Top 10 Cách khắc phục tật nói leo và mất trật tự của học sinh tiểu học hay nhất

Phương Trinh 25980 0 Báo lỗi

Không chỉ ở cấp tiểu học mà ở các cấp lớn hơn như THCS hay THPT, hiện trạng học sinh nói leo cũng rất phổ biến. Khi thầy cô đưa ra câu hỏi thì im lặng, nhưng ... xem thêm...

  1. Để khắc phục tình trạng này thì ngày đầu nhận lớp cô giáo cần thể hiện tính nghiêm khắc của mình. Nghiêm khắc ở đây không có nghĩa là tỏ thái độ lạnh lùng, cứng nhắc. Nếu quá cứng nhắc sẽ tạo ra bức tường rào cản giữa giáo viên và học sinh, mang đến cảm giác khó gần và không thân thiện. Đồng thời sẽ làm cho tiết học luôn trong trạng thái căng thẳng, nặng nề và có khi chính cô, thầy sẽ gây ác cảm đối với học sinh và điều này thì không được mong muốn. Điều quan trọng, mỗi giáo viên cần sự khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo.


    Hãy cho học sinh hiểu, cô tôn trọng ý kiến của học sinh thì học sinh cũng phải tôn trọng cô. Cô luôn yêu thương các em, lắng nghe ý kiến các em, nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ. Cô hỏi thì phát biểu trả lời, cô đang giảng bài thì ngồi im lắng nghe, không xen ngang vì nếu học sinh nào cũng như vậy, cả lớp rất mất trật tự,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Hãy để học sinh quen với tính cách của cô
    Hãy để học sinh quen với tính cách của cô

  2. Với những học sinh nói leo, cô giáo có thể yêu cầu học sinh đứng lên phát biểu. Sau khi học sinh phát biểu xong, cô cần nói cho học sinh hiểu, nói leo là tật rất xấu, vì như thế rất không tôn trọng cô. Hãy hỏi học sinh những câu hỏi như: "tại sao lúc cô hỏi thì em không giơ tay phát biểu?", sau đó giải thích để em hiểu lỗi sai của mình.


    Một số giáo viên đưa ra các hình phạt như: cho học sinh chép phạt 5 lần câu: "con xin lỗi cô lần sau con không nói leo nữa". Hay cũng có giáo viên cho học sinh đứng dậy 5 phút và im lặng rồi hỏi, em có biết lỗi của mình chưa, nếu em nêu được lỗi thì cho em ngồi xuống. Còn trong trường hợp em không nhận ra lỗi của mình, cô giáo cần giải thích và cho em hiểu lỗi của mình để lần sau không tái phạm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Không nhắc nhở chung chung, phải xử lý cụ thể học sinh vi phạm
    Không nhắc nhở chung chung, phải xử lý cụ thể học sinh vi phạm
  3. Nếu sau lần nhắc nhở, thấy các em tiến bộ, không nói leo, không nói chuyện riêng nữa, cô giáo nên khem em trước lớp và bảo các học sinh khác cùng noi gương theo bạn, biết vâng lời cô, ngoan ngoãn. Chắc chắn trong các giờ học tiếp theo, khả năng tái phạm sẽ ở mức "0" và đương nhiên cũng cải thiện nề nếp lớp học rất nhiều.


    Nói chung, cô giáo đem những gì mà trẻ trong lớp mình vướng phải ra để nói chê nhưng không phải chê trẻ trong lớp mà mượn trẻ lớp khác chê để củng cố lớp mình. Đây chính là cách đánh vào tâm lý trẻ thích được khen, đem khuyết điểm của chúng nói cho những trẻ khác để chúng thấy như vậy không đúng. Bao giờ cũng vậy, bạn nên khen trước sau đó nói cái này, việc này là con ngoan, con giỏi nhưng cái này việc này thì chưa ngoan, chưa đúng,... để trẻ tự nhận thấy được lỗi của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Khen học sinh
    Khen học sinh
  4. Đối với những học sinh nghịch ngợm hay nói chuyện thì giáo viên giao cho các em làm cán bộ lớp: lớp phó phụ trách lao động vệ sinh; phụ trách thư viện phát sách vở, chăm sóc cây, trang trí lớp... các giờ học tổ chức trò chơi: ai ngoan thì được tham gia; cho học sinh xây dựng nội quy: bàn kỹ, chặt chẽ dán lên tường lớp, cuối ngày cuối tuần bình chọn cắm cờ hoặc hoa cho những em điển hình... động viên khi thấy các em có tiến bộ, nghiêm khắc khi các em vi phạm nội quy...


    Để trẻ khắc phục tật nói leo và mất trật tự, cách "Giao nhiệm vụ cho trẻ" cũng được nhiều giáo viên áp dụng. Đây là cách làm khá phổ biến và không quá khó để thực hiện nhưng lại mang đến nhiều kết quả đáng mong đợi đấy. Với những trẻ hiếu động hay quậy phá thì dường như các hình thức phạt sẽ không có tác dụng. Vậy trường hợp này, cô giáo phải làm sao? Cô giáo có thể giao việc nhỏ cho trẻ làm rồi khen trẻ khi trẻ làm tốt, nếu lớp đã vào nề nếp, cô giáo có thể giao cho trẻ coi một nhóm bạn để trẻ coi và nhắc nhở bạn mình, trẻ đó sẽ phải tự làm gương và ngoan hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Giao nhiệm vụ cho học sinh
    Giao nhiệm vụ cho học sinh
  5. Để quản lí, tổ chức lớp học thật tốt, giáo viên có thể áp dụng cách "thực hiện theo nội quy, quy tắc" để tránh mất trật tự, khắc phục tật nói leo. Đầu tiên, giáo viên phải đưa ra nội quy của lớp, có thưởng có phạt rõ ràng. Đồng thời giáo viên phải làm gương mẫu từ lời ăn tiếng nói... Nhất là phải trao đổi với phụ huynh về nội quy của mình. Nếu em nào bị phạt hay khen ngày nào thì bạn trao đổi với phụ huynh ngày hôm đó cho kịp thời. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh.


    Chẳng hạn áp dụng các hình phạt như: trực nhật, dọn dẹp, chép phạt, làm bài tập theo yêu cầu,... tùy mức độ. Quan trọng giáo viên phải giám sát việc thực hiện của học sinh bị phạt thật nghiêm túc. Dần dần học sinh sẽ thích ứng được nề nếp, nội quy và tuân thủ theo.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Thực hiện theo nội quy, quy tắc
    Thực hiện theo nội quy, quy tắc
  6. Cô giáo có thể cho các em thi đua dưới các hình thức như:


    • Chia tổ thi đua như sau: Đầu tuần cho mỗi tổ 100 điểm. Nếu tổ nào có bạn nói chuyện, chạy lộn xộn, nói leo,... thì bị trừ số điểm quy định nào đó (chẳng hạn 1 người nói chuyện 1 lần bị cô nhắc thì trừ 1 điểm). Đến cuối tuần tổng kết thi đua xem tổ nào còn nhiều điểm là tổ đó thắng cuộc và có hình thức khen thưởng theo ý thích của học sinh trong lớp (mua cho mỗi em ngoan 1 cái bút chì chẳng hạn)...
    • Phát cho mỗi em một quyển vở theo dõi thi đua trong tuần các nề nếp như đi học muộn, nói tục chửi bậy, không mặc đồng phục do trường qui định, không đủ đồ dùng học tập ... gạch một lỗi nếu vi phạm, nếu làm đúng bài tập hay trả lời đúng gạch một thành tích,.. cuối tuần tiết sinh hoạt cộng điểm xếp loại thi đua từng học sinh. Em nào không lỗi xếp loại: A và cứ nhiều lỗi tùy xếp loại : B , C... Dọa những em trong năm học nhiều lần xếp loại: B, C ....mời phụ huynh lên và những em ngoan cuối năm tặng vở giấy khen.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Cho các em thi đua
    Cho các em thi đua
  7. Giáo viên phải làm việc bằng cả cái tâm, bằng cả tấm lòng, mong muốn làm những điều tốt nhất cho các con, dù có bất kì tình huống như thế nào cũng phải kiên nhẫn, yêu thương tạo điều kiện cho các con phát triển tốt nhất. Bởi lẽ, giáo viên là một nghề rất đặc thù, vì thế nếu cô không làm việc từ cái tâm tốt thì khó có thể gần gũi và yêu thương các con.


    Trong quá trình rèn nề nếp, khắc phục tật nói leo cho bé chắc chắn cô phải nghiêm túc và khó tính. Nhưng với tình yêu trẻ, khi học thì nghiêm khi chơi thì hoà đồng với trẻ. Khi trẻ cảm nhận được tình cảm của cô và trở nên yêu quý cô, từ đó sẽ bớt nghịch phá hơn. Cô vẫn có uy với trẻ mà trẻ lại yêu thương cô chứ không phải sợ hãi cô. Mỗi trường, mỗi lớp, mỗi cô đều khác nhau nên tuỳ theo tình hình của bé mà cô giáo cân nhắc ứng xử cho phù hợp, nhưng tốt nhất cô giáo vẫn nên thể hiện tình yêu đối với trẻ một cách chân thành.

    Cô giáo luôn thể hiện tình yêu đối với trẻ
    Cô giáo luôn thể hiện tình yêu đối với trẻ
    Cô giáo luôn thể hiện tình yêu đối với trẻ
    Cô giáo luôn thể hiện tình yêu đối với trẻ
  8. Đối với những trường hợp trẻ không hợp tác, cô giáo cần kiên nhẫn, phải tìm lí do mà trẻ lại ương bướng, không nghe lời. Có thể do chưa quen lớp nên sợ không dám nói, có thể ở nhà con rất được chiều chuộng, thích làm theo ý mình. Dù đôi khi trẻ không hợp tác nhưng các cô nên chọn thái độ nhẹ nhàng để giáo dục trẻ, đây là cách làm giúp trẻ thoải mái và dễ dàng tiếp thu lời dạy của cô hơn.


    Hãy luôn là một người cô kiên nhẫn để giải thích cho các bé hiểu ngọn ngành thay vì chỉ dành cho trẻ những ánh nhìn thiếu thiện cảm. Ví dụ khi trẻ không giữ trật tự trong giờ học, bạn hãy nói với bé là "Con cần ngoan ngoãn và tập trung nghe lời cô giảng để có được điểm mười khoe ba mẹ". Ánh mắt chán ghét chỉ chứng tỏ bạn không biết cách kiềm chế cảm xúc của mình mà thôi, là người mẹ thứ hai của trẻ, bạn không nên làm thế.

    Nếu trẻ làm sai: đừng nhìn trẻ với ánh mắt chán ghét và trách móc
    Nếu trẻ làm sai: đừng nhìn trẻ với ánh mắt chán ghét và trách móc
    Nếu trẻ làm sai: đừng nhìn trẻ với ánh mắt chán ghét và trách móc
    Nếu trẻ làm sai: đừng nhìn trẻ với ánh mắt chán ghét và trách móc
  9. Ở bất cứ cấp học nào, hãy để học sinh hiểu một cách chính xác tại sao chúng phải chấm dứt sự ồn ào ngay lập tức khi tín hiệu “giữ trật tự” của giáo viên được đưa ra. Hãy hình dung ảnh hưởng như thế nào nếu như chúng không tập trung trong giờ học, bỏ lỡ kiến thức,… Một cách tôn trọng, hãy khiến học sinh hiểu rằng, điều đó không phải vì uy quyền của giáo viên mà vì kiến thức của chính chúng.


    Với phương pháp này, đòi hỏi giáo viên cần có sự kiên nhẫn để giải thích, định hướng cho các bé hiểu về sự việc. Nếu các bé có lựa chọn sai, hãy giải thích và giúp cháu hướng về cách làm đúng một cách tự nguyện nhất, hạn chế việc ép buộc và sắp đặt bởi điều này sẽ khiến cháu khó chịu và không muốn làm theo. Hãy giải thích cho các bé rõ ràng về những con đường mà bé có thể chọn lựa, đây cũng là cách để bạn thân với trẻ hơn đồng thời dạy trẻ được nhiều điều hay lẽ phải đấy.

    Giúp học sinh hiểu vấn đề
    Giúp học sinh hiểu vấn đề
    Giúp học sinh hiểu vấn đề
    Giúp học sinh hiểu vấn đề
  10. Chia tách các học sinh hay mất trật tự là kinh nghiệm của hầu hết các giáo viên. Chúng ta dễ dàng nhận thấy có một số học sinh là trung tâm điểm của việc mất trật tự, đồng thời lại có những học sinh cả buổi chẳng nói một câu. Vậy tại sao giáo viên không xếp hai học sinh đó cạnh nhau?


    Việc sắp xếp vị trí ngồi trong lớp cũng là cách hạn chế tình trạng mất trật tự, nói leo trong giờ học. Hãy chú ý những cá nhân thường xuyên mất trật tự và sắp em ấy vị trí gần với bàn giáo viên, cạnh những bạn ngoan ngoãn, tập trung học tập để các bạn cá biệt có thể học tập theo gương tốt. Đồng thời, việc phân bố các học sinh hay mất trật tự ra các nơi sẽ giúp xóa bỏ những khu vực thường xuyên gây ra tiếng ồn. Tuy nhiên, bạn cần cứng nhắc trong việc đưa ra các quy tắc, bởi lẽ rất dễ khiến các bạn vốn tập trung học cũng bị xao nhãng, mất trật tự theo.

    Chia tách các học sinh hay mất trật tự
    Chia tách các học sinh hay mất trật tự
    Chia tách các học sinh hay mất trật tự
    Chia tách các học sinh hay mất trật tự




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy