Bài tham khảo số 5

Nhà văn Chu Lai đã từng viết “Chiến tranh .. là cái quái gì ấy? Phải chăng nó chỉ gói gọn trong một định nghĩa là ngày nào cũng nhìn thấy người chết (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai). Và như một nhạc sĩ nào đó đã viết “Đôi chiến tranh đầu phải trò đùa”. Đất nước ta từ mấy ngàn năm có khi nào hết chiến tranh. Lớp lớp trai trắng đã ra đi bảo vệ quê hương. Vì thế nên cảm hứng về người lính và chiến tranh là nguồn đề tài bắt tận của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ…


Chiến tranh đồng nghĩa với nó là lửa đạn, là ác liệt. Thế nhưng, nếu không có những năm tháng chiến tranh, Hoàng Nhuận Cầm không thể viết những câu thơ chan chứa hoài niệm.


Trả cho em nước mắt

Lăn ngang ngực đàn bà

Trả cho anh cát bụi

Những đêm hành quân xa

(Mây rất thờ ơ)


Chiến tranh trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là như thế, chiến tranh qua đi chỉ còn có héo đi quanh những nấm mộ, chỉ còn “gió có luồn qua những đồng sắt cong queo, nhưng đó còn là “mùa hoa bất tử trong đời. Màu đỏ của những mùa hoa ấy là màu đỏ của máu anh và đồng đội đã đổ xuống cho đất nước được bình yên.


Hoàng Nhuận Cầm đã từng nói những chiếc ba lô trong thơ tôi bây giờ còn tồn tại dai dẳng và khét lẹt hơn chính những chiếc ba lô đã mục nát trong rừng Trường Sơn.


Chiến tranh và người lính trong thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng có những gi tàn khốc nhất, những gì đau đớn nhất và bi tráng nhất. Nhưng khác với mạch thơ chiến trận khác, bởi bom đạn, khói lửa, dây kẽm gai… đi vào thơ anh thật hồn nhiên.


Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy

Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai

Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài

Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy

Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn.


Hoàng Nhuận Cầm nhớ lại mùi cỏ cháy trong thời trai, cái vùng đất im lìm không có tiếng gà cất gáy. Những hình ảnh này cho ta thấy sự lạnh lẽo và tàn khốc của chiến tranh.


Trong thơ anh, đôi mắt mang hình họng súng, nỗi nhớ vụt qua như ánh lửa đan và những vùng trời cách trở bằng tiếng bom… Những vần thơ ra đời giữa mặt trận chỉ được ghi bằng trí nhớ ấy dẫu có đạn bom, có gian khổ và hi sinh nhưng vẫn là những rung cảm rất đổi tinh khiết của chàng trai hai mươi tuổi trước cuộc đời.


Những năm đời lĩnh ấy tuy không nhiều nhưng đủ để lại dấu ấn đậm nét trong kí ức và trong thơ Hoàng Nhuận Cầm. Người thi sĩ – chiến sĩ ấy đã coi miền kí ức về thời đánh giặc là “Phương ấy”, một nơi yêu dấu cho những hoài niệm, cho những yêu thương và cống hiến. “Phương ấy” có tình yêu dành cho đồng đội và cho Tổ quốc “Phương ấy còn ở mãi trong tôi”


Là cái phương sao quả bồn chồn

Đón thư mẹ qua bảy vòng lửa khỏi

Vết thương đỏ viên đạn thì sáng chói

Chiếc lá xanh kì lạ trút trong đời


Cảm giác bồn chồn, hoang mang của người lính hướng về “phương ấy”, những lá thư từ mẹ phải vượt qua mưa bom bão đạn mới có thể tới tay. Chiến tranh gây ra cho những người lính “vết thương đỏ” rớm máu nhưng anh vẫn có trong mình một màu xanh hy vọng. Chiếc lá “trút” có thể hiểu là sự hy sinh của những anh chiến sĩ trẻ tuổi, anh hy sinh để đem lại sự sống cho đất nước.


Là cái phương chưa rõ cả mặt em

Chưa kịp khóc bao bạn bè nhắm mắt

Là cái phương nắm mộ người giữ đất

Chớp bên đường như một ánh sao nâu.


Nỗi đau còn lớn hơn khi những người bạn bè đã ra đi mãi mãi, họ ngã xuống cho quê hương. Đất nước ngày nay được xây dựng trên xương máu của các chiến sĩ, giống như nhà thơ trẻ – người chiến sĩ giải phóng quân Lê Anh Xuân (anh Hiến) đã từng viết:


Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:

Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.

Tên Anh đã thành tên đất nước.

(Dáng đứng Việt Nam)


Hoàng Nhuận Cầm viết rất nhiều về người lính bởi anh cũng là một người lính. Một người lĩnh thực sự đã cầm súng chiến đấu trên chiến trường, hơn ai hết anh hiểu minh và thế hệ minh, nên khi viết về người lính cũng là lúc anh viết về chính mình. Cái tôi tác giả và cải tôi trữ tinh hoa làm một rất khó phân biệt. Người linh trong thơ Hoảng Nhuận Cầm khác với người linh trong thơ của các thế hệ đàn anh như Nguyễn Đinh Thi, Hồng Nguyên, Trần Hữu Thung… Và cũng khác với các nhà thơ cùng thế hệ để tạo nên được một tiếng thơ riêng khó lẫn.


Anh lính trẻ trong thơ Hoàng Nhuận Cầm là như thế: trẻ trung và hồn nhiên như một cậu học trò nhưng cũng mong sống hết minh cho đất nước. Anh linh ấy nhiều mộng mơ và hoài bão nhưng cũng không bao giờ thôi hi vọng vào tương lai cuộc chiến của toàn dân tộc. Đây chính là những hình ảnh đẹp về người lính, họ đã sống hồn nhiên nhất, đẹp nhất cho khúc hát tuổi hai mươi.


Có thể nói, cảm hứng về chiến tranh và người lính là nguồn cảm hứng lớn của thời đại. Hoàng Nhuận Cầm cũng hòa thơ mình vào dòng cảm hứng chung ấy, bởi anh cũng là người đứng trong dòng lịch sử bão táp ấy để nếm trải những gian lao và thử thách. Nhưng trong cái chung, Hoàng Nhuận Cầm vẫn tìm được cái riêng cho thơ mình, đó mới là cái tài làm nên “thương hiệu riêng” của người nghệ sĩ.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy