Top 6 Bài văn thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông hay nhất
Ni-lông và những sản phẩm của nó được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta đã biết hàng loạt tác hại lâu ... xem thêm...dài của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những bài văn thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông để hiểu thêm về nó bạn nha!
-
Ở Việt Nam, tuy người dân mới sử dụng túi ni-lông khoảng hơn mười năm nay, nhưng loại rác này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Tại các bãi rác túi ni-lông nhiều vô kể. Còn trong các thùng rác gia đình hằng ngày đi đổ, ít nhất sẽ có hai chiếc túi ni-lông. Túi ni-lông như một sản phẩm tất yếu trong đời sống người dân Việt Nam bởi sự tiện dụng của nó, khi mà mua bất kỳ đồ gì, dù sống hay chín, là hàng khô hay ướt, hàng vải hay bát, đũa... tất thảy dùng túi để đựng, để xách... Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông, con số này không ngừng tăng lên. (Năm 2000 cả nước một ngày xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Ðến nay, con số đó là 25.000 tấn/ngày). Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, việc sử dụng vô tội vạ túi ni-lông đã trở thành thói quen khó bỏ của người.
Việt Nam, hằng năm một người Việt Nam sử dụng khoảng 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ năm 2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm. Theo phân tích của các nhà khoa học về môi trường, nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường cần từ vài trăm năm đến cả nghìn năm mới có thể tự phân hủy được nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ni-lông có bảy tác hại lớn là: Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.
Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Thứ năm là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni-lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Thứ sáu là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường. Thứ bảy và đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao.
Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang bắt đầu áp dụng triệt để các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại túi ni-lông, chai, vỏ hộp bằng nhựa trong cuộc sống hằng ngày. Các cửa hàng, siêu thị tại các nước phát triển chuyển từ sử dụng túi ni-lông sang dùng loại túi đựng thân thiện hơn với môi trường như túi vải, giấy... Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng túi ni-lông thì phải mua với giá khá cao. Sử dụng túi vải, túi giấy khi đựng đồ thì được khuyến mại, phát không. Nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang mở chiến dịch loại bỏ túi ni-lông bằng việc đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhựa... Một số nước khác cấm sử dụng sản phẩm này trong các thành phố lớn. Tại Việt Nam, trong nỗ lực bảo vệ môi trường, thời gian vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một số doanh nghiệp, công ty, siêu thị bắt đầu ngừng cung cấp túi ni-lông cho khách hàng. Túi đựng hàng đa năng đã được các đơn vị lựa chọn.
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này do giá thành cao nên các siêu thị vẫn cân nhắc. Với những người bán hàng nhỏ lẻ thì lại càng không thể vận động được họ dùng túi này thay thế túi ni-lông. Còn người mua hàng quen được dùng miễn phí túi ni-lông nên vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Bảo vệ môi trường không thể chỉ bằng những lời hô hào suông, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế túi ni-lông, đưa giá thành loại túi này rẻ như túi ni-lông hiện nay.
-
Bao bì ni lông được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều dùng vì sự tiện lợi của nó mà không hề biết hậu quả mà nó ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người. Theo con số điều tra gần đây, trung bình cứ một người bán thịt một ngày dùng 1kg túi ni lông, một khu chợ xép nhỏ hàng ngày cũng thải ra đến 300kg túi ni lông. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng một triệu túi ni lông được dùng, một năm khối lượng túi mà còn người thải ra đủ đề bao quanh trái đất bốn lần với con số lên đến vài trăm tỉ chiếc túi. Ở Việt Nam, khắp các nơi từ thành thị đến nông thôn, lượng rác thải từ túi ni lông thải ra vô cùng lớn, đặc biệt tại hai thành phố lớn tập trung đông dân cư là Hồ Chí Minh, Hà Nội mỗi ngày thải ra hàng trăm tấn túi ni lông.
Đặc biệt, đáng báo động là tình trạng người dân vứt túi ni lông vô tội vạ khắp nơi, ngang đâu vứt đấy gây nghiêm trọng. Tác hại của túi ni lông đến môi trường là vô cùng lớn. Đặc tính của loại túi này là khả năng phân hủy trong môi trường không cao, chúng phải mất hàng nghìn năm mới có thể tự phân hủy được. Bởi vậy, khi chúng bị thải ra môi trường gây ngăn cản sự sinh trưởng của các loài thực vật, hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường của cây trồng dẫn đến năng suất thấp, thậm chí cây trồng có thể bị bệnh và chết khi chưa ra hoa, kết quả. Đồng thời, ở một số nơi lượng rác thải quá lớn, cỏ cây bị ngăn cản không có khả năng bám chặt vào đất dẫn đến tình trạng gãy đổ, xói mòn đất đai khi mưa lớn lũ về. Mặt khác, lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống của mình, khiến cho tình trạng cá tôm chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên các sông hồ vẫn diễn ra ngày ngày. Túi ni lông vứt ngang nhiên giữa đường sá cũng gây cản trở giao thông lớn, vào mùa mưa, chúng là nguyên nhân gây tắc nghẽn các đường ống thoát nước gây ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là ở những thành phố lớn.
Hậu quả khôn lương từ bao bì ni lông, một vật dụng tưởng như nhỏ bé ấy nhưng khiến không ít các quốc gia phải trăn trở để tìm ra giải pháp phù hợp để ngăn chặn chúng "hoành hành" trong đời sống. Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Tổ chức các cuộc thi, các cuộc vận động tìm hiểu về tác hại của bao bì ni lông, nâng cao ý thức của mỗi người trong việc sử dụng túi ni lông. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương sáng về bảo vệ môi trường, là người bạn đồng hành cùng học sinh trong việc thực hiện các chiến dịch "Hành động vì môi trường", "Nói không với ni lông",...cùng trao đổi với học sinh những giải pháp tối ưu giúp hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng túi ni lông trong đời sống. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Bao bì ni lông không chỉ hủy hoại môi trường sống của sinh vật mà còn là tác nhân bào mòn sức khoẻ con người. Trong túi ni lông có chứa các kim loại, khi dùng làm túi chuyên dụng đựng đồ ăn, thức uống có thể đầu độc cơ thể đặc biệt là não bộ và là tác nhân gây nên bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch cơ thể. Vì vạy hãy chung tay nói không với bao bì ni lông bạn nhé!
-
Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người.
Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người. Theo con số điều tra gần đây, trung bình cứ một người bán thịt một ngày dùng 1kg túi ni lông, một khu chợ xép nhỏ hàng ngày cũng thải ra đến 300kg túi ni lông. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng một triệu túi ni lông được dùng, một năm khối lượng túi mà còn người thải ra đủ đề bao quanh trái đất bốn lần với con số lên đến vài trăm tỉ chiếc túi . Ở Việt Nam, khắp các nơi từ thành thị đến nông thôn, lượng rác thải từ túi ni lông thải ra vô cùng lớn, đặc biệt tại hai thành phố lớn tập trung đông dân cư là Hồ Chí Minh, Hà Nội mỗi ngày thải ra hàng trăm tấn túi ni lông.
Tác hại của túi ni lông đối với môi trường không phải ai cũng nhìn nhận ra được. Khả năng phân hủy trong môi trường không cao do vậy nó cực kì nguy hiểm cho đời sống môi trường của con người. Bao bì ni lông sẽ ngăn cản sự sinh trưởng của các loài thực vật, hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường của cây trồng. Cỏ cây bị ngăn cản không có khả năng bám chặt vào đất dẫn đến tình trạng gãy đổ, xói mòn đất đai khí mưa lớn lũ về. Lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống. Ngoài ra, bao bì ni lông còn gây ảnh hưởng đối với sức khỏe con người rất lớn. Khói ni lông có chứa chất độc đi-ô-xin gây nên các bệnh về hô hấp như khó thở, ho ra máu và các dị tật cho trẻ. Thức ăn đựng trong túi ni lông có thể bị nhiễm độc, gây ung thư, làm suy giảm hệ miễn dịch con người.
Vậy trước thực tại về tác hại của bao bì ni lông này chúng ta phải làm gì đây? Chắc chắn chúng ta phải hành động ngay để trái đất của chúng ta mãi xanh sạch đẹp. Các cơ quan có thẩm quyền cần quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống. Tổ chức các cuộc thi, các cuộc vận động tìm hiểu về tác hại của bao bì ni lông, nâng cao ý thức của mỗi người trong việc sử dụng túi ni lông. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Và hơn hết mỗi chúng ta hãy tự ý thức về việc sử dụng túi ni lông. Hãy thay thế túi ni lông bằng giấy, báo cũ, khi đi chợ có thể đem theo làn nhựa, giỏ mây... Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương sáng về bảo vệ môi trường, là người bạn đồng hành cùng học sinh trong việc thực hiện các chiến dịch "Hành động vì môi trường", "Nói không với ni lông",... cùng trao đổi với học sinh những giải pháp tối ưu giúp hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng túi ni lông trong đời sống.
Đồng thời, cần đưa ra những giải pháp áp dụng cụ thể trong thực tiễn như phân loại rác túi ni lông để tái chế, áp dụng ưu đãi thuế đối với việc sử dụng túi thân thiện môi trường, khuyến khích sử dụng nhiều lần tại các siêu thị, trung tâm thương mại... Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là sự vào cuộc của mỗi người dân, người tiêu dùng nhằm thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng túi nylon trong cuộc sống hằng ngày để gìn giữ môi trường sống.
-
Sản phẩm nhựa, đặc biệt là túi ni lông có mặt ở khắp nơi, chúng ta sử dụng chúng mỗi ngày ở nhà, ở trường, ở văn phòng và mang chúng đi mọi nơi. Tác hại của bao bì ni lông đang hiện hữu và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe. Đáng buồn thay là chúng ta đang quá phụ thuộc vào sự tiện lợi của các sản phẩm nhựa như túi nilon, cốc nhựa, ống hút nhựa…
Khoảng 50 năm về trước, túi ni lông là rất hiếm và việc tạo ra túi ni lông được cho là một phát minh tuyệt vời. Polyetylen (loại nhựa phổ biến nhất được sử dụng cho túi dùng một lần) lần đầu tiên được tạo ra vào năm 1898 nhưng mãi đến giữa những năm 1950, người ta mới phát minh ra loại polyetylen mật độ cao. Polyetylen mật độ cao là công cụ đột phá cho phép sản xuất bao bì nhựa giá rẻ. Phát minh tưởng chừng đơn giản này đã thay đổi cách chúng ta mua sắm và có những hậu quả không thể tưởng tượng được đối với môi trường tự nhiên của chúng ta. Bạn có thể tìm hiểu thêm thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay để thấy nhu cầu và số lượng túi khủng khiếp như thế nào. Trước túi nhựa, đã có giấy. Túi giấy hoạt động nhưng chúng không dễ mang theo và bền được như túi ni lông. Phần quan trọng nhất của giấy là sản xuất đắt hơn túi ni lông. Mặc dù chúng ta thấy những nhược điểm của túi ni lông ngày nay, nhưng bạn có thể thấy tại sao tại thời điểm chúng được sử dụng nhanh chóng như vậy.
Túi ni lông giết chết khoảng 100.000 động vật hàng năm. Nhiều động vật, bao gồm cá voi, cá heo, rùa, chim cánh cụt và cá heo ăn túi nhựa khi chúng nhầm đó là thức ăn. Ví dụ, rùa biển nhầm túi ni lông những con rùa biển này có nguy cơ tuyệt chủng một phần vì tiêu thụ quá nhiều ni lông. Ni lông không thể được tiêu hóa đúng cách và do đó sẽ tích tụ trong dạ dày dẫn đến cái chết của động vật.
Mỗi năm, trên thế giới có hàng tỷ túi ni lông sử dụng 1 lần được sử dụng tương đương với 2 triệu túi mỗi phút. Đây là con số quá khủng khiếp về thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay. Các quốc gia khác nhau có mức độ sử dụng khác nhau, nhưng toàn bộ thế giới phải cam kết giảm mức sử dụng này. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến túi ni lông nên đây là lý do tại sao các lệnh cấm hoặc tăng phí môi trường được áp dụng tại nhiều quốc gia. Sớm nhất là ở Đan Mạch bắt đầu từ năm 1993, điều này làm cho việc sử dụng túi ni lông giảm 60% khá nhanh chóng. Giải pháp ở Ireland năm 2002 có lẽ được biết đến nhiều nhất, người tiêu dùng sẽ phải bỏ tiền mua túi dẫn đến việc giảm 90% lượng túi được sử dụng và lượng rác thải nhựa cũng giảm đáng kể. Đến năm 2007, việc sử dụng đã tăng trở lại, dẫn đến sự tăng giá của túi.
Thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay cũng đang rất đáng báo động. Mỗi năm, nước ta sử dụng hơn 30 tỷ túi ni lông, trung bình mỗi ngày 1 gia đình dùng 4 túi. Đáng chú ý, chỉ có 17% túi nhựa được tái sử dụng. Đây là phát biểu của bà Dương Thị Phương Anh thuộc Viện Chiến lược và Chính sách về Tài nguyên và Môi trường. Túi ni lông, sau khi được xử lý như rác, có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khối lượng rác thải lớn đổ ra biển, chủ yếu là rác thải nhựa. Khối lượng chất thải nhựa ước tính khoảng 140 triệu tấn, tăng 10 triệu tấn mỗi năm. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Quần đảo thuộc Cục Quản lý Biển và Quần đảo Việt Nam, hàng năm Việt Nam thải 0,28-0,73 triệu tấn chất thải nhựa vào đại dương, chiếm 6% tổng khối lượng thế giới.Thống kê từ Hiệp Hội Nhựa Việt Nam thì năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8kg nhựa mỗi năm, nhưng 25 năm sau, con số này đạt 41kg. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) ước tính rằng khoảng 80 tấn chất thải nhựa và túi được vứt đi mỗi ngày tại Hà Nội và TP HCM cộng lại. Về mặt tích cực, Việt Nam đã nỗ lực quản lý phế liệu nhựa nhập khẩu cũng như giám sát sản xuất và tiêu thụ nhựa.
Dưới đây là 7 cách đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Nhiều người cùng làm những việc nhỏ nhỏ sẽ tạo ra một tác động tích cực đến môi trường: Hạn chế mua các mặt hàng được đóng gói bằng nhựa, thay vào đó bạn nên mua các sản phẩm được đóng gói bằng lọ thủy tinh, giấy, lá.... Sử dụng túi vải để đựng đồ khi đi chợ, đi mua sắm. Không sử dụng nước đóng chai, bạn có thể mang theo cốc hoặc chai của mình để đựng nước, sau đó tái sử dụng lại. Tái sử dụng các chai nhựa, túi ni lông thay vì mua mới. Hãy nói với nhân viên bán hàng là bạn không cần túi ni lông nếu không cần thiết. Mặc quần áo được làm từ chất liệu tự nhiên. Hạn chế mang đồ ăn về vì bạn sẽ phải sử dụng hộp nhựa, túi, thìa nhựa…
Như vậy để giải quyết thực trạng sử dụng túi ni lông hiện nay không phải là điều quá khó. Quan trọng là bạn có dám thay đổi hay không thôi. Cùng với việc nâng cao ý thức, thay đổi thói quen tiêu dùng thì những biện pháp nặng như cấm sử dụng túi ni lông hay tăng phí bảo vệ môi trường là các giải pháp thiết thực
-
Ở Việt Nam, tuy người dân mới sử dụng túi ni-lông khoảng hơn mười năm nay, nhưng loại rác này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Tại các bãi rác túi ni-lông nhiều vô kể. Vậy tại sao nó lại có tác hại to lớn như vậy? đó là những tác hại nào? Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn nó là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn.
Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người. Theo con số điều tra gần đây, trung bình cứ một người bán thịt một ngày dùng 1kg túi ni lông, một khu chợ xép nhỏ hàng ngày cũng thải ra đến 300kg túi ni lông. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng một triệu túi ni lông được dùng, một năm khối lượng túi mà còn người thải ra đủ đề bao quanh trái đất bốn lần với con số lên đến vài trăm tỉ chiếc túi . Ở Việt Nam, khắp các nơi từ thành thị đến nông thôn, lượng rác thải từ túi ni lông thải ra vô cùng lớn, đặc biệt tại hai thành phố lớn tập trung đông dân cư là Hồ Chí Minh, Hà Nội mỗi ngày thải ra hàng trăm tấn túi ni lông.
Để sản xuất được túi ni lông, nhà sản xuất phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt cùng với các chất phụ gia. Các chất phụ gia này chủ yếu là các chất hóa dẻo, phẩm màu, kim loại nặng. Chính vì vậy, quá trình sản xuất túi ni lông sẽ tạo ra khí CO2, làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo nhiều nghiên cứu, túi ni lông khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy hoàn toàn nếu không chịu tác động của ánh sáng mặt trời.
Khi túi ni lông được thải ra môi trường, chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, chúng sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Khi túi ni lông bị vứt xuống ao, hồ, sông, ngòi, chúng sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh và gây nên ứ đọng nước thải, dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Vì túi ni lông được làm từ dầu mỏ nên khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc và ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, gây ung thư và giảm khả năng miễn dịch… Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng túi ni lông để đựng thực phẩm tươi sống và cả thực phẩm còn nóng mà không hề biết rằng túi ni lông khi gặp nhiệt độ nóng sẽ thôi nhiễm các kim loại nặng như cadimi, chì gây ung thư não và phổi. Chính vì vậy, nếu chúng ta sử dụng túi ni lông để đựng đồ ăn nóng thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.Theo thống kê, trung bình một hộ gia đình Việt Nam sử dụng 5-7 túi ni lông/ngày. Như vậy, mỗi ngày sẽ có hàng triệu túi ni lông được sử dụng và thải ra môi trường.
Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.
-
Ni-lông và những sản phẩm của nó được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người, khi mới phát minh ra, nhiều người tiêu dùng còn coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta đã biết hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, thậm chí người ta đã phải gọi túi ni-lông là ô nhiễm trắng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ni-lông có bảy tác hại lớn. Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Thứ năm là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni-lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Thứ sáu là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường. Thứ bảy và đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư.
Ở Việt Nam, tuy người dân mới sử dụng túi ni-lông khoảng hơn mười năm nay, nhưng loại rác này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Tại các bãi rác túi ni-lông nhiều vô kể. Còn trong các thùng rác gia đình hằng ngày đi đổ, ít nhất sẽ có hai chiếc túi ni-lông. Túi ni-lông như một sản phẩm tất yếu trong đời sống người dân Việt Nam bởi sự tiện dụng của nó, khi mà mua bất kỳ đồ gì, dù sống hay chín, là hàng khô hay ướt, hàng vải hay bát, đũa... tất thảy dùng túi để đựng, để xách... Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông, con số này không ngừng tăng lên. (Năm 2000 cả nước một ngày xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Ðến nay, con số đó là 25.000 tấn/ngày). Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, việc sử dụng vô tội vạ túi ni-lông đã trở thành thói quen khó bỏ của người
Việt Nam, hằng năm một người Việt Nam sử dụng khoảng 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ năm 2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm. Theo phân tích của các nhà khoa học về môi trường, nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường cần từ vài trăm năm đến cả nghìn năm mới có thể tự phân hủy được nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang bắt đầu áp dụng triệt để các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại túi ni-lông, chai, vỏ hộp bằng nhựa trong cuộc sống hằng ngày. Các cửa hàng, siêu thị tại các nước phát triển chuyển từ sử dụng túi ni-lông sang dùng loại túi đựng thân thiện hơn với môi trường như túi vải, giấy... Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng túi ni-lông thì phải mua với giá khá cao. Sử dụng túi vải, túi giấy khi đựng đồ thì được khuyến mại, phát không. Nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang mở chiến dịch loại bỏ túi ni-lông bằng việc đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhựa... Một số nước khác cấm sử dụng sản phẩm này trong các thành phố lớn. Tại Việt Nam, trong nỗ lực bảo vệ môi trường, thời gian vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một số doanh nghiệp, công ty, siêu thị bắt đầu ngừng cung cấp túi ni-lông cho khách hàng. Túi đựng hàng đa năng đã được các đơn vị lựa chọn.
Theo ngành tài nguyên, nhu cầu về vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Việt Nam là 85.000 tỷ đồng. Chắc chắn, trong số tiền trên, có đến vài trăm tỷ được sử dụng để khắc phục những thiệt hại do đồ nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường.
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này do giá thành cao nên các siêu thị vẫn cân nhắc. Với những người bán hàng nhỏ lẻ thì lại càng không thể vận động được họ dùng túi này thay thế túi ni-lông. Còn người mua hàng quen được dùng miễn phí túi ni-lông nên vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Bảo vệ môi trường không thể chỉ bằng những lời hô hào suông, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế túi ni-lông, đưa giá thành loại túi này rẻ như túi ni-lông hiện nay.