Top 6 Bài soạn "Đi bộ ngao du" của Ru-xô lớp 8 hay nhất

Bình An 223 0 Báo lỗi

Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Giuy-li, Nàng Hê-lô-i-dơ ... xem thêm...

  1. * Bố cục

    - Phần 1(Từ đầu …”bàn chân nghỉ ngơi”): Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

    - Phần 2 (Tiếp theo…không thể làm tốt hơn”): Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.

    - Phần 3(Còn lại): Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.


    Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:

    + Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.

    + Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.

    + Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.


    Câu 2 ( trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Trật tự các luận điểm được sắp xếp hợp lý trong sự thể hiện tư tưởng của tác giả: khao khát tự do.

    + Cả đời Ru-xô theo quan điểm đấu tranh cho tự do.

    + Do hoàn cảnh từ nhỏ Ru- xô bị đánh đập, đi ở để kiếm ăn, không được học hành nên ông luôn khao khát được tìm hiểu tri thức.

    + Ông tự nỗ lực học tập, trau dồi hiểu biết qua sách vở và cuộc sống.

    → Chủ đề về tích góp kiến thức, trau dồi vốn hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập tới tiếp sau về chủ đề tự do.


    Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Tác giả dùng đại từ nhân xưng "ta" khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng "tôi" khi trình bày những trải nghiệm của bản thân.

    + Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.

    + Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái "tôi" cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.

    → Chất văn chính luận không bị xơ cứng, gò bó, không quá giáo điều, khuôn mẫu mà luôn thuyết phục, hấp dẫn bởi kinh nghiệm thực tiễn.


    Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô

    + Qúy trọng tự do, yêu thiên nhiên.

    + Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên

    + Ông hướng tới sự giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Câu 1 (Trang 101, SGK Ngữ Văn 8, Tập 2)

    Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru - xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.

    Trả lời:

    - Lập luận chính ở đoạn thứ nhất: đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai (gã phu trạm), bất cứ cái gi (giờ giấc, xe ngựa, đường sá...)

    - Sang đoạn thứ hai, lập luận chính: đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.

    - Đến đoạn cuối, lập luận chính của Ru-xô là đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ.


    Câu 2 (Trang 101, SGK Ngữ Văn 8, Tập 2)

    Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?

    Trả lời:

    Trật tự sắp xếp luận điểm là hợp lý.

    - Đối với Ru-xô, từ nhỏ đã bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập, lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn nên ông luôn khao khát tự do. Bởi vậy, ông đưa luận điểm đi bộ mang lại lợi ích tự do lên trên là điều dễ hiểu.

    - Từ nhỏ, ông khao khát tri thức nhưng hầu như ông không được học hành, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Ông lập luận trau dồi tri thức không qua sách vở mà qua thực tiễn cuộc sống sinh động, ông xếp luận điểm lợi ích đi bộ để trau dồi kiến thức ở vị trí thứ hai.


    Câu 3 (Trang 101, SGK Ngữ Văn 8, Tập 2)

    Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.

    Trả lời:

    - Tác giả dùng “ta” khi lí luận chung, tác giả xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông.

    - Cũng có chỗ những trải nghiệm của cái "tôi" riêng tư ấy được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò của ông, tuy rằng Ê-min chỉ là một người học trò do ông tưởng tượng ra mà thôi.

    - Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng (gắn với "ta”) và những trải nghiệm của cá nhân tác giả (gắn với “tôi" nên áng văn nghị luận này không khô khan mà rất sinh động.


    4 (Trang 101, SGK Ngữ Văn 8, Tập 2)

    Qua bài này, em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru - xô?

    Trả lời:

    Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên (núi sông, đồng ruộng, cây cối, hoa lá, không thấy ông nói đến các loài vật).

    ⟹ Đây là bóng dáng tinh thần của Ru-xô. Bóng dáng ấy hiện lên khá đậm nét trong bài Đi bộ ngao du và đó là nét đặc biệt của bài văn nghị luận này.


    Bố cục

    - Phần 1: (Từ đầu đến “....bàn chân nghỉ ngơi”): Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

    - Phần 2 (Tiếp đến “...không thể làm tốt hơn”): Đi bộ ngao du - Trau dồi vốn tri thức.

    - Phần 3 (Còn lại): Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe và tinh thần của con người.


    Nội dung chính

    Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. TÁC GIẢ

    Ru-xô (1712-1778) là nhà văn Pháp nổi tiếng. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, cha là thợ đồng hồ. Thời tuổi nhỏ, ông đi học chỉ vài năm. Mới 14 tuổi đã làm đủ thứ nghề để mưu sinh từ làm đầy tớ, gia sư, dạy âm nhạc và sau cùng đã trở thành nhà triết học, nhà văn, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.

    Tác phẩm chính; Giăng-li hay Nàng Hê-lôi-i-dơ mới, Êmin hay về giáo dục.

    Emin hay về giáo dục là một thiên luận văn. Tiểu thuyết, có nội dung bàn về giáo dục một em bé tên là Êmin - nhà văn đã tưởng tượng và đặt tên - từ khi mới ra đời cho đến tuổi trưởng thành.

    Đi bộ ngao du trích trong quyển V, quyển cuối cùng của tác phẩm trên, Êmin hay về giáo dục (1762).

    Đây là một văn bản mang tính chất nghị luận và cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. Qua đó, ta thấy được tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.


    ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính

    a) Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích không bị lệ thuộc bất kì ai, bất kì cái gì.

    b) Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.

    c) Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần.


    Câu 2. Về trật tự sắp xếp ba luận điểm chính

    Có người muốn đưa lập luận thứ ba lên đầu tiên. Cũng có người cho là lập luận thứ hai quan trọng hơn.

    Nhưng đối với Ru-xô, từ nhỏ đã bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập lại phải đi ở cho người ta để kiếm sống nên ông rất khao khát tự do, luôn luôn khao khát tự do. Ru-xô hơn ai hết hiểu được tự do quý như thế nào. Theo ông, đó là mục tiêu hàng đầu. Suốt đời Ru-xô đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ phong kiến.

    Thời thơ ấu, Ru-xô chỉ được đi học vài năm nên ông rất khao khát tri thức. Cả đời ông, ông luôn nỗ lực tự học. Chính vì thế lập luận trau dồi vốn tri thức không phải từ sách vở trường lớp, mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên được nhà văn xếp hạng nhì trong số ba lợi ích của đi bộ ngao du.


    Câu 3. Bài văn nghị luận sinh động

    Trong bài, các đại từ nhân xưng khi thì “ta", khi thì “tôi”. Nhìn chung, Ru-xô dùng “ta" khi lí luận chung, dùng “tôi” khi nói về những cảm nhận về cuộc sống từng trải của riêng mình.

    Hoặc có chỗ, những trải nghiệm của riêng mình được nhà văn thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, tên một người học trò do ông tưởng tượng ra.

    Chính nhờ sự xen kẽ như thế nên bài Đi bộ ngao du này rất sinh động, không chút khô khan.


    Câu 4. Bóng dáng nhà văn

    Qua bài văn nghị luận này, người đọc có thể tìm thấy đôi nét về bóng dáng của nhà văn Ru-xô. Ông là một người hết sức giản dị, yêu quý tự do và yêu mến thiên nhiên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. 1. Tác giả

    - Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp.

    - Nhà nghèo mồi côi mẹ từ nhỏ, cha là thợ đồng hồ, chỉ được đi học từ lúc 12 tuổi đến 14 tuổi.

    - Đi học nghề thợ chạm, bị chủ chửi mắng đánh đập, bị đuổi, phải làm nhiều nghề kiếm ăn như đầy tớ, gia sư, âm nhạc... trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng.

    - Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng Giuy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, E-min hay Về giáo dục, nhiều bài luận về khoa học, nghệ thuật, về sự bất bình đẳng,...

    - Các tác phẩm của ông đều thể hiện rằng thiên nhiên giúp con người hình thành nên bản chất của mình, giúp con người thống nhất để vượt qua sự tù đày và giam cầm của xã hội.


    2. Tác phẩm

    - Ê-min hay Về giáo dục là một tuyệt tác nói về nền giáo dục công dân.

    - Trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (ra đời năm 1762), bàn về chuyện giáo dục một em bé - ông đặt cho cái tên là E-min - từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. E-min trong bài Đi bộ ngao du đã lớn.

    - Bố cục: chia làm 3 phần

    + Phần 1 (Từ đầu ... nghỉ ngơi) : Đi bộ ngao du thì được hoàn toàn tự do.

    + Phần 2 (tiếp ... tốt hơn) : Đi bộ ngao du có dịp trau dồi vốn kiến thức.

    + Phần 3 (còn lại) : Đi bộ ngao du có lợi cho sức khoẻ và tinh thần.

    - Nghệ thuật:

    + Dẫn chứng tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống.

    + Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một học sinh.

    + Sử dụng đại từ nhân xưng tôi, ta hợp lí gắn kết nội dung mang tính khái quát kiến thức mang tính trải nghiệm của bản thân người viết, làm cho luận điểm thêm thuyết phục.


    Câu 1
    Ba luận điểm chính mà tác giả đã trình bày:
    - Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
    - Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.
    - Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.

    Câu 2

    Trình độ sắp xếp các luận điểm trên là hợp lí. Vì: Có thể đảo các luân điểm tương ứng với các lợi ích tùy quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, hệ thống luận điểm của bài này phù hợp với suy nghĩ, cuộc đời, quan điểm của Ru-xô hiểu tri thức

    Câu 3

    Các đại từ nhân xưng khi thì “ta” khi thì “tôi” chứng tỏ thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi lập luận:
    - Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung, xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình khiến bài viết tăng sự chân thành, thuyết phục hơn.
    - “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông.

    Câu 4

    Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô
    ▪ Quý trọng tự do, yêu thiên nhiên.
    ▪ Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên
    ▪ Ông biết cân bằng, coi trọng cả vật chất và đời sống tinh thần.

    Ghi nhớ

    Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả: Ru-xô

    Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. Ông là tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng: Giuy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay Về giáo dục.

    2. Tác phẩm:

    Xuất xứ: Trích trong quyển - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay về giáo dục, nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc khôn lớn


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2

    Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.

    Bài làm:
    Phần 1: Từ đầu đến "nghỉ ngơi": đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
    Phần 2: Tiếp đến "Tốt hơn": đi bộ ngao du mở mang vốn tri thức.
    Phần 3: Phần còn lại: đi bộ ngao du sẽ tốt cho sức khỏe và tinh thần.

    Câu 2: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2
    Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?
    Bài làm:
    Tùy ở mỗi người mà có trình tự sắp xếp khác nhau sao cho hợp lí. Trật tự các luận điểm ở đây được sắp xếp hợp lí, bởi vì qua đó thể hiện tư tưởng của tác giả : lòng khao khát tự do. Suốt đời Rut-xô theo điểm đấu tranh cho tự do. Cho nên chủ đề về tự do được đề cập đến trước tiên. Tuổi thơ Rut-xô lại không được học hành, trong tình yêu tự do còn bao gồm cả khát khao tìm hiểu, học hỏi tri thức. Cho nên, chủ đề về thu lượm, trau dồi hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập đến tiếp sau chủ đề về tự do.

    Câu 3: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2

    Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.
    Bài làm:
    Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung, xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình. Cũng có chỗ những trải nghiệm của “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông. Lí luận trừu tượng (khi xưng “ta”) và những trải nghiệm cá nhân (khi xưng “tôi”) đan xen nhau làm cho bài văn nghị luận Đi bộ ngao du thêm sinh động, không khô khan, xơ cứng, tạo nên tính đa thanh, đa điệu, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.

    Câu 4: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2

    Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này ?
    Bài làm:
    Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

    Phần tham khảo mở rộng
    Câu 1:
    Nội dung và nghệ thuật bài Đi bộ ngao du
    Bài làm:
    Nội dung: Văn bản đã bàn đến những lợi ích từ việc đi bộ đem lại, đó là sự tự do và tinh thần thoải mái, rèn luyện sức khỏe, cơ hội được trau dồi kiến thức và hiểu biểt. Văn bản thể hiện rõ tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
    Nghệ thuật:
    Dẫn chứng cụ thể, tự nhiên, sinh động và gắn với thực tiễn cuộc sống
    Văn bản có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

    Câu 2:
    Viết đoạn văn chứng minh việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho con người
    Bài làm:
    Từ văn bản Đi bộ ngao du của tác giả Ru-xô đã cho chúng ta thấy những lợi ích quan trọng từ việc đi bộ mang lại mà không có loại hình giao thông nào có thể thay thế. Trước hết đó là sự tự do, không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì, ta có thể đi hay dừng, quan sát khắp nơi, hưởng thụ tất cả sự tự do của con người. Điều đó mang lại cho tinh thần ta sự sảng khoái, thoải mái và hòa mình vào giữa thiên nhiên. Đi bộ ngao du còn giúp chúng ta học hỏi, thêm nhiều hiểu biết, thấy quý trọng hơn những tài nguyên mà thiên hiên ban tặng và có một kho tàng tri thức về tự nhiên. Tư tưởng ấy có nét tương đồng với câu tục ngữ của người Việt “Đi một ngày đàng, học một sàng không”. Và cuối cùng, đi bộ mang lại cho chúng ta món quà quý giá nhất là sức khỏe, giúp chúng ta khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ yên, sức khỏe được tăng cường. Đúng như Ru-xô đã nói "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới tận hưởng được những lợi ích của nó đem lại cho con người.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Đôi nét về tác giả Ru-xô
    - Ru-xô (1712-1778) tên khai sinh là Jean-Jacques Rousseau
    - Quê quán: Nhà văn người Pháp
    - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
    + Ông là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp
    + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Giuy-li, Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục…

    II. Đôi nét về tác phẩm Đi bộ ngao du

    1. Hoàn cảnh sáng tác
    - Văn bản trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ
    2. Bố cục
    - Đoạn 1: Khổ 1: Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn
    - Đoạn 2: Khổ 2: Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời
    - Đoạn 3: Khổ 3: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho con người
    3. Giá trị nội dung
    - Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiệ nhiên
    4. Giá trị nghệ thuật
    - Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng sinh động


    Câu 1 (trang 101 sgk Văn 8 Tập 2):

    Ba luận điểm mà Ru-xô trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người muốn ngao du thì nên đi bộ:

    - Đoạn 1: Từ "Tôi chỉ quan niệm" đến "cho đôi bàn chân nghỉ ngơi":

    → Người ta sẽ cảm nhận được tự do, thoát khỏi những ràng buộc khi đi bộ ngao du.

    - Đoạn 2: Từ "Đi bộ ngao du" cho đến "không thể làm tốt hơn"

    → Đi bộ ngao du người ta có thể tích lũy được thêm những trí thức mình quan tâm ở đủ các ngành, lĩnh vực.

    - Đoạn 3: Từ "Biết bao hứng thú" đến hết: Đi bộ ngao du là một hình thức giúp cho người ta khỏe mạnh về cả tinh thần và thể chất.


    Câu 2 (trang 101 sgk Văn 8 Tập 2):

    - Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lí, thể hiện tư tưởng của tác giả:

    + Suốt đời Ru-xô đấu tranh cho tự do nên ông đề cập đến vấn đề tự do trước tiên.

    + Tuổi thơ Ru-xô không được học hành nên ông khát khao tìm hiểu, học hỏi tri thức.

    + Sau cùng là những trau dồi hiểu biết về cuộc sống.


    Câu 3 (trang 101 sgk Văn 8 Tập 2):

    - Nhà văn dùng đại từ nhân xưng "ta" khi đưa ra những khái quát, nhận định chung.

    Dùng "tôi" khi bộc lộ những thể nghiệm sinh động của riêng mình.

    - Những nhận định chung được bổ sung bằng những thể nghiệm của chính bản thân nhà văn khiến cho các lí lẽ thêm phần thuyết phục.


    Câu 4 (trang 101 sgk Văn 8 Tập 2): Qua bài văn ta thấy Ru-xô là một người giản dị, gần gũi với tự nhiên, yêu tự do và luôn theo đuổi, khám phá những tri thức mới lạ, bổ ích.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy