con thành lợi. Lời ru của mẹ cứ nhẹ nhàng và âu yếm thẩm thấu vào tâm hồn non nớt của con.
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Ngay từ những câu thơ mở đầu đã thể hiện được điều đó. Phần này, tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ tài tình, qua đó nhấn mạnh và làm nổi bật sự khắc nghiệt của trưa hè nóng nực.
Bởi thực tế thì con vật kêu suốt mùa hè cũng cảm nhận được sức nóng ghê gớm trong mùa hè. Thường những con ve cũng có cảm xúc như con người, dẫu dậy thì ta lại thấy sự tương phản đối lập từ hình ảnh con ve với tình yêu bao la người mẹ dành cho con. Tình yêu đó giúp mẹ bền bỉ ru em mà không hề bị mệt mỏi.
Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Tiếng ru này còn bao trùm lên khoáng không gian khiến cho những con ve cũng phải im lặng. Tiếng ru ấy còn vượt qua thời tiết khắc nghiệt, đến cái nóng cũng phải im lặng để con được say giấc nồng.
Chính những điều này trong bài thơ Mẹ giúp bạn cảm nhận được mẹ không phải quạt ru con ngủ bằng tay, hay đó chính là tấm lòng mẹ. Điều này không chỉ ru con ngủ mà còn là tình yêu của mẹ dành cho con. Sức mạnh tình thương đó đi vào lời ru hát với đôi bàn tay quạt thành nguồn gió mát giúp xua đi thời tiết oi bức của mùa hè.
Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh là một sáng tác nổi bật, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng. Qua bài thơ sẽ giúp độc giả nhớ tới người mẹ của mình, công ơn sinh thành. Đây là hơi thở cuộc sống mà có đi hết cuộc đời thì những câu ru đó cũng không khiến con người ra chùng lòng.
-
Bài tham khảo số 2
Mỗi một con người sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ dù ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi, êm dịu như suốt hát những lời ca ngọt ngài như dòng sữa vẫn không thể thay thế được một hồi ức đẹp đẽ về tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con.
Tâm hồn của những người con đất Việt chúng ta thường hướng đến tiềm thức về một làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mượt, dòng sông mát lành uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa nắng trưa oi ả. Là những mái đình cổ kính, cổng làng… Tất cả chúng ta đều có thể mường tượng ra những hình ảnh ấy. Ấy không chỉ là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình mẹ thiêng liêng mà mẹ đã dành cho chúng ta. Trong bài thơ “mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi cho chúng ta cảm giác thân thương, mến yêu đó.
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
“Lặng rồi cả tiếng con ve” tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, nhằm thể hiện được không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả. Hãy thử tưởng tượng xem con ve kêu suốt ngày hè ấy cũng biết mệt mỏi thì cái nóng của mùa hè nó đến mức nào. Con ve cũng mệt mà không kêu thành tiếng nữa những vẫn vọng lại tiếng à ơi của mẹ. Không có gì có thể ngăn được tình thương của mẹ, của lòng mẹ yêu con, khiến cho ve kia cũng lặng im. Văng vẳng trong trưa hè oi ả, không một tiếng động là tiếng ru của mẹ. Mẹ không quản trưa hè oi bức để cho con được yên giấc nồng.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngoi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Lời thơ giản dị mộc mạc đằm thắm nhưng đượm chất Việt được khéo léo xây dựng nên bởi những biện pháp tu từ hết sức độc đáo. Nó đã lột tả được vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta. Những ngôi sao ngoài kia có thức suốt đêm cũng chẳng bằng mẹ thức vì con. Mẹ thức vất cả ngày đêm để cho con có giấc ngủ say nồng.
Điệp từ ở cuối câu thơ 4,5 và điệp ngắt quãng ở câu thơ thứ 6 giúp cho chúng ta có thể liên tưởng được hình ảnh, trong buổi trưa hè oi ả, ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ có lời ru của mẹ là vẫn còn mãi. Có lúc trầm lúc bổng đưa con vào giấc say nồng. Mẹ không chỉ quạt cho con bằng sức của mẹ mà còn mát lạnh lòng ta bằng chính tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Sức mạnh to lớn của mẹ to lớn trong lời hát ru, đôi tay mẹ trở thành ngọn gió thu mát mẻ xua tan đi cái nắng oi ả của ngày hè.
Đi suốt cuộc đời đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của mẹ ta bỗng thấy thời gian này như bị chùng lại. Trong những bồn bề của cuộc sống làm cho ta lắng lại, nó cho ta giây phút nhớ tới mẹ nhớ tới tình cảm thiêng liêng mà mẹ đã dành cho ta.
-
Bài tham khảo số 3
Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh được viết theo theo thơ lục bát truyền thống , lời thơ gia diết ngọt ngào chan chứa đầy tình cảm. Thể hiện và bộc lộ cảm xúc muốn bày tỏ tình cảm biết ơn chân thành của tác giả với người mẹ của mình.
Trong bốn câu thơ đầu tiên của đoạn trích, tác giả đã sử dụng hình ảnh con ve trong những buổi trưa hè oi bức, chói chang, gay gắt. Đặc biệt hơn là con ve cũng biết mệt nhưng mẹ thì không. Mẹ vẫn ngồi hát ru cho con ngủ tiếng à ơi, tiếng võng “kẽo cà” thật là giản dị, thân thuộc.
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Trong lời ru ngọt ngào ấy có những cơn gió mùa thu mát mẻ lồng lộng. Đó là đôi bàn tay của mẹ, mẹ chẳng biết mệt nhọc mà vẫn hát ru ru cho con ngủ. Đôi bàn tay của mẹ đã phe phẩy đưa những cơn gió mát mẻ về cho con xua tan đi những nóng bức của mùa hè. Đó là những điều tuyệt diệu của nguời mẹ dành cho con.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Hình ảnh ngôi sao là hình ảnh đẹp , tác giả đã đưa nó vào trong thơ để nói đến sự vất vả nhọc nhằn của mẹ. Những ngôi sao thức vào ban đêm thì cũng chẳng bằng mẹ thức vì con. Mẹ phải bế bồng nâng niu ru con ngủ rồi phải chăm lo cho cho con …thế nên công lao của mẹ rất là to lớn.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Nhà thơ sử dụng thành công phép ẩn dụ ” giấc tròn” cánh nói này không phải chỉ là giấc ngủ ngon của con mà là mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương cho con. Và biện pháp so sánh “mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đây là 1 hình ảnh đặc sắc về mẹ “mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt đời.
Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình yêu thương lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ của người mẹ đối với con. Quả là một bài thơ mang đậm tình cả, đọc xong bài thơ này em lại càng thêm yêu và quý trọng mẹ của mình.
-
Bài tham khảo số 4
Bài thơ “Mẹ” của tác giả Trần Quốc Minh đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về tình mẫu tử. Đây là một bài thơ rất đẹp về tình cảm gia đình, thể hiện sự tri ân và lòng biết ơn của con trai dành cho mẹ của mình.
Đầu tiên, bài thơ đã vẽ lên trong tâm trí người đọc hình ảnh một người mẹ đầy nghĩa khí, giàu đức hi sinh và tình yêu thương vô bờ bến dành cho con của mình. Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng để miêu tả sự bao dung, sự hy sinh của mẹ, từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng giữa mẹ và con. Đó là những đêm không ngủ vì thời tiết, làn gió của mẹ lại dịu dàng đưa con vào cõi mơ đẹp đẽ.
Bài thơ cũng cho thấy rằng, tình cảm mẫu tử là một tình cảm không thể nào thay thế được. Tác giả đã thể hiện rõ ràng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với người mẹ đã sinh ra mình và nuôi dưỡng, dạy dỗ cho mình trưởng thành. Bài thơ đánh thức trong mỗi người đọc những ký ức tuổi thơ đầy ấm áp, nơi mẹ luôn là người bảo vệ và yêu thương con trẻ của mình.
Từ những cảm xúc ấy, bài thơ “Mẹ” của Trần Quốc Minh đã khiến tôi nhận ra tình cảm gia đình là vô giá, là điều quan trọng nhất trong cuộc đời. Mẹ luôn là người bảo vệ, yêu thương con của mình vô điều kiện, cho dù con có lỗi lầm, thất bại, hay thành công thì tình yêu của mẹ vẫn không thay đổi. Đây chính là tình cảm thật sự, sâu sắc và không thể thay thế được trong cuộc đời của mỗi người.
-
Bài tham khảo số 5
Mẹ là người thân, là người bạn, cũng là cô tiên sát cánh trong từng giấc ngủ của con. Không phải tự nhiên mà hình ảnh người mẹ lại gắn với những bài thơ, những bài hát đầy xúc động. Tác phẩm “Mẹ” của tác giả Trần Quốc Minh sẽ khiến cho mọi người đọc đều phải nhung nhớ về hình bóng ấy.
Ngay vào câu chuyện, chúng ta có thể thấy đây là một mùa hè vô cùng oi nóng và khó chịu. Nếu để diễn tả sự khó chịu đó, nó chính là thời tiết khiến cho những chú ve bên ngoài cũng chẳng còn sức mà kêu vang. Tuy nhiên, cánh võng trong nhà vẫn đu đưa bởi bàn tay của mẹ, giọng hát à ơi vẫn vang vọng để đưa con vào giấc ngủ ngon. Những ngày ấy, kinh tế chưa phát triển, đâu phải nhà nào cũng có quạt nên cơn gió mát ấy đến từ bàn tay của người mẹ. Mẹ có thể cả đêm không ngủ, nằm quạt mát cho đứa con thơ có một giấc mơ tuyệt vời.
Tác giả đã xây dựng lên một tình huống vô cùng quen thuộc. Đó chính là khung cảnh làng quê yên ả, khung cảnh mà đối với bao thế hệ người chưa thể nào quên được. Những phép so sánh hơn, đặt người mẹ hơn cả những sự vật ngoài tự nhiên đã khiến cho hình ảnh đó càng thêm đẹp đẽ trước mắt người đọc. Từ những câu văn đầy tình yêu thương và hoài niệm, tình yêu về mẹ cũng được đánh thức trong lòng mỗi người đọc.
Chắc chắn rằng người mẹ vẫn sẽ luôn là người đồng hành cùng ta, nhưng không phải trên mọi con đường. Tình yêu của mẹ là thứ vĩnh cửu, là thứ không bao giờ thay đổi và là bến đỗ cho những đứa con mãi chẳng chịu trưởng thành.
-
Bài tham khảo số 6
Bài thơ Mẹ là một sáng tác của Trần Quốc Minh. Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ ca. Bởi mỗi ai trong số chúng ta đều lớn lên trong vòng tay của mẹ và cũng ít nhiều được nghe tiếng à ơi. Nó là những âm thanh êm dịu mà không có gì thay thế được tình yêu của mẹ dành cho con. Chính tâm hồn con đã được nuôi lớn từng ngày qua những lời ru và những yêu thương như thế.
Bài thơ Mẹ ra đời trong một hoàn cảnh rất kỳ lạ. Đó là vào thời điểm năm 1972 khi ấy giặc đánh phá Hải Phòng ác liệt. Khi ấy nhà thơ đã cùng gia đình em gái là bác sĩ Trần Tị Hồng đi sơ tản sang bệnh viện An Hải. Khi đó cô Hồng mới sinh cháu Nguyễn Đức Thiện và đêm ấy trời nóng bom nổ rung trời. Cháu Thiện khóc ngặt và cô Hồng thương con nên dùng chân đạp võng còn tay thì quạt cho con ngủ. Cô quạt đến khi cả hai mẹ con đều ngủ thiếp đi.
Đó cũng chính là lúc những câu thơ đầu tiên của bài thơ Mẹ được hình thành. Và sau đó bài thơ đã rất nhanh chóng hình thành. Khi ấy bài thơ có tên là Ngọn gió của con và sau này khi in trong sách Tiếng Việt đã đổi tiêu đề thành bài thơ Mẹ.
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh đã gợi lại cho ta bao nhiêu cảm xúc yêu thương, thân thương và trìu mến. Chính mẹ là ngọn gió của cuộc đời con. Bằng những vần thơ giản dị xây dựng dựa trên việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện tình mẫu tử rất thiêng liêng. Không những thế bài thơ này còn chất chứa nỗi vất vả của mẹ khi sinh thành và nuôi nấng con thành lời. Chính lời ru của mẹ cứ thế nhẹ nhàng và âu yếm thẩm thấu vào tâm hồn non nớt của con.
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Từ những câu thơ đầu tiên ta đã thấy được điều đó. Với nghệ thuật sử dụng đảo ngữ tài tình đã làm nhấn mạnh và khắc họa rõ nét hơn sự khắc nghiệt của trưa hè nóng nực. Bởi ngay cả con vật kêu suốt mùa hè ấy cũng đã cảm nhận được sức nóng ghê gớm của mùa hè. Và con ve cũng có cảm xúc như con người. Tuy nhiên ở đây ta lại thấy sự tương phản đối lập, một bên là con ve mệt còn một bên là tình yêu mà mẹ dành cho con. Chính tình yêu ấy đã làm mẹ bền bỉ ru em mà không hề mệt mỏi.
Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Phải chăng tiếng ru ấy đã bao trùm lên một khoảng không gian làm con ve cũng phải lặng im. Và tiếng ru ấy đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt. Đến cái nóng kia cũng phải lặng im để con được say giấc nồng. Cũng chính điều này qua bài thơ Mẹ làm ta cảm nhận được mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ, không chỉ ru con bằng lời ru mà đó còn là tình thương của mẹ dành cho con. Và sức mạnh tình yêu ấy đã cất vào lời hát ru và đôi tay của mẹ quạt thành nguồn gió mát để xua đi cái oi bức của mùa hè.
-
Bài tham khảo số 7
Ngay từ những ngày thơ ấu, khi còn nằm trong nôi , ít nhiều mỗi chúng ta đều đã từng được nghe những câu à ơi, ru hời của mẹ, tiếng hát ru ấy nhẹ nhàng, ngọt ngào đã thấm sâu vào trong tâm hồn non nớt của người con. Đó là những âm thanh êm dịu, là tình yêu bao la, chứa chan mà mẹ dành cho đứa con của mình. Và bài thơ “Mẹ” của tác giả Trần Quốc Minh đã gợi cho ta biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến, nhớ thương về tiếng hát ru hời của mẹ:
“Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Lời thơ giản dị, quen thuộc, thắm đượm chất quê được tác giả khéo léo xây dựng nên bằng những biện pháp nghệ thuật hết sức độc đáo. Qua đó nhà thơ đã thành công lột tả vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý biết nhường nào. Không những vậy, bài thơ còn chất chứa bao nỗi vất vả khó khăn của người mẹ trong việc sinh thành và nuôi nấng con lên người.
“Lặng rồi cả tiếng con ve”
Ngay ở câu thơ đầu tiên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo vị ngữ : “Lặng rồi cả tiếng con ve” nhằm gợi tả không gian buổi trưa hè oi ả, nóng bức, khắc nghiệt. Đến cả những con ve cũng phải “lặng tiếng” bởi cái nắng nóng, oi bức, vậy mà đâu đây vẫn vọng lại tiếng à ơi, ru hời của mẹ. Mẹ không quản trưa hè nắng nóng, oi bức, mẹ vẫn thức để ru con ngủ, mong cho con được yên giấc nồng.
“Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về”
Tác giả sử dụng phép điệp cuối và đầu ở các câu thơ thứ 4 và 5 kết hợp cùng điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 nhằm nhấn mạnh trong tiết trời oi ả và ngột ngạt của buổi trưa hè, tất cả mọi vật đều lặng đi vì mệt mỏi, thì tiếng ru của mẹ vẫn trầm bổng mà nhẹ nhàng, vang lên khắp cả không gian.
Gió mùa thu và bàn tay mẹ là hai hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ lồng và sử dụng một cách tài tình khéo léo. Qua đó hình ảnh mẹ hiện lên thật cao cả, mẹ ru con ngủ, mẹ quạt con mát, những hành động đó đều xuất phát từ tình yêu thương thiêng liêng và cao cả mà mẹ dành cho đứa con của mình. Chẳng màng thời tiết nóng bức, mẹ vẫn ngồi đó và vỗ về, mong sao con mình có một giấc ngủ ngon.
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Tình mẹ bao la, được nhà thơ ví như những ngôi sao sáng của vũ trụ rộng lớn, qua đó ngợi ca tình mẹ thiêng liêng, cao cả, vĩnh hằng, luôn trường tồn bất diệt, và không có gì có thể thay thế được. Mẹ là tất cả của con, là ánh sáng, niềm tin giúp con vững bước trên đường đời.
Những câu hát ru tuy giản dị, mộc mạc, nhưng lại gợi cho ta nhớ về những giây phút được mẹ dỗ dành, nhớ về người mẹ vẫn luôn dõi theo ta trong hành trình trưởng thành. Bài thơ đã để lại cho bạn đọc biết bao cảm xúc cùng, đồng thời cũng là lời nhắc nhở hãy luôn quý trọng và biết ơn người mẹ của mình.
-
Bài tham khảo số 8
Bài thơ “Mẹ” của Trần Quốc Minh được viết theo thể thơ lục bát. Lời thơ như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành.
Bài thơ thể hiện tình cảm biết ơn, hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình. Mẹ đã phải thức khuya, dậy sớm, làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thuở vừa lọt lòng. Những đêm mẹ thức trắng làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon, mặc đẹp.
Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời, tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi; và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét. Mẹ đã hi sinh tất cả vì các con của mình. Mẹ ơi, con yêu mẹ biết bao!Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: “Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”, ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được.
Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão tương lai. Đọc bài thơ em càng thấm thía hơn về công lao trời bể của mẹ và thương mẹ nhiều hơn.
-
Phong cách thơ Trần Quốc Minh?
Trần Quốc Minh là một nhà thơ đương đại của Việt Nam với phong cách thơ khá đặc biệt. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong phong cách thơ của ông:
- Hiện thực và trí tưởng tượng: Thơ Trần Quốc Minh thường có sự kết hợp giữa hiện thực và trí tưởng tượng. Ông thường xây dựng các hình ảnh cụ thể từ cuộc sống hàng ngày nhưng lại kết hợp chúng với các yếu tố mơ mộng, siêu thực để tạo ra những không gian thơ ca độc đáo.
- Ngôn ngữ tinh tế và sắc sảo: Ngôn ngữ trong thơ của Trần Quốc Minh rất tinh tế và sắc sảo. Ông thường sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gợi cảm, tạo nên sự tương phản và chiều sâu cho các bài thơ của mình.
- Sự châm biếm và phản ánh xã hội: Một số tác phẩm của ông có yếu tố châm biếm và phản ánh xã hội, thường chỉ trích và đặt ra các câu hỏi về các vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Điều này thể hiện sự nhạy bén và tinh thần phê phán trong thơ của ông.
- Tính tự sự và cảm xúc cá nhân: Thơ của Trần Quốc Minh thường chứa đựng các yếu tố tự sự và cảm xúc cá nhân. Ông không ngần ngại chia sẻ những cảm xúc sâu lắng, những trăn trở và suy tư của mình về cuộc sống và tình yêu.
- Hình ảnh và biểu tượng: Trần Quốc Minh cũng rất chú trọng đến việc sử dụng hình ảnh và biểu tượng trong thơ. Những hình ảnh trong tác phẩm của ông thường có chiều sâu và ý nghĩa đa tầng, giúp làm nổi bật các chủ đề và cảm xúc mà ông muốn truyền tải.
Những đặc điểm này giúp thơ của Trần Quốc Minh trở nên độc đáo và gây ấn tượng với người đọc, đồng thời phản ánh những quan điểm và cảm xúc sâu sắc về thế giới xung quanh.
-
Nội dung cần có của bài Phân tích?
Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh là một tác phẩm cảm động và chân thành, thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với mẹ. Dưới đây là phân tích chi tiết về bài thơ:
- 1. Tổng Quan:
- "Mẹ" của Trần Quốc Minh là một bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với mẹ, tập trung vào những hình ảnh và kỷ niệm liên quan đến mẹ. Bài thơ không chỉ tôn vinh tình mẫu tử mà còn khơi gợi những cảm xúc chân thành về sự hy sinh và tình yêu của mẹ dành cho con cái.
- 2. Cấu Trúc và Hình Thức:
- Hình thức:
- Bài thơ có cấu trúc tự do, với các câu thơ dài ngắn không đều, tạo cảm giác tự nhiên và chân thực. Hình thức này giúp tác giả dễ dàng thể hiện cảm xúc và suy nghĩ một cách rõ ràng và ấm áp.
- Nhịp điệu:
- Nhịp điệu của bài thơ thường nhẹ nhàng và đều đặn, phù hợp với chủ đề và cảm xúc của bài thơ. Nhịp điệu này giúp truyền tải sự bình yên và chân thành trong tình cảm của tác giả đối với mẹ.
- Hình thức:
- 3. Phân Tích Nội Dung:
- Mở đầu:
- Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh và cảm xúc liên quan đến mẹ, tạo nền tảng cho những suy nghĩ và cảm xúc sâu lắng của tác giả về tình mẫu tử. Tác giả bắt đầu bằng việc miêu tả mẹ trong những tình huống cụ thể, từ đó dẫn dắt người đọc vào thế giới cảm xúc của mình.
- Hình ảnh mẹ:
- Trần Quốc Minh sử dụng các hình ảnh gần gũi và chân thực để miêu tả mẹ. Những hình ảnh này không chỉ thể hiện sự yêu thương mà còn khắc họa rõ nét sự hy sinh và chăm sóc vô điều kiện của mẹ đối với con cái.
- Tâm trạng nhân vật:
- Tâm trạng của nhân vật trong bài thơ là sự biết ơn, kính trọng và yêu thương mẹ. Tác giả thể hiện lòng tri ân và cảm xúc sâu sắc qua những hình ảnh và kỷ niệm về mẹ, cho thấy sự gắn bó và tình cảm chân thành.
- Thông điệp:
- Thông điệp của bài thơ là sự tôn vinh và tri ân đối với tình yêu và sự hy sinh của mẹ. Bài thơ khuyến khích người đọc nhận thức và đánh giá cao những giá trị giản dị nhưng quý giá trong tình mẫu tử, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của việc thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ.
- Mở đầu:
- 4. Nghệ Thuật và Tinh Tế:
- Ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ trong bài thơ của Trần Quốc Minh rất chân thật và gần gũi, sử dụng từ ngữ đơn giản nhưng đầy cảm xúc. Từ ngữ được chọn lựa kỹ lưỡng để tạo ra những hình ảnh rõ nét và truyền tải cảm xúc một cách chân thành.
- Biểu cảm:
- Biểu cảm trong bài thơ rất tự nhiên và sâu lắng. Tác giả không chỉ mô tả hình ảnh mẹ mà còn lồng ghép cảm xúc cá nhân vào trong đó, tạo nên một tác phẩm vừa có tính nghệ thuật cao vừa gần gũi với thực tế.
- Ngôn ngữ:
- 5. Kết Luận:
- "Bài thơ Mẹ" của Trần Quốc Minh là một tác phẩm thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với mẹ. Bài thơ mang đến một cảm giác ấm áp và chân thành, khuyến khích người đọc cảm nhận và trân trọng những giá trị giản dị nhưng quý giá trong tình mẫu tử. Tác phẩm không chỉ làm nổi bật tình yêu thương và sự hy sinh của mẹ mà còn khơi gợi lòng tri ân và sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ.
- 1. Tổng Quan:
Thu Trang Nguyễn 2023-12-25 14:30:35
nhưng hayThu Trang Nguyễn 2023-12-25 14:30:08
có bài nào ngắn ko?