Top 9 Bài văn phân tích khổ 1 bài thơ Thơ duyên của Xuân Diệu hay nhất

Thai Ha 645 0 Báo lỗi

"Thơ duyên" là một bài thơ thu độc đáo nhận diện cảnh thu, tình thu qua tâm hồn thơ mộng của một chàng trai đa tình và tài hoa lãng mạn Xuân Diệu. Điều này ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài tham khảo số 1

    Viết về mùa thu, Xuân Diệu có một lối nói riêng đầy thi vị, tứ thơ mới mẻ, cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng cái hồn thu của đất trời, quê hương xứ sở. "Thơ duyên" là một bài thơ thu độc đáo nhận diện cảnh thu, tình thu qua tâm hồn thơ mộng của một chàng trai đa tình và tài hoa lãng mạn. Điều này được thể hiện rất rõ nét qua khổ thơ đầu bài thơ.


    Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

    Cành me ríu rít cặp chim chuyền

    Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

    Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.


    Cả đoạn thơ là một bức tranh toàn cảnh về buổi chiều mùa thu với đủ hình ảnh (chiều mộng, nhánh duyên), âm thanh (tiếng chim ríu rít), màu sắc (xanh ngọc) và sự chuyển động của vạn vật (nơi nơi động tiếng huyền). Dưới thấp trên cao, ở gần ở xa, tất cả đều xôn xao, ríu rít, nên thơ nên mộng, hòa quyện vào nhau, tạo nên âm hưởng sống động của chiều thu.


    Chỉ bốn dòng thơ mà xuất hiện rất nhiều từ ngữ chưa từng có trong văn chương trước đó: chiều mộng, nhánh duyên và đặc biệt câu thơ:


    Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá.


    Biết bao thi nhân đã viết về bầu trời xanh nhưng mấy ai đã cảm nhận được sắc xanh ngọc của bầu trời đang đổ xuống, tuôn chảy như Xuân Diệu.


    Xuân Diệu không những nhìn cảnh vật bằng mắt mà còn nhìn bằng tâm hồn, cả nỗi lòng dào dạt cảm xúc của mình. Ông không những lắng nghe bằng tai mà còn đón nhận tất cả những âm vang của đất trời bằng toàn bộ "tâm cảm" của mình. Vì thế ông mới thấy chiều mộng, nhánh duyên, đổ trời xanh ngọc và những âm thanh huyền diệu của cuộc sống mà không phải ai cũng nhận ra.


    Bằng tài năng và sự mẫn cảm của mình, Xuân Diệu đã đem đến cho người đọc bức tranh thu đẹp, trong sáng, tươi tắn. Đó là tất cả sự náo nức, dào dạt của trời thu và của lòng người. Thiên nhiên và sự sống có sự tương giao hòa hợp, có duyên với nhau, thơ mộng và trữ tình.


    Buổi chiều là đề tài quen thuộc của thơ ca nói chung và trong thơ Xuân Diệu nói riêng. Buổi chiều thường đi vào văn chương với nỗi buồn quạnh quẽ, thê lương. Thơ Xuân Diệu cũng vậy. Duy chỉ có Thơ duyên nằm trong số ít ỏi những bài viết về buổi chiều mà không chứa đựng nỗi buồn hiu hắt. Cảnh thu ở đây tươi vui, náo nức, hồn nhiên, ấm áp. Thơ duyên, với khổ thơ đầu, đã đem đến cho buổi chiều, trong văn học nói chung và trong thơ Xuân Diệu một gương mặt mới.


    Đoạn thơ đầu bài Thơ duyên đã bộc lộ một cách chân tình lòng yêu đời, yêu cuộc sống và niềm vui khát khao giao cảm với cuộc đời của một tâm hồn nhạy cảm và đa cảm Xuân Diệu.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Bài tham khảo số 2

    Như ai đã từng si trước bức tranh thu vàng của họa sĩ Levitan, từng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh con nai vàng ngơ ngác trong rừng thu của Lưu Trọng Lư thì không thể ko xao xuyến trước cảnh chiều thu thơ mộng của Xuân Diệu trong Thơ duyên:


    “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

    Cây me ríu rít cặp chim chuyền

    Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

    Thu đến, nơi nơi động tiếng huyền.”


    Thơ duyên với thể hiểu là nhân duyên của con người, cũng mang thể là sự gắn bó giữa đất trời vạn vật, cỏ cây tạo cần mối liên kết huyền diệu. Mùa thu hiện ra thơ mộng trong sự hài hòa, hữu tình ấy:


    “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên”


    Qua đây chúng ta nhận thấy trong đôi mắt của thi sĩ đa tình, chiều mùa thu biến thành “chiều mộng”. Vẻ đẹp gợi cảm giác êm đềm, buộc phải thơ tới những cành cây tưởng như vô tri cũng vươn lên là “nhánh duyên”. Vạn vật hòa quyện vào nhau tạo thành sự “hòa thơ”. Cách sử dụng từ mới lạ, câu thơ tả cảnh mà còn đậm tình, đem lại cảm giác ảo mộng. Đi giữa chiều mộng trong không gian êm đềm nghe tiếng chim ríu rít đùa vui. Cảnh tượng hiện ra thật thanh bình, cần thơ, tạo thành 1 niềm vui dịu dàng, ấm áp. Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ siêu tài giỏi và khéo léo trong việc họa phải bức tranh thu đầy nhạc tính: khúc nhạc khai mạc là các nốt trầm du dương, êm nhẹ làm cho cho khung cảnh thêm dịu dàng. Nhà thơ ghi lại những hình ảnh thắm màu: từ nhánh cây xanh đến sắc trời “xanh ngọc” trẻ trung. Dưới mặt đất, vạn vật đang hòa khúc hoan ca:


    “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá.”


    “Đổ” là động từ làm cho cảnh như thật mà như mộng. Màu xanh ngọc của sắc thu và hồn thu. Trên vòm me là bầu trời, hòa lẫn cộng màu xanh của lá non, quanh quéo vòm me là mùa thu. Tất cả nhường nhịn như cùng sóng đôi, cộng bước đi, cộng hòa mình trong cảnh sắc đẹp thu thơ mộng. Và thi sĩ cũng thẫn thờ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bỗng chứa lên 1 tiếng ngợi ca:


    “Thu đến, nơi nơi động tiếng huyền”


    Trong giây phút ban đầu của mùa thu, cả không gian dịu vợi ánh nắng tinh khôi, màu xanh tươi mới, trinh nguyên chan hòa mang khúc nhạc du dương. Thiên nhiên cất lên bản giao hưởng của tiếng chim, tiếng đàn từ xa vọng lại. Xuân Diệu muốn khẳng định 1 lần nữa: mùa thu đã tới rồi và hưởng thụ mùa thu là lắng nghe sự đi lại của đất trời. Sự đi lại tương giao đó diễn ra cực kỳ khẽ khàng, 1 sự “hòa thơ”, cảnh vật như cùng nhau dạo cần khúc ca duyên, sóng đôi mang nhau, hòa quyện cùng nhau. Đất trời giao hòa gắn bó: “chiều mộng” đi có “nhánh duyên”, “cây me” hòa duyên cộng “chim”, ánh sáng đan vào muôn sắc lá… Cảnh thu hài hòa đường nét, màu sắc đẹp tươi sáng, dịu dàng, tạo bắt buộc bức tranh thu thơ mộng, tuyệt mỹ. Nhân vật trữ tình là người nhà thơ cảm nhận tự nhiên bằng toàn bộ giác quan: chiều mộng êm dịu tác động tới xúc giác, thị giác, thính giác.


    Chỉ với bốn câu thơ, Xuân Diệu đã phác họa nên bức tranh thu thơ mộng, huyền ảo, vẻ đẹp chân thật, phúc hậu như được chụp lại từ một chiều thu nơi thôn dã. Mọi vật chuyển động nhịp nhàng, sóng đôi có nhau, hòa vào khiến một. Cùng là đề tài mùa thu, nhưng trong thơ Xuân Diệu ko với áo mơ phai, không với rặng liễu lả lướt mà chỉ sở hữu nhánh duyên, cánh chim, bầu trời xanh ngọc, cảnh vật giản đơn như soạn ra bản nhạc dạo đầu khởi xướng bài ca thu. Tự nhiên như có mối lương duyên giao hòa thầm kín, mời gọi con người khám phá, trải lòng.


    Qua đây chúng ta nhận thấy bốn câu thơ đầu trong bài Thơ duyên mang cấu trúc hoàn chỉnh, gợi tả cảnh vật mùa thu thơ mộng, độc đáo, không trùng lặp có bất cứ bài thơ chủ đề mùa thu nào khác trong văn chương Việt Nam. Qua bức tranh thu ấy, người đọc cảm nhận một hồn thơ Xuân Diệu tinh tế, hòa quyện sở hữu thiên nhiên để say đắm trong sự giao hòa. Đó là khát khao giao cảm của nhà thơ, sự kết duyên của cảnh vật là chất xúc tác cho sự gắn kết của con người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Bài tham khảo số 3

    Nói đến thơ Xuân Diệu không thể không nhắc đến những cảm xúc bâng khuâng nhớ nhung, yêu thương tha thiết mãnh liệt. Bởi vậy mà khi thưởng thức tập Thơ thơ, người đọc vừa bất ngờ, ngạc nhiên xen lẫn thú vị, tò mò khi bắt gặp một tác phẩm thơ rất nhẹ nhàng, dịu dàng từ ý tới lời: Thơ duyên.


    Những ai đã từng bị cuốn hút trước bức tranh thu vàng của họa sĩ người Nga Levitan, từng rung động khi thấy cảnh tượng con nai vàng ngây thơ, ngơ ngác trong rừng thu của nhà văn Lưu Trọng Lư thì không thể không động lào xao xuyến trước khung cảnh một chiều thu thơ mộng trong Thơ duyên của Xuân Diệu.


    “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

    Cây me ríu rít cặp chim chuyền

    Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

    Thu đến, nơi nơi động tiếng huyền.”


    Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện tình yêu của mình, không chỉ là tình yêu đôi lứa, ở đây tình yêu trong tác phẩm còn mang nghĩa rộng lớn hơn. Chính là tình yêu dành cho cuộc sống, cho vạn vật, cho đất trời, đồng thời nhà thơ cũng phát hiện ra mối nhân duyên, sự gắn bó, liên kết kì diệu, hài hòa tuyệt vời giữa con người với cỏ cây hoa lá, giữa vũ trụ với cuộc đời, giữa thời gian với không gian bao la,... Trong khung cảnh hữu tình ấy, mùa thu hiện ra thật thơ mộng, đẹp đẽ:


    “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

    Cây me ríu rít cặp chim chuyền”


    Trong đôi mắt của người thi sĩ đa tình, ta nhận thấy buổi chiều mùa thu đã biến thành “chiều mộng”. Qua đó gọi cho độc giả thấy vẻ đẹp gợi cảm giác êm đềm, yên ả. Những cành cây tưởng trừng như vô tri vô giác giờ đây cũng vươn lên làm “nhánh duyên”. Quả thật, đây là một khung cảnh tuyệt vời, vạn vật được hòa quyện vào nhau tạo nên sự “hòa thơ”. Với việc sử dụng từ mới lạ kết hợp cùng các câu thơ tả cảnh nhưng thấm thía, đậm tình, đã đem lại cảm giác ảo diệu. Đi tiếp giữa chiều thi thơ mộng, trong không gian thanh bình ấy, ta bỗng nghe tiếng chim ríu rít cùng đùa vui. Một cảnh tượng thật bình yên, hạnh phúc làm sao từ đó tạo thành 1 niềm vui nhỏ bé dịu dàng mà ấm áp. Chỉ với hai câu thơ đầu, bằng tài năng của mình, nhà thơ đã rất khéo léo và tinh tế trong việc họa nên bức tranh thu đầy nhạc tính, đó là một khúc nhạc khai mạc mang các nốt trầm du dương, êm dịu giúp cho khung cảnh trở nên dịu dàng. Những hình ảnh thắm màu như từ nhánh cây xanh cho đến sắc trời “xanh ngọc” tươi trẻ cũng được nhà thơ ghi lại một các rõ nét. Khi ấy, dưới mặt đất, vạn vật đang cùng nhau hòa vang khúc hoan ca:


    “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá.”


    Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng động từ “Đổ” qua đó cảnh làm cho cảnh vừa chân thật lại rất thơ mộng. Màu xanh ngọc của sắc thu cùng hồn thu hòa lẫn thêm sắc xanh của “muôn lá”. Giờ đây người thi sĩ cũng phải thẫn thờ, choáng ngợp trước sắc thu đẹp mộng mơ, không kiềm chế được mà thốt lên một lời ngợi ca:


    “Thu đến, nơi nơi động tiếng huyền”


    Trong những giây phút đầu tiên của mùa thu, cả không gian như được bao trùm bởi ánh nắng tinh khôi, thuần khiết, bởi màu xanh tươi tắn, trinh nguyên chan hòa cùng khúc nhạc du dương. Giờ đây, thiên nhiên dường như cũng đang cất lên một bản giao hưởng đến từ tiếng chim, từ tiếng đàn ở xa kia vọng lại. Một lần nữa, tác giả Xuân Diệu muốn khẳng định rằng: mùa thu đã thật sự tới rồi, ta hãy dừng lại để hưởng thụ trọn vẹn mùa thu cũng chính là đang lắng nghe sự di chuyển của đất trời. Sự tương giao đó diễn ra một cách cực kì khẽ khàng, đó là một sự “hòa thơ”, dường như cảnh vật đang cùng nhau dạo cùng khúc ca duyên và hòa quyện với nhau. Đất trời cùng giao hòa cùng gắn bó: “chiều mộng” có “nhánh duyên”, “cây me” hòa duyên cùng “chim”, ánh sáng xen kẽ đan vào muôn khe lá… Cảnh thu thật hài hòa, thơ mộng, từng đường nét, từng sắc màu thật tươi sáng, dịu dàng, tạo nên bức tranh chiều thu thơ mộng, đầy quyến rũ.


    Chỉ với bốn câu thơ, tác giả Xuân Diệu đã thành công phác họa nên một bức tranh chiều thu thật thơ mộng, sinh động, huyền ảo nhưng vẫn mang vẻ đẹp chân thực của một chiều thu nơi thôn dã, giản dị, yên bình. Mọi vật đều chuyển động một cách nhịp nhàng, hòa quyện vào nhau. Cùng viết về đề tài mùa thu, nhưng ở trong thơ của Xuân Diệu chỉ với những hình ảnh đơn giản mộc mạc đã soạn nên bản nhạc dạo mở đầu khởi xướng cho bài ca thu. Sau khi đọc xong tác phẩm, người đọc như thấy có mối lương duyên giao hòa thầm kín nào đó đang, mời gọi con người tới khám phá, tới trải lòng.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Bài tham khảo số 4

    Nếu Thơ duyên là một bài thơ rất Xuân Diệu, thì xem ra nhưng lời bình mà tác giả Thi nhân Việt Nam dành cho thi phẩm này cũng hết sức Hoài Thanh. Cơ chừng chỉ bởi ấn tượng với mấy câu thơ được ngòi bút phê bình tài hoa tình tế kia nảy ra. nhiều người mải tìm đọc toàn bài.


    Còn trước đó ít ai ngó ngàng đến cả thi phẩm. Đến khi dành được một chỗ trong sách giáo khoa, người ta mới thấy Thơ duyên được giới phê bình si mê hơn. Thơ duyên vậy là bén duyên với Hoài Thanh mà vẫn luôn mặn duyên với giới phê bình!


    Bài thơ mở đầu bằng mối giao cảm kì diệu của thiên nhiên. Dường như đoạn thơ “duyên” trong từng dao động tinh vi của cảnh vật, của đất trời


    “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

    Cây me ríu rít cặp chim chuyền

    Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

    Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”.


    “Chiều” trở thành “chiều mộng”, “nhánh” trở thành “nhánh duyên”. Đặc biệt “nhánh duyên” thể hiện năng lực cảm thụ tinh tế của Xuân Diệu – nó vừa gợi nét thanh thoát vừa gợi sức sống trẻ trung.


    Trên nền không gian ấy, hình ảnh đôi chim hiện ra xiết bao thơ mộng, tình tứ: “Cây me ríu rít cặp chim chuyền”.-> Tiếng hót ríu rít vui tươi của thiên nhiên cũng là tiếng lòng của tình yêu, tiếng lòng đôi lứa vừa rộn ràng, trong trẻo, vừa xao xuyến, bâng khuâng.


    “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”: nghệ thuật đảo ngữ: không phải “trời xanh đổ ngọc” mà là “đổ trời xanh ngọc” tạo nên sức sống cho câu thơ. Trời thu ăm ắp no đầy nghiêng mình rót từng giọt xanh qua muôn ngàn lá biếc. Đó cũng là màu của tuổi trẻ, màu của tâm hồn đang ở độ trẻ trung, rạo rực nhất.


    “Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”: đó phải chăng là hợp âm của thiên nhiên, đất trời hay tự chính lòng người. Nếu ở trên Xuân Diệu thành công trong việc miêu tả sắc thu, thì đến đây ông cũng tinh tế nhạy cảm khi cảm nhận thấy hồn thu êm ái, mơ hồ và dịu nhẹ.


    Như cái tên của nó, Thơ duyên có một bình diện nội dung dễ thấy là giãi bày mối giao cảm giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với tạo vật và con người với con người như một cuộc giao duyên, một cuộc hoà thơ huyên diệu trên thế gian này. Cảm hứng giãi bày ấy đã cuốn theo nó mối quan tâm của phần đông những ngòi bút phê bình kia. Thế cùng dễ hiểu.


    Cảm hứng này đã khiến bài thơ hiện ra như một thể sống động, tràn ngập cảm xúc. ở đó những biến thái mơ hồ nhất của thiên nhiên, của con người đều được thể hiện bằng những nét bút tình tế đến huyền diệu, ở dó, quả là có thể thấy rõ “sự bồng bột của Xuân Diệu được phát biểu ra đầy đủ hơn cả là trong những rung động tinh vi”.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bài tham khảo số 5

    Có ai đó đã nói “Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu”. Quả đúng là như thế dù trong suốt cuộc đời cho đến những giây phút cuối, Xuân Diệu không được hưởng trọn vẹn cái ngọt ngào say đắm của tình yêu, hạnh phúc như trong thơ ông thì cái chan chứa, cái say mê của tình yêu tuổi trẻ với nhiều cung bậc khác nhau.

    Từ mỗi đam mê cuồng nhiệt của mối tình nồng cháy đang ở độ chín muồi như: xa cách đến những rung động ban đầu của một tâm hồn còn nguyên sơ trong trắng với trái tim đang e ấp yêu đương như trong Thơ duyên. Đây là một bài thơ tình yêu rút trong tập thơ đầu tay Thơ thơ của Xuân Diệu diễn tả sự hòa hợp giữa hai trái tim đang yêu với tình yêu vừa chớm nở rất tinh tế và cũng rất thơ mộng.


    Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh thiên nhiên đẹp rực rỡ:


    Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

    Cây me ríu rít cặp chim chuyền

    Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

    Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền


    Bức tranh về một buổi chiều tuyệt đẹp như mộng: có âm thanh ríu rít của tiếng chim, có màu xanh ngọc suốt bầu trời trút qua ngàn lá, có cả đường nét hài hòa. Vần thơ hòa xao xuyến trên “nhánh duyên” chiều mộng và hơn nữa có cả âm thanh huyền diệu, đất trời ngân vang tiếng đàn tình yêu rạo rực.


    Bức tranh ấy được vẽ ra bởi một người với trái tim lần đầu rung động. Hình như hơi thở tình yêu làm cho lòng người vui hơn. Tình yêu thổi vào cảnh vật hơi ấm và sự sống tràn trề nhuốm vào cảnh vật vẻ đẹp diệu kì làm cho cảnh sắc bừng lên tươi tắn.


    Cảm tưởng dòng xanh đang thấm dần dịu ngọt trong tâm khảm, có người cho rằng “tiếng huyền” ở đây là tiếng đàn mùa thu đến, nơi nơi ngân vang tiếng đàn, có lẽ là tiếng đàn thật nhưng cũng có lẽ là tiếng đàn của đất trời, cỏ cây cảnh vật – những âm thanh huyền diệu của không gian. Tình yêu chớm nở giữa mùa thu đem đến cho đất trời lung linh những âm thanh tuyệt diệu, náo nức vui tươi, như âm thanh chỉ có thể nghe thấy được bởi trái tim đang rạo rực niềm yêu...


    Có thể nói Xuân Diệu đã rất thành công khi diễn tả tinh tế những biến thái tinh vi của cảnh sắc thiên nhiên và của lòng người. Những hình ảnh từ ngữ mới lạ rất thơ, rất Xuân Diệu đã giúp chủ thể trữ tình tự phân tích thế giới tâm hồn mình một cách tinh tế để biểu hiện một tình yêu chớm nở chưa hẹn thề, còn e ấp nhưng đã tha thiết gắn bó.

    Bài thơ cũng nói đến sự giao duyên của đất trời, đó là sự hòa quyện giao cảm của tâm hồn người đang yêu với thiên nhiên vũ trụ.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Bài tham khảo số 6

    Trên đời này thử hỏi mấy ai không chìm đắm một lần vào tình yêu? Đó cũng là nhận định của nhà thơ Xuân Diệu, người dành cả đời đi tìm kiếm tình yêu định mệnh của mình. Ông là một vần thơ đẹp trong cuộc đời lộn xộn đầy con chữ.


    Nhưng đáng tiếc, kẻ theo đuổi tình yêu đến cuối đời vẫn chẳng tận hưởng được nó. Tâm hồn e ấp, say mê ấy được Xuân Diệu thể hiện rõ ràng trong bài Thơ Duyên với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thiên nhiên và con người. Trong những tình cảm của con người còn chan chứa sự thơ mộng với tình yêu vừa mới chớm.


    Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

    Cây me ríu rít cặp chim chuyền

    Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

    Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền


    Ngay trong đoạn đầu tiên, chúng ta đã bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc. Khung cảnh đẹp đẽ ấy đã được ghi lại bởi đôi mắt của tác giả, giữ lại khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Buổi chiều mơ mộng nên thơ, chũng ta như sờ được cảm giác ấm áp mềm mịn của ánh nắng buổi chiều. Trong lúc ấy, tiếng chim ríu rít phá tan khung cảnh im lặng, khiến cho bức tranh có thêm sự sống.


    Những cái cây, tán lá vào mùa rụng lá chẳng chút u buồn. Dường như nhờ đôi chim chuyền, dường như đợi ngày chồi nhú, chúng đều đượm màu tươi sáng hân hoan. Và đó chính là thời khắc thu ghé, nơi nơi như vang lên tiếng nhạc dịu dàng.


    Tình yêu chớm nở vào một buổi chiều thu nào đó. Trời đất lung linh, những âm thanh vang lên như bản tình ca chúc phúc cho đôi trái tim rạo rực ngập tràn.


    Lý do bài thơ được gọi là “Thơ Duyên” là vì một mối duyên bất ngờ chớm nở vào mùa thu đẹp. Có lẽ là cả cảnh thu, cả tình yêu đôi lưa đã khiến trái tim của người thi sĩ đầy rung động. Cái duyên ấy bất chợt lại trở thành một nghệ thuật, khéo léo nở rộ như đóa hoa điểm xuyết trong bức tranh tĩnh. Thơ Xuân Diệu chính là vậy, khiến con người thêm yêu đời, thêm niềm tin vào một tình yêu mãnh liệt lại dịu êm.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Top 7

    Bài tham khảo số 7

    Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Bằng hồn thơ trong trẻo, tâm hồn tràn đầy tình yêu cùng khát khao giao cảm với đời mãnh liệt, Xuân Diệu đã để lại vô vàn tác phẩm giá trị. Trong số đó phải kể đến bài thơ “Thơ duyên”. “Thơ duyên” đã mang đến cho người đọc khung cảnh tuyệt sắc của thiên nhiên mùa thu và sự giao duyên, kết nối giữa “anh” và “em”.

    Có thể nói, “Thơ duyên” đã khơi gợi sự hòa hợp, gắn bó đầy chất thơ giữa vạn vật trong thiên nhiên.


    Trước hết, điều này được thể hiện rõ nét thông qua nhan đề. “Duyên” mà thi sĩ muốn nhắc tới ở đây là sự gặp gỡ, giao hòa giữa thiên nhiên với thiên nhiên, thiên nhiên với con người và con người với con người. Từ đó, Xuân Diệu không chỉ miêu tả vẻ đẹp trời thu mà còn khắc họa những mối duyên tình hài hòa.

    Ở khổ thơ đầu, khung cảnh chiều thu được tái hiện thật êm ả, nên thơ:


    “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

    Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

    Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

    Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.”


    Sự kết hợp giữa đường nét “nhánh duyên”, âm thanh “ríu rít”, màu sắc “xanh ngọc”, hình ảnh “cặp chim chuyền” đã cho thấy đôi mắt tinh tế cùng nét bút tài tình của Xuân Diệu. Bằng tất cả các giác quan, “ông hoàng thơ tình” vẽ nên bức tranh mùa thu tươi mát, dịu êm.


    Từng chi tiết, từng sự vật hoạt động tách rời nhưng lại có sự hài hòa, gắn kết với nhau. Tất cả cùng tạo nên một buổi chiều mộng ảo, đồng thời báo hiệu khoảnh khắc thu tới “nơi nơi động tiếng huyền.”. Âm thanh mùa thu như tiếng đàn tiếng ca, vang vọng khắp nơi, làm lòng người thêm chộn rộn, bâng khuâng hơn bao giờ hết.


    Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, thi sĩ Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc những hồn thơ trong trẻo, căng tràn nhựa sống. Các biện pháp tu từ như đảo ngữ “Cành me ríu rít cặp chim chuyền”, so sánh “Anh với em như một cặp vần” kết hợp với rất nhiều hình ảnh độc đáo “Lả lả cành hoang nắng trở chiều”, “Hoa lạnh chiều thưa” không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn gợi sự giao hòa, gặp gỡ và gắn kết của vạn vật.

    “Thơ duyên” đã thể hiện sâu sắc khát khao giao cảm với cuộc đời ở Xuân Diệu. Qua bài thơ, ta lại càng khâm phục khả năng cảm nhận tinh tế cùng ngòi bút tài hoa của thi sĩ. Mong rằng, bài thơ sẽ mãi in lại dấu ấn trong lòng bạn đọc.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Top 8

    Bài tham khảo số 8

    Xuân Diệu đã viết về mùa xuân với tất cả sự say đắm, nồng nàn:

    “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

    ……

    Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”…


    Thi sĩ cũng đã đến với mùa thu trong bâng khuâng, man mác. Viết về mùa thu, Xuân Diệu có một lối nói riêng đầy thi vị, tứ thơ mới mẻ, cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng cái hồn thu của đất trời, quê hương xứ sở. “Thơ duyên” là một bài thơ thu độc đáo nhận diện cảnh thu, tình thu qua tâm hồn thơ mộng của một chàng trai đa tình và tài hoa lãng mạn.


    “Thơ duyên” – một thi đề rất thơ. Cái “duyên” được thi sĩ nói đến là sự tương giao nhiệm mầu của vũ trụ, thiên nhiên và con người, trước hết là những chàng trai, cô gái “hồn xanh như ngọc bích”.


    Một buổi chiều thu tuyệt đẹp – “chiều mộng” – êm ái, nhẹ nhàng như ru, tạo vật như đang “hóa thơ trên nhánh duyên”. Nhành cây mềm mại đung đưa duyên dáng theo làn gió thu nhẹ giữa sương khói tà dương. “Con gió xinh thì thào trong lá biếc” (“Vội vàng”), cả một trời thu “nơi nơi động tiếng huyền”. Tiếng nhạc, tiếng đàn du dương, dịu ngọt như ru hồn người vào cõi mộng.


    Tiếng gió hoà điệu với tiếng chim ríu rít. Trên ngọn me “cặp chim” vừa chuyền cành vừa hót, biết bao âu yếm và yêu thương. Cây me cũng như cây sấu là hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội. Ta như được sống lại phố cũ yêu thương của đất Tràng An hơn nửa thế kỉ trước. Đã từng biết “khúc nhạc thơm”; “khúc nhạc hường”, giờ đây ta lại được thưởng thức “tiếng huyền” của buổi “chiều mộng”:


    “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

    Cây me ríu rít cặp chim chuyền

    Đồ trời xanh ngọc qua muôn lá

    Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”.


    Cảnh thu có gió reo, chim hót. Còn có trời thu xanh trong, đẹp như ngọc; tất cả màu xanh ấy của trời thu như “đổ” xuống, như tràn qua muôn lá, cỏ cây ánh ngời lên sắc ngọc với trời thu, sắc ngọc ấy ai có thể quên? Sau này, thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng viết trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”… Màu ngọc của lá cũng là sắc thu làm nên cái hồn thu.


    Khổ một nói đến gió, cây và cặp chim chuyền – cảnh vật hòa hợp tương giao, gắn bó; cái “duyên” ấy được cảm nhận qua tâm hồn một thi sĩ hào hoa, đa tình . Khổ hai nói về con đường và trái tim “rung động nỗi thương yêu”. “Nhỏ nhỏ”… “ xiêu xiêu”… “lả lả” – bây nhiêu nét vẽ tinh tế hiện lên trên một gam màu vàng nhạt của ngày thu tàn “nắng trở chiều”.


    Hồn thu của bức tranh quê gợi một nỗi buồn đẹp. “Buổi ấy”, trái tim “ta” xao xuyến, “rung động” một tình thu. Thi sĩ đi giữa đất trời, lắng nghe tiếng đập nhẹ của con tim, tâm hồn rộng mở giao hòa đi vạn vật, với con người, một thiếu nữ đang nhẹ bước trên đường...


    “Thơ duyên” đã tồn tại hơn nửa thế kỉ mà vẫn “duyên” vẫn đẹp. Bởi lẽ cảnh thu tuyệt đẹp, thơ mộng. Tình thu trong sáng, bâng khuâng. Từ chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến đến “Thơ duyên”, hơn bao giờ hết, ta cảm nhận sâu sắc rằng, “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  9. Top 9

    Bài tham khảo số 9

    Trong “lời đưa duyên” đầu tập thơ “Thơ thơ” của Xuân Diệu, ông viết: “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi nữa… Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng”. Câu dẫn khiến tôi nghĩ tới bài thơ “Thơ duyên” – một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ của Xuân Diệu.


    Xuân Diệu được người đời gọi bằng cái tên trìu mến “ông Hoàng thơ tình”. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu đâu chỉ đơn thuần là tình yêu đôi lứa, nó còn biểu hiện phong phú và tinh tế hơn. Trong bài “Thơ duyên” cũng vậy, thi phẩm nhắc đến “duyên”, song không phải lương duyên, nhân duyên hay duyên phận. Nó là sự gắn bó hòa hợp tự nhiên lòng người với thiên nhiên, vũ trụ nên mới tạo ra một mối “duyên” đẹp như “thơ”.


    Trước hết, Xuân Diệu bắt đầu bài thơ bằng bức tranh thiên nhiên đầy sức sống:

    “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,Cây me ríu rít cặp chim chuyền.Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”

    Trong không gian chiều, khoảng thời gian gợi buồn, là lúc một ngày sắp kết thúc, con người thèm được nghỉ ngơi thì Xuân Diệu lại vẽ một bức tranh thiên nhiên không ngơi nghỉ. Tiếng chim vẫn tiếp tục véo von, cây hoa vẫn xanh mướt, mọi vật khi thu sang cựa quậy sinh động.


    Một sự hòa hợp tuyệt diệu: Một buổi chiều mộng mơ, bầu trời trong xanh và như có gió nhọ nhàng dung dưa, những cành cây mềm mại, có vẻ yếu đuối nhưng rất có duyên. Từng cặp chim ríu rít chuyền trên những cành me, chúng quấn quýt bên nhau có đôi, có cặp trong yêu thương đầm ấm, vui tươi. Thu đến, khắp nợỉ nhộn nhịp, rộn rã, không gian như vang tiếng khúc nhạc của đất trời.
    “Thơ duyên” chưa hẳn là một bài thơ tình yêu nhưng tình yêu trong thi phẩm vẫn đẹp như bài thơ giữa không gian dịu êm của mùa thu đáng yêu ấy. Ta nghe ra như một đám cưới của lòng nhưng rộng hơn là một điệu sống khát khao giao cảm với cuộc đời. Cảnh trong “Thơ duyên” thì tươi vui, hiền dịu, ấm áp, còn tình trong “Thơ duyên” thì hòa điệu nhịp nhàng êm ái, thanh khiết. Bức tranh thu ấn chứa cái duyên của sự sống, ẩn chứa một tình yêu rạo rực, xôn xao.

    Tóm lại, thơ Xuân Diệu là rung động và từ những rung động như nhặt được của đời đã chất chứa một nguồn sống dồi dào, rạo rực và ngân vang. Đọc “Thơ duyên”, ta thấy một Xuân Diệu hồn nhiên, vui tươi, dạt dào niềm yêu say cuộc sống, khát khao giao cảm vơi thiên nhiên, tạo hóa.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy