Top 10 Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" (lớp 7) hay nhất
Cuộc sống là một bài học lớn mà ở đó con người không ngừng học tập. Quá trình ấy được nhân dân phản ánh vào tục ngữ thông qua những kinh nghiệm. Hàng loạt ... xem thêm...những câu tục ngữ về việc học được đúc kết từ thực tiễn và sự trải nghiệm trở thành những bài học quý giá cho các thế hệ con cháu mai sau. "Học thầy không tày học bạn" là câu tục ngữ có giá trị thực tiễn cao và được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống. Mời các bạn tham khảo một số bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" hay nhất mà Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 1
Con người Việt Nam từ xưa đến nay luôn có nhiều truyền thống tốt đẹp: Truyền thống yêu nước, truyền thống yêu thương con người, trong đó có truyền thống hiếu học. Mỗi khi nhắc đến vấn đề học hành, người ta thường nhắc đến nhân tố con người không thể thiếu là thầy và trò. Câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn" cho ta thêm hiểu một cách khác về vai trò của những người bạn trong quá trình học tập của chúng ta.
Trong câu tục ngữ, chúng ta hiểu dụng ý là nói đến cách học, phương pháp học tập. Theo nghĩa đen, câu tục ngữ có nghĩa là việc học thầy không bằng việc học bạn. Đối với nghĩa bóng, câu tục ngữ nói đến việc học kiến thức trong nhà trường không bằng với việc chúng ta học hỏi những kiến thức bên ngoài, những kĩ năng trong cuộc sống. Như vậy, qua cách giải nghĩa, chúng ta có thể hiểu đây là sự so sánh không ngang bằng giữa hai cách học, hai phương pháp học khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu câu tục ngữ không phải mục đích để hạ thấp, coi nhẹ hay không đề cao vai trò của người thầy mà chú trọng nhiều hơn đến cách học, phương pháp học tập từ những người bạn.
Có thể thấy rằng, quan điểm của câu tục ngữ trên chỉ đúng ở một phương diện nhất định. Một điều không phải bàn cãi chính là vai trò của người thầy đối với việc học tập của mỗi con người, vô cùng quan trọng, to lớn. Thầy như người lái đò đưa chúng ta cập bến bờ tri thức. Người thầy cung cấp cho chúng ta những kiến thức, mở ra cho chúng ta những tri thức mới, những hiểu biết mới. Đó chính là những điều cốt lõi, chính thống mà chúng ta phải có để lấy làm căn bản sau này. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có một ý khuyên nhủ chúng ta ngoài việc học những kiến thức sách vở, trong nhà trường, chúng ta cũng nên học tập những kiến thức, kĩ năng ngoài nhà trường, Đó là học bạn bè.
Việc học này có thể sẽ dễ dàng hơn vì bạn bè là những người gần gũi với chúng ta hơn, hiểu chúng ta hơn và dễ chia sẻ hơn. Chính vì vậy, nếu có cách học đúng với bạn sẽ đem lại hiệu quả nhất định. Nhưng lựa chọn học những gì từ người bạn của mình cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Chúng ta nên lựa chọn những kiến thức, kĩ năng tích cực, học hỏi những điều tốt thay vì học hỏi những điều tiêu cực, xấu xa từ những người bạn của mình. Nói một cách khác, chúng ta cần có cách học chọn lọc. Đó là ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ này.
Nếu chúng ta biết kết hợp đúng cả hai cách học, học từ thầy cô, từ nhà trường, từ những kiến thức cốt lõi, căn bản và học từ bạn bè, học hỏi những kĩ năng cần thiết ngoài xã hội thì chắc chắn chúng ta sẽ có những hiệu quả nhất định trong việc học tập. Khi giáo dục ngày càng phát triển, con người ta càng cần phải sáng suốt để lựa chọn cho mình những điều tốt đẹp, tích cực trong cuộc sống. Và đối với việc học tập, việc lựa chọn cách học, phương pháp học đúng đắn lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Bản thân mỗi chúng ta hãy nên biết tự lựa chọn cách học cho mình thật đúng đắn. Lựa chọn cách học thầy, học bạn sao cho tích cực, phù hợp sẽ tạo điều kiện cho bản thân phát triển. Câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn" sẽ có giá trị nhất định trong hành trang của mỗi con người trong cuộc sống này.
-
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 2
Có thể nói được rằng chính trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng, dường như mỗi chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp, đồng thời cũng là tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu tục ngữ rất hay đó là câu “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đang được bàn luận đó.
Câu tục ngữ trên thật ngắn gọn, nó chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Câu tục ngữ như không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.
Tất nhiên con người chúng ta cũng cần phải hiểu được rằng là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định mà thôi. Với mỗi trường hợp ta lại phải có cách nhìn nhận khác nhau. Nếu như ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng dường như ta cũng cần biết được đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Còn khi mà ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân và hơn hết lại có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta.
Ta có thể thấy được chính trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Tất cả chúng ta lên biết được rằng chính những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, nếu như chúng ta trao đổi với bạn bè sẽ rất thoải mái hơn khi được chia sẻ cũng như hỏi những khúc mắc. Không phải lo sự e dè như đồi với giáo viên thì các em có thể nói ra tất cat vướng mắc và cùng nhau giải quyết. Trong những câu hỏi đó rất khó hỏi giáo viên vì tâm lý học sinh sợ hỏi sai, hỏi câu hỏi không đâu vào đâu thì liệu thầy cô có đánh giá mình không?,…Và đó câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” lại rất đúng trong trường hợp này.
Còn như đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải biết kết hợp với khả năng, suy nghĩ đồng thời đó còn chính là những liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Tất cả chúng ta cũng cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Bạn cũng phải có thái độ tự tin, đồng thời cũng phải tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Khi chúng ta được học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập.
Qủa thật mỗi chúng ta ai cũng cần phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn luôn là một con người học tập không có giới hạn, và phải có những quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Chúng ta nhớ rằng khi để tiến lên phía trước thì mình sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa không dừng lại một chỗ.
Mỗi người hãy tự biết tiếp thu kiến thức, không chỉ bởi người thầy mà còn ở bạn bè. Những kiến thức chuẩn, đúng thầy cô mang lại cho mỗi người là rất cần thiết. Cho nên ta đã nghe đến câu “Không thầy đó mày làm nên” đã nói lên điều này. Tuy nhiên trong quá trinh học, lĩnh hội tri thức thì chúng ta cũng cần phải học những người xung quanh và đó chính là những người bạn trang lứa của chính mình. Luôn luôn không ngừng học hỏi chắc chắn sẽ giúp cho bạn ngày càng hoàn thiện bản thân của mình hơn. Có như vậy đất nước ta mới thêm giàu đẹp và đúng như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không,…có sánh vai được với các cường quốc năm châu được hay không? Chính là nhờ công học tập của các cháu”.
Nói tóm lại trong mỗi người chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phục vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo và tốt nhất. Đó, dường như cũng chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” và học như thế nào là hợp lí. Mỗi chúng ta cũng hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất bạn nhé!
-
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 3
Như chúng ta đã biết trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Nhưng xã hội ngày càng phát triển chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải biết học hỏi ở nhiều nơi nhiều chỗ trên mọi phương diện để có thể bồi đắp tu dưỡng thêm vốn kiến thức. Chính vì vậy tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên giải thích làm rõ vấn đề đó. Vậy tuổi trẻ ngày nay suy nghĩ và hành động như thế nào về vấn đề trên.
Vậy thì “học thầy không tày học bạn” là gì? Về nghĩa đen câu này có nghĩa là việc học thầy thì không bằng việc học bạn. Nghĩa bóng nó nói đến việc chúng ta học những kiến thức ở trường thì không bằng việc chúng ta học ở nhiều nguồn nhiều nơi khác không chỉ là bạn bè. Tóm lại câu tục ngữ đề cao việc học tập ở mọi người mọi lúc và mọi nơi. Câu tục ngữ là sự so sánh không cân bằng giữa “học thầy” và “học bạn”. Tất nhiên câu tục ngữ không hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ nâng cao vai trò của người bạn trong việc học tập.
Câu tục ngữ trên là đúng đắn vì việc “học bạn” thì vô cùng cần thiết vì nó bổ sung kiến thức còn thiếu ở trường. Mồi ngày sự hiểu biết của con người ngày càng tăng lên không học hỏi thì sẽ không theo kịp và bị tụt hậu trở thành con người thừa của xã hội. Do đó phải không ngừng học hỏi để mở mang đầu óc trau dồi kiến thức bổ sung những chồ khuyết trong kiến thức của bản thân. Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện khía cạnh nhất định. Ở trường ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải nhưng đó mới chỉ là cái cơ bản mà chúng ta cần tiếp nhận.
Ngoài giờ học trong cuộc sống chúng ta cần biết mở mang kiến thức hiểu biết hoàn thiện bản thân. Có những việc thầy cô không thể trực tiếp chỉ bảo cho chúng ta thì lúc đó bạn bè – những người gần gũi với ta sẽ có thể giúp đỡ ta. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa khi trao đổi học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái tự tin tránh e ngại mà có thể hỏi đi sâu vào vấn đề. Và chữ không tày có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
Phương pháp dạy ở trường mang tính chất nhồi sọ môn gì cũng cần phải thuộc như một con vẹt cần nhớ như một cái máy nhớ cho thật nhiều. Nếu ta muốn làm con người chứ không phải mãn đời là một cái máy thì điều tất nhiên là ta phải học tập người khác nhất là phải tự học. Bất kỳ ai cũng có tính tò mò muốn hiểu biết thêm nhưng phần lớn trong số họ có tính lười biếng lười suy nghĩ không chịu khó tìm tòi học hỏi mà chỉ thích những thú vui dễ tìm .
Và một khi đã thỏa thuê thì chẳng cần bồi dưỡng đạo đức tinh thần nữa nên số người tự học rất ít và người nào kiên tâm tự học thì sớm muộn gì cũng vượt lên hẳn người khác không giàu hơn thì cũng được kính trọng hơn. Chẳng hạn như Bác Hồ thông qua việc tự học Người đã sử dụng và nói thành thạo được nhiều thứ tiếng mà không qua bất kì trường lớp nào. Ít nhiều bạn trẻ bây giờ luôn cho rằng lối sống hưởng thụ là cách để tận hưởng cuộc sống để rồi nghĩ lại thì đã muộn: "đời người chỉ bằng gang tay ai hay ngủ ngày chỉ còn nửa gang".
Việc học hỏi thật sự vô cùng cần thiết đối với bản thân mỗi người. Nhà trường gia đình và xã hội nên giáo dục con em ý thức học tập không ngừng. Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ học hỏi cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói kết hợp với khả năng suy nghĩ liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ - đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc mọi nơi kể cả ở bạn bè lẫn người thân hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì cố gắng chịu khó học trong sách vở học trong đời thường cuộc sống. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn. Đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Cuộc sống là những trải nghiệm từ khó khăn này đến khó khăn khác. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy” “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất và đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời. Câu tục ngữ trên sẽ luôn đúng đắn trong mọi thời đại và sẽ là lời nhắc nhở vô cùng giá trị đối với mỗi chúng ta.
-
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 4
Vai trò của người thầy trong việc giáo dục luôn luôn có vị trí đặc biệt quan trọng. Và có rất nhiều câu tục ngữ nói về công lao to lớn của những người thầy. Nhưng trong kho tàng tục ngữ Việt Nam lại có câu rằng “Học thầy không tày học bạn” như lại hơi đánh giá thấp về vai trò của người thầy. Vậy, chúng ta cũng nên hiểu câu tục ngữ này đúng đắn nhất.
Câu tục ngữ trên dường nhưu cũng chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó dường như không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè đâu.
Tất nhiên chúng ta phải hiểu linh hoạt câu tục ngữ trên. Đó chính là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, hay nói một khía cạnh nhất định. Ta như thấy được ở trường, ở lớp thì thầy cô chính là người dạy dỗ. Thầy cô cũng đồng thời là người chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải. Nhưng dường như đó mới chỉ là cốt lõi, còn đâu cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận mà thôi. Nhất là ở ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, tất cả chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết cũng như phải biết hoàn thiện bản thân của mình.
Thực sự ta như thấy được rằng lại có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Đặc biệt hơn ta như thấy được chính trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Chắc chắn rằng với những kinh nghiệm của bạn bè thân thiết thì mỗi cá nhân dường như cũng sẽ dễ dàng được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi.
Thậm chí đó còn chính trong những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, ta cũng dễ nhận thấy được rằng khi mà chúng ta trao đổi, cũng đồng thời học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, cũng như sẽ thấy được cả những sự tự tin. Bạn bè với nhau dường như cũng sẽ tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ “không tày” trong câu tục ngữ dường như cũng sẽ có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
Thực sự đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng. Kết hợp cả những suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Mỗi chúng ta cũng cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ. Và đó cũng chính là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Con người cũng cần phải có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Mỗi người cũng như cần phải học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân.
Chúng ta hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Và đồng thời cũng như cần phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở hơn nữa chính ta cũng nên phải học trong đời thường và trong chính cuộc sống. Học từ những điều nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn luôn là một con người học tập không có giới hạn nhé bạn. Chúng ta hãy cứ quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Ta nên nhớ rằng khi để tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân. Mỗi chúng ta hãy đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Tựu chung lại mỗi chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, nó dường như cũng đã tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Hơn hết đó cũng chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. húng ta hãy “học thầy” và cả “học bạn” thế nào là hợp lí nhất bạn nhé!
-
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 5
Trong sự nghiệp giáo dục, trồng người thì không thể phủ định vai trò to lớn của người thầy. Thầy là người dẫn dắt, chỉ bảo truyền thụ cho chúng ta những tri thức. Tuy nhiên quá trình học tập không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn mở rộng ra học ở gia đình, xã hội. Cùng với đó là học ở những đối tượng khác nhau, ở trường lớp ngoài học từ các thầy cô giáo, mỗi chúng ta còn có thể học tập từ bạn bè cùng trang lứa. Dân gian ta có câu: “Học thầy không tày học bạn” để đề cập tới vấn đề trên.
Câu tục ngữ đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của ông cha ta. Trong đó có sự so sánh giữa người thầy và học sinh. Tuy nhiên nó không hề có ý hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ nhằm đề cao vai trò của bạn bè trong học tập và rèn luyện. Cùng trong một lớp, một môi trường giáo dục như nhau nhưng việc tiếp thu tri thức của mỗi người không giống nhau. Có những người tiếp thu nhanh, có người tiếp thu chậm từ đó trong lớp cũng phân hóa thành người giỏi kẻ học yếu.
Ở trường, lớp thầy cô là người dạy dỗ cho chúng ta những điều hay lẽ phải, là người giảng giải khiến những tri thức trong sách vở trở nên dễ hiểu, dễ dàng tiếp cận hơn. Ngoài giờ học, trong cuộc sống,những giờ vui chơi, giải trí chúng ta cũng tiếp tục quá trình tiếp thu tri thức, hoàn thiện bản thân. Khi đó thầy cô sẽ không thể theo sát và trực tiếp tham gia vào quá trình đó được. Chính những lúc này, những người bạn xung quanh góp phần quan trọng để giúp đỡ chúng ta. Nhiều khi chúng ta mắc chứng sợ giáo viên, có những điều dù chúng ta không biết nhưng cũng không dám hỏi. Nhưng với bạn bè thì chúng ta sẽ có tâm lí thoải mái hơn, dễ dàng đối mặt với những yếu kém của mình để bày tỏ và nhờ bạn giải đáp.
Bên cạnh đó cũng có quan niệm “Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li”. Theo lẽ thường, học trò thua kém thầy cô là chuyện đương nhiên nhưng kém bạn một chút thì thấy tự ái, xấu hổ. Nhiều bạn trở nên tự ti, giấu dốt và không dám hỏi han, học tập từ bạn. Đó là điều không nên. Muốn không thua kém bạn bè thì cẩn phải tích cực học hỏi với tinh thần cầu thị, không nên ngại, hay sĩ diện hão bởi như vậy sẽ làm ta càng ngày càng kém hơn. Những lúc như vậy, ngoài thầy cô thì bạn bè là nơi chúng ta nên hướng tới để học hỏi nhất. Bạn chúng ta không phải cái gì cũng giỏi, cũng biết nhưng bạn giỏi hơn ta thì chúng ta sẽ học tập được rất nhiều điều. Thậm chí như đôi bạn cùng tiến, bạn chỉ học khá hơn mình một chút, khi cả hai cùng nhau nghiên cứu để tìm ra phương pháp làm một bài toán khó, hay bàn về một câu chuyện, một bài thơ…. Đó là một cách tốt để mở rộng kiến thức, cùng nhau phát triển. Nó đem lại cho bản thân nhu cầu giao tiếp, sự cầu tiến và những kĩ năng hết sức quan trọng trong cuộc sống sau này.
Học tập mọi lúc, mọi nơi, học ở cả thầy cô, bạn bè và người thân. Tri thức rất phong phú, vô tận, không thể đong đếm được.Chính vì thế không có giới hạn duy nhất nào cho người truyền đạt kiến thức, giới hạn về đối tượng để ta học tập, tiếp thu. Có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” trong đó chỉ nhắc đến quá trình “đi” và học được chứ không hề có đối tượng để học tập cụ thể nào. Qua những phân tích trên có thể thấy rằng mỗi người cần kiên trì, cố gắng học hỏi từ xung quanh. Không nên có xu hướng tự mãn, tự coi mình là giỏi và coi thường những người xung quanh, hay những bạn học kém hơn. Bởi tuy rằng có bạn học kém là kém tri thức sách vở, nhưng bạn lại giỏi những kinh nghiệm sống đời thường, biết những cái mà ta không biết.
Như vậy mỗi người cần nắm rõ ưu nhược điểm của bản thân, có thái độ đúng đắn trong học tập. Cần đề cao vai trò của người thầy trong học tập và bên cạnh đó cũng nên mở rộng mối quan hệ, mối quan tâm ra bên ngoài để hiểu thêm những kiến thức sâu rộng khác. Cần cân bằng giữa hai quan điểm “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”để có cái nhìn nhận đúng đắn.
-
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 6
Đối với việc phát triển của một đất nước thì nền giáo dục luôn được ưu tiên hàng đầu, trong đó vai trò của người thầy luôn được đề cao trong xã hội. Sự nghiệp học tập không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu những kiến thức mà thầy cô truyền đạt mà mỗi người cần mở rộng phạm vi và đối tượng để chúng ta học hỏi. Học từ gia đình, từ xã hội và trong đó có học từ chính những người bạn đồng trang lứa với chúng ta. Vì thế dân gian có câu: “Học thầy không tày học bạn”.
Câu tục ngữ trên đã nêu lên một sự so sánh không cân bằng giữa thầy và học sinh. Mặc dù vậy câu tục ngữ không hề mang ý hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ mang ý đề cao vai trò của học trò, của những người bạn đồng trang lứa trong quá trình tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh. Có thể thấy rằng, tại trường lớp thì thầy cô là người trực tiếp dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt cho chúng ta kiến thức. Tuy nhiên thầy cô sẽ không thể nào theo sát được tất cả học sinh trong lớp hay tất cả những học trò mà cô đang dạy.
Hơn nữa chúng ta còn học tập ngay cả những khi ngoài giờ học, trong những giờ giải lao, hay ngoài phạm vi trường học. Khi ấy a sẽ là người bên cạnh ta nhiều hơn, hiểu ta hơn? Đó chính là những người bạn xung quanh ta. Học tập trong một tập thể lớp chắc hẳn mỗi người sẽ luôn có bên cạnh ít nhất một người bạn. Bạn là người chia sẻ, quan tâm đến ta, cũng là người mà mỗi chúng ta bày tỏ, bộc lộ những tâm trạng, suy nghĩ của bản thân. Nếu chúng ta có một người bạn thân thực sự thì có khi họ là người hiểu ta hơn cả thầy cô, cha mẹ.
Học từ thầy thì ai cũng hiểu được nhưng học ở bạn, ta sẽ học được cái gì? Bạn bè có thể cung cấp cho ta những kỹ năng sống, những phẩm chất tốt đẹp. Khi ta quen mọt người bạn có kết quả học tập tốt, ngoan ngoãn, thì khi ấy bạn chính là tấm gương cho ta học hỏi. Bạn còn là người để chúng ta trao đổi, nhờ chỉ bảo mỗi khi chúng ta không hiểu bài hay gặp một bài khó. Bởi khi đối mặt với bạn ta sẽ có sự thoải mái, tự ti bày tỏ hơn. Từ những tranh luận, từ sự chung tay để giải quyết một bài toán khó hay làm một điều gì đó sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều điều hay. Thầy cô có lẽ sẽ chỉ theo ta một, hai năm học nhưng bạn bè có khi là nhiều năm và thậm chí là suốt đời.
Bạn có thể bước cùng ta trong những tháng ngày học trò ngây thơ trong sáng, cùng ta học bài, cùng tranh luận và cùng chia sẻ về những hiểu biết, sở thích của nhau. Bạn còn là những người sau này trở thành đồng nghiệp của ta, hoặc cùng ta bước đi những bước vào đời đầu tiên. Chia sẻ cho nhau những kỹ năng làm việc hiệu quả, những tri thức của nhân loại. Khi chúng ta đi học, chúng ta được tiếp thu nhiều tri thức phong phú đa dạng, tuy nhiên khi bước vào công việc cụ thể chúng ta vẫn phải tiếp tục trải qua quá trình học hỏi. Khi chúng ta bắt đầu một công việc mới sẽ luôn có người hướng dẫn, chỉ bảo ta làm việc. Kể cả bạn có nhiều kiến thức, học giỏi đến mấy thì khi bắt tay vào thực hành làm việc gì đó chắc hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ bởi lý thuyết và thực tế không hề hoàn toàn giống nhau mà còn xảy ra nhiều tình huống cần chúng ta phải giải quyết.
Với lứa tuổi học sinh thì học hành là công việc được ưu tiên hàng đầu. Học mọi lúc, mọi nơi và cố gắng tiếp thu những kiến thức phong phú và đa dạng của nhân loại. Trên lớp chăm chỉ nghe giảng, làm theo lời thầy cô dạy đồng thời ngoài giờ lên lớp cần tiếp thu những tri thức từ mọi người xung quanh, tránh việc tự ti, giấu dốt. Có như vậy mỗi ngày sẽ ngày càng tích lũy nhiều kiến thức kỹ năng và hoàn thiện bản thân.
-
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 7
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học. Vai trò của người thầy luôn được đề cao. Tục ngữ có câu “Không thầy đố thầy làm nên” nói lên vai trò quan trọng dạy dỗ của người thầy. Thầy là người truyền đạt kiến thức cho ta. Người thầy có tầm quan trọng rất lớn, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của người học sinh. Nhân dân ta đề cao vai trò cảu người thầy cũng là đề cao việc học tập. Bất cứ điều gì cũng phải học để có kiến thức, có kinh nghiệm. Học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống. Câu tục ‘không thầy đố mày làm nên” là hoàn toàn đúng.
Trong xã hội phong kiến, vai trò của người thầy được đặt ở vị trí cao. Theo thứ bậc trong xã hội phong kiến “quân, sư, phụ” mà người quân tử luôn phải ghi nhớ. Vị trí của người thầy còn cao hơn cả người cha. Thầy là người truyền đạt kiến thức Nho giáo, lễ giáo phong kiến. Người học trò ngoài học lễ nghĩa ra còn mong muốn đạt công danh “vượt vũ môn”. Do đó, người học phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy.
Từ xưa nhân dân ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Người thầy là tấm gương đạo đức trong sáng cho ta noi theo. Nhiều người thầy là tấm gương đạo đức như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu,… Sở dĩ có truyền thống quý báu đó cũng là vì nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, vai trò của người thầy. Bất kì kiến thức nào, kinh nghiệm nào cũng là kết quả của trí tuệ đúc rút qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Vì vậy, việc học tập là quan trọng và cần thiết. Không có thầy dạy thì không nắm được tri thức của nhân loại.
Trong tuổi ấu thơ của chúng ta, thầy là người cầm tay nắn nót từng nét chữ đầu đời. Thầy Chu Văn an dạy nhiều học trò thành tài, đỗ đạt thành quan giúp nước. Khi thầy được mời vào triều, hai người học trò lễ phép đứng hầu, các quan khác chức danh thấp hơn thấy vậy không dám ngồi. Từ đó cho chúng ta thấy, thầy giúp cho người học trò thành tài và lễ phép. Người học trò tôn trọng, ghi nhớ công ơn dạy bảo. Kiến thức ngày nay vô cùng vô tận. Thầy là người đi trước, đúc kết kinh nghiệm có được mà truyền dạy cho chúng ta. Nếu ta không được thầy dạy thì gặp khó khăn vất vả và có khi thất bại.
“Thầy” không nên chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, bó gọn trong phạm vi nhà trường, Trong cuộc sống, những người tài giỏ giàu kinh nghiệm chỉ bảo, dẫn dắt chúng ta đến là người “thầy”. Vì thế nhân dân ta có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Học thầy không có nghĩa là “thầy bảo sao làm vậy”, mà phải biết kết hợp với sự nỗ lực cảu bản thân mới đạt được kết quả tốt đẹp. Ngoài việc học trong nhà trường, chúng ta cần tìm hiểu thêm những thông tin có liên quan đến sự giảng dạy cảu thầy. Chẳng hạn như: Tìm hiểu thông tin trên sách báo, mạng Internet.
Bên cạnh việc học thầy phải học bạn “học thầy không tày học bạn” và học cả những người xung quanh, học tập một cách toàn diện. Ngoài tác động của người thầy, còn có những yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội cũng không kém phần quan trọng, vì thế không nên tuyệt đối hóa vai trò cảu người thầy.Câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” không ai cũng có thể hiểu hết. Nhất là thế hệ trẻ ngày nay, có một bộ phận không lo học tập chỉ biết ăn chơi đua đòi. Họ xem sự giảng dạy của thầy cô là trách nhiệm và thơ trước sự dạy bảo đó.
Thầy cô và học sinh có khoảng cách. Học sinh rụt rè khi bày tỏ quan điểm trước thầy cô. Học sinh cần có sự tranh luận trong quá trình học tập với thầy cô để có sự tác động hai chiều, không phải là một chiều thụ động. Thầy cô sẽ tận tình giải thích từ đó người học sẽ nhanh chóng tiếp thu kiến thức.Học trò còn thiếu sự tôn trọng trong cách xưng hô với thầy cô. Họ đặc biệt dành cho người dạy dỗ mình. Trong đó có biệt danh tốt, thầy cô chấp nhận vì cảm thấy có sự gần gũi. Hai người xem nhau như bạn và thoải mái bày tỏ với nhau. Nhưng cũng có những biệt danh xấu dùng để trêu chọc về thầy cô khi trò chuyện, điều đó là một việc làm xấu cần loại bỏ.
Chỉ có một lời chê trách khi lười học bị điểm kém mà có hiện tượng trò đánh thầy hay tạt axit người dạy bảo mình mà phương tiện báo chí nêu gần đây. Những hành động đó thật đáng phê phán, chúng ta cần hiểu lời chê trách đó chỉ muốn động viên trong học tập vì thầy cô có quan tâm đến ta.
Câu tục ngữ sẽ mãi mãi có giá trị không phải hiện nay mà cả thế hệ mai sau. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Trên thực tế, câu ca như một minh chứng về truyền thống tôn sư trọng đạo, một truyền thống đẹp, đã có từ rất lâu đời của dân tộc ta.
-
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 8
Ở nhà trường phổ thông và kể cả các nhà trường khác thì người có quan hệ gắn bó với ta về phương diện học tập, sau thầy cô giáo, chính là bạn học của ta. Vì lẽ đó, bạn học có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh.
Xét về mặt quan hệ giao tiếp trong xã hội cũng như về mặt tâm lí, mọi học sinh đều có nhu cầu cao trong giao tiếp bạn bè. Khao khát được hoạt động chung với nhau, mong muốn được bạn bè tôn trọng, nhìn nhận và rất sợ bạn bè xa lánh, tẩy chay. Tục ngữ có câu: “chim bay có bầy”, “đi buôn có bạn”, “đi bán có phường”…thì nhu cầu về quan hệ bạn bè là nhu cầu chính đáng, đó là quyền hành động độc lập của học sinh. Nhà trường, các thầy cô giáo cần tạo điều kiện cho học sinh phát triển quan hệ giao tiếp, hợp tác trong tập thể, nhưng cần hướng dẫn, uốn nắn theo hướng phục vụ tốt cho mục tiêu giáo dục, trên tinh thần: “chọn bạn mà chơi”, tránh những trường hợp có ảnh hưởng xấu kiểu “gần mực thì đen”.
Xét về phương diện giáo dục – Bạn bè là người đồng hành thân cận với ta trên con đường học vấn, là chiến hữu cùng sát cánh với ta trên mặt trận chiếm lĩnh tri thức. Bạn và ta cũng phải luôn phấn đấu trong học tập, cùng phải vượt qua các thử thách trong việc rèn luyện bản thân, kiểm tra, thi cử… để cố gắng vươn lên trong học tập, cùng mong sao cho đi tới đích. Xét về phương diện học tập. Bạn là người trợ thủ đắc lực, là người hợp tác chặt chẽ với ta trong công tác lao động trí óc, vận dụng kiến thức, khám phá tri thức mới, chia sẻ cùng ta những vướng mắc, ưu tư trong quá trình tìm kiếm đáp án, trong học tập.
Xét về phương diện tình cảm. Bạn học là người gần gũi với ta, dễ đồng cảm với ta vì có nhiều điểm tương tự: cùng trường lớp, cùng chương trình học tập, hỗ trợ nhau trong công việc hằng ngày tại lớp cũng như ở nhà. Vì thế, sự hợp tác không phải chỉ trong học tập, mà còn ảnh hưởng, còn tác động lên bản thân ta về tinh thần, về tình cảm, cùng ta chia sẻ quan điểm, niềm vui, nỗi buồn. Người học có thể tìm thấy ở bạn những điểm giống mình, một “cái ta” thứ hai, qua đó, quan hệ bạn bè ngày càng gắn bó. Bạn trở thành động lực kích thích ta, thúc đẩy ta, tạo niềm hứng khởi trong học tập, thi đua, học tập để cùng tiến bộ. Dù xét trên góc độ nào thì mối quan hệ bạn bè trong học tập, về cơ bản vẫn là mối quan hệ hợp tác.
Mặc dù đã xác định được việc học tập phải lấy tự học là chính nghĩa là cần tăng cường mạnh mẽ việc các thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và năng lực của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong học tập, không phải luôn luôn mọi tri thức, kĩ năng, phương pháp, thái độ đều được hình thành bằng việc hoạt động thuần túy cá nhân. Việc hợp tác học tập trong tập thể có những ưu điểm, những mặt tích cực của nó mà ta cần vận dụng trong quá trình học tập cụ thể là học với bạn.
Lớp học là môi trường giao tiếp giữa “thầy với trò”, “giữa trò với trò”, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa cá nhân trên con đường đi tới chân lý, đi tìm tri thức. Trong lớp học, thông qua các câu hỏi, các vấn đề mà thầy nêu ra, thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được điều chỉnh, khẳng định hay bị bác bỏ, vấn đề được làm sáng tỏ dần lên, qua đó, người học được nâng lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của tập thể lớp. Mỗi người trong lớp sẽ học được từ các bạn khác trong cả lớp. Đó chính là điều mà cố nhân đã nêu ra: “Học thầy không tày học bạn”.
Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của kinh nghiệm, sự cố gắng của bản thân với tri thức lãnh hội được từ thầy, từ bạn, từ sách và từ cuộc sống. Ngày nay, chúng ta đang sống trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng thông tin, tri thức lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Con người đã biết sắp xếp, lưu trữ, tổ chức kiến thức và trí tuệ của loài người, và đưa lên mạng truyền thông và làm cho chúng có thể được khai thác sẵn sàng với bất cứ ai trên Trái đất này.
Việc học và rèn luyện trí tuệ, không phải là nhồi nhét cho đầy óc các kiến thức. Mong rèn luyện trí tuệ thì phải tự suy nghĩ: suy nghĩ trên tri thức của nhân loại,trên kinh nghiệm của người khác và trên thực nghiệm của bản thân, những tri thức, nguồn thông tin vô tận, người học cần thường xuyên khai thác để tiếp thu, tiêu hóa, vận dụng rồi xử lí để tổng hợp lại thành tài năng của chính mình.
Hãy nắm bắt lấy trí thức, đó là vũ khí sắc bén, vô cùng quý giá và hữu hiệu, sẽ giúp ta thành đạt trên con đường học vấn cũng như trên đường đời trong kỉ nguyên tri thức này.
-
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 9
Khổng Tử từng nói rằng: “Trong ba người cùng đi, tất có một người là thầy”. Người đó có thể là thầy, cũng có thể là bạn, miễn họ đem lại cho ta những bài học quý giá. Như thế, thành công trong học tạp của mỗi con người không chỉ nhờ có người thầy dạy dỗ mà còn nhờ ở bạn bè hợp tác, tương trợ. Đề cao vai trò học tập ở bạn bè, tục ngữ có câu: “Học thầy không tày học bạn”
Học thầy có nghĩa là học ở người thầy, ở trường lớp. Học bạn có nghĩa là học hỏi từ bạn bè, từ cuộc sống xung quanh. Giữa việc học ở thầy và học ở bạn là hai quá trình diễn ra song song trong cuộc đời người học sinh. Mọi quá trình học tập đang diễn ra chủ yếu ở nhà trường, tức là học sinh được học ở thầy. Có thể thấy, học ở thầy mới là quá trình học tập quan trọng nhất. Từ xưa, nhân dân đã đề cao vai trò của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”; “một gánh sách hay không bằng một người thày giỏi”,… Và trong bất cứ thời đại nào, người thầy cũng là nhân tố quyết định học vấn và tương lai của người học sinh, tương lai của một đất nước.Thế nhưng, câu nói “Học thầy không tày học bạn” lại đề cao tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè cao hơn cả việc học ở người thầy. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Mới nghe, có thể bạn sẽ thấy thật vô lí, nhưng đừng vội vàng kết luận bởi việc học ở bạn bè cũng có tầm quan trọng rất lớn đối với thành công và cuộc đời của mỗi con người. Xét về mặt quan hệ giao tiếp trong xã hội, bạn bè là những người cùng lứa tuổi, cùng tâm lí, dẽ giao hòa và gần gũi hơn. Học hỏi từ bạn bè diễn ra bình đẳng, không có áp lực. Từ đó, quá trình học hỏi diễn ra thoải mái và hiệu quả hơn học ở người thầy.
Xét về phương diện giáo dục, bạn bè là người đồng hành thân cận với ta trên con đường học vấn. Bạn bè cũng là người trợ thủ đắc lực, là người hợp tác chặt chẽ với ta trong công tác lao động trí óc, vận dụng kiến thức, khám phá tri thức mới, cùng ta chia sẻ những vướng mắc, ưu tư trong quá trình tìm kiếm đáp án, trong học tập.Nghĩa là có cùng chung mục đích, đối tượng chiếm lĩnh, trình độ và khát vọng. Bởi thế, giữa bạn bè sẽ dẽ hợp tác, thảo luận và tìm kiếm tri thức hiệu quả và nhanh chóng hơn là học ở người thầy.
Xét về phương diện tình cảm, bạn học là người gần gũi với ta, dễ đồng cảm với ta vì có nhiều điểm tương đồng: cùng trường lớp, cùng chương trình học tập, hỗ trợ nhau trong công việc hàng ngày tại lớp cũng như ở nhà. Vì thế, sự hợp tác không phải chỉ trong phạm vi học tập mà còn ảnh hưởng, còn tác động lên bản thân ta về tinh thần, về tình cảm, cùng ta chia sẻ quan điểm, niềm vui, nỗi buồn.
Lớp học là môi trường giao tiếp giữa “người thầy và học sinh; giữa học sinh với học sinh, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới chân lí, đi tìm tri thức. Người thầy đóng vai trò hướng dẫn, gợi mở kiến thức, còn hoạt động học tập đích thực là từ phía học sinh. Sự giao tiếp chủ đạo là giao tiếp giữ học sinh và học sinh. Bởi thế, bạn bè trong cùng lớp học có họt động học tập tích cực và hiệu quả hơn là học ở người thầy.
Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của kinh nghiệm, sự cố gắng của bản thân với tri thức lãnh hội được từ thầy, từ bạn, từ sách và từ cuộc sống. Ngày nay, trước sự bùng nổ của công nghệ và truyền thông khiến cho tri thức có mặt ở khắp mọi nơi và học sinh dễ dàng tiếp cận nó. Quá trình học ở người thầy bởi thế mà không còn có sự ràng buộc lớn đối với học sinh nữa. Từ đó, quá trình học ở bạn bè ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng hơn.
Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào. Càng kiên trì, bạn sẽ càng thành công lớn. Học ở bạn bè nhưng đừng xem thường việc học ở người thầy. Không thầy đố mày làm nên. Phía sau những học trò giỏi là một người thầy giỏi. Không ai trưởng thành và thành công mà không có một người thầy hướng dẫn, dìu dắt.
Hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên, mỗi học sinh hãy nỗ lực nắm bắt lấy tri thức, hoàn thiện bản thân mình, biết học ở thầy, học ở bạn, học ở thế giới xung quanh để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước. -
Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 10
Học tập là quá trình tiếp thu tri thức diễn ra trong thời gian dài và học từ nhiều đối tượng khác nhau. Chúng ta có thể học từ ông bà, cha mẹ, từ thầy cô… Vai trò của thầy cô trong sự nghiệp học hành rất quan trọng nhưng bên cạnh đó chúng ta còn có thể học hỏi từ những bạn bè đồng trang lứa. Giống như dân gian ta có câu: “Học thầy không tày học bạn”.
Nghĩa đen của câu tục ngữ trên có nghĩa là trong nhiều trường hợp thì học từ thầy chưa chắc đã hiệu quả bằng học từ bạn bè. Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng câu tục ngữ nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của người thầy. Đây là một quan niệm sai trái bởi câu tục ngữ không hề có ý định hạ thấp hay xem nhẹ vai trò của người thầy mà muốn khẳng định ngoài học tập từ thầy cô chúng ta còn có thể học từ bạn bè xung quanh để mở rộng phạm vi kiến thức, phát huy những tri thức thực tế của bản thân để hoàn thiện mình.
Trong một lớp học mặc dù cùng có xuất phát điểm, cùng được học trong một môi trường nhưng không phải ai cũng có thể phát triển giống nhau, tốc độ tiếp thu của mỗi người cũng khác nhau. Chính vì vậy ngay trong một tập thể lớp cũng có sự phân hóa thành người học giỏi, học kém. Bên cạnh đó chưa chắc người học giỏi đã có những kiến thức xã hội, có những trải nghiệm nhiều bằng người học kém vì thế để bổ trợ cho nhau thì chúng ta cần phải học hỏi từ bạn bè. Hơn nữa học tập không chỉ là tiếp thu những tri thức sách vở mà còn tiếp thu cả những kỹ năng sống, những hiểu biết xã hội nên việc học từ bạn bè, từ những người xung quanh là cần thiết và đúng đắn.
Bạn bè còn là người gần gũi với chúng ta hơn thầy cô bởi trong một tập thể đông học sinh và một thầy cô lại chịu trách nhiệm về nhiều học sinh khác nhau nên không thể nắm bắt tình hình và quan tâm hết đến mọi người được nên bạn bè là người quan trọng và thích hợp cho chúng ta học hỏi. Có khi nhiều bạn thường ngại ngùng trước thầy cô, không dám thắc mắc hay hỏi han nhưng với bạn bè thì lại thoải mái không bị tâm lý e ngại, lo sợ. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng đưa ra những hạn chế, yếu kém của bản thân để sửa chữa và tiếp thu những cái hay, cái tốt từ bạn bè.
Không phải ngẫu nhiên mà ở trường học thường hay thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến hay đoàn kết tương trợ nhau trong học tập. Bởi nhà trường, thầy cô là những người nhận thức rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc học tập từ bạn bè đồng trang lứa của học sinh. Khi chúng ta chơi với một người bạn chăm ngoan, học giỏi, chúng ta sẽ có ý thức học tập rèn luyện hơn để cho bằng bạn, bằng bè, không bị so sánh. Hay khi chúng ta mắc một bài toán khó chúng ta có thể dễ dàng mở lời nhờ bạn giảng giải. Mỗi người chúng ta cần có ít nhất một người bạn tri kỷ để cùng học tập, cùng vui chơi và cùng tiến bộ.
Bên cạnh đó cũng có không ít học sinh có cái nhìn sai trái về phương pháp học tập. Họ tự coi mình là trung tâm vũ trụ, tự coi mình là giỏi hơn bạn bè và không cần phải học hỏi thêm gì từ bạn bè nữa cả. Có thể thấy đó là những kiểu người tự cao, tự đại, kiến thức hạn hẹp. Tri thức là vô biên không ai có thể khẳng định là biết hết, nắm hết mọi thứ trong tay, bạn có thể giỏi hơn người khác kiến thức trong sách vở nhưng những mặt khác như cách ứng xử, kỹ năng thực hành, hiểu biết xã hội chưa chắc đã hơn những người học kém. Vì thế chúng ta không nên quá tự phụ về bản thân.
Qua câu tục ngữ đã cho ta thấy cái nhìn về phương pháp học tập không chỉ ở thầy cô mà còn ở ngay chính bạn bè của mình. Bên cạnh việc học tập trong sách vở, học từ thầy cô thì chúng ta còn cần mở rộng phạm vi và đối tượng để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng nhất, phục vụ cho đời sống.