Top 5 Biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 4-5

Bình An 5219 0 Báo lỗi

Mục đích của phân môn Kể chuyện trong Tiếng Việt ở Tiểu học là đem lại niềm vui cho học sinh, giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm lành mạnh, cung cấp cho ... xem thêm...


  1. 1. Hướng dẫn học sinh đọc và cảm thụ câu chuyện


    Đây là khâu vô cùng quan trọng. Người kể phải đọc đi đọc lại câu chuyện, phải suy nghĩ về những sự việc, con người trong câu chuyện, phải đồng cảm với suy nghĩ, tâm tư của tác giả và lời nói, giọng điệu, cử chỉ của từng nhân vật. Để giúp học sinh hiểu thấu đáo câu chuyện, giáo viên có thể đặt các câu hỏi để học sinh trả lời và ghi nhớ.


    Người kể chuyện là người có khả năng "nhập thân" với câu chuyện, với nhân vật của câu chuyện. Chính vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh sử dụng trí tưởng tượng để hòa mình vào câu chuyện đó.


    2. Hướng dẫn sử dụng lời kể trong thi kể chuyện


    Khi đọc truyện, người đọc cần trung thành với ngôn từ trong văn bản nhưng khi khi kể chuyện, lời kể thoát ra khỏi văn bản đó sẽ trở thành ngôn từ của người kể. Trên cơ sở nắm vững cốt truyện, nhớ các tình tiết, hiểu thấu đáo nội dung và nghệ thuật của truyện, người kể có thể lựa chọn lời kể phù hợp.


    3. Lựa chọn ngữ điệu kể


    Tùy theo đặc điểm nội dung nghệ thuật của truyện, tùy theo tình cảm, tâm trạng, tính cách nhân vật, giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn ngữ điệu kể phù hợp. Nếu giọng kể đều đều từ đầu đến cuối thì sẽ gây cảm giác buồn chán.


    4. Cử chỉ, điệu bộ của người kể


    Ngữ điệu cùng với cử chỉ, điệu bộ của người kể chính là diễn xuất trong kể chuyện. Tùy theo nội dung câu chuyện và diễn biến của các tình tiết mà nét mặt, điệu bộ của người kể cần phải phối hợp một cách tự nhiên với lời kể, tránh cường điệu hóa.


    5. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho kể chuyện


    Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho kể chuyện như: các tranh ảnh, đồ vật, cảnh vật liên quan đến câu chuyện, máy ghi âm,... để minh họa dẫn dắt câu chuyện, đồng thời còn chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng, phong phú của người nghe về câu chuyện.


    6. Thực hiện trong tiết dạy

    Ngoài việc thực hiện quy trình tiết dạy giống các môn học khác, giáo viên phải chú trọng phần nêu nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hình thức thích hợp, khuyến khích học sinh tự tin, gợi ý cho các em kể nếu quên và đặc biệt là khen ngợi kịp thời học sinh kể chuyện sáng tạo.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)


  2. Hoạt động sắm vai trong kể chuyện phần nào khắc phục được sự rụt rè không hứng thú với hoạt động kể chuyện. Thông qua thực hành sắm vai, học sinh sẽ kể lại câu chuyện một cách tự nhiên, giúp cho lớp học sinh động đồng thời học sinh hiểu được ý nghĩa câu chuyện dễ dàng hơn. Trình tự tiến hành như sau:


    - Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên chủ động chọn trước, kiểm tra xem học sinh kể thế nào sau đó mới chọn

    - Giáo viên chuẩn bị đạo cụ, gợi ý cho học sinh một số lời thoại qua phiếu lời thoại

    - Học sinh tiến hành tập sắm vai thử

    - Học sinh tập kể trong nhóm và trước lớp.


    Giáo viên cần lưu ý và có kế hoạch chu đáo với các nội dung như: các yêu cầu về kịch bản (lời thoại), gợi ý sắm vai, phân vai, hướng dẫn học sinh thuộc lời thoại và nhập vai, chuẩn bị đạo cụ.


    - Soạn kịch bản phải dựa vào cốt truyện và lời kể trong truyện, phân định rõ lời dẫn truyện và lời thoại. Chú ý lời thoại cần ngắn gọn, đủ ý, phù hợp với câu chuyện, có gợi ý về ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ.


    - Đạo cụ góp phần minh họa, dẫn dắt và chắp cánh trí tưởng tượng nên phải phù hợp với từng vai, lột tả tính cách nhân vật. Đạo cụ phải dễ làm, dễ sử dụng, không quá đắt, do giáo viên hoặc học sinh chuẩn bị.


    - Phân vai: Có thể phân vai trong nhóm hoặc GV phân vai. Để các em đóng vai thuận lợi, giáo viên căn cứ vào tính cách, giọng nói, đặc điểm ngoại hình của từng em để phân vai phù hợp, sao cho em nào trong lớp cũng có thể tham gia.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  3. Kể chuyện là một phân môn dạy học có ưu thế về tổ chức ngoại khóa, có tác dụng bồi dưỡng năng lực và phát triển năng khiếu sẵn có cho học sinh. Có thể tổ chức thường kì các buổi ngoại khóa như: thi kể chuyện ở lớp, thi kể chuyện toàn trường.


    1.Thi kể chuyện ở lớp

        - Mục đích:

        + Tạo khí thế học tập sôi nổi, nề nếp trong lớp

        + Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện có nghệ thuật

        + Tập dượt, bồi dưỡng kiểm tra, bình giá năng lực cảm thụ và thể hiện truyện của học sinh


        - Yêu cầu:

        + Gọn nhẹ, thiết thực

        + Động viên được đông đảo học sinh trong lớp tham gia, đặc biệt là những em nhút nhát, rụt rè.

        + Thời gian, địa điểm: có thể sắp xếp vào tiết sinh hoạt cuối tuần trong vòng 1 tiết tại lớp học

        + Nội dung: học sinh kể lại câu chuyện đã học có thể thực hành theo hình thức hái hoa dân chủ

        + Trang trí: trang trí đơn giản phòng học bằng phấn màu và hoa

        + Giám khảo, khen thưởng: giáo viên chủ nhiệm hoặc mời thêm các thầy cô trong trường đánh giá, nhận xét, tuyên dương khích lệ các em.


        2. Thi kể chuyện trong toàn trường


        - Mục đích:
        + Tạo khí thế học tập sôi nổi cho học sinh trong toàn trường

        + Tuyển chọn, phát hiện học sinh có năng khiếu


        - Yêu cầu:
        + Tổ chức trang trọng, tạo được ấn tượng cho học sinh
        + Thời gian, địa điểm: có thể các ngày lễ hoặc sinh hoạt tập thể trên sân trường
        + Trang trí: trang trí trang trọng, có ghế ngồi của ban giám khảo, có ghế ngồi của học sinh thi kể chuyện, ghế ngồi khán giả,...
        + Giám khảo: hiệu trưởng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các khối lớp

        + Bình giá, khen thưởng: Bình giá theo thang điểm, phát thưởng, tuyên dương kịp thời cho các em đạt giải.

          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)

        1. Thiết bị dạy học (TBDH) trong phân môn Kể chuyện bao gồm nhiều loại hình khác nhau như: tranh, ảnh, phim, đèn chiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, vật thực hay mô hình,... Đây là những tài liệu vật chất có tính chất tiền đề gợi mở, định hướng, tác động vào giác quan của trẻ để lại ấn tượng rất sâu đậm.


          - TBDH góp phần bồi dưỡng óc tưởng tượng của học sinh

          - Tranh ảnh minh họa là những điểm tựa quan trọng để học sinh ghi nhớ nội dung câu chuyện

          - TBDH giúp cho việc thực hành, rèn luyện kĩ năng kể chuyện một cách có hiệu quả

          - TBDH giúp cho khâu giảng từ ngữ thuận lợi, dễ hiểu nhất là các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng xa lạ với vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh.


          Sử dụng TBDH vào trong dạy học kể chuyện sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong nhận thức của các em về câu chuyện, về không khí tiết học cũng như khả năng kể chuyện của các em. Tuy nhiên để sử dụng TBDH đúng và có hiệu quả với từng câu chuyện thì giáo viên phải có những tìm tòi, say mê học hỏi trong quá trình giảng dạy.

          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)

        2. Hoạt động tham quan du lịch nếu biết kết hợp có thể bổ trợ cho phân môn Kể chuyện. Việc tham quan các viện bảo tàng, nhà truyền thống, nghĩa trang liệt sĩ, các di tích lịch sử và di tích cách mạng có tác dụng giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm lớn cho học sinh. Việc tìm hiểu truyền thống địa phương, di tích lịch sử và di tích cách mạng ở địa phương làm cho học sinh tự hào, gắn bó với quê hương.


          Những chuyến du lịch tham quan thắng cảnh của đất nước tạo cho các em học sinh một ấn tượng lâu dài. Giáo viên cần nhận thức rằng bất kì một mảnh đất tự nhiên nào cũng đều mang trong mình một sức sống cùng với bóng dáng lịch sử và cách mạng. Vì vậy hoạt động tham quan du lịch có thể diễn ra ngay ở địa phương để tổ chức hoạt động một cách dễ dàng thuận lợi. Qua đó giáo viên và học sinh bồi dưỡng tình cảm thầy trò, hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên.


          Giáo viên có thể kết hợp kể chuyện trong tiết học Kể chuyện với những truyện tự chọn ngay tại địa phương. Giáo viên có thể chọn thời điểm thích hợp, một địa điểm mát mẻ, rộng rãi để học sinh cùng nhau kể chuyện.

          Ảnh minh họa (Nguồn internet)
          Ảnh minh họa (Nguồn internet)




        Công Ty cổ Phần Toplist
        Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
        Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
        Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
        Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
        Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy