Top 14 Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" (lớp 7) hay nhất
Quá trình tích luỹ kiến thức và hành trang bước vào đời quả là không hề đơn giản. Mỗi chúng ta phải học từ những việc nhỏ nhất cho đến việc lớn hơn để hoàn ... xem thêm...thiện bản thân. Câu tục ngữ "Học ăn học nói học gói học mở" là một bài học thấm thía sâu sắc, làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại và lưu truyền đến muôn đời sau. Mời các bạn tham khảo một số bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" hay nhất mà Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, và thậm chí sau này nữa, thì việc học tập, tiếp thu tri thức là việc không bao giờ ngừng nghỉ. Học để hoàn thiện bản thân, để có những thành quả trên con đường thực hiện ước mơ. Người ta không phải chỉ học chữ, mà còn phải học cả cách ứng xử. Ông bà ta có câu tục ngữ khuyên nhủ rằng: "Học ăn, học nói, học gói, học mở".
Học tập là việc mà mỗi một con người phải luôn cố gắng thực hiện, để tiếp thu kiến thức, hoàn thiện bản thân, cống hiến cho quê hương đất nước. Ngoài việc học tập tri thức trên ghế nhà trường, con người còn phải học tập cách ứng xử đúng mực. Chính vì thế, ông bà ta có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Câu tục ngữ trên là một lời khuyên vô cùng đúng đắn.
Đi vào tìm hiểu nội dung câu tục ngữ, ta thấy lời khuyên của người xưa thể hiện ở ba điều: Con người cần học cách ăn uống thanh lịch, học cách nói năng nhã nhặn và cách ứng xử khéo léo, đúng lúc đúng chỗ. Về lời khuyên con người phải "học ăn", ta có thể thấy thật không sai. Ăn uống là cách mà con người thể hiện trình độ văn hóa và sự thanh lịch của bản thân. Các nước trên thế giới đều có văn hóa ẩm thực riêng biệt. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc học cách ăn uống cho lịch sự. Người nhẹ nhàng, nho nhã thì cách ăn uống sẽ lịch sự đáng yêu. Ông bà ta có câu: "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", tức là phải có ý tứ trong bữa ăn, tùy theo tình thế mà ứng xử, để người khác có cảm tình và thêm tôn trọng với bản thân ta. Để rèn giũa tính cách cho con trẻ, các bậc ông bà, cha mẹ cũng luôn nhắc nhở về cách ăn uống sao cho nhã nhặn. Tất cả những điều đó cho thấy quả thật cần "học ăn" để hoàn thiện thêm tính cách con người.
Học ăn rồi thì nhất định phải "học nói", bởi lời nói là công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng của mỗi con người. Lời ăn tiếng nói giúp cho mối quan hệ giữa người và người trở nên thông cảm, gắn bó hơn. Lời nói khéo léo, hòa nhã khiến cho người nghe thêm hiểu vấn đề, và từ đó, hiệu quả lời nói thêm nhiều, đem tới thành công cho người giỏi nói năng. Tổng thống Mỹ Obama được mệnh danh là một nhà chính trị có tài hùng biện. Ông cho rằng: "Lời nói có thể thay đổi thế giới". Ông bà ta xưa cũng có lời khuyên rằng:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Thế mới biết "học nói" là một việc quan trọng chẳng kém gì học tập các tri thức khác. Mà học nói thì phải bắt đầu từ học sử dụng tiếng Việt cho đúng cho hay. Và cũng cần rèn luyện nhân cách cho tốt, cho đẹp. Bởi quả thật là lời nói phản ánh tính cách của con người rất rõ nét.
Câu tục ngữ còn khuyên con người nên "học gói, học mở". Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều tình huống phức tạp xảy ra, đòi hỏi chúng ta phải biết cách ứng xử khéo léo thì mới có thể giải quyết được chúng một cách êm xuôi. Những mối quan hệ giữa người và người, bên cạnh sự trung thực, thì cũng cần đến sự tế nhị. Có những sự việc mà đứng trước nó, ta nên biết cách "gói" lại cho gọn, chấm dứt phiền phức. Chẳng hạn như những mâu thuẫn xảy ra trong đời thường, nếu có thể thì chúng ta cần gói ghém lại cho khéo, tránh khoét sâu mâu thuẫn, nhất là trong mối quan hệ bạn bè chung trường chung lớp. Cũng có những khi, ta phải khéo léo "mở" lòng để đón nhận những tâm tình của mọi người xung quanh, để hiểu được bạn bè người thân, giúp đỡ, chia sẻ cùng họ những buồn vui ở đời. Việc "học gói, học mở" ấy cũng không nằm ngoài những quy tắc ứng xử như lòng biết ơn "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", sự hòa thuận trong gia đình "anh em hòa thuận hai thân vui vầy", hoặc là lòng tôn sư trọng đạo "nhất tự vi sư, bán tự vi sư"...
Tóm lại, là học sinh, thuộc lớp người trẻ của đất nước, học tập luôn là nhiệm vụ trọng tâm. Mỗi chúng ta cần có phương pháp học tập đúng đắn, toàn diện, học tri thức và cả học tập cách ứng xử trong cuộc sống, học để làm người tốt, học để hoàn thiện bản thân về mọi mặt. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể gặt hái thành công, trở thành người hữu ích.
-
Con người chúng ta ngay từ khi mới lớn lên tôi cũng vô tư không để ý gì tới những giá trị tưởng chừng nhỏ bé trong cuộc sống như câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Sau này mới thấy thực sự thấm thía là vì sao con người phải học rất nhiều thứ từ lúc mới sinh ra cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.
Học ăn chính là học cách ăn uống, ‘học nói’ là học cách giao tiếp. Còn “học gói” đó chính là những kiến thức bó hẹp đã được vạch rõ ràng cụ thể trong khung chương trình hay ở trong một lĩnh vực nào đó nhất định. “Học mở” chính là việc ngoài những kiến thức đã có sẵn trong sách vở bạn phải học mở rộng ra bên ngoài.
Và vì sao khi sinh ra con người lại phải học rất nhiều thứ như vậy? Con người là tổng hòa của các mối quan hệ trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đâu tiên là học ăn. Có lẽ rằng đây là một trong những việc mà con người phải học đầu tiên, học ăn mới có thể cho chúng ta sinh tồn được trên thế giới này. Hồi nhỏ khi học ăn chúng ta cứ nghĩ nó là một phần thuộc bản năng như khi lớn lên chúng ta lại phải suy nghĩ lại. Ăn như thế nào mới là đúng? Ăn cũng thể hiện được người đó là một con người như thế nào. Khi một người có cách ăn uống từ tốn cũng phản ánh được phần nào tính cách của họ. Ngược lại ta như thấy được nếu người nào có những thói quen ăn uống xấu như nhai nhồm nhoàm, vừa ăn vừa nói cũng đã gây ra những ấn tượng không tốt cho mọi người xung quanh. Cho nên chúng ta cũng phải học ăn như thế nào mới đúng. Khi đã học ăn xong thì lại học nói. Học nói cũng rất quan trọng, đầu tiên là học sao cho nói tròn vành rõ chữ. Nói trôi chảy lưu loát sau đó cao hơn đó chính là học nói sao cho “vừa lòng nhau”. Quả thật học nói rất quan trọng, bởi khi giao tiếp ta có thể nhận được nhiều kiến thức, cảm xúc của mọi người. Vì vậy, học ăn học nói rất cần thiết. Ông bà ta có câu bói rất hay đó chính là:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Đúng thật là vậy, tùy hoàn cảnh cũng phải tùy đối tượng mà chúng ta nói chuyện, cư xử khác nhau. Nếu như với bạn bè, ta có thể hồn nhiên cười đùa vô tư, nói có hơi quá đáng một tí thì dường như cũng chẳng ai trách vì họ hiểu mình đang đùa. Nhưng nếu như bạn đi làm nếu nói kiểu đó bạn sẽ mất điểm trong mắt của sếp và nguy cơ mất việc là rất cao. Rồi quan trọng hơn nữa đó chính là đối với người lớn hơn, các tầng lớp khác nhau cũng phải có cách hành xử riêng. Và các bạn cũng đừng để một người nghèo buồn vì cách hành xử khinh người của bạn, hay cũng đừng để người có chức có quyền xem bạn là một kẻ nịnh hót. Nói thì dễ làm mới khó. Nếu chúng ta chịu để ý một chút, để ý từ việc nhỏ như cách giao tiếp của những người chúng ta quen biết với nhau chúng ta sẽ học được nhiều điều rất hay ho đó.
Có thể nhận thấy được rằng chính kỹ năng sống không đâu xa mà nằm ngay trong những việc hàng ngày. Ta như thấy được những sự nói năng cho lịch sự, đàng hoàng, đem lại sự tin tưởng cho người khác cũng là một bài học cho chúng ta. Khi đi học, bạn chắc chắn cũng có thể hồn nhiên vui đùa với bạn bè nhưng bạn không được áp dụng hoàn toàn cái đó vào môi trường làm việc của mình. Ta cũng có thể khẳng định được môi trường làm việc nhiều tiếng cười sẽ vui vẻ, thoải mái nhưng nó sẽ khác với môi trường học tập rất nhiều đó. Bạn cũng cần phải biết để nói như thế nào cho đúng hoàn cảnh bạn nhé!
Bên cạnh đó bạn cũng hãy sống thành thật, không dối trá nhưng khéo léo trong cách giao tiếp. Cách ứng nhân xử thế của bạn cũng được phải được đề cao. Con người cần phải “học gói” đầu tiên. “Học gói” chính là học thật chuyên sâu kiến thức chuyên môn, học sao cho thông những kiến thức cơ bản và để tăng thêm kiến thức cho mình thì phải mở mang thêm kiến thức để có thể hoàn thiện bản thân mình.
Có lẽ ta cũng phải khẳng định rằng chính nền giáo dục luôn luôn quan trọng đối với con người chúng ta. Khi chúng ta có kiến thức thì không chỉ trong giao tiếp, trong lối ứng nhân xử thế con người cũng sẽ khôn khéo hơn. Khi có kiến thức giúp cho con người hoàn thành được nhiều việc một cách thật nhanh chóng.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là một lời dạy thất quý báu. Câu này của ông bà ta đã có cách đây rất lâu rồi nhưng đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị, lời khuyên răn. Ở đâu, thời điểm nào nó cũng có ý nghĩa và giúp con người ta ứng xử tốt hơn trong xã hội hiện nay.
-
Học tập là sự nghiệp quan trọng và kéo dài đến suốt đời của mỗi con người. Học không chỉ là khoảng thời gian từ lớp một đến hết lớp mười hai hay đại học, không phải chỉ là những kiến thức sách vở mà nó còn bao hàm nhiều kỹ năng khác nhau. Dân gian ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Khi nhắc đến “học ăn, học nói” có lẽ ai cũng cười và cho rằng hai điều này thì ai chẳng biết. Từ khi sinh ra ta đã có bản năng ăn uống, đói thì khóc để được cho ăn, rồi nói thì chúng ta có thể bắt chước mọi người xung quanh khi chúng ta tập nói. Vậy tại sao ông cha ta lại nói rằng cần “học ăn, học nói”. Trong bữa cơm hằng ngày có lẽ chúng ta đã từng nghe ông bà, cha mẹ nhắc nhở rằng “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” để răn dạy chúng ta khi ăn uống cần phải có phép tắc và để ý tới xung quanh. Khi có khách khứa chúng ta cần ăn uống lịch sự, không được nói chuyện, cười đùa và để bát đũa phát ra tiếng động lớn trên bàn ăn. Đúng thế trong văn hóa của chúng ta thì bữa ăn có những quy tắc có thể riêng trong gia đình, hay theo vùng miền. Cách ăn uống còn là khía cạnh để người khác nhìn nhận và đánh giá về tính nết của con người.
Không chỉ vậy, văn hóa dùng bữa còn thể hiện địa vị, phong cách của một người. Vì thế trên thế giới có rất nhiều thương gia, những người có địa vị cao thường phải học những khóa học về cách dùng bữa, cư xử trên bàn ăn để hợp với nghề nghiệp hay địa vị của bản thân.
Bên cạnh “học ăn” thì “nói” cũng là một vấn đề cần phải học. Trong cuộc sống có những người giao tiếp tốt, có những người bộc trực, nói năng thô lỗ. Cách chúng ta dùng lời nói để giao tiếp với mọi người xung quanh là cách thể hiện tính cách, phẩm chất đạo đức của bản thân. Qua lời nói khiến mọi người có thể đánh giá về trình độ học vấn, về cả con người của người nói. Có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đúng vậy, con người ta có khi rất dễ bị ảnh hưởng bởi những chi tiết nhỏ trong đời sống, nhất là lời nói trong giao tiếp. Có những người chỉ vì lời qua tiếng lại mà dẫn tới xích mích, đánh nhau. Hay có những người chỉ vì không khéo ăn nói mà bị người khác ghét bỏ. Lời nói có giá trị rất lớn nếu chúng ta biết cách “lựa lời” cho phù hợp với hoàn cảnh. Dân gian ta có câu: “Mồm mép đỡ tay chân” chính vì thực tế trong xã hội có rất nhiều người mặc dù năng lực làm việc có hạn nhưng do khéo ăn nói nên được mọi người yêu quý và giúp đỡ. Tuy nhiên “học nói” ở đây không phải là nói những lời hoa mỹ, quá lên so với sự thật thậm chí là nói dối mà là cách lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh, nói khéo dựa trên sự thật và sự trung thực.
Bên cạnh “học ăn, học nói” thì cha ông ta còn răn dạy chúng ta cần phải “học gói, học mở”. Vậy “gói, mở” là học gì? Ở đây không chỉ mang ý nghĩa là đóng gói và mở một vật nào đó giống như khi chúng ta học cách gói một món quà. Trong cuộc sống có rất nhiều thứ chúng ta phải sắp xếp, thu thập và không phải ai cũng làm tốt nó. Vì thế cần phải học hỏi, quan sát tiếp thu để có lối sống ngăn nắp, để tạo ra những sản phẩm đẹp, để người khác ưng ý. Người ta nói “Xấu che tốt khoe” chính là để nói đến vế sau của câu tục ngữ trên. Mỗi người cần biết ứng xử hợp lẽ, khôn ngoan trong việc che đi những khuyết điểm và nâng cao giá trị của mình bằng những ưu điểm của bản thân. Che khuyết điểm không đồng nghĩa với giấu dốt mà phải lựa chọn đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh.
Mỗi chúng ta cần trang bị cho bản thân rất nhiều kiến thức và kỹ năng để phục vụ cho công việc và cuộc sống. Vì thế quá trình học tập là quá trình không thể thiếu, nó diễn ra mỗi ngày và thậm chí là suốt đời. Học không phải chỉ những kiến thức khoa học trong sách vở mà còn là cả những thứ quen thuộc tưởng chừng như nhỏ bé đó là “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
-
Từ ngàn xưa, có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giữa người với người. Trong ngôn ngữ thì tiếng nói có vai trò hết sức to lớn để mọi người giao tiếp với nhau. Có nhiều câu ca dao, tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của lời nói như: Lời nói gói vàng; Nói ngọt lọt đến xương; Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe…Bằng kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình ứng xử, giao tiếp, để nhấn mạnh sự cần thiết của việc học nói, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều điều con người phải học. Ăn là việc tưởng chừng dễ nhất, nhưng thực ra không dễ chút nào. Cách ăn uống phần nào thể hiện tính cách con người, cho nên muốn tỏ ra là người có văn hóa, chúng ta phải học ăn. Những bậc cha mẹ lúc kén con dâu thường xem xét rất kỹ về công, dung, ngôn, hạnh, mà cụ thể là đường ăn nết ở, lời nói, dáng đi sao cho đoan trang, khéo léo, dịu dàng, vừa mắt, vừa ý mọi người.
Muốn trở thành người tốt chúng ta phải học nhiều điều. Học nói có ý nghĩa rất lớn để con người tự hoàn thiện mình. Trong thực tế, vốn ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ của từng người có khác nhau. Nó thể hiện trình độ tư duy và năng lực làm việc của mỗi người. Sự thật cho thấy, con đường nhanh nhất gây được thiện cảm với người mà mình giao tiếp thì không gì tốt hơn là lời nói. Mà muốn đạt hiệu quả cao trong giao tiếp thì trước hết người nói phải hiểu điều mình muốn nói và nói sao cho người nghe hiểu được điều đó. Thiếu vốn từ, người nói sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt. Muốn nói năng được trôi chảy và chính xác, chúng ta phải học cách nói. Trước hết là phải nắm chắc vốn từ mình đã có bằng cách phải nhớ được nghĩa của từ và cách sử dụng từ đó.
Khi nói, ta phải chọn từ cho thích hợp. Khi giao tiếp, ta không chỉ dùng từ, dùng câu mà còn dùng đến đoạn, có khi dùng cả văn bản để trao đổi ý tưởng với mọi người. Để giúp mọi người học nói được tốt, câu tục ngữ đã dùng hình ảnh học gói, học mở vừa cụ thể, vừa dễ hiểu. Muốn gói một món đồ, ta cần biết gói gì trước, gói gì sau, cũng như khi mở một món đồ, ta cần phải biết mở cái gì trước, mở cái gì sau. Vậy khi nói, ta cũng phải nên nghĩ xem nên nói điều gì trước, nói điều gì sau, luôn cân nhắc thận trọng, không nên bộp chộp, vội vàng. Ca dao xưa đã khéo léo dạy mọi người cách nói năng sao cho dễ nghe:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Lựa lời là lựa chọn từ ngữ thích hợp với đối tượng giao tiếp. Việc lựa lời thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân. Tiếng Việt giàu đẹp và phong phú về mặt ngữ nghĩa. Hiện tượng đồng âm khác nghĩa khá phổ biến hoặc cùng một sự vật hay một hiện tượng lại có nhiều cách gọi khác nhau. Vì thế khi giao tiếp với đối tượng nào, ta phải có cách nói phù hợp với đối tượng ấy. Khi nói với người bề trên phải rất cẩn trọng trong việc lựa lời để thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng. Với người dưới, ta phải nói sao cho đứng đắn, dễ nghe, dễ hiểu. Với bạn bè, ta có thể sử dụng từ ngữ thân mật. Lời nói làm vừa lòng nhau là lời nói tạo ra được sự cảm thông và hiểu biết. Một điều kiện không thể thiếu trong giao tiếp.
Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho mối quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định, dân gian thường gọi là vạ miệng. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời. Mỗi người có một vố ngôn ngữ và cách diễn đạt khác nhau cho nên mới có người khéo nói, người vụng nói, người nói ngọt, người nói xẵng. Tuy nhiên, muốn có khả năng lựa lời thì chúng ta phải học nói. Trước hết là học ở những người thân trong gia đình, rồi học ở thầy cô giáo, bạn bè ở trường, ở lớp, học ở ngoài xã hội.
Học cái hay cái đẹp trong cách dùng từ ngữ chính xác; trong cách đặt câu đúng ngữ pháp. Học lối diễn đạt giản dị, tự nhiên mà vẫn thể hiện được đầy đủ thông tin cần diễn đạt tới người nghe. Từ nói đúng, chúng ta cố gắng rèn luyện để có thể nói hay, tức là cách nói diễn cảm có sức thuyết phục đối với người nghe. Để diễn tả hiệu quả của cách nói này, tục ngữ có câu: Nói ngọt lọt đến xương. Ý nghĩa của từ ngọt ở đây chỉ sự nhẹ nhàng, khéo léo trong diễn đạt, chứ không phải sự cố tình làm ra vẻ ngọt ngào với mục đích xấu để huyễn hoặc, lừa dối người nghe. Một lời nói êm tai nhưng giả tạo không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn.
Xưa kia, ông cha chúng ta khẳng định lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của con người qua câu ca dao: Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Dân gian cũng nói: Nhất thanh nhì sắc, có nghĩa là con người ta đẹp trước hết ở giọng nói, tiếng nói, còn nhan sắc được xếp ở sau. Trong ứng xử hàng ngày, nhân dân ta coi trọng lời chào hỏi: Lời chào cao hơn mâm cỗ, ngụ ý quý trọng tấm lòng hơn vật chất, mà tấm lòng trước hết được thể hiện qua lời chào hỏi. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, lời nói lại càng quan trọng. Hàng hóa tốt, cửa hàng đẹp, nhưng người bán không lịch sự, niềm nở, đon đả thì cũng không thu hút được người mua. Cộng đồng mới, xã hội mới càng đòi hỏi mỗi chúng ta phải biết cách nói năng lịch thiệp, tế nhị.
Muốn đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta phải không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại tiên tiến. Biết bao nhiêu điều phải học mà trong đó, học nói là điều quan trọng và cần thiết vì nó tạo thuận lợi cho chúng ta khi bước vào đời.
-
Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng việc ăn nói trong đời sống hằng ngày. Bởi thế, trong nhiều câu ca dao tục ngữ đã khẳng định: lời nói gói vàng. Bằng kinh nghiệm sống của mình, người xưa đã đúc kết được câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở để khuyên bảo chúng ta học hỏi để sống sao cho lịch sự, tế nhị, biết cách đối nhân xử thế, thành thạo các việc.
Có rất nhiều thứ trong cuộc sống mà con người phải học. Việc ăn tưởng chừng như là việc dễ dàng nhất rồi, nhưng không, nó lại là cái mà con người nên học đầu tiên. Học cách ăn làm sao thể hiện được mình là người có văn hóa, có học thức. Ăn làm sao để phần “người” át đi phần “con” tồn tại trong mỗi chúng ta. Ăn không chỉ là một hành động để sinh tồn, mà nó còn là một khía cạnh giúp đối phương đánh giá được phẩm chất con người của ta. Bởi thế, ăn làm sao để mọi người không dị nghị, biết được mình là con người lịch sự.
“Học nói” cũng vô cùng quan trọng. Khi ta mới bắt đầu bi bô những chữ đầu tiên trong đời, bố mẹ ta đã dạy ta những từ hay, ý đẹp. Nhưng khi lớn lên rồi, ta chủ động được lời nói của mình, thì việc dùng từ sao cho lọt tai mọi người lại là vấn đề khác. Con đường nhanh nhất để gây được thiện cảm với người khác là lời ăn tiếng nói. Muốn đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, trước hết bản thân ta phải biết ta đang muốn nói gì, và dùng từ ngữ như thế nào để biểu đạt được nó. Muốn làm được điều đó, trước hết mỗi người phải có được vốn kiến thức đủ rộng, có vốn từ phong phú và phải biết sử dụng chúng hợp lý. Khi giao tiếp, cần phải biết được điều gì nên nói, điều gì không, luôn cân nhắc thận trọng trước khi nói chứ không nên bộp chộp, vội vàng.
Học ăn học nói được hiểu là học để biết cách ăn, biết cách nói thế nào cho lịch sự, cho văn minh, chúng ta ai cũng hiểu điều đó. Nhưng còn học gói học mở? Nó có liên quan gì đến lối sống, cách sống? Theo các cụ thời xưa, ở Hà Nội trước đây các gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh đặt vào cái chén nhỏ để bày lên mâm. Lá chuối tươi thường giòn, dễ rách nên dễ bật tung khi mở. Phải thật khéo tay mới gói và mở được. Vì vậy biết gói và mở trong trường hợp này được coi là tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Và để biết gói nước chấm, biết mở chúng thì ai cũng cần phải học.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, thì cách giao tiếp là một vũ khí quan trong trong mọi việc. Hàng hóa tốt, cửa hàng đẹp, những người bán lịch sự, niềm nở, đon đả thì mới có nhiều khách lui tới. Bởi thế, giao tiếp có một sức mạnh vô hình. Muốn đạt được thành công trong cuộc sống, trước hết chúng ta cần phải rèn giũa bản thân, không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết thì mới nắm vững được thành công.
Câu tục ngữ là một lời nhắc nhở kín đáo, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn để tiến tới làm việc, học tập thật tốt trong môi trường hiện đại.
-
Lời nói chính là ngôn ngữ phương tiện trao đổi để con người giao lưu, hiểu được tâm tư tình cảm của nhau. Trong cuộc sống của con người từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành, già nua và chết đi, mỗi thời kỳ chúng ta đều phải học tập rất nhiều thứ khác nhau trong cuộc sống, bất kỳ cái gì cũng phải học. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” thể hiện sự cần thiết phải học tập trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống con người.
Câu nói có ý khuyên nhủ con người hãy cư xử nói năng cho thấu tình đạt lý, “lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, con người thường xuyên phải sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý kiến, thái độ sống của mình. Nếu chúng ta không biết lựa chọn ngôn ngữ thích hợp với ngữ cảnh thì sẽ làm người đối diện tỏ vẻ khó chịu, mất thiện cảm với chúng ta, khiến cho chúng ta mất điểm trước mắt họ.
Thái độ giao tiếp, ngôn ngữ cử chỉ, sẽ nói lên trình độ văn hóa, phong cách sống của một con người cho chúng ta một cái nhìn tổng quan nhất về con người đó. Một người ăn nói dịu dàng, nho nhã sẽ gây được thiện cảm hơn với người thường xuyên nói tục chửi bậy, gây phản cảm với người xung quanh.
Trong cuộc sống con người học đối nhân xử thế, ứng xử trong giao tiếp cho vừa lòng nhau giữa người với người là điều vô cùng khó. Muốn đạt được mục đích đó chúng ta phải cố gắng hoàn thiện mình, cái gì hay , cái gì tốt ở người xung quanh chúng ta nên cố gắng học hỏi, cố gắng để phát huy được ưu điểm của mình, và hạn chế những nhược điểm của mình trong mắt người khác.
Việc chúng ta phải lựa lời để nói, là một việc làm liên tục lâu dài trải qua nhiều thời gian, chứ không phải có thể học trong một ngày, hai ngày là thành công. Việc học của con người là vô tận học cho tới lúc già, lúc chết cũng vẫn phải học, bởi cuộc sống của con người không ai là hoàn hảo cả , ai cũng có những khuyết điểm sai lầm của riêng mình. Chính vì vậy để không làm gì phải lăn tăn, hối hận suy nghĩ về sau, người xưa mới nói câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Ý nghĩa của câu nói này là bất kỳ việc gì con người ta cũng đều phải học, từ những việc đơn giản nhất như việc ăn cũng phải học. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng thể hiện việc ăn uống có văn hóa, biết ứng xử đúng lễ nghĩa. Trước khi ăn vào nhìn trước ngó sau xem có ai lớn tuổi hơn thì mời người đó, thể hiện việc lễ nghĩa.
Trong câu nói thường ngày người xưa thường bảo “Ăn thì phải nhai, nói phải nghĩ” thể hiện việc ăn cũng không đơn giản phải nhai thật kỹ không mắc nghẹn, còn lời nói thì phải nghĩ kỹ không sẽ làm người khác khó chịu, về thái độ cư xử không đúng của mình.
Học gói, học mở thể hiện sự quan trong trong giao tiếp dù tặng quà hay nhận quà chúng ta cũng phải thể hiện thái độ trân trọng thành kính, không phải muốn làm gì thì làm theo ý của chúng ta. Câu nói này thể hiện việc cần phải học tất cả mọi thứ trong cuộc sống từ những cái dễ nhất, tới cái khó hơn…
Trong hoàn cảnh nào thì câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đều đúng trên mọi phương diện, nó là tình cảm là lời nhắn nhủ của ông cha ta tới con cháu của mình, làm gì cũng cần nhìn trước ngó sau, cần học tập để có thể ứng xử cho đúng mực.
-
Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi.” Học là quá trình liên tục không ngừng nghỉ. Cũng như xây dựng một ngôi nhà, cần có một nền móng vững chắc thì ngôi nhà mới vững vàng được. Từ khi sinh ra, chúng ta bắt đầu học, học những điều nhỏ nhất. Bởi thế ông bà ta đã có câu :” Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Trước hết chúng ta cần hiểu ý nghĩa của câu nói. "Học ăn” là là gì? Là học cách ăn uống. Ăn uống là vấn đề thuộc về văn hoá ẩm thực của mỗi dân tộc, vùng miền.Mỗi dân tộc, vùng miền sẽ có những yêu cầu, những bản sắc riêng. "Học ăn” có thể hiểu là học lấy cái nét văn hoá của quê hương, dân tộc mình. Ví như ở nước ta, "ăn trông nồi ,ngồi trông hướng” là lịch sự, đúng lề thói đạo đức Á Đông. Khi hầu hết mọi người đều nghĩ rằng ăn uống là bản năng, nhưng thực chất nó là một nét văn hoá thể hiện sự văn minh, lịch sự trong sinh hoạt nói riêng và trong đời sống nói chung. Chúng ta phải biết học cách ăn uống làm sao để mọi người không chê cười.
Qua cách ăn uống thể hiện lối sống có phép tắc, tính cách và sự hiểu biết, văn minh của mỗi con người. Thậm chí ở nhiều đất nước phát triển, chất lượng cuộc sống tốt, ăn uống còn trở thành một nghệ thuật. Ở những nước phương Tây vẫn có những lớp học cách ăn uống, phong thái cho từng độ tuổi ở từng tầng lớp xã hội và công việc khác nhau. Gần đây, ở một số những trường phổ thông của nước ta cũng có những khóa học đào tạo nữ công, hướng dẫn học sinh cách bày bàn ăn, cách cư xử trong bữa ăn,…Hay từ nhỏ chúng ta luôn được bố mẹ, ông bà nhắc nhở khi ăn không được cười đùa, nói chuyện, phải ngồi thẳng lưng, không cúi mặt ,… Tất cả tạo nên văn minh, lịch sự trong sinh hoạt ăn uống.
Một trong những điều mà mỗi con người khi được sinh ra cần phải học không gì khác chính là “học nói”. Khi còn nhỏ, chúng ta tập nói bi bô, tập gọi bà, gọi mẹ, tập cách đánh vần, phát âm, cách đặt câu, dùng từ để nói lên những mong cầu hay thể hiện ý kiến cá nhân. Lớn hơn một chút, chúng ta phải học cách nói văn minh, lịch sự và giàu tính thuyết phục. Học nói trước hết là học nói năng lịch sự, lễ phép, gọi dạ bảo vâng. Cao hơn là học để trở thành người biết ăn nói. Trong cuộc sống, cần phải biết có những điều nên nói và không nên nói và phải biết nói như thế nào cho hợp tình hợp lý như người xưa đã dạy:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
“Lời nói gió bay”. Một lời nói ra là một lời không thể rút lại. Bởi vậy mỗi người phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” . Biết nói những điều dễ nghe, không mất lòng người đối diện sẽ tạo nên một thiện cảm tốt. Chẳng hạn như trong môi trường học tập và làm việc. Một người khéo ăn khéo nói sẽ được lòng bạn bè, đồng nghiệp và thầy cô, được mọi người yêu mến. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là nói những lời giả dối, nịnh hót không thật lòng. Một con người khôn khéo là con người biết nói ra sự thật nhưng cũng biết ăn nói, khéo léo trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, mỗi con người còn cần "học gói” và “học mở”. Học gói học mở có thể học cách sống có nề nếp, ngăn nắp, có thẩm mỹ… Nhưng cũng có thể là học cách gói ghém tri thức, gói ghém vốn sống, những gì đã học được và học cách để vận dụng mỗi khi cần thiết. Song cũng có thể là học cách cư xử” xấu che tốt khoe” trong cuộc sống hằng ngày.
Tóm lại, có thể thấy câu tục ngữ "học ăn, học nói, học gói, học mở” là bài học rất thiết thực đối với mỗi con người trong cuộc sống. Cuộc sống càng phát triển thì sự văn minh, lịch sự và phong thái của con người càng được yêu cầu cao, đôi khi nó cũng là thước đo cho giá trị đạo đức của mọi người. Mỗi chúng ta phải biết răn mình và rèn luyện từ nhỏ để trở thành một người đáng trọng trong xã hội.
-
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là câu tục ngữ này thường được dùng với nghĩa khuyên bảo nhau học hỏi để sống sao cho lịch sự, tế nhị, biết cách đối nhân xử thế, thành thạo các việc.
Học ăn học nói được hiểu là học để biết cách ăn, biết cách nói thế nào cho lịch sự, cho văn minh, chúng ta ai cũng hiểu điều đó. Nhưng còn học gói học mở? Và nó có liên quan gì đến lối sống, đến cách sống?
Theo các cụ, ở Hà Nội trước đây, các gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh đặt vào cái chén xinh xinh bày lên mâm. Lá chuối tươi thường giòn, dễ gây rách khi gói, dễ bật tung khi mở. Phải khéo tay mới gói và mở được, vì vậy biết gói và mở trong trường hợp này được coi là tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Và để biết gói nước chấm, biết mở nước chấm ra ăn đều phải học.
Trong giao tiếp hàng ngày, bên cạnh cách nói đầy đủ này, người ta thường sử dụng câu thành ngữ này dưới dạng rút gọn: Học ăn học nói cũng nhằm diễn đạt ý trên. Từ lâu, lời nói luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì thế mà trong kho tàng thành ngữ tục ngữ ở tất cả các nước đều có các lời khuyên về lời nói. Người Pháp có câu: Hãy uốn lưỡi bảy lần khi nói; Lời nói như lá cây, cây nào có nhiều lá thì ít quả… Người Trung Quốc có câu: Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy (một lời nói ra khỏi miệng thì xe bốn ngựa cũng không đuổi kịp)
Ông cha ta cũng có rất nhiều thành ngữ và tục ngữ khuyên răn về chuyện nói năng: Ăn bớt bát, nói bớt lời; Rượu lạt uống lắm cũng say/ lời khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm; Vạ tay không bằng vạ miệng; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
"Ăn nói" ở đây chỉ về cách ứng xử, người giỏi giao tiếp cũng còn gọi là người biết cách ăn nói. "Gói" là giữ kín, không phải chuyện gì cũng tiết lộ được, không phải lúc nào cũng phải tỏ rõ thái độ. "Mở" là bày tỏ, có những chuyện cần phải nói, có những ý kiến cần phải biết cách trình bày để bắc được nhịp cầu thông cảm. “Học ăn” để con người biết lễ phép trong ăn uống, biết ăn trông nồi ngồi trông hướng và ăn sao đảm bảo được sức khỏe của bản thân. “Học nói” để thể hiện mình, giữ mối quan hệ xã hội, một phần giúp ích cho cuộc sống tương lai. “Học gói” để biết tóm gọn các lĩnh vực, phân chia phạm vi, biết tập trung vào chí hướng của mình. “Học mở” để giải quyết được những khúc mắc của bản thân từ đó tìm được ý nghĩ của cuộc sống.
Cái “học” này bắt đầu ngay từ trong gia đình và do gia đình là chính, nhà trường không có dạy môn học không giáo trình này.Đây mới thực sự là giáo dục, nhà trường chỉ chú trọng công tác đào tạo thôi. Người xưa muốn nhắn nhủ những việc như ăn nói gói mở tuy đơn giản chúng ta cũng cần phải học huống hồ là những việc lớn chúng ta lại càng cần phải học. Mỗi hành vi của con người ta đều là sự tự giới thiệu mình với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người phải học để mọi hành vi, ứng xử điều chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức là con người có văn hóa có nhân cách.
Học cả người lớn và người bé, người già người trẻ, học trong mọi lúc mọi chỗ mọi nơi, tất tần tật chỗ nào mình cũng phải cho là mình còn thiếu kém về sở học. Các cụ nói rằn: “Đi đất khách quê người,đứa bé lên mười cũng gọi bằng anh”.
Vì vậy, qua câu tục ngữ này, người xưa một lần nữa khuyên nhủ con cháu hãy sống sao cho thật ý nghĩa, biết trên, biết dưới. Luôn luôn học hỏi mọi lúc, mọi nơi giống như Lê Nin từng nói “học, học nữa, học mãi”.
-
Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc. Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội.
Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.
Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết của đời sống xã hội. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá ẩm thực, mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục - ăn hùng hục, ăn lấy được, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt ẩm thực, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân, thầy cô giáo, trí thức, thứ bộ trưởng...
Vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày.
Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức (vốn sống, vốn hiểu biết). Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng (vấn đề thẩm mỹ). Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, ta quen gọi là “bàn tay vàng”, nhưng lại có những người rất vụng về.
Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát, khéo léo, có con mắt nghệ thuật mới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.
Câu nói của dân gian có tác dụng răn dạy, giáo dục con người rất hay trong cuộc sống, muốn làm tốt, thành công một việc gì đều phải học hỏi. Đó là bài học quý báu của cha ông để lại cho chúng ta những điều hay lẽ phải, muốn đạt kết quả cao phải học tập, rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng bản thân
-
Trong cuộc sống của con người để trở thành một con người hoàn thiện, ngoài việc học tập tri thức ở nhà trường và sách vở, chúng ta còn có rất nhiều việc để học như “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Vậy trước tiên phải hiểu được thế nào là “Học ăn, học nói, học gói, học mở”? “Học ăn” là học cách ăn uống từ tốn lịch sự; “học nói” là nói năng lễ phép, thưa gửi đàng hoàng và đặc biệt là không được chêm lời hay cướp lời còn “học gói, học mở” là học sự khéo léo trong động tác, trong công việc. Vậy tại sao mình lại phải học những thứ tưởng chừng như bản năng của con người trong khi có quá nhiều thứ cần phải học. Bởi đánh giá một ai đó không chỉ dựa vào kiến thức, vẻ đẹp về hình thể mà còn dựa vào cách bạn ăn uống, cách bạn nói chuyện, cách bạn xử lý công việc có thật sự là ổn thỏa hay chưa.
Mọi người thường nghĩ việc ăn đơn giản là cung cấp năng lượng cho bản thân nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Việc ăn uống một cách bừa bài, không có chế độ ăn uống khoa học có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tiến độ làm việc của họ. Đặc biệt nó còn phần nào thể hiện tính cách cũng như trình độ văn hóa của bạn. Nếu như bạn thấy ai vừa ăn vừa nói sẽ gây khó chịu đối với những người xung quanh hay với những người ham ăn không hiểu đạo lí “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, người khác sẽ đánh giá bạn là người không biết tiết chế bản thân.
Việc học nói cũng như vậy, có những lời nói có thể làm cho người nghe cảm thấy ấm lòng . Cũng có những lời nói vu vơ, tưởng chừng đơn giản nhưng đã vô tình làm tổn thương đến người khác. Lời nói là thứ mà bản thân mình có thể kiểm soát và điều khiển nó một cách dễ dàng vậy vội gì trước khi nói ra không uốn lưỡi bảy lần để xem rằng những lời mà mình định nói sắp tới đây có ảnh hưởng đến bản thân hay bất kì ai hay không. Lời nói như chiếc dao hai lưỡi, nó có thể giúp bản thân, giúp người khác nhưng đôi khi có thể sẽ trở thành tai họa vô cùng to lớn. Mỗi lời bạn nói ra không phải với bất kì ai cũng vậy.Với bạn bè có thể là sự vô tư, phóng khoáng; với gia đình có thể là sự lễ phép, là những lời bộc bạch nội tâm nhưng trong công việc luôn luôn phải nghiêm túc và đứng đắn. Lời ăn tiếng nói thể hiện được thái độ, trình độ văn hóa, nó không chỉ phản ánh riêng bản thân bạn mà còn phản ánh những người xung quanh bạn bởi: “Mưu tầm mưu, mã tầm mã”. Có thể với bạn nó không hẳn là như vậy nhưng với người khác bạn chính là người không được dạy dỗ về cách ăn nói , cách ứng xử. Ăn nói lễ phép được mọi người quý mến, ăn nói lịch sự được mọi người kính nể, ăn nói thật thà được mọi người tin tưởng.
Ngoài việc học ăn, học nói ra con người ta còn phải học gói, học mở túc là học cách ứng xử sao cho vẹn cả đôi đường. Trong xã hội hiện nay đòi hỏi cần phải có những người chủ động, phải biết đối phó tất cả những tình huống có thể xảy ra. Ngay trong tất cả các cuộc thi nhan sắc, không chỉ chiến thắng về vẻ đẹp hình thể mà còn phải trả lời thật tốt những câu ứng xử thật tốt về những vấn đề trong xã hội hiện nay. Thử hỏi nếu như không có nền tảng kiến thức thật tốt, không được học cách ứng xử thì sao có thể trả lời được. Cũng có rất nhiều nghệ sĩ vì không có cách ứng xử đúng mực nên đã bị cư dân mạng chỉ trích, khiến cho sự nghiệp khó có thể thăng tiến như trước. Suy cho cùng việc học ăn, học nói, học gói, học mở là cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân trở thành những con người hoàn hảo trong xã hội.
Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta có một cuộc sống hiện đại, thoải mái tuy nhiên chính vì có cuộc sống vô lo, vô nghĩ vì bản thân lúc nào cũng được chiều chuộng mà đã khiến một số bạn trẻ có xu hướng không để ý đến những người xung quanh, chỉ sống riêng cho bản thân mình, căn bản không biết ứng xử, ăn nói với mọi người sao cho đúng mực.
Như vậy, câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở ” là lời khuyên răn chúng ta về cách sống . Thực hiện tốt lời khuyên trong câu tục ngữ chúng ta sẽ ngày càng sống tốt hơn đẹp hơn và trở thành con người hoàn thiện hơn.
-
Con người sinh ra trong xã hội luôn luôn phải học mọi thứ để có thể tồn tại trong cuộc sống này. Chính vì thế mà sự học không bao giờ là thừa hay muộn cả. Nói về những điều phải học hỏi thì trong kho tàng văn học dân gian của cha ông ta cũng đã có những câu nói răn dạy rất hay. Và một trong những câu nói đó thì có câu khuyên rất hay đó chính là “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Nhận thấy được rằng cũng chính trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều điều con người phải học. “Ăn” ở trong câu nói đó như là việc tưởng là dễ nhất, nhưng thực ra không dễ chút nào. Cách ăn uống phần nào thể hiện tính cách con người, cho nên muốn tỏ ra là người có văn hóa, thì mọi người chúng ta phải học ăn. Những bậc làm cha mẹ lúc kén con dâu thường xem xét rất kĩ về những điều như “công, dung, ngôn, hạnh” mà dường như cụ thể là đường ăn nết ở, lời nói, dáng đi sao cho đoan trang, khéo léo, dịu dàng, vừa mắt, vừa ý mọi người.
Con người sinh ra cũng phải học rất nhiều điều. Ăn nếu như người ta vẫn coi là bản năng sinh tồn ai ai cũng biết. Những để có thể ăn mà vẫn thể hiện được mình là một người lịch sự thì không phải ai cũng biết được. Những sự từ tốn, những tác phong ăn uống cũng luôn luôn quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Thêm nữa đó chính là “học nói”. Có một sự thật cho thấy, con đường nhanh nhất gây được thiện cảm với người mà mình giao tiếp thì không gì tốt hơn là lời nói cả. Thực sự mỗi chúng ta mà muốn đạt hiệu quả cao trong giao tiếp thì trước hết mỗi người nói trước tiên cũng phải hiểu điều mình muốn nói đa. Sau đó thì mới nói đến chuyện làm sao cho người nghe hiểu được điều đó. Thực sự mà chúng ta thiếu vốn từ, người nói sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt. Khi bản thân chúng ta nói ra một điều gì đó trong giao tiếp hàng ngày thì cũng chỉ cần dựa vào các nói của mình mà đối phương lại có thể đánh giá mình là người như thế nào. Cho nên việc chúng ta học nói như thế nào cho đúng nghĩa thì cũng rất quan trọng.
“Học gói” ta hiểu được ở đây chính là những kiến thức trong nhà trường mà chúng ta cần phải học. Học thật tốt những tri thức mà thầy cô dạy dỗ. Học để lấy nền tảng, những kiến thức trong nhà trường chính là kiến thức cơ bản về xã hội, về cả hiện tượng trong xã hội. Cách chúng ta cần làm như thế nào cho đúng. Những kiến thức nền luôn luôn là những kiến thức quan trọng không ai có thể không học. Mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình nhưng kỹ năng quan trọng để có thể cố gắng nắm bắt tiếp thu tri thức của nhân loại. Tất cả những kiến thức trong nhà trường sẽ cho chúng ta ra ngoài làm việc được. Và nếu như muốn công việc có hiệu quả thì đâu phải những kiến thức được gói gọn trong sách giáo khoa kia đã là đủ. Chúng ta phải học những kiến thức từ những người xung quanh, học ở mọi thứ. Từ đó ta cũng mới có thể hiểu được rằng vì sao bình thường nó là như thế này trong thực tế lại có nhiều điều đối lập. Để có thể mở mang kiến thức thì kiến thức “gói” trong sách vở, lý thuyết cũng cần phải được áp dụng trong thực tiễn của chúng ta.
Vậy để có thể trở thành những người có ích cho đất nước, cho xã hội và cho chính bản thân mình thì con người chúng ta cần phải học ở thêm rất nhiều. Nhất là trong thời buổi ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, lời nói lại càng quan trọng hơn. Chúng ta hãy thể hiện tri thức của mình ngay từ trong ăn uống, lời nói, lý thuyết cũng như thực tiễn để chứng minh được rằng bạn là những người có học và thật uyên bác. Muốn được như vậy chắc chắn bạn phải có nền tảng và ý thức muốn học, muốn vươn lên.
Qủa thực trong xã hội ngày nay thì nếu như muốn đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta phải không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, cũng như là các vốn hiểu biết.Và có như thế mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại tiên tiến. Ta phải nhắc nhớ đó chính là phải học mọi lúc mọi nơi, học từ việc nhỏ nhất thì chúng ta mới có thể đứng vững trong cuộc sống này. Vfa câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở” quả thật đúng đắn.
-
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam có một truyện vui nhiều ý nghĩa. Truyện kể, có một ông khách đột ngột thăm nhà bạn vào lúc đúng bữa cơm. Vị khách đi đường xa hết tiền lộ phí, lại đói bụng. Chủ nhà cũng thuộc diện nghèo khó không đủ điều kiện tiếp đãi đầy đủ, chỉ tiện mời bữa ăn. Khách ăn không đủ no, muốn ăn tiếp lại ngại vì không biết nồi cơm gia chủ có còn không, nên rất tế nhị đưa bát (chén) về phía chủ, nói vui: "Nhà tôi năm ngoái có cây ổi ra trái to bằng cái bát này". Chủ nhà cũng rất tế nhị đưa cái nồi hết sạch cơm cho khách xem và nói: "Năm ngoái nhà tôi có cây cam, trái to bằng cái nồi". Cả khách và chủ đều vui vẻ chấp nhận sự đạm bạc thiếu thốn của mình.
Từ truyện vui kể trên, người viết nhớ tới câu tục ngữ: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Thiết nghĩ, truyện vui kể trên cũng đã nói lên phần nào giá trị của việc "Học ăn, học nói, học gói, học mở" này.Ăn là vấn đề sinh tồn và phát triển. Học ăn cũng là học cách để tồn tại và phát triển. Người ta học ăn để biết và thấu hiểu 3 vấn đề sau: Tại sao ăn, ăn gì và ăn như thế nào?* Tại sao sao ăn? Không chỉ là câu hỏi về tiềm thức của bản năng. Đó còn là câu hỏi của lý trí, tình cảm. Ăn vì đói, vì thói quen đến bữa, vì giao tế, vì người khác là chuyện bình thường. Ăn để khám phá chuyện ẩm thực, để thưởng thức cái ngon cái đẹp, cũng là điều hợp lẽ tự nhiên.
Nhưng nếu ăn vì sự tham lam như một loài ếch Nam Mỹ hay bầy đàn châu chấu thì không còn là chuyện bình thường nữa.* Vấn đề thứ hai là ăn cái gì? Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm để biết đồ ăn nào sạch, đồ ăn nào bẩn, cái nào ăn được, cái nào không thể ăn.* Vấn đề thứ ba là ăn như thế nào? Vấn đề này xem ra tuy đơn giản nhưng lại rất nhiều phức tạp và phong phú. Không chỉ là vấn đề ăn nhanh, ăn chậm hay lịch lãm tinh tế trong khi ăn. Tình cảm và thái độ sống góp phần quyết định trong việc ăn như thế nào. Nhìn người khác để ăn. Ăn vừa đủ, ăn có văn hóa có lẽ là những yêu cầu căn bản trong vấn đề ăn như thế nào.Việc học nói cũng gần giống như chuyện học ăn.
Nói là bản năng của con người. Học nói cũng thuộc về bản năng. Trong cuộc sống, người ta phải thường xuyên đối diện với 3 vấn đề sau: Tại sao nói, nói điều gì và nói như thế nào?Như trên đã trình bày, nói thuộc về bản năng là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc nói nhất thiết phải học. Tính xã hội là một thuộc tính của con người.* Vấn đề "Tại sao nói" không chỉ có trong tiềm thức mà luôn tồn tại trong lý trí, tình cảm. Trong đời sống thường ngày, trong công việc, nói vì mình, vì người khác, vì cộng đồng xã hội là điều bình thường. Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề này là đạo đức và trách nhiệm sống.
* Nếu vì tình người, vì trách nhiệm xã hội, vì cái đẹp, người ta sẽ tìm được và giải mã vấn đề khi "Nói điều gì". Kẻ ích kỷ, vụ lợi, gian xảo sẽ nói những gì có lợi cho mình, bất chấp sự tổn hại hay tổn thương đến cho người khác.* Ở vấn đề "Nói như thế nào", thiết nghĩ thuộc về tri thức, kỹ năng. Mục đích chính của việc nói là thuyết phục. Cái "tâm" của người nói luôn là một nền tảng, cơ sở cho sức thuyết phục. Cái "tâm" ấy cũng rất cần đến sự hỗ trợ của tri thức, kỹ năng. Tri thức cần phải được chọn lọc theo yêu cầu phù hợp, hiệu quả. Kỹ năng truyền tải cần phải sinh động, phong phú.
Thực tế cho thấy, kỹ năng nói luôn có được những ưu thế trong các cuộc tranh luận, trong giao tiếp và công việc hàng ngày.Nói tiếp về việc "học gói, học mở", theo cách nghĩ của người viết, tổ tiên cha ông chúng ta không có chia, tách chuyện "học gói, mở" này. Có gói ắt phải có mở, âu cũng là một lẽ thường tình trong đời sống. Hoàn toàn không phải do tiện miệng mà nói theo vần, việc "học gói, học mở" được xếp ngang với việc học ăn, học nói. Vấn đề không phải chỉ dừng lại ở chuyện gói, mở hàng hóa bình thường.
Phạm trù "gói", "mở" này rất sâu rộng, bao hàm hầu hết các vấn đề trong đời sống, công việc; là một vấn đề triết học sâu sắc luôn tồn tại trong đời sống con người, đời sống xã hội, vũ trụ vô hạn. Tuy rằng đời sống mỗi con người chỉ có hạn.Trong vô hạn có hữu hạn. Việc học gói, học mở chính là học cách nhận biết cái hữu hạn trong vô hạn, cái vô hạn trong hữu hạn. Nói một cách nôm na, trong đời sống con người, đời sống xã hội, chúng ta luôn phải đối mặt tới những vấn đề "quên đi", "nhớ lại", "đóng vào", "mở ra". Sự phức tạp trong đời sống tình cảm, trong xã hội luôn cần có những giải pháp để hóa giải. Hóa giải các mâu thuẫn, xung đột để tồn tại, để phát triển.
Cổ nhân nhắc người đời sau phải "học gói, học mở" để khép lại cái củ lổi thời, củ kỹ, mở ra cái mới lý thú, tốt đẹp hơn, để cho cuộc sống tinh thần mỗi người, cuộc sống xã hội ổn định tốt hơn.Việc "học gói, học mở" chính là để mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn, để việc làm có hiệu quả hơn, để mỗi người sống vui vẻ hơn.
-
Xưa nay ông cha ta luôn khuyên răn và chỉ dạy con cháu mình phải biết: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Có lẽ khi nói đến những điều này không ít người tự hỏi: Tại sao trong cuộc đời chỉ cần học có 4 điều thôi? Phải chăng, để làm một con người cho ra một con người tử tế, thì chí ít cũng phải thấu hiểu về minh triết của 4 từ ăn, nói, gói, mở, mà cha ông ta luôn khuyên dạy.
Ăn như thế nào là ăn đúng, ăn không phải xấu hổ, để “nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”? Miếng giữa làng bằng sàng trong bếp, làm ăn, ăn nói, ăn chắc mặc bền, ăn nên làm ra, ăn ở, ăn nằm, ăn chơi thậm chí là… ăn tiền, ăn dày, ăn mỏng, ăn sương, ăn trộm, ăn cướp,…
Trong kho tàng tục ngữ ca dao dân ca rất nhiều câu bàn đến việc ăn. Tại sao cha ông ta lại bàn nhiều đến thế cái chuyện ăn? Không có gì lạ ở một miền đất nghèo, vất vả cơ cực suốt đời cái sự ăn nó quan trọng và gần gũi lắm. Thế nhưng, nếu chỉ nghĩ cha ông ta chỉ lo ăn thì con cháu chúng ta đã nhầm to. Cái chuyện ăn nó đa nghĩa, đa chiều và, hầu như trong đa số các trường hợp, đều liên quan đến chuyện xấu xa.
Bây giờ, trước nạn tham nhũng, mới càng thấm thía hơn cái nghĩa sắc như dao cau của minh triết tự ngàn xưa. Ăn như thế nào, ăn bao nhiêu, để cho người bao nhiêu, quả là điều khó vô cùng. Nhưng, khó gì thì khó, không làm chủ được từ ăn tức là đã sai lầm về mặt đạo đức, văn hoá.
Còn nói không phải chỉ để mà nói, nói bừa nói ẩu, vì mỗi câu nói đều phản ánh chính xác của tư duy. Chỉ cần nghe nói là biết trình độ và khả năng tư duy của người ấy! Người xưa dạy phải uốn lưỡi 7 lần mới nói, chứng tỏ cái sự nói quan trọng đến mức nào. Nói theo cấp độ âm thanh nào cho một cử tọa bao nhiêu người, cách dùng từ phù hợp trước từng đối tượng, khối lượng từ phong phú hay nghèo nàn…, tất cả đều phải học.
Gói và mơ là hai từ bí ẩn và đa nghĩa nhất. Ở đó là cách sống, lối sống, và nó trở thành nguyên tắc suốt cả đời người. Gói có thể là cách “hành xử theo đúng cương vị”. Cũng có thể là “áo rách khéo vá hơn lành vụng may”. Gói là cách hiểu đúng về nghĩa của cụm từ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Mở so sánh với gói còn cao hơn một bậc, nó liên quan đến vị thế cái tôi với tư cách là một con người xã hội. “Xấu che, tốt khoe” là một cách ứng xử mở mà không mở.
Tất nhiên, dù là gói hay mơ thì con người luôn cần đến sự dũng cảm trước sự thật. Chẳng hạn tâm và tầm là chưa đủ. Không có dũng, thì không dám thay đổi, không dám nhận trách nhiệm, vậy thì tâm với tầm phỏng có ích gì.
-
Khi mới lớn lên tôi cũng vô tư không để ý gì tới những giá trị tưởng chừng nhỏ bé trong cuộc sống như câu nói trên. Hồi đó tôi luôn quan niệm “Mình thích làm gì thì làm, ai nói gì mặc kệ”. Không có gì xảy ra nếu những chuyện tôi làm đúng và được mọi người ủng hộ. Nhưng một ngày kia tôi phát hiện ra rằng, cái vô tư hồn nhiên của mình đã làm cho nhiều người khó chịu và có lời ra tiếng vào. Tôi suy nghĩ rất thoáng và hiện đại, không muốn gò bó mình trong một khuôn khổ ràng buộc nào cả, chính vì vậy tôi thường không để ý tới phản ứng của mọi người xung quanh. Và điều đó đã gây bất lợi cho tôi. Mọi người sẽ thích sự hồn nhiên, vô tư của tôi nếu họ có suy nghĩ thoáng nhưng họ sẽ không hài lòng nếu họ giữ cho mình những tính truyền thống.
Vì vậy, học ăn học nói rất cần thiết. Ông bà ta có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
.Đúng vậy, tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà chúng ta nói chuyện, cư xử khác nhau. Với bạn bè, ta có thể hồn nhiên cười đùa vô tư, nói có hơi quá đáng một tí cũng chẳng ai trách vì họ hiểu mình đang đùa. Nhưng khi đi làm nếu nói kiểu đó bạn sẽ mất điểm trong mắt của sếp và nguy cơ mất việc là rất cao. Rồi với người lớn hơn, các tầng lớp khác nhau cũng phải có cách hành xử riêng. Đừng để một người nghèo buồn vì cách hành xử khinh người của bạn, hay cũng đừng để người có chức có quyền xem bạn là một kẻ nịnh hót. Nói thì dễ làm mới khó. Nhưng nếu để ý một chút, để ý từ việc nhỏ như cách giao tiếp của những người chúng ta quen biết với nhau chúng ta sẽ học được nhiều điều rất hay.
Kỹ năng sống không đâu xa mà nằm ngay trong những việc hàng ngày. Nói năng cho lịch sự, đàng hoàng, đem lại sự tin tưởng cho người khác cũng là một bài học cho chúng ta. Khi đi học, bạn có thể hồn nhiên vui đùa với bạn bè nhưng bạn không được áp dụng hoàn toàn cái đó vào môi trường làm việc của mình. Môi trường làm việc nhiều tiếng cười sẽ vui vẻ, thoải mái nhưng nó sẽ khác với môi trường học tập.
Đi chơi bạn có thể hồn nhiên, cười đùa hết cỡ nhưng đi làm bạn phải kiềm chế lại bớt cái tính trẻ con của mình. Sắp tốt nghiệp ra trường tôi có rất nhiều điều cần phải trang bị cho mình về cách giao tiếp xã hội. Một anh bạn tôi đã khuyên như thế này: “Em bớt giỡn lại một tí, làm tốt công việc được giao để người khác thấy em đã trưởng thành, đã lớn có thể tin tưởng giao việc cho em”. Cái ấy tưởng chừng nhỏ nhặt lắm nhưng thực sự nếu không chú ý chúng ta có thể bị mất điểm trong mắt mọi người.
Hay một người bạn khác khuyên tôi một cách chân thành: “Lần này về phải làm một cô gái xinh đẹp, không được làm cô gái xấu xí nữa nghe chưa”. Anh vừa đùa vừa thật nhưng tôi hiểu anh muốn nói gì. Anh đang khuyên tôi nên chú ý tới bề ngoài một tí, điều đó sẽ tốt hơn cho tôi trong công việc. Hay việc bạn mặc một chiếc áo sơ mi hơi ngắn, khi cúi người xuống để lộ một phần lưng hay với tay lên hở một phần bụng điều đó là bình thường nếu đi học nhưng nếu đi làm bạn sẽ bị nhiều người chú ý. Hơn nữa việc giao tiếp khi đến các cơ quan chức năng ăn mặc như vậy có phần không được lịch sự cho lắm.
Sống thành thật, không dối trá nhưng khéo léo trong cách giao tiếp. Hay ít ra cũng biết phải làm gì khi có tình huống xảy ra. Một bạn nam thấy một bạn nữ bị đánh mà thờ ơ không lên tiếng cứ lẳng lặng đi một cách vô cảm thì không thể chấp nhận được. Như vừa rồi một chàng trai đã lạnh lùng bỏ đi khi người yêu mình nhảy xuống sông Sài Gòn tự vẫn trong dòng nước xiết. Cô ấy không biết bơi, vẫy vùng trong dòng nước thế mà anh ta mang tiếng là người yêu lại cứ thế bỏ đi. Mà chẳng cần gì tới người yêu, nếu là một trang nam tử thì dù không quen biết khi thấy người khác như vậy cũng phải nhảy xuống cứu nếu biết bơi hoặc đi tìm người giúp. Thế mà anh ta lạnh lùng bỏ đi.
Liệu có phải giới trẻ hiện nay quá thờ ơ vô cảm với những chuyện trước mắt mình? Hay việc tự tay giết người yêu cũ của mình rồi vứt xuống sông, thật dã man. Mà sao dạo này nhiều vụ bạo hành xảy ra đến vậy. Không lẽ hiện nay người trẻ thích bạo lực, đâm chém? Giá trị đạo đức nhân văn hay lòng trắc ẩn của con người đâu mất rồi? Có lẽ giáo dục nên đưa môn đạo đức là một môn học chính dạy cho học sinh những giá trị sống ngay từ khi còn trên ghế nhà trường để các em vững vàng hơn trong cuộc sống và biết hành xử cho tốt.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” câu này của ông bà ta đã có cách đây rất lâu rồi nhưng đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Ở đâu, thời điểm nào nó cũng có ý nghĩa và giúp con người ta ứng xử tốt hơn trong xã hội.