Top 10 Bí quyết giúp học sinh tiểu học tin yêu và "nể" giáo viên

Phương Trinh 2795 0 Báo lỗi

Trò nghịch ngợm quậy phá, không chịu học hành thậm chí "không sợ" thầy cô hiện là vấn đề khá nan giải trong ngành giáo dục. Phải chăng đó là hệ quả của việc ... xem thêm...

  1. Với học sinh, không một tấm gương nào tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm - người trực tiếp giảng dạy, chăm sóc, giáo dục, theo sát quá trình học tập cũng như rèn luyện của các em trong suốt một năm học. Bao giờ cũng thế, người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt.


    Giáo viên hãy là tấm gương trong mọi lĩnh vực: học tập (không thể dạy các em chăm học trong khi cô thì không chăm chỉ nghiên cứu, tìm tòi), sinh hoạt (giao tiếp, ăn mặc lịch sự, biết giữ vệ sinh môi trường,…), đạo đức (có lòng nhân ái mà trước hết là đối với học sinh lớp mình, trung thực trong dạy học, trong cuộc sống,…).


    “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi giáo viên có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một giáo viên chủ nhiệm như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực, ham học, thích đi học và đương nhiên tình trạng nói chuyện riêng hay mất trật tự trong lớp cũng được giảm thiểu phần nào.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Cô giáo nên đưa ra một số quy định chẳng hạn: Nếu các em không chép bài hay không ngoan sẽ cho ở lại học thêm hay học trong giờ ra chơi (vì các em đã chơi trước rồi thì lúc bạn chơi em học). Tặng bút cho học ngoan và học tốt nhất tuần, đồng thời thu bút học sinh chưa ngoan tặng cho bạn. Cho học sinh lượm rác, quét lớp,... và giáo viên nói ra là phải làm, không được thất hứa.


    Hay có ý kiến của một giáo viên cho rằng: "Kể 1 chuyện hài, cả cô và trò cùng vui. Xong cô ra những quy tắc, nói rõ lợi ích đối với học trò khi áp dụng quy tắc đó. Rồi khi cần nghiêm phải nghiêm, khi đã ra quy định phải thực hiện đúng vậy. Khi nào thoải mái cô trò vẫn chơi vui như thường." Đó chính là cách giáo viên tạo cái uy của mình, mà không phải quát ầm ầm. Thỉnh thoảng quát hay đập bàn mà kiểu làm giật mình thật là hài hước thôi, không phải quát vì cáu giận. Đó cũng là một cách nhắc nhở mà không làm căng thẳng mối quan hệ. Nghĩa là mình kiểm soát từng hành động của mình, không phải để cho cơn giận lên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Giáo viên nên xây dựng hình ảnh vừa nghiêm túc vừa thân thiện ngay từ đầu thì sau sẽ dễ làm việc hơn. Học sinh hư vẫn răn đe, nhưng thấy học sinh nổi trội về mặt gì thì tuyên dương trước lớp luôn... Mọi lời nói và hành động của cô chuẩn mực, đã hứa với học sinh điều gì là phải giữ lời.


    Chẳng hạn: "Khi đang giảng bài học sinh nào quậy phá dừng lại và cứ nhìn vào mặt xem em đó phản ứng thế nào, chắc chắn nhiều lần như vây các em sẽ sợ hơn là quát mắng, cũng có thể hỏi cháu vừa làm gì sao không làm tiếp đi. Nhìn em đó không chớp mắt. Nhiều em sẽ phản ứng lại bằng cách cúi gằm mặt xuống hoặc nhìn đi chỗ khác. Cứ làm vậy chắc chắn sẽ có hiệu quả" - ý kiến của một giáo viên tiểu học.


    Nghiêm khắc ở đây không có nghĩa là tỏ thái độ lạnh lùng, cứng nhắc. Nếu quá cứng nhắc sẽ tạo ra bức tường rào cản giữa giáo viên và học sinh, mang đến cảm giác khó gần và không thân thiện. Đồng thời sẽ làm cho tiết học luôn trong trạng thái căng thẳng, nặng nề và có khi chính cô, thầy sẽ gây ác cảm đối với học sinh và điều này thì không được mong muốn. Điều quan trọng, mỗi giáo viên cần sự khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo. Ngoài ra, nếu có thể, tạo không khí vui vẻ, để em có thể thích học, cảm thấy việc học không còn nặng nề.


    Nên nhớ rằng, đừng quá cứng nhắc, lạnh lùng với các em, chỉ cần sự tôn trọng song song cùng sự nghiêm khắc với học sinh, nghiêm khắc với cả chính bản thân mình thì về vấn đề kỉ luật, nề nếp của lớp bạn chắc chắn sẽ khác.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Đối với học sinh thì giáo viên nên trao đổi thẳng, tuyệt đối đừng bao giờ nói một đằng nhưng suy nghĩ phía sau lại khác, đó chính là sự chân thành, thẳng thắn. Điều này khiến học sinh và giáo viên có sự gắn kết, chia sẻ và thấu hiểu. Chắc chắn khi giáo viên chân thành thì học sinh cũng sẽ yêu mến, quý trọng và tin tưởng thầy (cô) của mình hơn. Vậy nên bạn đừng bỏ qua yếu tố này nhé.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết dược hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có. Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, giáo viên cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản.


    Ví dụ: Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các bản nhân chia.


    Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên. Trên cơ cở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa. Với những việc các em làm được giáo viên cần kịp thời khen thưởng, tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Chuẩn bị kĩ lưỡng cho từng giờ dạy không chỉ là công việc cần làm trước khi lên lớp của mỗi giáo viên mà đó còn là điều khiến học sinh ngưỡng mộ và nể phục giáo viên. Trẻ rất dễ ngạc nhiên, nhất là độ tuổi tiểu học, cô giáo sẽ dễ dàng trở thành người mà các bé ngưỡng mộ khi đem đến nhiều điều bổ ích và bất ngờ trong bài học mỗi ngày khi đến lớp. Chuẩn bị tốt bài dạy luôn là điều cần thiết phải không nào?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Chủ động tiếp xúc với học sinh là điều mà các giáo viên nên làm nhất là độ tuổi tiểu học vì các con cần được yêu thương, chăm sóc nhiều hơn. Nếu mỗi giờ học mà thầy, cô quan sát được tất cả học sinh sẽ khiến cho lớp học đồng đều và gắn kết. Vào những giờ nghỉ, thay vì ngồi làm việc trên bàn giáo viên, các thầy cô hãy đến gần học sinh để trò chuyện, chia sẻ. Điều này giúp cho tình cảm thầy trò thân thiết hơn, tăng độ tin tưởng và lòng yêu mến, kính trọng của học sinh với giáo viên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Nhận ra ưu điểm và hạn chế của học sinh chính là kết quả của sự quan tâm, để ý của giáo viên đến với học sinh. Điều này giúp học sinh nể phục và tôn trọng bạn hơn. Khi thấy được những ưu điểm của học sinh thì các giáo viên hãy động viên, khích lệ để các con ngày càng phát triển hơn. Ngược lại, đối với những hạn chế của học sinh thì nên góp ý, điều chỉnh một cách khéo éo để các con hoàn thiện chính mình tốt hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Thay vì truyền đạt kiến thức theo cách thông thường, các thầy cô tiếp cận và thay đổi phương pháp dạy của mình trở nên mới mẻ sẽ rất hiệu quả cho quá trình học tập, tiếp thu bài trên lớp. Điều này còn giúp phô diễn nhiều tài năng của giáo viên đối với học sinh hơn khiến các em ngưỡng mộ và nể phục trí tuệ cũng như sự hiểu biết của các thầy cô khi đến lớp mỗi ngày.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Ngoài việc học tập thì việc tổ chức những hoạt động và sân chơi bổ ích dành cho học sinh cũng là điều vô cùng quan trọng mà giáo viên nên quan tâm. Điều này khiến các con nhận thấy sự quan tâm và tâm lý của thầy cô đối với mình và tạo nhiều cơ hội để các em có thể phát triển toàn diện mà giảm bớt được áp lúc học tập, rèn luyện được nhiều kỹ năng sống khác.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy