Top 12 Bài thơ hay của nhà thơ Xuân Diệu

Lan Huong Nguyen 495466 2 Báo lỗi

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình ... xem thêm...

  1. Tôi đã biết yêu rồi, nhưng tình yêu không đủ
    Một hơi thở, một ngọn nến không cháy
    Tôi đã biết yêu rồi, nhưng không đủ để viết
    Những vần thơ đẹp như mơ

    Có những đêm trăng, những ngày xuân hồng
    Khi trời xanh và hoa nở
    Tôi đã viết bao nhiêu bài thơ
    Nhưng tình yêu không đủ để thành công


    Tôi đã biết yêu rồi, nhưng không đủ để biết
    Những điều nhỏ bé trong cuộc sống
    Những khoảnh khắc, những nụ cười
    Những cảm xúc, những giọt nước mắt


    Tôi đã biết yêu rồi, nhưng không đủ để thấy
    Những điều đẹp đẽ trong cuộc sống
    Những giấc mơ, những ngày hạnh phúc
    Những tiếng cười và những giọt nước mắt


    Tôi đã biết yêu rồi, nhưng không đủ để viết
    Những vần thơ đẹp như mơ
    Tôi chỉ biết yêu và viết
    Với tất cả những gì tôi có


    "Thơ Duyên" là một bài thơ thể hiện sự chân thành và tâm huyết của tác giả với việc sáng tạo trong thơ ca. Xuân Diệu sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy cảm xúc để diễn tả sự khao khát và những cảm xúc sâu sắc của mình đối với tình yêu và thơ ca.


    Những đặc điểm nổi bật trong bài thơ:

    • Tình yêu và sáng tạo:
      • Bài thơ thể hiện mối liên hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo trong thơ ca. Xuân Diệu khám phá sự tương quan giữa cảm xúc cá nhân và khả năng sáng tạo nghệ thuật.
    • Ngôn ngữ giản dị và cảm xúc:
      • Ngôn từ trong bài thơ đơn giản nhưng đầy cảm xúc, phản ánh sự chân thành và tận tụy của tác giả đối với việc viết thơ và tình yêu.
    • Sự khám phá nội tâm:
      • Xuân Diệu sử dụng bài thơ để khám phá nội tâm và cảm xúc cá nhân, thể hiện sự khao khát và những suy nghĩ về tình yêu và thơ ca.
    • Tính triết lý:
      • Bài thơ mang tính triết lý về sự sáng tạo và tình yêu, với những suy nghĩ sâu sắc về mối liên hệ giữa cảm xúc cá nhân và công việc sáng tạo.

    "Thơ Duyên" là một tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu, thể hiện phong cách thơ lãng mạn và sâu sắc của ông. Bài thơ không chỉ là một sự khám phá về tình yêu và thơ ca mà còn là một tác phẩm thể hiện sự chân thành và tâm huyết trong sáng tạo nghệ thuật.


  2. Yêu


    Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
    Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
    Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
    Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

    Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
    Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
    Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
    - Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

    Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
    Những người si theo dõi dấu chân yêu;
    Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
    Và tình ái là sợi dây vấn vít
    Yêu, là chết ở trong lòng một ít.


    Nguồn: Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004

    Xuân Diệu | Yêu ft. Dại Khờ
    Bài thơ: Yêu
    Bài thơ: Yêu
  3. Vội vàng

    Tặng Vũ Đình Liên

    Tôi muốn tắt nắng đi
    Cho màu đừng nhạt mất;
    Tôi muốn buộc gió lại
    Cho hương đừng bay đi.

    Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
    Này đây lá của cành tơ phơ phất;
    Của yến anh này đây khúc tình si.
    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
    Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
    Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
    Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
    Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
    Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
    Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
    Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
    Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
    Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
    Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

    Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
    Ta muốn ôm
    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
    Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
    Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
    Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
    Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
    Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
    Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
    - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

    Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

    Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, Ngữ văn 11 từ 2007.


    Nguồn:
    1. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
    2. Thơ thơ, NXB Sống mới, Saigon, 1971
    3. Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004
    4. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007

    Gọi điện
    Vội vàng - Xuân Diệu (Đọc Thơ)
    Bài thơ: Vội vàng
    Bài thơ: Vội vàng
  4. Dại khờ


    Người ta khổ vì thương không phải cách,
    Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
    Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,
    Người ta khổ vì xin không phải chỗ.

    Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!
    Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.
    Vì thả lòng không kìm chế dây cương,
    Người ta khổ vì lui không được nữa.

    Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;
    Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy;
    Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây,
    Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.

    Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
    Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
    Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,
    Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.


    Nguồn: Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004

    Dại khờ - Xuân Diệu - Radio online NU (DOP)
    Bài thơ: Dại khờ
    Bài thơ: Dại khờ
  5. Đây mùa thu tới

    Tặng Nhất Linh


    Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

    Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
    Đây mùa thu tới - mùa thu tới
    Với áo mơ phai dệt lá vàng.

    Hơn một loài hoa đã rụng cành
    Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
    Những luồng run rẩy rung rinh lá...
    Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

    Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
    Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
    Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
    Đã vắng người sang những chuyến đò...

    Mây vẩn từng không, chim bay đi,
    Khí trời u uất hận chia ly.
    Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
    Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.


    Trong Lời đưa duyên giới thiệu tập Thơ thơ, tác giả viết: “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa (...). Tập thơ bắt đầu của tôi đây, bạn chớ bắt chước những người khôn ngoan, họ không biết quý phần ngon nhất của đời: tình yêu và tuổi trẻ (...). Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng!”

    Bài thơ này từng được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, nhưng đã được lược bỏ trong SGK Ngữ văn 11 từ 2007.

    Nguồn:
    1. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
    2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007

    Gọi điện
    Bài thơ: ĐÂY MÙA THU TỚI (Xuân Diệu)
    Bài thơ: Đây mùa thu tới
    Bài thơ: Đây mùa thu tới
  6. “Vì sao”

    Tặng Đoàn Phú Tứ


    Bữa trước giêng hai dưới nắng đào,
    Nhìn tôi cô muốn hỏi “vì sao?”
    Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
    Một thoáng cười yêu thoả khát khao.

    - Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên,
    Tôi đã đày thân giữa xứ phiền,
    Không thể vô tình qua trước cửa,
    Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên? -

    Ai đem phân chất một mùi hương
    Hay bản cầm ca! Tôi chỉ thương,
    Chỉ lặng chuồi theo giòng xảm xúc
    Như thuyền ngư phủ lạc trong sương

    Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
    Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
    Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
    Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...

    Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
    Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
    Để tôi là kẻ qua sa mạc
    Tạm lánh hè gay; - thế cũng vừa.

    Rồi một ngày mai tôi sẽ đi.
    Vì sao, ai nỡ bỏ làm chi!
    Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá
    Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.


    Nguồn: Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004

    Bài thơ: VÌ SAO (Xuân Diệu)
    Bài thơ: “Vì sao”
    Bài thơ: “Vì sao”
  7. Nụ cười xuân


    Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui
    Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
    Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
    Cánh hồng kết những nụ cười tươi

    Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
    Cây vàng rung nắng lá xôn xao
    Gió thơm phơ phất bay vô ý
    Đem đụng cành mai sát nhánh đào

    Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều
    Bên màu hoa mới thắm như kêu
    Nỗi gì âu yếm qua không khí
    Như thoảng đưa mùi hương mến yêu

    Này lượt đầu tiên thiếu nữ nghe
    Nhạc thầm lên tiếng hát say mê
    Mùa xuân chín ửng trên đôi má
    Xui khiến lòng ai thấy nặng nề...

    Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người
    Chưa từng hẹn đến - giữa xuân tươi
    Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
    Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười

    Nguồn: Xuân Diệu, Thơ thơ, Nxb Sống mới - Saigon, 1971

    NỤ CƯỜI XUÂN - Vương Hà
    Bài thơ: Nụ cười xuân
    Bài thơ: Nụ cười xuân
  8. Chiều

    Tặng Nguyễn Khắc Hiếu


    Hôm nay, trời nhẹ lên cao,

    Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
    Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
    Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
    Phất phơ hồn của bông hường,
    Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
    Nghe chừng gió nhớ qua sông,
    E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
    - Không gian như có dây tơ,
    Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
    Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
    Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...


    Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát Mộ khúc.

    Xuân Diệu
    Xuân Diệu
    Bài thơ: Chiều
    Bài thơ: Chiều
  9. Tương tư chiều


    Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm;
    Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
    Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.
    Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối.
    Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
    Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
    Mây theo chim về dãy núi xa xanh
    Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
    Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.

    Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em!
    Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm.

    Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,
    Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi.
    (Được giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu!)
    Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
    Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh.

    Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
    Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
    Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
    Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.
    Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!
    Gió bao lần từng trận gió thương đi,
    - Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi ta chi...


    Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc.
    Hai câu thơ cuối có bản in là "Em! Xích lại! Và đưa tay anh nắm!"

    Nguồn:
    1. Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004
    2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007

    Ngâm thơ: Tương tư chiều -Xuân Diệu
    Bài thơ: Tương tư chiều
    Bài thơ: Tương tư chiều
  10. Biển


    Anh không xứng là biển xanh
    Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
    Bờ cát dài phẳng lặng
    Soi ánh nắng pha lê...

    Bờ đẹp đẽ cát vàng
    - Thoai thoải hàng thông đứng
    Như lặng lẽ mơ màng
    Suốt ngàn năm bên sóng...

    Anh xin làm sóng biếc
    Hôn mãi cát vàng em
    Hôn thật khẽ, thật êm
    Hôn êm đềm mãi mãi

    Đã hôn rồi, hôn lại
    Cho đến mãi muôn đời
    Đến tan cả đất trời
    Anh mới thôi dào dạt...

    Cũng có khi ào ạt
    Như nghiến nát bờ em
    Là lúc triều yêu mến
    Ngập bến của ngày đêm

    Anh không xứng là biển xanh
    Nhưng cũng xin làm bể biếc
    Để hát mãi bên gành
    Một tình chung không hết

    Để những khi bọt tung trắng xoá
    Và gió về bay toả nơi nơi
    Như hôn mãi ngàn năm không thoả,
    Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!


    4-4-1962

    Biển - Xuân Diệu (Đọc thơ)
    Biển - Xuân Diệu
    Biển - Xuân Diệu
  11. Tình thứ nhất


    Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
    Anh cho em, kèm với một lá thư.
    Em không lấy, và tình anh đã mất
    Tình đã cho không lấy lại bao giờ.

    Thư thì mỏng như suối đời mộng ảo;
    Tình thì buồn như tất cả chia ly.
    Giấy phong kỹ mang thầm trong túi áo;
    Mãi trăm lần viết lại mới đưa đi.

    Lòng e thẹn cũng theo tờ vụng dại,
    Tới bên em, chờ đợi mãi không về.
    Em đã xé lòng non cùng giấy mới,
    - Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê.

    Cũng may mắn, lòng anh còn trẻ quá.
    Máu mùa xuân chưa nở hết bông hoa;
    Vườn mưa gió còn nghe chim rộn rã,
    Anh lại còn yêu, bông lựu, bông trà.

    Nhưng giây phút đầu say hoa bướm thắm,
    Đã nghìn lần anh bắt được anh mơ
    Đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngắm,
    Đôi tay yêu không được nắm bao giờ.

    Anh vẫn tưởng chuyện đùa khi tuổi nhỏ,
    Ai có ngờ lòng vỡ đã từ bao!
    Mắt không ướt, nhưng bao hàng lệ rỏ
    Len tỉ tê thầm trộm chảy quay vào.

    Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch;
    Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ.
    Hương mới thấm bền ghi như thiết thạch;
    Sương nguyên tiêu, trời đất cũng chung mờ.

    Tờ lá thắm đã lạc dòng u uất,
    Ánh mai soi cũng pha nhạt màu ôi,
    Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
    Anh cho em, nên anh đã mất rồi!


    Nguồn: Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004

    Tình thứ nhất - Xuân Diệu
    Bài thơ: Tình thứ nhất
    Bài thơ: Tình thứ nhất
  12. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam, nổi bật với phong cách thơ lãng mạn và hiện đại. Phong cách thơ của Xuân Diệu có những đặc điểm nổi bật sau:

    • 1. Lãng mạn và cảm xúc sâu sắc
      • Xuân Diệu được biết đến với phong cách lãng mạn, thể hiện rõ nét qua sự tập trung vào tình yêu, cái đẹp và những cảm xúc sâu sắc. Thơ của ông thường đầy ắp cảm xúc yêu đương, khát khao và niềm đam mê.
      • Ví dụ: Trong bài thơ "Vội vàng", Xuân Diệu thể hiện sự khao khát sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, với những hình ảnh lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt.
    • 2. Chủ đề tình yêu và cái đẹp
      • Tình yêu và cái đẹp là chủ đề trung tâm trong thơ Xuân Diệu. Ông thường miêu tả tình yêu với sự nhạy cảm và tinh tế, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.
      • Ví dụ: Bài thơ "Đây mùa thu tới" thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự hoài niệm về mùa thu, với những hình ảnh đẹp và đầy cảm xúc.
    • 3. Ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh phong phú
      • Ngôn ngữ thơ của Xuân Diệu thường rất tinh tế, với việc sử dụng hình ảnh phong phú, ẩn dụ và so sánh. Ông tạo ra những hình ảnh đẹp và độc đáo để diễn tả cảm xúc và ý tưởng.
      • Ví dụ: Trong bài thơ "Mới", Xuân Diệu sử dụng những hình ảnh và so sánh độc đáo để thể hiện sự đổi mới và tươi mới của cuộc sống.
    • 4. Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại
      • Xuân Diệu kết hợp yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ của mình. Ông sử dụng các hình thức và kỹ thuật thơ truyền thống nhưng với nội dung và cách diễn đạt hiện đại, tạo nên một phong cách thơ độc đáo và đổi mới.
      • Ví dụ: Bài thơ "Thơ duyên" thể hiện sự kết hợp giữa kỹ thuật thơ cổ điển và nội dung hiện đại, với những yếu tố lãng mạn và hiện thực.
    • 5. Sự nhạy cảm và khám phá tâm trạng cá nhân
      • Xuân Diệu rất nhạy cảm với tâm trạng cá nhân và tâm lý của con người. Thơ của ông thường phản ánh sự khám phá và diễn tả tâm trạng cá nhân một cách sâu sắc và chân thật.
      • Ví dụ: Bài thơ "Sầu" thể hiện sự đau khổ và nỗi buồn sâu lắng, với sự nhạy cảm và chân thành trong việc diễn tả tâm trạng.

    Những bài thơ tiêu biểu:

    • "Vội vàng": Miêu tả sự khao khát sống trọn vẹn và tận hưởng những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống.
    • "Đây mùa thu tới": Thể hiện tình yêu và sự hoài niệm về mùa thu.
    • "Mới": Khám phá sự đổi mới và tươi mới của cuộc sống.
    • "Thơ duyên": Kết hợp giữa kỹ thuật thơ cổ điển và nội dung hiện đại.
    Phong cách thơ của Xuân Diệu mang đến một cái nhìn lãng mạn và sâu sắc về tình yêu, cái đẹp, và cuộc sống, với ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh phong phú






Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy