Top 6 Bài soạn "Lão Hạc" của Nam Cao hay nhất

Bình An 154 0 Báo lỗi

Nam Cao (1917- 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo ... xem thêm...

  1. 1.Tóm tắt:

    Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.


    2. Bố cục:

    - Phần 1 (từ đầu...một thêm đáng buồn): chuyện lão Hạc bán chó cùng sự day dứt và cuộc sống sau đó của lão.

    - Phần 2 ( Không! Cuộc đời ... hết): cái chết của lão Hạc.


    Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh chuyện bán chó:

    - Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.

    - Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước...Lão hu hu khóc”, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một con chó”.

    → Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch.


    Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    - Nguyên nhân cái chết: túng quẫn, tuyệt vọng sau trận ốm, bán cậu Vàng cũng là mất đi người bạn thân thiết, cảm giác tội lỗi vì trót lừa một con chó, không đợi được con trai về. Lão chết vì lòng tự trọng, vì tình thương, vì quá đỗi lương thiện.

    - Lão Hạc trước khi tìm đến cái chết đã nhờ ông giáo giữ vườn đợi con trai lão về, giữ tiền để lo tiền ma chay cho lão.

    → Tình cảnh lão Hạc éo le, đáng thương nhưng không muốn liên lụy tới mọi người xung quanh. Một con người có lòng tự trọng rất cao, hiền hậu, khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực. Là người cha thương con vô bờ, là ông lão giàu tình cảm, lương thiện.


    Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:

    Lúc đầu thờ ơ và dửng dưng nghe chuyện bán chó. Sau đó thấu hiểu và an ủi lão. Chứng kiến cái chết lão Hạc, nhân vật “tôi” vô cùng cảm động, kính trọng nhân cách, tấm lòng của lão. Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, hiểu và đồng cảm người khó khăn.


    Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Ban đầu khi nghe Binh Tư nói, ông giáo buồn vì thấy sự tha hóa nhân cách con người, thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc thật sự đánh mất lương thiện bấy lâu. Chứng kiến cái chết lão Hạc, ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì niềm tin, hi vọng vào xã hội vẫn còn khi thật sự có những con người vẫn giữ được bản chất lương thiện. Nhưng “lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Một dấu chấm lặng, cuộc đời vẫn đáng buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện, buồn vì cái chết đau đớn dữ dội mà một con người như lão Hạc phải chịu.


    Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    - Cái hay của truyện thể hiện rõ ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể.

    - Tình huống truyện bất ngờ, sáng tỏ nhân cách lão Hạc trong người đọc, trong nhân vật.

    - Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh động từ ngoại hình đến nội tâm sâu sắc.

    - Ngôi kể thứ nhất dẫn dắt linh hoạt tạo sự gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” kể mà như là nhập vào lão Hạc, mọi cảm xúc chân thật, sâu sắc.


    Câu 6* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    - Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống.

    - Còn thể hiện tấm lòng, tình thương của tác giả với con người.


    Câu 7* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc cho thấy:

    - Cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bất hạnh, bị xã hội đè nén, áp bức.

    - Phẩm chất cao đẹp: hiền lành, lương thiện, giàu tình thương, không bị hòa đục trong dòng nước xã hội.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. 1. Bố cục

    Chia làm ba phần:

    - Phần 1 (từ đầu … nó thế này ông giáo ạ): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

    - Phần 2 (tiếp … một thêm đáng buồn) Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.

    - Phần 3 (còn lại) Cái chết của lão Hạc.


    Câu 1 (trang 48 Ngữ Văn 8 tập 1):

    - Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:

    + Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

    + Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa

    + Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…

    - Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:

    + Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc "đói deo đói dắt"

    - Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

    + Cố làm ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậng nước", "mếu máo như con nít"

    + Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.

    = > Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.


    Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

    - Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

    + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng

    + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con

    + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con

    - Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:

    + Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa

    + Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ

    + Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống


    Câu 3 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

    - Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

    - Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ

    - Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

    - Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

    = > "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc


    Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

    - Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng

    + Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.

    + Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)

    - Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.

    + Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn

    + Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội


    Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

    - Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.

    + Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó

    + Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng

    - Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng

    + Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực

    + Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.

    - Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.


    Câu 6 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

    - Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

    + Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

    + Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu"

    + Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

    - Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.

    + Tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha.


    Câu 7 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

    - Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

    + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

    + Họ sống khổ cực trong làng quê

    + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

    - Họ có những phẩm chất đáng quý

    + Trong sạch, lương thiện, giàu tình yêu thương

    + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

    + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. 1. Bố cục: Chia làm ba phần:

    - Phần 1 ( từ đầu…ông giáo ạ): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

    - Phần 2 ( tiếp… thêm đáng buồn) Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, mảnh vườn cho ông giáo, nhờ ông trông nom nhà cửa.

    - Phần 3 (còn lại) Cái chết của lão Hạc.


    2. Tóm tắt

    Lão Hạc là một lão nông nghèo. Con trai vì không đủ tiền cưới vợ đã phẫn chí đi đồn điền cao su. Lão ở một mình với con chó Vàng. Lão dè sẻn, tiết kiệm để dành tiền bòn vườn cho con lão. Nhưng không may, một trận ốm và cuộc sống nghèo khó đã vét cạn tiền của của lão. Lão đành phải bán con Vàng, người bạn lão yêu quý để dành tiền cho con, để lfm ma cho lão mà không phải lụy đến xóm giềng. Lão mang mảnh vườn và số tiền dành dụm được gửi ông giáo. Lão chịu đói, ăn khoai, ăn thứ gì chế được và từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Qua Binh Tư, ông giáo biết được lão Hạc đã mua bả chó. Ông giáo đã bất ngờ và cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.


    Câu 1: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1): Phân tích tâm trạng Lão Hạc xoay quanh việc bán chó:

    - Vui vẻ, hạnh phúc khi có cậu Vàng bầu bạn

    + Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

    + Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…

    - Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

    + Cố làm ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậng nước", "mếu máo như con nít"

    + Đau đớn, dằn vặt khi trót lừa một con chó “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “đầu lão ngoẹo về một bên”...khi ông giáo hỏi “thế nó cho bắt à?”

    + Lão chua xót về quá trình con chó bị bắt, tưởng tượng ra vẻ mặt và lời trách móc của con chó với lão.

    → Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.


    Câu 2: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1): Nguyên nhân cái chết lão Hạc:

    - Do tình cảnh đói nghèo, cùng quẫn

    - Lão không muốn phạm vào số tiền mình để dành cho con trai

    - Lão đau đớn vì sự ra đi của cậu Vàng, vì bản thân đã trót lừa một con chó-người bạn tri kỉ của lão

    Tình cảnh và tính cách của lão qua việc thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi tìm đến cái chết:

    - Tình cảnh: đói nghèo, nếu sống sẽ phạm vào tiền của con → khốn cùng, không còn đường lui.

    - Tính cách:

    + Lão là người chu đáo, biết lo xa

    + Lão có lòng tự trọng cao, không muốn phiềm xóm giềng cả khi sống hay đã chết

    + Lão coi trọng danh dự, nhân phẩm, đứa con hơn cả mạng sống của mình.


    Câu 3: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1): Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:

    - Dửng dưng thờ ơ khi nghe lão hạc bảo sẽ bán chó, vì lão nói với “tôi” rất nhiều lần trước đây.

    - Ái ngại, cảm thông, xót xa thay cho lão khi thấy lão khóc vì bán con Vàng

    - Quan tâm, muốn sẻ chia cùng lão khi dấu vợ ngấm ngầm giúp lão.

    - Hoài nghi, thất vọng khi nghe Binh Tư kể chuyện lão xin bả chó...

    - Kính trọng nhân cách lão khi biết nguyên nhân cái chết của lão Hạc.


    Câu 4: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

    - Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhún vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn": “Tôi” không ngờ một con người đã khóc vì bán một con chó lại xin bả chó để kiếm miếng ăn. Ông giáo nghĩ rằng cái đói, cái khốn cùng đã khiến nhân cách của lão bị tha hóa.

    - Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ : “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn vì nhân cách của lão vẫn vẹn nguyên như “tôi” đã từng biết. Nhưng đáng buồn vì cái chết thương tâm của một con người tình nghĩa nhưng bị ép tới đường cùng vì cái đói, cái nghèo.


    Câu 5: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1): Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm:

    + Tình huống truyện bất ngờ: Khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.

    + Diễn biến tâm lí nhân vật của lão Hạc và ông giáo được miêu tả chi tiết, bất ngờ, có chiều sâu.

    + Ngôn ngữ của truyện: ngôn ngữ cô đọng, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.

    + Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc, khiến cho câu chuyện đa giọng điệu chứ không đơn điệu.


    Câu 6: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

    - Đừng nhìn người khác một cách phiến diện, hãy cố tìm hiểu thế giới tâm hồn, bản tính của họ.

    - Hãy đặt bản thân vào vị trí của họ để tìm hiểu, đừng nhìn bên ngoài rồi phán xét.

    - Cần khám phá, trân trọng vẻ đẹp bên trong của con người, cảm thông với họ.


    Câu 7: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

    Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”:

    - Cuộc sống nghèo khổ, đói kém, lạc hậu.

    - Họ bị bóc lột, bị chèn ép, sống trong bất công.

    - Họ luôn giữ được phẩm chất trong sạch, nhân cách cao đẹp , giàu lòng yêu thương, giàu sức mạnh phản kháng tiềm tàng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. 1. Trả lời câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu vàng. Qua đó em thấy lão Hạc là người như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    - Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:

    + Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

    + Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa

    + Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…

    - Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:

    + Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc "đói deo đói dắt"

    - Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

    + Cố làm ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậng nước", "mếu máo như con nít"

    + Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.

    ⟹ Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.


    2. Trả lời câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi sau đó mới tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách lão Hạc.

    Lời giải chi tiết:

    - Lão Hạc rất nghèo, lại già yếu, ốm đau, không thể làm thuê để kiếm ăn được nữa. Tuy có mảnh vườn và dành dụm được món tiền nhỏ từ việc bòn vườn nhưng lão quyết định dành cả cho đứa con trai, lão chỉ ăn củ khoai, chuối, ... sống qua ngày.

    - Trong hoàn cảnh ấy lão quyết định tự tử, một quyết định âm thầm và quyết liệt. Trước khi tự tự lão đã nhờ cậy ông giáo đứng tên trông nom mảnh vườn để không ai tơ tưởng, nhòm ngó, sau sẽ trao lại cho con trai,... Vậy là lão Hạc chết để bảo vệ mảnh vườn cho anh con trai mà lão tin sớm sẽ trở về. Đó là sự hi sinh cảm động của người cha.

    - Vì rất tự trọng, lão dù có chết đói cũng không chịu nhận sự giúp đỡ của bất cứ ai. Khi quyết định tự tử, cũng với lòng tự trọng rất cao và nhân cách hết sức trong sạch, lão không muốn phải phiền lụy hàng xóm nên đã gửi ông giáo tiền làm ma chay sau khi ông chết.

    ⟹ Qua quyết định tự tử để rồi chết một cách đau đớn, có thể thấy những phẩm chất cao đẹp của lão: yêu thương con hết mực, lòng tự trọng hiếm có, thể hiện ý thức nhân phẩm cao.


    3. Trả lời câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Em thấy thái độ, tình cảm của "ông giáo" đối với lão Hạc như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    - Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

    - Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ

    - Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

    - Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

    ⟹ "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc


    4. Trả lời câu 4 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc '‘ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.

    Lời giải chi tiết:

    - Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng

    + Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.

    + Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)

    - Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.

    + Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn

    + Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội


    5. Trả lời câu 5 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Đặc sắc nghệ thuật của truyện Lão Hạc

    Lời giải chi tiết:

    - Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.

    + Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó

    + Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng

    - Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng

    + Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực

    + Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.

    - Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.


    6. Trả lời câu 6 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Sau khi vợ nhận xét không hay về lão Hạc, ông giáo suy nghĩ: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi... toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...".

    Lời giải chi tiết:

    - Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

    + Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

    + Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu"

    + Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

    - Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.


    7. Trả lời câu 7 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Cảm nhận về cuộc đời và tính cách người nông dân xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc

    Lời giải chi tiết:

    - Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

    + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

    + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

    - Họ có những phẩm chất đáng quý

    + Trong sạch, lương thiện, giàu tình yêu thương

    + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

    + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.


    8. Tóm tắt

    Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.


    9. Bố cục

    Bố cục: 3 phần

    - Phần 1 (từ đầu … “nó thế này ông giáo ạ”): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

    - Phần 2 (tiếp … “một thêm đáng buồn”): Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.

    - Phần 3 (còn lại): Cái chết của lão Hạc.


    10. Nội dung chính

    Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất tiềm tàng của họ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Câu 1.

    Lão Hạc vô cùng đau đớn khi quyết định bán chó. Bởi lẽ,
    - Cậu Vàng chẳng những là kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại cho Lão Hạc mà nó còn là người bạn thân thiết bên lão suốt những năm tháng sống cô đơn, buồn tủi một mình.
    - Lão cố làm ra vẻ vui, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước. Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc,…
    - Lão Hạc dằn vặt, tự trách bản thân đã lừa dối cậu Vàng
    - Trong tâm trí lão luôn hiện lên hình ảnh “Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng “A! Lão già tệ lắm”
    Lão Hạc hiện lên là một người nông dân nghèo nhưng nhân hậu, sống tình cảm, yêu thương động vật


    Câu 2.
    Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
    - Vì đói nghèo
    - Vì tình yêu thương con
    - Vì để bảo vệ phẩm giá, lòng tự trọng của một con người
    🡺 Cái chết của Lão Hạc là sự lên tiếng, phê phán xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh cơ cực, nghèo nàn. Đồng thời, thông qua cái chết ấy nhà văn đã cất lên tiếng nói ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp nhân cách của những người nông dân nghèo.
    Trước khi chết, Lão Hạc tìm đến ông giáo để nhờ hai việc:
    - Thứ nhất, giữ mảnh vườn cho con trai Lão
    - Thứ hai, giữ tiền để lo ma cha cho Lão
    Lão Hạc là một người tự trọng, không muốn nhờ vả, làm phiền người khác và là một người cha luôn yêu thương con


    Câu 3.
    - Với Ông giáo, Lão Hạc là người bạn thân thiết luôn cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, niềm vui trong cuộc sống.
    - Hiểu được nỗi đau xót của Lão Hạc khi phải bán đi cậu Vàng, ông giáo tỏ ra đồng cảm “muốn ôm choàng lấy Lão mà òa lên khóc”.
    - Động viên, an ủi Lão Hạc
    - Sau khi chứng kiến cái chết đau đớn, vật vã của Lão Hạc ông giáo vô cùng đau xót và càng kính trọng nhân cách của Lão Hạc.


    Câu 4.
    Khi nghe Binh Tư kể Lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó nhà hàng xóm, ông giáo đã nghĩ “cuộc đời quả thực…đáng buồn”, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của Lão Hạc, ông giáo lại nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” Niềm tin của ông giáo đối với một nhân cách đáng trân trọng như Lão Hạc.


    Câu 5.
    Cái hay của truyện dựa trên các khía cạnh sau:
    - Về nội dung: xây dựng thành công hình tượng nhân vật Lão hạc với những phẩm chất đáng quý của một người nông dân nghèo nhưng lương thiện, trọng danh dự.
    - Nghệ thuật:
    + Tình huống truyện bất ngờ.
    + Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sâu sắc.


    Câu 6.
    Đoạn văn là cách nhẫn nhịn, đánh giá con người với đầy sự cảm thông và trân trọng. Khi xem xét, đánh giá một con người cần xét trên nhiều bình diện thì mới phát hiện hết được những nét tính cách, phẩm chất đáng quý bên trong con người họ, tránh cái nhìn phiến diện, định kiến sai lầm.


    Câu 7.
    Cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ thông qua đoạn trích “tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”
    - Đó là một cuộc sống đói nghèo, vất vả, lam lũ, chịu sự áp bức của giai cấp thống trị thực dân phong kiến.
    - Nhân vật Chị Dậu và Lão hạc đều là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ:
    + Chị Dậu hiện lên tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đảm đang, giàu tình yêu thương, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ gia đình.
    + Lão Hạc tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân cần cù, chăm chỉ, nhân hậu, sống tình cảm và giàu tự trọng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. 1. Tác giả

    Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Trí, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà căn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực biết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi; bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. Nam Cao được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

    - Tác phẩm chính: Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa, Lão Hạc...


    2. Tác phẩm Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao; đăng báo lần đầu năm 1943.

    - Truyện ngắn đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao; đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.


    Câu 1 - Trang 48 SGK

    Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng. Qua đó em thấy lão Hạc là người như thế nào?

    Trả lời

    * Diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó.


    - Mối quan hệ giữa Lão Hạc và con chó Vàng:

    Lão chỉ có một thân một mình. Con lão đi xa để lại kỉ niệm buồn, con chó mua về nuôi; định lúc cưới vợ thì giết thịt. Thế nhưng vợ lấy không được vì con lão nghèo. Đứa con phẫn uất bỏ đi phu, lão đau đớn: “Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là của người ta”. Tim lão vỡ vụn vì đau đớn nhớ thương. Cậu Vàng thế chỗ đứa con cùng lão chia sẻ niềm đau và những nỗi buồn, lão bắt rận, tắm, cho cậu ăn trong cái bát như nhà giàu, chửi yêu, nói chuyện, vuốt ve. Cậu Vàng vừa là kỉ niệm, là tín vật của người con, là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.


    - Nguyên nhân phải bán cậu Vàng.

    + Đứa con bỏ đi phu đối với lão như một sự tội lỗi “Làm cha không lo tròn được cho con”. Bóng đứa con nặng trĩu trong hơi thở của lão. Ba sào vườn lão quyết giữ cho bằng được, không thể bán vườn mà ăn để dành cho con trai lão trở về xây dựng hạnh phúc.

    + Trận ốm kéo dài hai tháng mười tám ngày, bao nhiêu tiền dành dụm tiêu hết sạch. Cơn bão kéo đến phá sạch sành sanh hoa màu. Sau trận ốm lão yếu người không làm được việc nặng, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà họ tranh nhau làm mất cả, lão Hạc rơi vào túng quẫn kiệt quệ.

    + Cậu Vàng mỗi ngày phải ăn hết hai hào gạo, cậu mà ăn ít lại gầy đi tội nghiệp. Tiền không đủ nuôi người lấy đâu nuôi chó. Lão nghĩ đến cái chết, để giữ được mảnh vườn cho con. Lão chết cậu Vàng cũng tiêu đời, đành phải để cậu Vàng đi trước.


    - Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng.

    “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc".

    ➜ Sự đau đớn đến cùng cực vò xé tâm can. “Đoạn văn như bị xé từng mảnh về ngữ điệu hay từng mảnh tim tơi tả của lão biến thành văn? Đứt rời, nghẹn ngào, tức tưởi sự ăn năn đau đớn giày xé vì trót lừa một con chó - “con đi phu, lão chết già nửa, bán cậu Vàng lão chết hẳn”.

    ➨ Lão Hạc con người giàu lòng nhân ái, lương thiện và thật trong sáng biết bao.


    Câu 2 - Trang 48 SGK

    Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi sau đó mới tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách lão Hạc.

    Trả lời


    - Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc:

    + Sau trận ốm lão rơi vào sự túng quẫn kiệt quệ.

    + Phải bán con chó lão vừa như mất đi người bạn thân thiết lại mang cảm giác mình là người có lỗi, là người phản bội lừa dối con chó đáng thương tội nghiệp.

    + Không muốn làm phiền người khác, dù sống cực khổ nhưng kiên quyết từ chối sự giúp đỡ.

    + Vì không muốn xâm phạm đến số tiền ít ỏi và mảnh vườn nhỏ mà lão quyết giữ để dành cho đứa con trai đi phu xa.

    ➜ Vì lòng tự trọng, vì tình yêu thương, và vì quá đỗi lương thiện mà lão Hạc phải tìm đến cái chết, Nam Cao đi đến vào tận nơi sâu thẳm của bị kịch tâm hồn: nhân cách con người.

    - Những việc lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo:

    + Việc thứ nhất: gửi ba sào vườn nhờ ông giáo giữ hộ cho người con trai, để khi người con trai trở về có đất mà ở.

    + Việc thứ hai: gửi ba mươi đồng bạc (năm đồng vừa bán chó và hai mươi lăm đồng đã tích cóp dành dụm tằn tiện suốt cả năm trời) để khi lão chết nhờ hàng xóm lo liệu cho việc ma chay.

    ➨ Toàn bộ việc làm của lão “là cuộc chuẩn bị để chết của một con người! Lão Hạc cứ âm thầm làm nốt những phần việc cuối cùng của một kiếp người để rồi tự sát”.


    - Cái chết của Lão Hạc.

    + Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh, nảy lên.

    + Một cái chết đau đớn và hết sức thảm thương. Dường như lão cố tình chọn cho mình một cái chết đau đớn dữ dội như thế để tự trừng phạt mình đã đánh lừa con chó thân yêu “chết theo kiểu con chó bị lừa”. Và sâu xa hơn kiếp người có khác gì so với kiếp chó đâu.


    - Tình cảnh và tính cách của lão Hạc:

    + Tình cảnh: hết sức éo le, đáng thương: lọm khọm trong cảnh gà trống nuôi con, rồi đứa con trai duy nhất đi xa lão sống trong cô đơn hiu quạnh. Sức yếu giá cả, ốm đau bệnh tật, nghèo túng vất vả nhất là phải ở trong bi kịch giữa tình thương con và sự sống của một con vật nuôi mà lão gắn bó thân thiết.

    + Tính cách:

    • Một ông lão khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế trong đối xử, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực và đau đớn tự giày vò về sự bất lực ấy.

    • Là con người có lòng tự trọng rất cao.

    • Một người cha thương con vô bờ, quên mình cho cuộc sống của con - một sự hi sinh cao cả.

    Lão đúng như tên gọi của lão, con hạc già thanh cao giữa cuộc đời lầm than, ô trọc, bụi bặm.


    Câu 3 - Trang 48 SGK

    Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

    Trả lời

    Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” là một sự phát triển, càng ngày càng trân trọng cảm thông sâu sắc, theo sự việc xảy ra:

    + Ban đầu: Nghe chuyện của lão với thái độ thờ ơ, dửng dưng so sánh với việc lão quý con chó, không thể nào bằng mình quý những quyển sách được. Đó cũng là sự hiển nhiên.

    + Sau đó: Khi nghe câu chuyện của lão, ông giáo đã thốt lên: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây”.

    + Khi thấy lão Hạc khóc: “Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước”. Nhân vật “tôi” đã động viên an ủi chia sẻ với lão những buồn đau, ngấm ngầm giúp đỡ lão những ngày túng thiếu.

    + Khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc: Nhân vật “tôi” đã vô cùng cảm động, hứa trước vong linh lão làm tròn những điều mà lão gửi gắm để lão yên tâm nhắm mắt ra đi.

    ➨ Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, yêu thương.


    Câu 4 - Trang 48 SGK

    Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì “ông giáo” cảm thấy “cuộc đời quả thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc '‘ông giáo” đã nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.

    Trả lời

    + Ý nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc.

    “Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...”

    - Đó là nỗi buồn vì sự tha hóa nhân cách của con người, buồn vì sự thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc đã làm điều xấu thì cuộc đời không còn biết tin ai nữa, đã cùng tận rồi.

    + Ý nghĩ của nhân vật “tôi” khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc.

    - Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.

    • Buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện.

    • Buồn vì xã hội không cho con người được sống một cuộc sống cho ra sống.


    Câu 5 - Trang 48 SGK

    Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?

    Trả lời

    + Tình huống truyện: Bất ngờ, ngoài sự dự đoán của độc giả. Tình huống đó như “một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật”. Làm sáng ngời nhân cách của lão Hạc trong lòng người đọc (không ai nghĩ rằng lão Hạc lại tự hủy diệt cuộc đời mình bằng bả chó.

    + Cách xây dựng nhân vật: Chân thực sinh động, từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là miêu tả khuôn mặt của lão Hạc khi khóc.

    + Tác dụng của ngôi kể: Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi chân thực, làm cho người đọc có cảm tưởng câu chuyện như đang diễn ra trước mắt.


    Câu 6 - Trang 48 SGK

    Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả) qua đoạn văn sau:

    "Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương [...]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất".

    Trả lời

    - Đó là một suy nghĩ thể hiện tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn đời, nhìn người và cách ứng xử trong cuộc sống.

    - Thể hiện tấm lòng, tình thương sâu sắc của nhà văn đối với cuộc đời, với mọi người.


    Câu 7 - Trang 48 SGK

    Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu thế nào về cuộc đời của người nông dân trong xã hội cũ?

    Trả lời

    - Cuộc đời của những người nông dân trong xã hội cũ: + Lão Hạc, chị Dậu đều là những người nông dân cực khổ, nghèo túng, bất hạnh

    + Họ bị xã hội đè nén, áp bức, rơi vào tình trạng khốn khó, cùng cực

    - Tính cách

    + Họ đều là những người nông dân hiền lành, lương thiện.

    + Thương yêu chồng con, hết mực giàu sức hi sinh.

    + Trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng cố gắng giữ mình được trong sạch.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy