Top 12 Bài văn thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và bài "Phú sông Bạch Đằng" (lớp 10) hay nhất

Bình An 173 0 Báo lỗi

Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng nghìn năm phong kiến Bắc thuộc,và cũng từ đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng với những chiến công bất khuất, đánh giặc, ... xem thêm...

  1. Nhắc đến triều đại nhà Trần, ta không thể không nhắc đến một nhân vật lớn, nhân vật có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến nhân dân là Trương Hán Siêu. Ông là một người có trình độ học vấn vô cùng sâu rộng, uyên bác, lại trải qua những bốn đời vua nhà Trần là Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông và cả hai cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược, ông đã đóng góp rất nhiều cho nhà Trần, được các vị vua thời này tôn kính như một bậc thầy.


    Trương Hán Siêu cũng là người biên soạn nhiều tác phẩm nổi tiếng, là những áng văn bất hủ mỗi khi nhắc lại. Đó là Bạch Đằng Giang phú, Linh tế thập kỷ, Quang Nghiêm Tự bi văn… Năm 1308, ông được bổ nhiệm làm Hàn lâm học sĩ ở đời vua Trần Anh Tông. Đến đời vua Trần Minh Tông, ông giữ chức hành khiển, làm Môn hạ hữu ty lang tông ở đời Trần Hiến Tông năm 1339. Và đến năm 1342, vào đời vua Trần Dụ Tông thì ông giữ chức Tả ty lang trung kiêm Kinh lược. Vào tháng 11 năm 1353, Trương Hán Siêu xin cáo bệnh về quê nhưng chưa kịp đến kinh sư thì ông mất.


    Sau khi ông mất, vua đã truy tặng cho ông các chức danh lần lượt là hàm thái bảo và thái phó. Năm 1972 được thờ tại Văn miếu Quốc tử giám. Trong suốt cuộc đời của mình, Trương Hán Siêu đã nhiều lần được giữ những chức vụ quan trọng và đóng góp đáng kể cho đất nước. Kể cả cho đến khi ông mất thì vua và các quan trong triều cũng vô cùng đau xót, truy tặng cho ông những danh huy chương đáng giá. Đặc biệt, việc Trương Hán Siêu được thờ tại Văn miếu Quốc tử giám sau khi ông mất cho thấy sự coi trọng của quân vương đối với ông. Vai trò của Trương Hán Siêu đối với đất nước được ví như những bậc hiền triết thời xưa.


    Những tác phẩm của Trương Hán Siêu thường là những áng văn bất hủ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc. Một trong những nét điển hình cho phong cách của Trương Hán Siêu là cái nhìn về lịch sử, mang dấu ấn hoài niệm, hoài cổ nhưng vẫn đầy trữ tình. Và bài Bạch Đằng Giang Phú (Phú sông Bạch Đằng) chính là một tác phẩm minh chứng cho điều này.


    Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông kết thúc thắng lợi, cuộc sống tiếp diễn bình thường thì 50 năm sau, Trương Hán Siêu sáng tác bài Phú sông Bạch Đằng, bài thơ là nỗi niềm hoài niệm của tác giả về một thời kỳ lịch sử vàng son, chói lọi của dân tộc. Sông Bạch Đằng là chứng nhân lịch sử, cùng đồng hành với những sự kiện nổi tiếng như: Chiến thắng quân Nguyên Mông năm 938 của Ngô Quyền, Chiến thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Tác phẩm được viết theo thể phú, một thể văn xuất phát từ Trung Quốc. Thể loại này thường được viết bằng văn vần hoặc văn xuôi xen lẫn văn vần. Nội dung kể về những sự việc khách quan trong cuộc sống, từ những sự vật, những phong tục, tập quán…. Về nghệ thuật của tác phẩm thì đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, đỉnh cao nhất của thể loại thơ phú. Bằng tài năng tả cảnh, bút pháp trữ tình đan xen giọng kể mang tính sử thi của tác giả, con sông Bạch Đằng đã hiện lên với những chiến tích lịch sử oanh liệt, hào hùng. Qua đó mà ta thấy thêm tự hào về lịch sử của dân tộc, đồng thời cũng cảm nhận được tình yêu nước, nỗi niềm hoài cổ của tác giả. Đoạn trích Phú sông Bạch Đằng được chia làm bốn phần. Phần 1 là những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng của người khách:


    “Khách có kẻ:Chèo quế bơi trăng

    Buồm mây giông gió

    Sớm ngọn Tương kia

    Chiều hang Vũ nọ

    Vùng vẫy Giang, Hồ

    Tiêu dao Ngô, Sở

    Ði cho biết đây

    Ði cho biết đó

    Chằm Vân, Mộng chứa ở trong kho tư tưởng, đã biết bao nhiêu:

    Mà cái chí khí tứ phương, vẫn còn hăm hở

    Mới học thói Tử Trường

    Bốn bể ngao du

    Qua cửa Ðại Thần

    Sang bến Ðông Triều

    Ðến sông Bạch Ðằng

    Ðủng đỉnh phiếm chu

    Trắng xoá sóng kình muôn dặm

    Xanh rì đặng ác một màu

    Nước trời lộn sắc

    Phong cảnh vừa thu

    Ngàn lau quạnh cõi

    Bến lách đìu hiu

    Giáo gãy đầy sông

    Cốt khô đầy gò

    Ngậm ngùi đứng lặng

    Ngắm cuộc phù du

    Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá?

    Mà đây dấu vết vẫn còn lưu”


    Tác giả đã hóa thân vào nhân vật khách trong một tâm thế dạo chơi, thưởng thức phong cảnh của đất nước. Tác giả đã nêu ra những địa danh của Việt Nam như: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng… và cả những địa danh của Trung Quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô…. Cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng cùng với lòng tự hào, tình yêu của Trương Hán Siêu đối với đất nước.


    Phần hai nói về những chiến công lịch sử của sông Bạch Đằng được thuật lại qua lời kể của các bô lão:

    “Bên sông bô lão, hỏi ý ta sở cầu?

    Có lẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau,

    Vái ta mà thưa rằng:

    Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,

    Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Tháo.

    Đương khi ấy:

    Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới.

    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

    Trận đánh được thua chửa phân,

    Chiến lũy bắc nam chống đối.

    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

    Bầu trời đất chừ sắp đổi.

    Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,

    Những tưởng gieo roi một lần,Quét sạch Nam bang bốn cõi!

    Thế nhưng: Trời cũng chiều người,Hung đồ hết lối!

    Khác nào như khi xưa:

    Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,

    Trận Hợp Phì Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

    Đến nay nước sông tuy chảy hoài,

    Mà nhục quân thù không rửa nổi!

    Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi.”


    Thái độ của các bô lão đối với nhân vật khách thể hiện sự hiếu khách và nhiệt tình. Họ là những người đại diện cho cả một thế hệ đi trước, những người chứng kiến các cột mốc chói lọi khi xưa. Những lời kể của các bô lão về trận đánh làm hiện ra sự thất bại nhục nhã của quân giặc và chiến thắng oanh liệt của quân dân ta. Phần 3 là lời nhận xét, bình luận về chiến công trên sông Bạch Đằng:


    “Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san.

    Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,

    Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.

    Hội nào bằng hội Mạnh Tân: Như vương sư họ Lã,

    Trận nào bằng trận Lưu Thủy: Như quốc sĩ họ Hàn.

    Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,

    Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn.

    Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn.

    Đến bên sông chừ hổ mặt,Nhớ người xưa chừ lệ chan.”


    Lời bình luận của các bô lão về những chiến tích lịch sử gợi ra nguyên nhân thắng lợi của dân tộc. Đó là nhờ vào việc hội tụ đầy đủ các yếu tố từ con người, thời điểm, hoàn cảnh.... Và phần cuối cùng, tác giả thể hiện sự ca ngợi con người với những chiến công và tầm vóc của họ:


    “Rồi vừa đi vừa ca rằng:

    Sông Đằng một giải dài ghê,

    Luồng to sóng lớn dồn về bể Đông.

    Những người bất nghĩa tiêu vong,

    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

    Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:Anh minh hai vị Thánh quân,

    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

    Giặc tan muôn thủa thanh bình,Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.”


    Lời khẳng định của tác giả cho thấy đường lối tài tình của nhà Trần. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của con người trong cuộc chiến, thể hiện niềm tự hào, lời ngợi ca của dân tộc đối với những con người trong lịch sử, họ đã dựng nước và giữ nước bằng cả tấm lòng yêu quê hương của mình.


    Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng không chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với riêng nhà Trần. Nó còn có ý nghĩa và giá trị đối với nền văn học trung đại Việt Nam và xa hơn là còn được lưu giữ đến tận hiện tại. Qua đó thấy được tài năng của tác giả và thêm hiểu biết về lịch sử của đất nước ta. Đọc tác phẩm, ta thấy trân trọng những giá trị mà người xưa để lại, từ đó mà không ngừng nỗ lực cống hiến cho đất nước để đất nước ngày càng phát triển, vươn xa ra thế giới.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trương Hán Siêu là một tác giả lớn của thời đại nhà Trần. Tên tuổi của ông là Thăng Phủ, ông từng làm quan qua 4 đời vua và giữ nhiều chức vụ quan trọng như Hàn lâm học sĩ hay Thượng thư. Ông là một nhà chính trị tài ba lỗi lạc, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và được nhà vua rất coi trọng, khi qua đời ông được vua truy tặng chức Thái bảo, Thái phó. Trương Hán Siêu trở thành một danh sĩ nổi tiếng của nền văn học Trung đại Việt Nam, bài Phú sông Bạch Đằng ra đời trở thành một tác phẩm tiêu biểu, gắn liền với tên tuổi của ông.


    Trương Hán Siêu vốn có tính tình cương trực, thẳng thắn và giàu lòng yêu nước, có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên. Ông cũng là người có học vấn uyên thâm và sâu rộng. Để lại nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng như Cúc hoa bách vịnh, Hoá Châu tác, Dục Thuý sơn. Trương Hán Siêu từng soạn bài ký tháp Linh Tế. Ông được coi là nhà văn hóa lớn của thời đại. Các tác phẩm của Trương Hán Siêu đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam hay tình yêu thiên nhiên. Ngôn ngữ trong thơ ông tinh tế, giàu cảm xúc lắng đọng, hình ảnh giàu sức gợi và tính thuyết phục cao.


    Phú sông Bạch Đằng được xem là một tuyệt tác của Trương Hán Siêu, một đỉnh cao của văn học Việt Nam. Bài thơ viết theo thể phú viết xen lẫn văn vần và văn xuôi, được viết bằng chữ Hán. Bài phú sáng tác sau kháng chiến Mông Nguyên thắng lợi, đã thể hiện được tình yêu đất nước và sự tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Có ý nghĩa lớn trong việc đúc kết lại những chiến thắng Bạch Đằng lúc bấy giờ.


    "Khách có kẻ:

    Giương buồm giong gió chơi vơi,

    Lướt bể chơi trăng mải miết.

    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,

    Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.

    Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt.

    Nơi có người đi,

    Đâu mà chẳng biết.

    Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,

    Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

    Bèn giữa dòng chừ buông chèo,

    Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.

    Qua cửa Đại Than,Ngược bến Đông Triều,

    Đến sông Bạch Đằng,

    Thuyền bơi một chiều.

    Bát ngát sóng kình muôn dặm,

    Thướt tha đuôi trĩ một màu.

    Nước trời một sắc,

    Phong cảnh ba thu.

    Bờ lau san sát,

    Bến lách đìu hiu

    Sông chìm giáo gãy,

    Gò đầy xương khô.

    Buồn vì cảnh thảm,

    Đứng lặng giờ lâu."


    Khách xuất hiện với vẻ đẹp của một con người có tâm hồn tự do với hoài bão lớn. Khách dạo chơi đâu chỉ ngắm vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn bồi thêm vốn hiểu biết của mình. Những địa danh lần lượt hiện lên khiến tâm hồn của tao nhân chứa đựng những xúc cảm lẫn lộn, vừa vui, vừa buồn, vừa tự hào lại vừa tiếc nuối.


    Các bô lão

    Vái ta mà thưa rằng:

    "Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

    Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao."

    Đương khi ấy:

    Thuyền tàu muôn đội,

    Tinh kì phấp phới.

    Hùng hổ sáu quân,

    Giáo gươm sáng chói.

    Trận đánh được thua chửa phân,

    Chiến luỹ bắc nam chống đối.

    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

    Bầu trời đất chừ sắp đổi.

    Kìa:Tất Liệt thế cường,Lưu Cung chước dối.

    Những tưởng gieo roi một lần,

    Quét sạch Nam bang bốn cõi.

    Thế nhưng:Trời cũng chiều người,

    Hung đồ hết lối

    Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,

    Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

    Đến nay sông nước tuy chảy hoài,

    Mà nhục quân thù khôn rửa nổi."


    Các bô lão tiếp đón vị khách bằng lòng nhiệt thành và nồng hậu nhất. Thái độ đầy tôn kính và hiếu khách đã giúp các bô lão kể về những trận chiến đầy oanh liệt một cách hào hùng và nhiệt huyết, Lời thơ ngắn gọn mà đầy rẫy những chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng.


    Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:

    "Anh minh hai vị thánh quân,

    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

    Giặc tan muôn thuở thanh bình,

    Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao."


    Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của các vị vua Trần, ca ngợi những chiến tích oai hùng đồng thời khẳng định vai trò to lớn của nhân kiệt.


    Bằng việc sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó về hình thức, kết hợp tài tình giữa tự sự và trữ tình tăng khả năng biểu cảm, phong phú đa dạng về hình ảnh. Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm tác giả đã cho thấy được tài năng trong ngòi bút và cách tư duy sâu sắc của mình. Đồng thời, bài phú còn thể hiện được niềm tự hào về con người và niềm tin vào vận mệnh quốc gia dân tộc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Trương Hán Siêu sinh năm (?-1354). Tự là Thăng Phủ, người làng Phúc An, huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, là một danh sĩ thời Trần. Năm 1351 ông được thăng tham tri chính sự. Khi mất ông được vua tặng tước Thái Bảo,Thái phó và được thở ở Văn Miếu (Hà Nội). Trương Hán Siêu được người đời nhận xét là một người có tình tình cương trực, hào phóng có tâm hồn lãng mạn, thích đi du ngoạn và tìm cho mình một phong cảnh tuyệt vời. Và ông đã tìm đến Phú sông Bạch Đằng để ngắm cảnh thiên nhiên ở đây.


    Như ta đã biết, Phú sông Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển Đông nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng nơi ghi dấu những chiến công lịch sử của dân tộc, đáng nhớ nhất là chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán và năm 1288 của Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông - Nguyên.


    Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng được viết bằng chữ Hán, Bùi Văn Nguyên đã dịch khá thành công áng văn này. Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục, hoặc tính tình. Mỗi bài phú thường bao gồm bốn phần. Ở bài Phú sông Bạch Đằng cũng không ngoại lệ, phần một của bài phú này từ đầu cho đến tiếc thay dấu vết luống còn lưu, phần này giới thiệu về nhân vật khách khi du ngoại ở sông Bạch Đằng. Với câu thơ “Khách” có kẻ trong bài phú là nơi nhà cao ghế tựa, trưa mùa hạ nắng nóng, áo trong ngắn, làn nước biếc. “Khách” ở đây Mạch Đình Chi đã biểu lộ tấm lòng thanh cao, chí khí, hoài bão của kẻ sĩ ở đời. Trương Hán Siêu là một danh sĩ nổi tiếng, với chín câu đầu cho ta thấy Trương Hán Siêu có tâm hồn hiểu biết rộng, có chí khí lớn, ham thích với cuộc sống phong ba cùng thiên nhiên mây gió, thích thú tiêu dao và tâm hồn tự do. Đêm thì “chơi trăng” ngày thì “sớm gõ thuyền chờ Vũ Nguyệt”. Các danh lam thắng cảnh trong bài phú như: Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hổ, Tam Ngô, Bách Việt… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “Giang hồ” của mình, bên cạnh đó với đoạn thơ:


    Đầm vân mộng chứa vài trăm dạ cũng nhiều

    Bát ngát song kình muôn dặm

    Thướt tha đuôi trĩ một màu


    Đã nói lên cảnh đẹp hùng vĩ, bát ngát ngoài ra còn thể hiện được cảnh đẹp đó là một danh lam thắng cảnh của đất nước. Qua phần hai “từ đoạn tiếp theo cho đến hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã”. Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện bô lão, các bô lão đã đón tiếp khách rất chu đáo và hiếu khách. Các bô lão là người kể chuyện và cũng là người bình luận những chiến tích xưa. Đặc biệt hơn, các bô lão cũng là người đã từng tham gia trận chiến và nhân vật “Khách” đã đối thoại để bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình với các bô lão xuất hiện giữa lúc nhân vật “Khách” đang ngậm ngùi nhớ tiếc. Với giọng kể hào hùng, rành rọt và sôi nổi như đang diễn ra chiến tranh vậy.


    Đúng là cảm hứng của những người trong cuộc. Phần ba là tiếp theo cho đến nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Lời bình của các bô lão đã nhấn mạnh những trận chiến lẫy lừng và các nhân tài, đồng thời đã mang ý nghĩa tổng kết giống như tuyên ngôn chân lý. Phần bốn là phần còn lại. Đây là lời bình của nhân vật khách, đây là lời tiếp nối lời các bô lão, là bài ca ngợi sự anh minh của vị thánh quân, ca ngợi giá trị của những chiến công, đem lại nền thái bình muôn thuở. Tiếp nối phần bình luận của các vị bô lão về lịch sử. Hai câu cuối của bài ca này là lời kết thúc một chân lý về mối quan hệ giữa đất hiểm và người tài.


    Qua bài thơ Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã cho ta đây là một tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước và là niềm tự hào cho dân tộc, tự hào truyền thống đạo lý, nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Đồng thời thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc để cập vai trò và vị trí của con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Lịch sử của một dân tộc không chỉ là những chiến công với những chiến thắng chống giặc ngoại xâm mà còn la lịch sử với bề sâu văn hiến, là lịch sử được ghi lại bằng hồn người qua những áng văn chương. Nhắc đến những bài thơ mang âm hưởng hào hùng của một thời đại một đi không trở lại, chúng ta không thể nhắc đến bài phú “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu. Bài thơ đã được viết từ lâu rồi nhưng đến nay và mãi sau, người ta vẫn không thôi nhắc đến nó như một khúc ca về thời đại nhà Trần.


    Nhắc đến Trương Hán Siêu là người ta nhớ đến một người con quê tại vùng đất Ninh Bình, là môn khách của vị tướng tài ba Trần Quốc Tuấn, ông đã từng tham gia kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Ông là người vừa có tài lại vừa có đức, sinh thời, ông được các vua nhà Trần gọi là “thầy”. Ông là một người phóng khoáng, nặng lòng yêu nước và mang trong mình một nỗi ưu hoài về lịch sử dân tộc. Vì lẽ đó, đến với “Bạch Đằng giang phú”, người đọc như được sống với năm tháng hào hùng trong lịch sử dân tộc, vừa nhận ra những nỗi lòng của một con người từng trải.


    Bài phú được đánh giá là không chỉ nổi tiếng ở thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay bậc nhất nước ta thời trung đại. Theo các nhà nghiên cứu, có lẽ bài thơ được Trương Hán Siêu viết vào thời vãn Trần.

    Bài phú viết theo lối cổ phú và được chia thành ba phần. Phần đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu về nhân vật “khách”. Hình ảnh “khách” hiện lên là con người phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy:


    "Khách có kẻ:

    Giương buồm giong gió chơi vơi

    Lướt bể chơi trăng mải miế

    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương

    Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt

    Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt"


    Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến vốn là những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử quen thuộc, từ đó, người đọc nhận ra một đặc điểm khác của nhân vật “khách”: một tâm hồn nghệ sĩ ưa tự do, phóng khoáng, một bậc tri thức ham du ngoạn, trước là để chiêm ngưỡng, hai là mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết. Dẫu đi nhiều mà khát vọng bốn phương vẫn còn tha thiết:


    "Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết

    Bèn giữa dòng chừ buông chèo

    Học Tử Trường chừ thú tiêu dao"


    Khách muốn học theo Tử Trường nghĩa là muốn học ở bậc sử gia nổi tiếng này sự nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc. Tiếp đó, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thực, cũng là điều hút hồn khách khi đến với sông Bạch Đằng:


    "Bát ngát sóng kình muôn dặm

    Thướt tha đuôi trĩ một màu

    Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu

    Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

    Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô"


    Dòng sông hiện lên với nhiều dáng vẻ, vừa hùng dũng, thướt tha, lại có vẻ ảm đạm, hoang vắng. Vì vậy, “khách” mang trong mình tâm trạng với nhiều sắc thái khác nhau: vui, buồn, tự hào, nhớ tiếc:


    "Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

    Tiếc thay dấu vết luống còn lưu"


    Ngay sau những câu giới thiệu về nhân vật “khách”, tác giả đã đưa người đọc đến với câu chuyện của bô lão về chiến thắng trên dòng sông Bạch Đằng:


    "Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã

    Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao

    Đương khi ấy:

    Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới

    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói

    Trận đánh được thua chửa phân

    Chiến lũy bắc nam chống đối

    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ

    Bầu trời chừ sắp đổi"


    Tác giả đã chọn lọc những hình ảnh, những điển tích làm nổi bật sự thất bại của quân thù và cái vẻ vang trong chiến thắng của quân ta. Có thể nhận thấy ở đây niềm tự hào, sảng khoái của các bô lão, cái điềm tĩnh qua sự chiêm nghiệm của “khách”. Các bô lão đã lấy cái vận động, trôi chảy của dòng nước, dòng đời tương phản với nỗi nhục quân thù bởi nỗi nhục quân thù nghìn năm không rửa nổi cũng có nghĩa là những chiến thắng của ta vĩnh viễn lên ngôi:


    "Đến nay nước sông tuy chảy hoài

    Mà nhục quân thù khôn rửa nổi"


    Sau lời kể, các bô lão có lời bình như sự tổng kết về nguyên nhân làm nên chiến thắng: có thiên thời, địa lợi, trong đó đề cao yếu tố con người - một quan niệm vừa đầy tiến bộ, vừa mang tính nhân văn:


    "Quả là trời đất cho nơi hiểm trở

    Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an"


    Và đến đoạn ba, đó là lời ca của các bô lão và khách. Các bô lão bừng sáng niềm tin, niềm tự hào về chân lý vĩnh hằng như cái dằng dặc, bao la của Bạch Đằng giang cuộn sóng hồng, đổ về biển Đông tự bao đời. Còn trong lời ca của khách, bến cạnh việc ngợi ca công đức của các vua Trần, còn đề cao và khẳng định tài đức con người, xem đó là yếu tố quyết định để làm nên chiến thắng.


    Với việc xây dựng cặp nhân vật “chủ- khách”, việc lựa chọn các hình ảnh và điển tích cùng việc kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tự sự, trữ tình và lối nói khoa trương, bài phú đã sống dậy hào khí Đông A. Bài phú không chỉ truyền cho ta lòng yêu nước, tự hào dân tộc mà còn là lời nhắc chúng ta hôm nay và mãi sau này được hưởng thành quả mà cha ông ta đã làm nên thì hãy biết trân trọng và phát huy!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Tôi rất tự hào về quê hương mình, tự hào về truyền thống cứu nước của dân tộc.Một đất nước với tình yêu quê hương đất nước sâu sắc. Đó là những chiến thắng mang đậm tinh thần dân tộc. Chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã khẳng định nước ta không hề yếu mà vô cùng mạnh. Và chiến thắng ấy đã được đi vào trong trang thơ của các nhà thơ. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã khắc họa rõ chiến thắng ấy.


    Trương Hán Siêu năm sinh không rõ nhưng mất vào năm 1354 tự là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh nay thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Trương Hán Siêu xuất thân là một môn khách của Trần Quốc Toản, làm quan dưới bốn đời vua Trần và tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần 2, 3 và lập được nhiều chiến công. Năm 1308 ông được vua Trần Anh Tông bổ làm Hàn lâm học sĩ. Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu thường gọi ông là “thầy”. Là một bậc tú nho, một trong những nhân vật chính trị, văn hóa lớn đương thời. Tuy không đỗ đạt cao nhưng ông lại là một học giả uyên thâm, có tư tưởng tôn Nho và bài trừ những yếu tố tham hóa của Phật giáo đương thời đề cao ý thức quốc gia được mọi người yêu quý và kính trọng.


    Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu được viết theo thể phú có nguồn gốc từ Trung Quốc, trung gian giữa thơ và văn xuôi nhưng nghiêng nhiều về trữ tình. Đặc điểm của thể này là tả cảnh vật, phong tục kể sự việc, bàn chuyện đời, miêu tả khoa trương, hình tượng nhân vật tượng trưng cao độ, triết lý bàn bạc cao xa, ngôn ngữ đậm đặc điểm cổ nên các bài phú chữ Hán trở nên gần gũi, mộc mạc và giản dị trong phú chữ Nôm. Phú gồm có hai loại là phú cổ thể và phú đường luật

    Bài Phú sông Bạch Đằng được sáng tác sau chiến thắng Bạch Đằng được viết thời Trần Dụ Tông khi triều Trần đang trong thời kì suy vong. Chính vì thế là đại thần mang trọng trách lớn, địa vị cao, công lao nhiều mà không có cách gì làm cho triều đình trở lại quang minh nên ông cảm thấy hổ thẹn, hổ mặt với người xưa nhất là trước lịch sử Bạch Đằng, âm hưởng hào hùng như vẫn còn sục sôi cuộn cháy.


    Bài được chia làm bốn phần gồm mở, giải thích, bình luận và kết. Mở là tráng trí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. Giải thích là trận Bạch Đằng qua sự hồi tưởng của các bô lão. Bình luận là suy ngẫm và bình luận của các bô lão về nguyên nhân làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Kết là lời ca của bô lão và khách khẳng định vai trò đức độ của con người.


    Nhân vật khách sự phân thân của tác giả với mục đích thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên xuất hiện trong không gian biển lớn giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng. Không gian sông hồ với Ngũ Hồ, Nguyên Tương. Những vùng đất nổi tiếng của Trung Quốc như Tam ngô Bách Việt, đầm Vân Mộng,.. hay những địa danh của Việt Nam Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng các địa danh cụ thể, hình ảnh cụ thể. Với các từ miêu tả chơi vơi, mải miết, tha thiết, tiêu dao, thướt tha được sử dụng với tần suất dày đã mở ra một không gian tung hoành cho khách. Đó là không gian nghệ thuật bốn phương, mênh mông, bát ngát thơ mộng và tràn đầy ánh trăng. Các hình ảnh thời gian sớm ở Nguyên Tương, chiều thăm Vũ Huyết. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên thật đẹp “bát ngát…ba thu” đó là dòng sông thơ mộng, hùng vĩ, diễm lệ, hoành tráng. Nhìn hai bên sông là “bờ lau, xương khô” là Bạch Đằng hoang vu, đìu hiu, lạnh lẽo, Bạch Đằng của cõi chiến trường xưa chốn tử địa của quân thù.


    Trận chiến Bạch Đằng qua lời kể các bô lão với quân ta xuất thân với khí thế hào hùng “hùng hổ sáu quân” sức mạnh khí thế như hổ báo của các chiến sĩ thời nhà Trần, với lòng yêu nước với sức mạnh chính nghĩa. Còn quân địch ra oai “Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi” sự huênh hoang, hung hăng kiêu ngạo. “Thế cường” với bao mưu mô chước quỷ.


    Nhưng các bô lão lại suy ngẫm thời thế thuận lợi trời cũng chiều người, địa thế núi sông trời đất cho nơi hiểm trở, con người có tài có đức lại giữ vai trò quyết định quan trọng. Tác giả gọi lên hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người để khẳng định sức mạnh, tài năng và đức đạo của con người.


    Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công, sự vĩnh hằng của chân lý “Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ”. Lời ca ngợi của khách cùng tiếp nối niềm tự hào về non sông hùng vĩ nhưng thể hiện quan niệm về nhân tố quan trọng trong công cuộc đánh giặc giữ nước là con người mà rõ hơn là người anh hùng.

    Bài phú với nhân vật khách cách đối đáp, dùng hình ảnh điển cố có sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn yếu tố trữ tình hoài cổ với yếu tố tự sự tráng ca lối diễn đạt khoa trương mà làm rõ hào khí nhà Trần âm hưởng không khí chiến thắng trên sông Bạch Đằng.


    Đọc xong bài phú mà đọng lại trong lòng người đọc bao cảm xúc về con người, quê hương đất nước. Vì thế chúng ta ngày nay phải có ý thức xây dựng quê hương đất nước phát triển hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Văn học mỗi thời kỳ đều để lại cho dân tộc những tác phẩm có giá trị lịch sử. Nhớ về thời Trần nhiều chiến công hiển hách, người ta không chỉ nhớ tới "Nam quốc sơn hà" mà còn nhớ tới một tác phẩm văn học nổi tiếng khác. Đó là bài thơ Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Bài Phú vừa là tác phẩm văn học xuất sắc vừa là tác phẩm thể hiện niềm tự hào dân tộc, gửi gắm tư tưởng triết lí sâu xa đáng suy ngẫm.


    Cảm hứng sáng tác của Phú Sông Bạch Đằng là sự hào hùng, bi tráng. Trương Hán Siêu viết lên tác phẩm này trong hoàn cảnh bản thân ông là một trọng thần của Vương triều nhà Trần, khi đó đang có biểu hiện suy thoái, có nguy cơ sụp đổ. Trong một lần dạo chơi, tình cờ nhớ lại quá khứ hào hùng đã qua của dân tộc. Bởi vậy, Phú Sông Bạch Đằng vừa mang cảm hứng lịch sử, vừa mang cảm hứng thời thế, vừa có những triết lí được đúc rút thành bài học.


    Về hình thức, Phú Sông Bạch Đằng được viết bằng chữ Hán, theo thể loại Phú (cổ thể), mượn hình thức đối đáp "chủ - khách" để thể hiện nội dung. Hệ thống câu từ của cả bài được Trương Hán Siêu xây dựng theo lối kể chuyện độc đáo. Theo như lối kết cấu thông thường ở thể phú, bài phú có thể chia thành ba phần. Phần mở đầu (từ đầu cho đến ... dấu vết luống còn lưu), giới thiệu nhân vật và lý do sáng tác. Phần thứ hai (từ Bên sông các bô lão... cho đến Nhớ người xưa chừ lệ chan) là nội dung đối đáp của nhân vật "khách" và các bô lão hai bên bờ sông. Phần kết thúc còn lại là lời ngợi ca của của nhân vật "khách".


    "Khách" xuất hiện trong tác phẩm có thể là tác giả, cũng có thể là một nhân vật trữ tình vô danh không rõ ràng. Nội dung bài phú là hành trình vị "khách" giong thuyền chơi sông, đi qua rất nhiều cảnh đẹp. Đến sông Bạch Đằng, vị "khách" tình cờ được nghe các bô lão địa phương kể về chiến công ngày trước. Hết lời kể đến lời ca, "khách" nghe và nối lời ca tiếp. Từ đó giãi bày tâm trạng, tình cảm và suy ngẫm của mình về sông Bạch Đằng và lịch sử hào hùng, bi tráng.


    Về nội dung chi tiết của tác phẩm, chúng ta có thể tìm hiểu lần lượt qua ba phần. Phần mở đầu bài Phú, tác giả tái hiện cảnh dạo thuyền chơi sông của nhân vật "khách" trên mênh mông mặt nước:


    "Khách có kẻ

    Giương buồm giong gió chơi vơi,

    Lướt bể chơi trăng mải miết".


    Trong câu thơ, ta thấy hiện lên hình ảnh người khách yêu du ngoạn đồng thời cũng là người mạnh mẽ, phóng khoáng. Ông đang mải mê ngược dòng thời gian để tìm về lịch sử hào hùng của dân tộc Đại Việt. Tâm trạng của "khách" vì lẽ đó chứa chất nhiều nỗi suy tư, "đứng lặng giờ lâu", "thương nỗi anh hùng đâu vắng tá?", "tiếc thay dấu viết luống còn lưu"... Dưới ngòi bút của Trương Hán Siêu, nhân vật "khách" chợt trở nên đầy sinh động. "Khách" phải chăng chính là "Cái tôi" của tác giả. Cái tôi của một con người mang trong mình tính cách tráng sĩ, của một hồn thơ nhạy cảm, của một kẻ sĩ nặng lòng ưu ái với đất nước và lịch sử dân tộc.


    Xuôi theo dòng lịch sử, "khách" và bô lão tương ngộ. Nhân vật "Bô lão" là hình ảnh tập thể, xuất hiện trong hành trình giống như sự ủng hộ với vị khách bên trên. Họ đồng thời cũng là chứng nhân của lịch sử. Sự xuất hiện của họ tạo ra không khí đối đáp tự nhiên, từ đó giúp "khách" sống lại với những trận thuỷ chiến lẫy lừng từng diễn ra ở nơi đây. Tất cả kỳ tích oai phong được gợi lên chân thực qua những hình ảnh liệt kê trùng trùng điệp điệp:


    "Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị thánh bắt Ô Mã.

    Còng là bãi đất xưa Ngô Chúa Phú Hoàng Thao".

    Không khí chiến trận bừng bừng trong từng câu chữ:

    "Thuyền bè muôn đội

    Tinh kì phấp phới,

    Hùng hổ sáu quân,

    Giáo gươm sáng chói"...


    Những hình ảnh đặc sắc và những điển tích lần lượt xuất hiện, nhấn mạnh sự thất bại thảm hại của quân giặc trong quá khứ (Xích Bích, Hợp Phì, Bồ Kiên...). Chiến thắng trên sông Bạch Đằng được tái hiện dưới hình thức bài thơ tự sự đậm chất anh hùng ca. Tiếng trống trận, tiếng gươm khua như hoà vào cảm hứng tự hào, kiêu hãnh để rồi lắng lại trong suy ngẫm. Những trận thủy chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng cũng khẳng định tầm vóc lịch sử của dân tộc ta có thể sánh ngang với Trung Quốc. Luận bàn về nguyên nhân thắng lợi, khách và các bô lão cho rằng:


    "Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,

    Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an."


    Họ đánh giá chiến thắng hiển hách của dân tộc không chỉ nhờ vào địa thế hiểm trở mà còn nhờ vào nhân tài đất nước. Một trong những nhân tài kiệt xuất thời đại ấy là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sông Bạch Đằng mênh mông sóng nước tự hào chính là chứng nhân, chứng kiến tất cả chiến công và sự anh minh của những danh tướng kiệt xuất ấy.


    "Sông Đằng 1 dải dài ghê,

    Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.

    Những người bất nghĩa tiêu vong,

    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh."


    Người đọc có thể nhận ra triết lý sâu xa được gửi gắm trong lời ngợi ca. Đó là lời khẳng định kẻ bất nghĩa tất bị diệt vong còn người anh hùng sẽ được lưu danh muôn thuở.


    "Anh minh hai vị thánh quân,

    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

    Giặc tan muôn thuở thăng bình

    Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao."


    "Hai vị thánh quân" được nhắc đến trong câu thơ là vua Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 và lần thứ 3 giành thắng lợi. Trương Hán Siêu ca ngợi sự anh minh của 2 vị vua có tài có đức, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Nhờ những bậc nhân tài như thế, đất nước được "điện an"; Đại Việt được "thanh bình muôn thuở".


    Lời ca của bô lão đan xen lời ca của "khách". Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông lịch sử và những chiến công hiển hách nơi đây. Đồng thời cũng khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí: bất nghĩa tất yếu sẽ tiêu vong, chỉ có anh hùng là lưu danh thiên cổ. Lời ca của "Khách" tiếp nối niềm tự hào ấy đồng thời thể hiện quan niệm vững chắc vào vai trò của con người trong việc "giữ cuộc điện an" - một quan niệm tiến bộ và hết sức nhân văn.


    Với cảm hứng hào hùng và hoài niệm về quá khứ hiển hách của dân tộc, "Phú Sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ngợi ca truyền thống anh hùng và truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao vai trò của con người trong lịch sử. Đây là tư tưởng vô cùng mới lạ, đáng trân trọng.


    Không những là bài phú có nội dung sâu sắc, "Phú Sông Bạch Đằng" còn được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Trương Hán Siêu đã khéo léo sử dụng cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, những chi tiết chọn lọc đích đáng, súc tích, liền mạch cuồn cuộn cảm hứng. Đặc biệt là sự kết hợp tự sự và trữ tình một cách nhuần nhuyễn để miêu tả cảnh sông Bạch Đằng sinh động, giàu chất trữ tình. Sự xuất hiện của nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, vừa tăng sức gợi vừa làm nổi bật chất sử thi hoành tráng của bài phú. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thành công những câu văn ngắn dài, đan xen thêm câu thơ tạo nên âm điệu hào hùng cho tác phẩm. Tác giả đã đưa "Bạch Đằng giang phú" trở thành khúc tráng ca bất hủ của dân tộc.


    Dù bao năm tháng đã trôi qua, song với những giá trị to lớn của mình, "Phú Sông Bạch Đằng" vẫn sống mãi trong lòng con người Việt Nam, gắn liền với tên tuổi Trương Hán Siêu và niềm tự hào dân tộc từ đời này qua đời khác.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Trương Hán Siêu là một tác giả quan trọng, một danh nhân văn hóa của đất nước. Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của ông, không thể không nhắc đến kiệt tác văn chương Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) - một áng thiên cổ hùng văn. Trương Hán Siêu quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Theo chính sử, Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Hưng Đạo, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, ông mất năm 1354. Trần Quốc Tuấn mất năm 1300, khi đó hẳn Trương Hán Siêu phải là người trưởng thành, tức hơn 18 tuổi. Lược truyện các tác gia Việt Nam viết: Trương Hán Siêu “lập được nhiều công trạng trong hai trận đánh giặc Nguyên. Từ điển văn học ghi: Trương Hán Siêu “có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai và thứ ba”.


    Về sự nghiệp chính trị, với nhiều công trạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên, năm 1308 vua Trần Anh Tông thăng cho ông chức Hàn lâm Học sĩ. Đến đời vua Trần Dụ Tông, ông lại được giao nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1353, ông bị bệnh nặng khi thống lĩnh đạo quân Thần sách đi trấn đất Hóa Châu (Huế). Năm sau, ông cáo bệnh xin về nhưng chưa đến kinh đô thì qua đời. Nhà vua vô cùng thương tiếc, truy tặng ông chức Thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó, từ năm 1372 được thờ ở Văn Miếu quốc gia, ngang với các bậc hiền triết đời xưa.


    Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật, nhưng vua không trách, còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này. Các tác phẩm của ông hiện còn 17 bài thơ: Cúc hoa bách vịnh (Vịnh hoa cúc còn 4 bài), Hoá Châu tác (Thơ làm ở Hoá Châu), Dục Thuý sơn (Núi Dục Thuý sơn), Quá Tống đô (Qua kinh đô nhà Tống). Về văn xuôi ông có 2 bài: Khai Nghiêm tự bi ký (Văn bia chùa Khai Nghiêm) và Dục Thuý sơn linh tế tháp ký (Bài ký tháp linh tế núi Dục Thuý sơn), hai bài đều được viết bằng chữ Hán. Riêng hai quyển Hoàng triều đại điển và Hình thư soạn chung với Nguyễn Trung Ngạn, bài biểu Tạ trừ Hàn lâm viện trực học sĩ được dẫn trong Đại Việt sử ký toàn thư và Kiến văn tiểu lục hiện nay vẫn lưu lạc và chưa tìm thấy. Trương Hán Siêu cũng soạn Linh tế thập ký (bài ký tháp Linh Tế), Quang nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm). Hai bài đó có đề cao Nho học và phê phán Phật giáo. Ông và Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ Hoàng triều đại điển và Hình thư đặt nền tảng cho chế độ Phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật.


    Thơ văn của ông để lại cho đời không nhiều, trong đó, bài “Bạch Đằng Giang phú” là một trong những bài phú chữ Hán nổi tiếng bậc nhất từ thời Trần còn lại đến nay. Từng con chữ hừng hực lửa căm thù quân giặc, bừng bừng chí quật cường bất khuất, Bạch Đằng Giang phú (hay Phú sông Bạch Đằng) là tác phẩm xuất sắc của Trương Hán Siêu, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý - Trần, một đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học và được xem là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạch Đằng giang phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lý nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Do đó, Bạch Đằng giang phú cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp của việc đề cao vai trò, vị trí của con người trước lịch sử. Đây là một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ:


    "Giặc tan muôn thuở thăng bình,

    Bởi đâu đất hiểm, bởi mình đức cao".


    Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu là một trong những bài phú chữ Hán nổi tiếng bậc nhất từ thời Trần còn lại đến nay. Có nhiều vấn đề cần giải mã tác phẩm xuất sắc này, một trong những vấn đề cốt tử làm nên sức sống lâu dài của nó có lẽ chính là nỗi lòng của Trương Thăng Phủ với những vấn đề liên quan đến vận mệnh của vương triều Trần, sâu xa hơn là vận mệnh của nhân dân, dân tộc, của non sông đất nước Đại Việt.


    Bạch Đằng giang phú được viết theo phú cổ thể, nguyên tác viết bằng chữ Hán. Cấu tứ của tác phẩm theo hình thức đối đáp giữa chủ và khách. Khách là người yêu cảnh trí thiên nhiên, có thú du ngoạn, tâm hồn khách. Khách là người yêu cảnh trí thiên nhiên, có thú du ngoạn, tâm hồn khoáng đạt, tâm huyết với lịch sử dân tộc. Khách tìm đến sông Bạch Đằng không chỉ vì yêu thiên nhiên mà còn vì lòng ngưỡng mộ nơi có chiến công oanh liệt và khát vọng tìm hiểu lịch sử dân tộc, noi gương của Tử Trường xưa (sử gia nổi tiếng Trung Quốc đời Hán). Chủ là những bô lão ở ven sông Bạch Đằng mà khách gặp, vừa là dân địa phương, vừa là những người đã từng chứng kiến, từng tham gia chiến trận. Cũng có thể nhân vật bô lão là nhân vật có tính chất hư cấu, tác giả xây dựng lên để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về đất nước, dân tộc.

    Về nghệ thuật, tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lý sâu xa.


    Có thể nói, Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý. Bài thơ “Bạch Đằng giang phú” của ông xứng đáng là một kiệt tác trong nền văn học Việt Nam.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. "Bạch Đằng Giang phú" là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.


    Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.


    Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đời Minh Tông ông giữ chức Hành khiển. Đời Trần Dụ Tông, năm 1339, ông làm Hữu ti Lang trung ở Môn hạ. Đời Trần Dụ Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức Kinh Lược sứ ở Lạng Giang, năm 1345 ông được thăng chức Gián nghị Đại phu tham chính sự. Ông được vua Dụ Tông sai cùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ "Hoàng Triều Đại Điển" và bộ "Hình Luật Thư". Năm 1351, ông được phong Tham tri Chính sự.


    Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắp lũy, lập kế chống quân Chiêm. Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường về Bắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu, Thăng Long.Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa.


    Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn "Dục Thuý sơn khắc thạch","Linh TẾ Tháp ký","Khai Nghiêm tự bi","Bạch Đằng giang phú",…Trong thơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng"Bạch Đằng giang phú" được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết "Bạch Đằng giang phú"vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài "Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu", ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.


    "Bạch Đằng Giang phú" là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.


    "Bạch Đằng giang phú" được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên… đã dịch khá thành công áng văn này. Ở Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gần gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trương Hán Siêu gắn bó với cảnh trí của đất nước thì không có gì sai nhưng hình như vẫn chưa đủ. Nhà thơ nhà văn Việt Nam xưa nay rất ít người thờ ơ trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc: "Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu" (Nguyễn Trãi). Trương Hán Siêu cũng thế thôi. Nhưng với ông, trong tình yêu thiên nhiên hình như còn có một điều gì khác hơn, một khao khát thường trực muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử – xã hội ẩn ngầm trong ngoại giới. Như chính ông phô bày trong vai một "người khách " ở bài Bạch Đằng giang phú, hầu như cả một đời, ông đã coi lẽ sống của mình là ngược xuôi tìm đến mọi danh lam thắng cảnh:


    "Khách có kẻ,

    Giương buồm giong gió chơi vơi;

    Lướt bể chơi trăng mải miết.

    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,

    Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt;

    Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt

    Nơi có người qua đâu mà chẳng biết.

    Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ đã nhiều

    Mà tráng chí tứ phương vẫn còn tha thiết…"


    Cũng có thể nghĩ đấy mới chỉ là những lời tâm niệm của Trương Hán Siêu bởi các địa danh nói trên đều là điển cố trong văn liệu, ông được đọc qua sách vở, hay là thông qua sách vở mà tìm đến chúng chứ chưa chắc đã một lần ghé thăm. Song cũng vì vậy, thiên nhiên như cái đích tìm kiếm của ông dường như có mang một hàm nghĩa thâm thúy: đây là nơi tập kết mọi trải nghiệm văn hóa của con người, và cũng là chứng tích để con người nhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy câu vừa dẫn, ông liền bày tỏ ý nguyện bắt chước "thú tiêu dao" của Tử Trường tức Tư Mã Thiên – nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trước khi bắt tay cầm bút đã đi khắp mọi nơi đầu sông cuối bể nhằm nuôi dưỡng tình cảm và thu nhận kiến thức.


    Ta để ý nếu ở phần trên, các địa danh thực ra đều là ảo – địa danh trong điển tích, không phải trong thực tế – thì đến đây mới là địa danh thực. Nhà thơ đưa ra một cái tên Bạch Đằng chưa hề có trong các pho sách kinh điển nhưng lại hiển hiện trước mắt với tất cả sức thuyết phục của những chiến công vang dội của nó.


    Bạch Đằng giang phú ú là một bài phú lưu thủy, người viết cốt biểu đạt ý tưởng một cách phóng khoáng, tuôn chảy, không quá chú trọng gò gẫm bằng trắc đối xứng và hiệp vần. Nhưng cấu trúc bài phú cũng là cả một dụng công. Bằng sự phân vai khéo léo giữa "khách" và "bô lão" trong nghệ thuật biểu hiện để tạo nên sự đồng hiện về thời gian, bằng cách chuyển đoạn thần tình trong tâm trạng người trần thuật từ bâng khuâng hoài cổ sang cảm xúc bồng bột của người đang chứng kiến sự việc tiếp diễn, bằng nghệ thuật sắp xếp ngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở nên gấp gáp, rồi lại trở lại khoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu… mấy trăm năm qua bài phú đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc. Đặc biệt, không ít những bậc tự xem là tri âm tri kỷ có thiên hướng muốn đón nhận toàn bộ hình tượng nghệ thuật của bài phú như những đường nét khắc họa chân thực quang cảnh chiến trận Bạch Đằng.


    Nếu để ý ta sẽ thấy bức tranh đằng đằng sát khí của trận Bạch Đằng còn là một đối cực nữa của một bức tranh thủy mạc lặng tĩnh mà tác giả vẽ lên, như đã dẫn ở một phần trước: Qua cửa Đại Than / ngược bến Đông Triều,Đến sông Bạch Đằng / nổi trôi mặc chèo.Bát ngát sóng kình muôn dặm / Xanh xanh đuôi trĩ một màu.Nước trời một sắc / phong cảnh ba thuSông chìm giáo gãy / gò đầy xương khôBuồn vì cảnh thảm / đứng lặng giờ lâu


    Đây lại là đối cực động - tĩnh giữa hiện tại và quá khứ. Đối cực này đã khiến người đọc như rơi vào trạng thái mơ màng, bâng khuâng, trong khi đuổi theo cái cố gắng "đi tìm thời gian đã mất" của tác giả. Ta chợt tự hỏi: Không hiểu giữa hiện hữu thứ nhất (thực tại tĩnh lặng trước mắt mà cũng là một hụt hẫng trong tâm trạng) và hiện hữu thứ hai (thực tại sống động trong tiềm thức mà cũng là một miên viễn của tưởng tượng) thì hiện hữu nào mới là có thật? Sự vấn vương ở đây có chút gì đó làm lòng ta nặng trĩu khi nghĩ đến dòng chảy của thời gian và thói vô tình dễ quên của người đời. Nói cách khác, những âm hưởng trữ tình đối lập ở trong tác phẩm đã tạo nên một ngân vang sâu thẳm và ngân vang này chính là triết lý: sự sống là một tiếp biến không ngừng không nghỉ, cái đang diễn ra và cái đã đi vào vĩnh cửu cứ đan quyện lấy nhau, mà cái nhân tố có khả năng kết nối làm nên sự đan quyện ấy, khiến cho sợi dây chuyền vô hình nghiệt ngã của thời gian có lúc tưởng như bị đảo ngược: hiện tại không hẳn đã trôi về quá khứ tất cả, mà có phần nào đó còn trôi theo chiều ngược lại, còn có "dấu vết lưu lại" với hậu thế – cái nhân tố ấy là con người, được quyết định bởi con người:


    Trời đất đặt ra nơi hiểm trở,

    Bậc anh tài tính cuộc tồn an

    Giặc tan muôn thuở thăng bình,

    Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.


    Nhìn trở lại toàn bộ bài phú, nghệ thuật phối trí thời gian và không gian của Trương Hán Siêu đã đạt đến chỗ thần tình. Nhà thơ đưa không gian Bạch Đằng từ một viễn cảnh trải rộng và hết sức bao la đến với cận cảnh của một trận thủy chiến dữ dội, và cuối cùng dồn vào một tiêu điểm là chỗ đứng nội tâm của nhà chỉ huy quân sự quyết định sự thắng bại của chiến cuộc, đồng thời cũng chính là đang từ một không gian hiện thực ông quay trở về với không gian hồi cố, không gian tâm tưởng, cùng theo đó, thời gian nghệ thuật cũng đi lùi từ hiện tại về quá vãng. Vậy mà cảm hứng của người đọc lại không bị đẩy lùi bởi dòng hoài niệm, trái lại tiếp nhận nó như chính cái đang diễn ra trước mắt mình. Thủ pháp mờ chồng giữa hai thời đoạn cách quãng trên quang cảnh một con sông, thủ pháp hoán đổi điểm nhìn linh hoạt của tác giả… đã góp phần hóa giải tâm trạng hoài cổ của bài phú, tạo nên một tâm lý cân bằng và gây hứng thú sâu sắc trong cảm xúc thẩm mỹ.


    Tóm lại, bằng lượng thông tin đa nghĩa, những ẩn ngữ phong phú đọng lại phía sau ngôn từ, Bạch Đằng giang phú đã gợi lên được nhiều tiếng nói cùng một lúc trong cảm nhận nhiều chiều của người đọc. Sự dồn nén nghệ thuật của bút pháp Trương Hán Siêu quả đã đến một trình độ bậc thầy.


    Trương Hán Siêu là một danh nhân nổi tiếng của mảnh đất Trường Yên – Ninh Bình, một chứng nhân rõ rệt cho truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất văn vật này. Nhưng ông lại cũng là một nhân vật có tầm thước cả nước, một người con ưu tú của văn hóa Thăng Long dưới triều đại Trần. Ông xứng đáng được xếp vào hàng danh nhân tôn vinh ở Văn miếu Quốc tử giám như nhà Trần đã từng "liệt hạng" xưa kia, mặc dù ông không hề có mảnh bằng nào thông qua thi cử. Điều đó cũng nói lên rằng triều đại Trần có sức năng động lớn vì nó biết chuộng thực học, biết lựa chọn tài năng theo những tiêu chí thực tiễn. Bỏ qua mọi thứ phù danh, với những người như Trương Hán Siêu, nhà Trần đã biết cách làm cho mình trở thành bất tử.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn học dân tộc, mỗi tác giả đều để lại dấu ấn riêng của mình. Nếu như Nguyễn Trãi ghi dấu với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Du khiến người đời ghi nhớ bài Truyện Kiều thì Trương Hán Siêu lại để lại trong nền văn học 1 kiệt tác văn chương mang tên Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng).


    Quê hương của Trương Hán Siêu ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Sử sách ghi lại ông xuất thân là môn khách của Trần Hưng Đạo, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, không rõ năm sinh nhưng mất năm 1354. Trương Hán Siêu “lập được nhiều công trạng trong hai trận đánh giặc Nguyên.


    Về sự nghiệp chính trị, ông giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Với nhiều công trạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên, năm 1308, ông được phong chức Hàn lâm Học sĩ. Đến đời vua Trần Dụ Tông, ông lại được giao nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1353, ông bị bệnh nặng khi thống lĩnh đạo quân Thần sách đi trấn đất Hóa Châu (Huế). Năm sau đó, ông cáo bệnh xin về nhưng chưa đến kinh đô thì qua đời. Nhà vua vô cùng thương tiếc, truy tặng ông chức Thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó, từ năm 1372 được thờ ở Văn Miếu quốc gia, ngang với các bậc hiền triết đời xưa.


    Trước tiên, về con người, Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật, vua không trách, mà còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Cuối đời mình, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này. Các tác phẩm của ông hiện còn các bài thơ: Cúc hoa bách vịnh, Hoá Châu tác, Dục Thuý sơn, Quá Tống đô.


    Văn xuôi của ông có 2 bài: Khai Nghiêm tự bi ký (Văn bia chùa Khai Nghiêm) và Dục Thuý sơn linh tế tháp ký (Bài ký tháp linh tế núi Dục Thuý sơn), hai bài đều được viết bằng chữ Hán. Riêng hai quyển Hoàng triều đại điển và Hình thư soạn chung với Nguyễn Trung Ngạn, bài biểu Tạ trừ Hàn lâm viện trực học sĩ được dẫn trong Đại Việt sử ký toàn thư và Kiến văn tiểu lục hiện nay vẫn lưu lạc và chưa tìm thấy. Trương Hán Siêu cũng soạn Linh tế tháp ký (bài ký tháp Linh Tế), Quảng nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm) đề cao Nho học và phê phán Phật giáo. Ông và Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ Hoàng triều đại điển và Hình thư, đặt nền tảng cho chế độ Phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật.


    Ông để lại không nhiều tác phẩm thơ văn, song bài “Bạch Đằng Giang phú” là một trong những bài phú chữ Hán nổi tiếng bậc nhất của ông từ thời Trần còn lại đến nay. Ngôn ngữ thơ hừng hực căm thù quân giặc, bừng bừng chí quật cường bất khuất, Bạch Đằng Giang phú là tác phẩm xuất sắc của Trương Hán Siêu, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lý - Trần. Bài phú được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học và được xem là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam.


    Bạch Đằng giang phú thể hiện lòng yêu nước thiết tha và niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Bạch Đằng giang phú vì lẽ đó cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp của việc đề cao vai trò, vị trí của con người trước lịch sử. Bài phú thực sự là áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, đầu tiên mang ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ:


    "Giặc tan muôn thuở thăng bình,

    Bởi đâu đất hiểm, bởi mình đức cao".


    Tác phẩm được viết theo phú cổ thể, nguyên tác viết bằng chữ Hán. Bài được chia làm bốn phần gồm mở, giải thích, bình luận và kết. Mở là tráng trí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. Giải thích là trận Bạch Đằng qua sự hồi tưởng của các bô lão. Bình luận là suy ngẫm và bình luận của các bô lão về nguyên nhân làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Kết là lời ca của bô lão và khách khẳng định vai trò đức độ của con người.


    Kết cấu tứ thơ của tác phẩm theo hình thức đối đáp giữa khách và chủ. Khách là người yêu cảnh trí thiên nhiên, có thú du ngoạn, tâm hồn khoáng đạt, tâm huyết với lịch sử dân tộc. Khách tìm đến sông Bạch Đằng không chỉ vì yêu thiên nhiên mà còn vì lòng ngưỡng mộ nơi ghi dấu chiến công oanh liệt.


    Đồng thời khách mang trong mình khát vọng tìm hiểu lịch sử dân tộc, noi gương sử gia nổi tiếng Trung Quốc đời Hán - Tử Trường. Chủ là những bô lão ở ven sông Bạch Đằng mà khách gặp, họ là người dân địa phương, cũng là những người đã tham gia kháng chiến, là những nhân chứng sống về chiến công năm xưa. Nhân vật bô lão cũng có thể có tính chất hư cấu, tác giả xây dựng lên để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về đất nước, dân tộc.


    Về nghệ thuật, bằng việc sử dụng thể phú tự do, không gò bó về hình thức, sự kết hợp tài tình giữa tự sự và trữ tình tác giả đã gia tăng khả năng biểu cảm, phong phú đa dạng về hình ảnh. Kết cấu bài phú chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm đã thể hiện tài năng trong ngòi bút và cách tư duy sâu sắc của tác giả. Đồng thời tác giả xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lý sâu xa. Qua đó, thể hiện được niềm tự hào về con người và niềm tin vào vận mệnh quốc gia dân tộc.


    Trương Hán Siêu thực sự là 1 cây bút có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, và tài văn chương bậc thầy. Với bài thơ “Bạch Đằng giang phú” nói riêng, cả sự nghiệp và cống hiến của ông cho đất nước, ông xứng đáng là một tác gia lớn trong nền văn học Việt Nam.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Văn học thời Lý – Trần, ngoài áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, hay “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, thì không thể không kể đến bài phú nổi tiếng “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu.


    Trương Hán Siêu, tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông mất năm 1354. Quê ông ở thôn Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Ông xuất thân là môn kjasch của Trần Hưng Đạo, từng lập công trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288), nên được tiến cử lên triều đình. Đời làm quan của ông trải qua bốn đời vua Trần: Anh Tông (1293-1314), Minh Tông (1314-1329), Hiến Tông (1329-1341), Dụ Tông (1341-1369), thăng chức cao nhất đến Tham trị chính sự và từng làm quan ở vùng Lạng Giang (Bắc Giang) và Châu Hóa (Thừa Thiên – Huế). Đương thời, Trương Hán Siêu là một học giả uyên bác và là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên.


    Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắp luỹ, lập kế chống quân Chiêm. Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường về Bắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu, Thăng Long.Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với Chu Văn An và các bậc hiền triết xưa. Trương Hán Siêu sáng tác khá nhiều, gồm nhiều loại như hình luật, phú, thơ ca, văn xuôi, tất cả đều được viết bằng chữ Hán. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn "Dục Thuý sơn khắc thạch","Linh Tế Tháp ký","Khai Nghiêm tự bi","Bạch Đằng giang phú",…đều là những tác phẩm nổi tiếng. Trong số đó, “Bạch Đằng giang phú” là bài phú nổi trội nhất của ông và cũng là bài phú nổi tiếng nhất trong số các bài phú chữ Hán thời Trần còn lại đến ngày nay. Bài phú tổng cộng gồm 32 liên và hai bài ca, nói về vẻ đẹp hùng vĩ vùng cửa sông Bạch Đằng và gợi lại các chiến công chống xâm lược từng gắn với địa danh này.


    Bài “Phú sông Bạch Đằng” chưa rõ được viết năm nào, có thể vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi. Bài phú viết về sông Bạch Đằng, một con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng Mông – Nguyên, đều là những đạo quân xâm lược hùng mạnh của phương Bắc. Mặc dù được viết theo lối phú cổ thể, có vần nhưng câu văn tương đối tự do, không bị gò bó vào niêm luật. Bài phú là cảm xúc hoài niệm của tác giả về những chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng vào thời điểm nhà Trần đang suy thoái. Tác phẩm vừa chứa chan niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự đổi thay, biến thiên và xoay vần của tạo hoá. Bài phú chia làm hai phần : phần độc thoại với khách và phần đối thoại giữa khách với các bô lão bên sông.


    Kết cấu bài phú hình thành hai tuyến nhân vật. Nhân vật khách, cũng là sự phân thân của tác giả và nhân vật tập thể : các bô lão địa phương. Xuất hiện với tư cách là đối tượng tâm tình, nhân vật các bô lão có thể là thực – đó là những người tác giả gặp trên đường thoả chí tiêu dao, thậm chí, họ có thể là những người trước đây đã làm nên chiến công trên dòng sông lịch sử ấy, song cũng có thể họ chỉ là những nhân vật hư cấu. Hư cấu nhân vật, hư cấu ra cuộc đối thoại là cách để tác giả gián tiếp bày tỏ những suy ngẫm của mình về đất nước, về nhân dân, về dòng sông lịch sử. Chiến thắng Bạch Đằng giang được diễn tả như một bài thơ tự sự đậm chất anh hùng ca. Tiếng trống trận, tiếng gươm khua như hoà vào cảm hứng tự hào, kiêu hãnh để rồi lắng lại trong suy ngẫm: “Trời đất cho nơi hiểm trở” “Nhân tài giữ cuộc điện an”


    “Đến sông đây chừ hổ mặt
    Nhớ người xưa, chừ lệ chan”


    Lời ca của các bô lão là lời khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông lịch sử và những chiến cồng hiển hách ở đây đồng thời cũng khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí: bất nghĩa tất yếu sẽ tiêu vong, chỉ có anh hùng là lưu danh thiên cổ. Lời ca của “Khách” (theo lối liên ngâm) cũng tiếp nối niềm tự hào ấy đồng thời thể hiện quan niệm vững chắc vào vai trò của con người trong việc “giữ cuộc điện an”. Đây là quan niệm tiến bộ và hết sức nhân văn. Về giá trị nội dung: “Phú Sông Bạch Đằng” đã thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước trước những chiến công trên sông Bạch Đằng đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc để cao vai trog, vị trí con người trong lịch sử. Về nghệ thuật, bài phú sử dụng những chi tiết mang hình ảnh điển tích chọn lọc, hoài cổ kết hợp với thủ pháp liên ngâm,hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước. Đồng thời đây còn là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.


    Nền văn học dán tộc đã rất tự nhiên mà hình thành dòng thơ vần Bach Đằng. Với “Bài phú sông Bạch Đằng”, Trương Hán Siêu đã đóng một “trụ đồng” sáng chói trên dòng thi ca bất tận ấy để con cháu muôn đời còn ngưỡng vọng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  11. Đất nước ta – một đất nước có nền văn hiến lâu đời đã trải qua nhiều cuộc chiến thắng chống quân xâm lược hào hùng. Những chiến thắng đó đã đi vào lịch sử dân tộc như chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền khẳng định nước ta dù nhỏ bé nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất. Chiến thắng vang dội ấy đã đi vào thơ ca như Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.


    Theo sử sách ghi lại, Trương Hán Siêu không rõ năm sinh nhưng mất vào năm 1354 quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh thuộc tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan dưới 4 đời vua Trần và có tham gia vào cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mông Nguyên lập được nhiều chiến công hiển hách. Ông được vua Trần Anh Tông phong chức Hàn lâm Học sĩ. Cả bốn đời mua đều rất trọng dụng Trương Hán Siêu và gọi ông đầy kính trong là thầy. Không chỉ là một nhà văn học lừng lẫy, Trương Hám Siêu còn là nhân vật chính trị, nhà văn hóa có sức ảnh hưởng lớn tới đất nước và được sử sách ghi nhận, ngợi ca sau này. Tuy không đỗ đạt cao nhưng ông lại là một học giả uyên thâm, có tư tưởng tôn Nho và bài trừ những yếu tố tham hóa của Phật giáo đương thời đề cao ý thức quốc gia được mọi người yêu quý và kính trọng.


    Phú sông Bạch Đằng được Trương Hán Siêu viết theo thể phú – một thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc không bị gò bó bởi luật bởi vần và nghiêng nhiều về yếu tố trữ tình. Thể phú hay được dùng để tả cảnh vật, phong tục hay kể chuyện đời, miêu tả các hình tượng nhân vật có yếu tố tượng trưng và mang tính triết lý cao. Bài Phú sông bạch đằng mang đậm những đặc điểm ấy và còn rất gần gũi, mộc mạc.


    Tác phẩm này ra đời sau chiến thắng Bách Đằng và được viết trong thời đại nhà Trần đang suy vong. Ông mang trên mình trọng trách đại thần với tình yêu nước lớn lao khó tránh khỏi sự hổ thẹn đặc biệt sự hổ thẹn trước lịch sử. Bài phú có kết cấu gồm 4 phần: phần mở, phần giải thích, phần bình luận và phần kết.


    Phần mở thể hiện tráng trí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng. Phần giải thích tái hiện tại trận thắng trên sông qua lời kể, qua hồi tưởng của các bô lão. Phần bình luận là những nhận xét, chiêm nghiệm của các bô lão về nguyên nhân đem lại thắng lợi lẫy lững năm ấy. Và đến phần kết là lời khẳng định lại của các bô lão về vai trò đức độ của con người.


    Nhân vật khách sự phân thân của tác giả với mục đích thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên xuất hiện trong không gian biển lớn giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng. Trận chiến Bạch Đằng qua lời kể các bô lão với quân ta xuất thân với khí thế hào hùng “hùng hổ sáu quân” sức mạnh khí thế như hổ báo của các chiến sĩ thời nhà Trần, với lòng yêu nước với sức mạnh chính nghĩa. Còn quân địch ra oai “Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi” sự huênh hoang, hung hang kiêu ngạo. “Thế cường” với bao mưu moi chước quỷ.Nhưng các bô lão lại suy ngẫm thời thế thuận lợi trời cũng chiều người, địa thế núi sông trời đất cho nơi hiểm trở, con người có tài có đức lạ giữ vai trò quyết định quan trọng. Tác giả gọi lên hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người để khẳng định sức mạnh, tài năng và đức đạo của con người.Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công, sự lĩnh hằng của chân lí “Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ”.


    Đọc xong bài phú ta cảm nhận sâu sắc về những cảm xúc về con người, về quê hương đất nước. Trương Hán Siêu xứng đáng là một tác gia lớn và Bạch Đằng giang phú xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  12. Là một cây bút văn học không chỉ có học vấn sâu rộng, có tài văn chương, Trương Hán Siêu còn giàu lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện rõ nét và đầy đủ qua tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” mà ông để lại cho nền văn học Việt Nam.

    Trong lịch sử nền văn học Việt Nam có rất nhiều tác gia lớn để lại cho đời những tác phẩm văn học bất hủ như Nguyễn Trãi ghi dấu ấn với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Du gây ảnh hưởng bởi Truyện Kiều… thì Trương Hán Siêu để lại một kiệt tác văn học như áng thiên cổ hùng văn mang tên “Bạch Đằng giang phú”.


    Trương Hán Siêu sinh ra ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Theo sử sách có ghi chép lại, xuất thân của Trương Hán Siêu là môn khách của Trần Hưng Đạo. Ông có học vấn uyên thâm và tính tình cương trực, thẳng thắn. Bản thân ông là một người văn võ song toàn khi ông vừa là tác gia văn học lớn vừa lập được rất nhiều công trạng trong những trận đánh chống giặc Mông Nguyên xâm lược. Trong sự nghiệp chính trị, ông được vua Trần Dụ Tông tin tưởng và giao nhiều chức vụ quan trọng và được phong chức Hàn lâm Học sĩ. Ông mất năm 1353 để lại nhiều tiếc thương trong lòng dân. Khi ông mất, nhà vui đã truy tặng ông chức Thái phó và được thờ ở văn miếu quốc gia ngang với các bậc hiền triết. Ông đã từng là người bài xích đạo Phật, tuy nhiên hiểu được con người và tài năng của ông, vua không trách mà còn giao cho ông làm quản tự ngôi chùa lớn. Đến những ngày cuối đời, ông lại là người sùng bái đạo Phật và cho ra những tác phẩm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tôn giáo này. Về sự nghiệp văn chương, ông để lại cho đời rất nhiều tác phẩm hay như bài thơ: Cúc hoa bách vịnh, Qúa tông đô, Dục Thúy sơn, Hóa châu tác… và các tác phẩm văn xuôi: Dục Thúy sơn linh tế tháp ký, Khai Nghiêm tự bi ký đều được viết bằng chữ Hán.


    Tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” là một trong những bài phú chữ Hán đặc sắc nhất của ông còn lưu giữ đến ngày nay. Xuyên suốt bài phú, tác giả sử dụng giọng điệu, ngôn từ căm thù quân giặc, tự hào về ý chí quật cường của dân tộc. Đây không chỉ là một tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của ông mà còn trở thành tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Lý Trần. Bài phú được xem là áng thiên cổ hùng văn với nội dung sâu sắc, ý nghĩa và nghệ thuật văn học đỉnh cao.


    Đọc bài phú, chúng ta dễ dàng cảm nhận tình yêu đất nước sâu sắc của tác giả cũng như niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc như đạo nhân nghĩa ở đời đã được nhắc đến trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Gía trị nhân văn cao đẹp trong bài phú thể hiện qua việc đề cao vị trí và vai trò của con người đã làm nên lịch sử. Niềm tự hào chứa chan trong bài phú thể hiện đậm nét qua những câu thơ tổng kết lại chiến thắng vang dội Bạch Đằng năm xưa:


    “Giặc tan muôn thủa thăng bình,

    Bởi đâu đất hiểm, bởi mình đức cao”.


    Bài phú được chia thành 4 phần với kết cấu mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. Phần mở là phần cảm xúc của nhân vật khách khi nhìn thấy cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. Miêu tả lại trận Bạch Đằng hào hùng qua lời kể của các bô lão cũng như những bình luận, suy ngẫm của các bô lão trước nguyên nhân đem lại chiến thắng hiển hách của quân ta trên sông Bạch Đằng. Các bô lão cũng kết lại bằng lời ca khẳng định nhân nghĩa, vai trò đức độ của con người.


    Tác phẩm theo thể phú với kết cấu tứ thơ theo hình thức đối đáp giữa khách và chủ. Khách mang tâm hồn yêu thiên nhiên yêu cảnh trí vô cùng khoáng đạt, thích du ngoạn khắp nơi và yêu thích tìm hiểu lịch sử của dân tộc. Khách du ngoạn trên sông Bạch Đằng không chỉ để ngắm nhìn cảnh thiên nhiên thỏa lòng yêu thích mà còn để hồi tưởng lại, để sống lại nơi đã từng ghi dấu chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta.


    Mang trong mình khát vọng tìm hiểu lịch sử của dân tộc, Khách muốn noi gương những sư gia nổi tiếng trong lịch sử. Trong quá trình ngao du, khách gặp chủ là những bô lão sống ở ven sông là người dân địa phương – họ là nhân chứng sống khi đã trực tiếp tham gia kháng chiến năm xưa. Nhân vật bô lão cũng chỉ là nhân vật hư cấu qua trí tưởng tượng để giúp tác giả dễ dàng bày tỏ, bộc bạch những cảm xúc và suy nghĩ của mình hơn bao giờ hết.


    Về nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu cho giá trị văn chương bởi nghệ thuật đỉnh cao. Trương Hán Siêu đã rất khéo léo khi sử dụng thể phú tự do không bị gò bó về hình thức nhưng toàn bộ bài thơ lại vô cùng gắn kết và xuyên suốt giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Kết cấu bài phú chặt chẽ với thủ pháp liêm ngâm thể hiện tài năng văn chương của tác giả cũng như lối tư duy sắc sảo nâng tầm giá trị văn học. Hình tượng nghệ thuật trong bài phú cũng được tác giả xây dựng vô cùng sinh động với giọng điệu trang trọng, hào hùng không kém phần lắng đọng cảm xúc, đôi lúc lại triết lý sâu xa khiến người đọc bị cuốn đi và sống trong những cảm xúc, tâm tư của tác giả về niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào về con người nước ta và niềm tin mãnh liệt vào tương lai và vận mệnh của dân tộc.


    Không chỉ giàu lòng yêu nước, học vấn sâu rộng, Trương Hán Siêu còn có tài văn chương bậc thầy được thể hiện qua bài “Bạch Đằng giang phú”, ông xứng đáng là một tác gia lớn trong nền văn học nước nhà.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy