Bài văn chứng minh câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" số 3
Như chúng ta đã biết trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Nhưng xã hội ngày càng phát triển chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải biết học hỏi ở nhiều nơi nhiều chỗ trên mọi phương diện để có thể bồi đắp tu dưỡng thêm vốn kiến thức. Chính vì vậy tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên giải thích làm rõ vấn đề đó. Vậy tuổi trẻ ngày nay suy nghĩ và hành động như thế nào về vấn đề trên.
Vậy thì “học thầy không tày học bạn” là gì? Về nghĩa đen câu này có nghĩa là việc học thầy thì không bằng việc học bạn. Nghĩa bóng nó nói đến việc chúng ta học những kiến thức ở trường thì không bằng việc chúng ta học ở nhiều nguồn nhiều nơi khác không chỉ là bạn bè. Tóm lại câu tục ngữ đề cao việc học tập ở mọi người mọi lúc và mọi nơi. Câu tục ngữ là sự so sánh không cân bằng giữa “học thầy” và “học bạn”. Tất nhiên câu tục ngữ không hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ nâng cao vai trò của người bạn trong việc học tập.
Câu tục ngữ trên là đúng đắn vì việc “học bạn” thì vô cùng cần thiết vì nó bổ sung kiến thức còn thiếu ở trường. Mồi ngày sự hiểu biết của con người ngày càng tăng lên không học hỏi thì sẽ không theo kịp và bị tụt hậu trở thành con người thừa của xã hội. Do đó phải không ngừng học hỏi để mở mang đầu óc trau dồi kiến thức bổ sung những chồ khuyết trong kiến thức của bản thân. Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện khía cạnh nhất định. Ở trường ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải nhưng đó mới chỉ là cái cơ bản mà chúng ta cần tiếp nhận.
Ngoài giờ học trong cuộc sống chúng ta cần biết mở mang kiến thức hiểu biết hoàn thiện bản thân. Có những việc thầy cô không thể trực tiếp chỉ bảo cho chúng ta thì lúc đó bạn bè – những người gần gũi với ta sẽ có thể giúp đỡ ta. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa khi trao đổi học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái tự tin tránh e ngại mà có thể hỏi đi sâu vào vấn đề. Và chữ không tày có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
Phương pháp dạy ở trường mang tính chất nhồi sọ môn gì cũng cần phải thuộc như một con vẹt cần nhớ như một cái máy nhớ cho thật nhiều. Nếu ta muốn làm con người chứ không phải mãn đời là một cái máy thì điều tất nhiên là ta phải học tập người khác nhất là phải tự học. Bất kỳ ai cũng có tính tò mò muốn hiểu biết thêm nhưng phần lớn trong số họ có tính lười biếng lười suy nghĩ không chịu khó tìm tòi học hỏi mà chỉ thích những thú vui dễ tìm .
Và một khi đã thỏa thuê thì chẳng cần bồi dưỡng đạo đức tinh thần nữa nên số người tự học rất ít và người nào kiên tâm tự học thì sớm muộn gì cũng vượt lên hẳn người khác không giàu hơn thì cũng được kính trọng hơn. Chẳng hạn như Bác Hồ thông qua việc tự học Người đã sử dụng và nói thành thạo được nhiều thứ tiếng mà không qua bất kì trường lớp nào. Ít nhiều bạn trẻ bây giờ luôn cho rằng lối sống hưởng thụ là cách để tận hưởng cuộc sống để rồi nghĩ lại thì đã muộn: "đời người chỉ bằng gang tay ai hay ngủ ngày chỉ còn nửa gang".
Việc học hỏi thật sự vô cùng cần thiết đối với bản thân mỗi người. Nhà trường gia đình và xã hội nên giáo dục con em ý thức học tập không ngừng. Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ học hỏi cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói kết hợp với khả năng suy nghĩ liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ - đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc mọi nơi kể cả ở bạn bè lẫn người thân hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì cố gắng chịu khó học trong sách vở học trong đời thường cuộc sống. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn. Đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Cuộc sống là những trải nghiệm từ khó khăn này đến khó khăn khác. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy” “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất và đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời. Câu tục ngữ trên sẽ luôn đúng đắn trong mọi thời đại và sẽ là lời nhắc nhở vô cùng giá trị đối với mỗi chúng ta.