Top 10 Bài tóm tắt tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân hay nhất
“Người lái đò sông Đà” được rút từ tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân. Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống ... xem thêm...Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958. Để dễ dàng phân tích tác phẩm, Toplist mời bạn đọc tham khảo một số mẫu bài tóm tắt “Người lái đò sông Đà” hay và đầy đủ nhất.
-
Nhân một chuyến đi thực tế về miền Tây Bắc, nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa vẻ đẹp của dòng sông Đà trong tập tùy bút Người lái đò sông Đà. Con sông Đà hiện lên trước hết là ở vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ. Ở thượng nguồn, con sông Đà hung bạo với cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành và ở quãng sông hẹp, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà.
Nước sông thở và kêu như cái cửa cống bị sặc... những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Trên sông, đá và nước đã bày sẵn trận địa chỉ đợi có ai đi qua mà hạ gục. Tiếng nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình được miêu tả như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo.
Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, Sông Đà là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho kháng chiến. Thêm vào vẻ đẹp của bài tùy bút là hình ảnh người lái đò già khoảng hơn 70 tuổi với sự dẻo dai, dũng cảm, mạnh mẽ đã khuất phục được vẻ đẹp hung bạo của dòng sông và cảm nhận trọn vẹn nét thơ mộng của Đà giang.
-
“Người lái đò sông Đà” kể lại hành trình trong chuyến đi thực tế lên miền đất Tây Bắc xa xôi của Nguyễn Tuân để tìm kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người lao động nơi đây. Qua đây, tác giả cũng có dịp quan sát vẻ đẹp của con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn lại vừa nên thơ và trữ tình.
Vẻ hung tợn của con sông được tạo lên từ: đá dựng vách thành, đá ngầm, đá nổi, hút nước chết người, thác nước dữ dội rồi những thạch trận giăng sẵn dưới lòng sông. Nhưng cũng có lúc xinh đẹp, dịu êm: dòng sông như mái tóc dài thướt tha của người con gái, màu nước thay đổi theo mùa mang những nét đẹp riêng, hai bên bờ sông tĩnh lặng nhưng đầy sức sống… Cái chất vàng mười thử lửa mà tác giả muốn kiếm tìm là cái vẻ đẹp lao động của người lái đò, là người chèo lái con thuyền qua sông.
Người lái đò ấy là người can trường, dũng cảm và vô cngf am hiểu dòng sông này, ông biết rõ từ cách bố trí thạch trận, thác nước, cửa sinh cửa tử…ở họ luôn toát ra một vẻ đẹp hùng dũng nhưng rất bình dị. Họ là những người tài hoa, mưu trí, rất bản lĩnh nhưng cũng rất khiêm tốn khi xem những thử thách đầy hiểm nguy kia là công việc thường ngày.
-
Nguyễn Tuân qua tác phẩm “Người lái đò sông Đà” đã nói lên vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ vĩ Tây Bắc và vẻ đẹp lao động của con người nơi đây. Thiên nhiên Tây Bắc nổi tiếng bởi sự rộng lớn hùng vĩ, và đặc biệt là con sông Đà kỳ vĩ. Từ thượng nguồn, con sông Đà mang vẻ hung bạo, dữ dội của đại ngàn: đá dựng vách thành, cái hút nước chết người, thác nước dữ dội, đá ngầm, đá nổi, những thạch trận được giăng sẵn ở lòng sông…
Nhưng cũng có lúc sông Đà cũng nhẹ nhàng, dịu êm: dòng sông Đà trông như mái tóc thuôn dài thướt tha, màu nước thay đổi theo mùa, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, hai bên bở sông tĩnh lặng nhưng đầy sức sống…tất cả hiện lên với một vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng.Trên vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc ấy hình ảnh người lái đò hiện lên với vẻ đẹp đầy tính nghệ sĩ, oai phong dù rất bình dị đời thường.
Ông lái đò với những vẻ đẹp chân chất của người lao động gan dạ, can trường, dũng cảm đã vượt qua những thạch trận với nhiều cửa tử của dòng sông. Bên cạnh đó, ông lái đò cũng vô cùng khiêm tốn khi coi những thử thách đầy hiểm nguy kia là những điều bình thường trong công việc hằng ngày.
-
Ông bạn thơ của Lí Bạch ra đi vào cái thời tiết hoa khói ấy có thấy dồn lên trong từng thớ thịt chất men xuân không thì chưa rõ, nhưng ở tác giả đoạn văn này thì ông như trộn lẫn người mình vào đám hội xuân của chuồn chuồn, bươm bướm, của nắng giòn tan trên sông, của đá ngầm xanh vọt lên mặt nước như bạc rơi thoi, của đàn hươu cúi đầu ngôn búp cỏ tranh đảm sương đêm, của sông Đà thơ mộng theo hồn Tản Đà “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh. Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” và của cả những nương ngô mới nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa...
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã tự coi mình là người "đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc … tươi vui và vững bền". Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân chán ghét, quay lưng với xã hội. Ông tìm thú vui trong “giang hồ xê dịch” để khỏa lấp nỗi cô đơn. Ông dựng lại vẻ đẹp xưa cũ của một thời còn vang bóng để thành kính tôn thờ. Sau Cách mạng, nhà văn tài hoa ấy gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân. Ông đi nhiều nhưng là đi để tìm hiểu khám phá, để ngợi ca.
Với tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã đem tài hoa, vốn hiểu biết lịch lãm giàu có của mình để ngợi ca thứ “vàng mười” của sông nước Tây Bắc là con sông Đà “hung bạo và trữ tình”, của con người là “tay lái ra hoa” của ông lái đò sông Đà.
-
Ông làm nghề lái đò trên Sông Đà đã 10 năm. Công việc của ông là chở chè mạn, chè cối về xuôi. Ông là người thích đối đầu với sóng to, gió lớn. Ông có trí nhớ tuyệt vời chỉ lấy mắt là nhớ tỉ mỉ như đinh đóng vào lòng tất cả các luồng nước. Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam -TQ, sông Đà hùng vĩ, hung dữ vì dọc sông có tới 73 con thác. Sông Đà gây nguy hiểm cho người lái đò dọc sông Đà. Vì vậy, ông lái đò Lai Châu phải chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt, qua các thạch trận, thủy trận. Nhờ kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm, ông lái đò Lai Châu đã vượt qua những nguy hiểm do Sông Đà gây ra.
Sông Đà không chỉ hung dữ, Sông Đà cũng rất trữ tình. Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, Sông Đà là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho kháng chiến. Hòa bình lập lại, Sông Đà lại chứng kiến những đoàn chuyên gia đi thăm dò, khảo sát để bắt Sông Đà phải phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Đất nước.
-
Nhắc đến thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ ta không thể không nhắc đến con sông Đà. Nó đã trở thành cảm hứng sáng tác để Nguyễn Tuân thể hiện phong cách văn chương tài hoa, uyên bác của mình trong tác phẩm “Người lái đó sông Đà”. Nổi bật lên trong đó là hai hình ảnh: sông Đà-đại diện của thiên nhiên Tây Bắc và ông lái đò-đại diện cho con người. Con sông Đà được tác giả tập trung miêu tả hiện lên với vẻ hung bạo và trữ tình. Trước hết, sông Đà với vẻ hung bạo, hùng vĩ được tái hiện từ các hình ảnh: cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”, khúc sông hẹp bị đá chẹt như một cái “yết hầu”, quãng đường Hát Lóong, quãng mường Tà Vát với những cái hút nước chết người, những thác nước đang gào thét trong âm thanh gầm rú ghê sợ…nhưng bên cạnh đó con sông Đà cũng mang một vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng, đằm thắm với dòng uốn lượn như mái tóc dài của người thiếu nữ kiều diễm.Nguyễn Tuân phát hiện ra màu sắc tươi đẹp, đa dạng của dòng sông và cảnh vật ven bờ.
Vẻ hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa rõ nét, sinh động để làm nổi bật lên hình tượng người lái đò sông Đà. Nhà văn đã khéo tưởng tượng ra cảnh chiến đấu ác liệt giữa con người và thiên nhiên với một giọng văn tràn đầy không khí trận mạc, hào hùng. Dù thiên nhiên có hung bạo như quỷ dữ thì vẫn phải khuất phục trước lòng dũng cảm, trí tuệ và sự can trường của ông lão. Chiến thắng ấy là chiến thắng ý chí quyết tâm vượt qua thử thách gian khó trong cuộc sống. Chiến thắng của tài trí, sự hiểu biết và kinh nghiệm của những người nhiều năm gắn bó với nghề sông nước. Tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp của người lao động bình dị nhưng góp phần làm nên những chiến thắng của con người trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên. Người lái đò sông Đà đúng với cái chất vàng mười “thứ vàng đã được thử lửa” trong tâm hồn những người lao động, cống hiến âm thầm cho đất nước.
-
Tây Bắc có thiên nhiên hùng vĩ được tô điểm bằng con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn và đôi khi lại thật nhẹ nhàng, yêu kiều và thơ mộng như một người con gái. Con sông Đà hung bạo và hùng vĩ bởi đá ở bờ sông “dựng vách thành”, lòng sông thắt lại như yếu hầu, vô số những điểm “hút nước” vô cùng nguy hiểm cho thuyền bè. Chỉ cần di chuyển một quãng đường sẽ thấy vô số những khó khăn đó là đá nổi, đá chìm, sóng thác..sẵn sàng cản bước những con thuyền có ý định vượt sông Đà.
Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông như mái tóc một người con gái, trong năm còn sống có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng.
Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đò người dân lao động đặc điểm thân hình cao to, nước da rám nắng, thông thạo trong nghề nghiệp của mình. Ông nắm chắc các qui luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử. Người lái đò sông Đà trước tiên cần sự kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an toàn.
-
Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa phản chiếu trời xuân nắng thu “Mùa xuân dòn xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh cửa tử.
Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống.
Sau khi vượt sông Đà, ông lái đò trở về cuộc sống đời thường thanh thản của mình, ông neo thuyền chổ khúc sông bình lặng và nấu ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh.
-
Dưới ngòi bút tài tình của Nguyễn Tuân, con sông Đà ở vùng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp vừa hung bạo, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa.
Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông tuôn như một áng tóc trữ tình, trong năm, sông Đà có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, Sông Đà là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho kháng chiến.
Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đò người dân lao động đặc điểm thân hình cao to, nước da rám nắng, thông thạo trong nghề nghiệp của mình. Ông nắm chắc các quy luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử. Người lái đò sông Đà trước tiên cần sự kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an toàn.
-
Câu chuyện vượt sông Đà đã được nhà văn kể lại bằng tất cả niềm hứng khởi về sức mạnh con người chiến thắng thiên nhiên, với tất cả kịch tính, cao trào để tôn vinh nghệ thuật chinh phục thác đá sông Đà.
Con sông Đà dữ với thần sông tướng đá bủa giăng thế trận vây lấy chiếc thuyền đơn độc được nhà văn miêu tả bằng ngôn ngữ phong phú của tiểu thuyết chương hồi như gợi cuộc phá vây của mãnh tướng Triệu Tử Long xông vào trận quân Tào Tháo, bên cạnh đó nhà văn có những dòng mô tả chân dung bằng giọng văn rất hóm hỉnh của riêng mình: “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này...”.
Cuộc đối đầu giữa con người trên chiếc thuyền đơn độc với “boongke chìm và pháo đài nổi” trong “cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn” có sức hấp dẫn đặc biệt. Có lẽ nhà văn đã hình dung ra không khí của những hội vật truyền thống khi miêu tả các cuộc đấu sức, đấu trí và đấu sự nhanh nhẹn giữa người và đá nước. Cuộc đấu có miếng, có mưu, cuối cùng phần chiến thắng thuộc về con người, bởi lẽ “Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”.