Bài văn thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và bài "Phú sông Bạch Đằng" số 11
Đất nước ta – một đất nước có nền văn hiến lâu đời đã trải qua nhiều cuộc chiến thắng chống quân xâm lược hào hùng. Những chiến thắng đó đã đi vào lịch sử dân tộc như chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền khẳng định nước ta dù nhỏ bé nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất. Chiến thắng vang dội ấy đã đi vào thơ ca như Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
Theo sử sách ghi lại, Trương Hán Siêu không rõ năm sinh nhưng mất vào năm 1354 quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh thuộc tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan dưới 4 đời vua Trần và có tham gia vào cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mông Nguyên lập được nhiều chiến công hiển hách. Ông được vua Trần Anh Tông phong chức Hàn lâm Học sĩ. Cả bốn đời mua đều rất trọng dụng Trương Hán Siêu và gọi ông đầy kính trong là thầy. Không chỉ là một nhà văn học lừng lẫy, Trương Hám Siêu còn là nhân vật chính trị, nhà văn hóa có sức ảnh hưởng lớn tới đất nước và được sử sách ghi nhận, ngợi ca sau này. Tuy không đỗ đạt cao nhưng ông lại là một học giả uyên thâm, có tư tưởng tôn Nho và bài trừ những yếu tố tham hóa của Phật giáo đương thời đề cao ý thức quốc gia được mọi người yêu quý và kính trọng.
Phú sông Bạch Đằng được Trương Hán Siêu viết theo thể phú – một thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc không bị gò bó bởi luật bởi vần và nghiêng nhiều về yếu tố trữ tình. Thể phú hay được dùng để tả cảnh vật, phong tục hay kể chuyện đời, miêu tả các hình tượng nhân vật có yếu tố tượng trưng và mang tính triết lý cao. Bài Phú sông bạch đằng mang đậm những đặc điểm ấy và còn rất gần gũi, mộc mạc.
Tác phẩm này ra đời sau chiến thắng Bách Đằng và được viết trong thời đại nhà Trần đang suy vong. Ông mang trên mình trọng trách đại thần với tình yêu nước lớn lao khó tránh khỏi sự hổ thẹn đặc biệt sự hổ thẹn trước lịch sử. Bài phú có kết cấu gồm 4 phần: phần mở, phần giải thích, phần bình luận và phần kết.
Phần mở thể hiện tráng trí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng. Phần giải thích tái hiện tại trận thắng trên sông qua lời kể, qua hồi tưởng của các bô lão. Phần bình luận là những nhận xét, chiêm nghiệm của các bô lão về nguyên nhân đem lại thắng lợi lẫy lững năm ấy. Và đến phần kết là lời khẳng định lại của các bô lão về vai trò đức độ của con người.
Nhân vật khách sự phân thân của tác giả với mục đích thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên xuất hiện trong không gian biển lớn giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng. Trận chiến Bạch Đằng qua lời kể các bô lão với quân ta xuất thân với khí thế hào hùng “hùng hổ sáu quân” sức mạnh khí thế như hổ báo của các chiến sĩ thời nhà Trần, với lòng yêu nước với sức mạnh chính nghĩa. Còn quân địch ra oai “Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi” sự huênh hoang, hung hang kiêu ngạo. “Thế cường” với bao mưu moi chước quỷ.Nhưng các bô lão lại suy ngẫm thời thế thuận lợi trời cũng chiều người, địa thế núi sông trời đất cho nơi hiểm trở, con người có tài có đức lạ giữ vai trò quyết định quan trọng. Tác giả gọi lên hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người để khẳng định sức mạnh, tài năng và đức đạo của con người.Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công, sự lĩnh hằng của chân lí “Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ”.
Đọc xong bài phú ta cảm nhận sâu sắc về những cảm xúc về con người, về quê hương đất nước. Trương Hán Siêu xứng đáng là một tác gia lớn và Bạch Đằng giang phú xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn.