Top 10 Cây biết "sao y bản chính" với con người

Nguyễn Thị Minh Thủy 529 0 Báo lỗi

Thế giới có rất nhiều điều kỳ lạ mà khoa học nhiều lúc cũng phải "bó tay" với Bà Mẹ thiên nhiên. Đôi môi, răng, mắt, xấu hổ, chảy máu,...con người có cái gì ... xem thêm...

  1. Top 1

    Cây hoa "môi" - Psychotria Elata

    Đến thăm những khu rừng nhiệt đới rậm rạp xanh tốt ở châu Mỹ, bạn sẽ có cơ hội "chạm trán" một trong những loài hoa có cái tên gợi cảm nhất Trái đất - hoa môi. Thoạt nhìn, trông nó không khác gì một cặp môi căng mọng của một thiếu nữ giữa chốn rừng xanh. Có lẽ vì thế mà người bản địa ưu ái và đặt cho hoa này cái tên “hoa môi”.


    Tên khoa học của loài này là Psychotria Elata, thuộc giống Psychotria. Thường mọc ở khu vực Costa Rica, địa bàn sinh sống của chúng còn mở rộng ra các quốc gia lân cận như Colombia, Ecuador, Panama…Giống như mọi loài sinh vật khác, Psychotria Elata cũng mang những đặc điểm tiến hóa nhằm mục đích sinh tồn. Để thu hút các loài vật thụ phấn như ong, bướm, chim ruồi, khi nở, lá đài của cây hé ra, cong lại và dần dần chuyển sang màu sẫm đỏ rất quyến rũ.

    Cây hoa
    Cây hoa "môi" - Psychotria Elata
    Cây hoa
    Cây hoa "môi" - Psychotria Elata

  2. Top 2

    Nấm "răng"

    Đây là loại nấm có cái tên rất ngộ: “nấm răng chảy máu” hay còn được gọi với biệt danh "nấm răng quỷ". Nguyên nhân là vì khi phát triển, loại nấm này có hình thù khá giống những chiếc răng sắp xếp lộn xộn và đang rỉ máu y như con người chảy máu. Phần lớn loài sinh vật này cư ngụ dưới những tán cây ẩm ướt, chiều dài tối đa đạt được từ 8cm-10cm đối với nấm trưởng thành.


    Chất lỏng màu đỏ trông như máu trên nấm thực chất chính là quả của nấm. Ban đầu, khi mới lớn, quả của nấm có dạng lỏng màu đỏ tươi, sau đó dần đông cứng lại và sẫm màu hơn, mọc phía trên mũ nấm. Nấm răng chảy máu không có độc nhưng có vị khá cay và đắng, mùi hắc như hạt tiêu nên không thể ăn được. Tuy nhiên, chúng có khả năng kháng khuẩn rất tốt nên các chuyên gia y học đang trong quá trình nghiên cứu sử dụng chúng làm thuốc kháng sinh.

    Cây
    Cây "Răng" nấm
    Cây
    Cây "Răng" nấm
  3. Top 3

    Cây "mắt búp bê" - Actaea pachypoda

    Cây mắt búp bê là một loài cây thân cỏ, họ Mộc Lan, tên khoa học là Actaea pachypoda, sinh sống chủ yếu ở các khu rừng hỗn giao ở Bắc Mỹ.


    Thật không may, nhìn bề ngoài là vậy nhưng thực ra cây mắt búp bê mang trong mình độc tố rất lớn. Toàn thân cây, lá cây cũng như quả, nếu ăn vào sẽ đều gây trúng độc mạnh, khiến tim ngừng đập gần như ngay lập tức. Trong giới sinh vật, nó xứng danh là một trong những sát thủ im lặng đáng nể bậc nhất.

    Cây
    Cây "mắt búp bê" - Actaea pachypoda
    Cây
    Cây "mắt búp bê" - Actaea pachypoda
  4. Top 4

    Cây "xấu hổ" - Mimosa pudica

    Hẳn là ai trong chúng ta cũng từng nghe thấy tên của loài cây nhỏ bé biết “xấu hổ” này. Mang tên khoa học Mimosa pudica, loài cây này có khả năng tự “thu gọn” người lại khi gặp tác động từ bên ngoài. Cây trinh nữ làm được việc này là nhờ cấu tạo lá đặc biệt của nó. Phần cuối cuống lá cây xấu hổ có một bọng lá chứa nước.


    Khi gặp tác động giống như mưa lớn hay bị chạm vào, phần nước lập tức dồn lên phía trên khiến phần dưới xẹp xuống như quả bóng xì hơi. Điều này khiến cuống lá sụp xuống, khép lại. Một khi một lá đã khép, nó cũng sẽ gửi tín hiệu cho những lá khác lần lượt khép lại, tạo hiệu ứng như cây biết "xấu hổ" mà chụm lại vậy.


    Chỉ một lúc sau bọng lá lại đầy nước và cây trở về nguyên dạng ban đầu. Không chỉ biết tự thu gọn lá để tránh thiệt hại do những yếu tố bên ngoài, cây trinh nữ còn có "trí nhớ" khá tốt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, khi nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại vào lá cây xấu hổ, nó sẽ ngưng co lá. Đó là do Mimosa pudica nhận ra rằng, những giọt nước này là vô hại. Đặc biệt hơn, cây trinh nữ còn có khả năng ghi nhớ phản ứng này nhiều tuần sau đó.

    Cây
    Cây "xấu hổ" - Mimosa pudica
    Cây
    Cây "xấu hổ" - Mimosa pudica
  5. Top 5

    Cây "phòng vệ" - Manchineel

    Là một loại cây phát triển ở Florida và Nam Mỹ - Manchineel nổi tiếng nhờ khả năng tự vệ và sát thủ “không ghê tay” của mình. Được coi là loài cây độc nhất trên thế giới, bất kì bộ phận nào của Manchineel đều chứa độc. Quả của cây này có hình dáng giống như trái táo. Nó được gọi là “trái táo của cái chết” do chỉ với một miếng cắn đã có thể chuyển bạn ngay vào phòng cấp cứu. Vậy mà đó vẫn chỉ là bộ phận “lành” nhất của Manchineel.


    Manchineel có loại nhựa màu trắng vô cùng độc và có tính ăn da. Chỉ một giọt cũng có thể gây mụn nước ngoài da, viêm da, sưng tấy hoặc bỏng. Nhiều khách du lịch đã bị bỏng nặng khi chọn Manchineel là chỗ trú mưa do chất nhựa từ cành cây hòa cùng mưa rơi xuống. Người ta nói rằng, nếu bị trói vào cây này thì chỉ qua một đêm, bạn có thể chết.


    Một điểm đặc biệt nữa của Manchineel đó là loài cây này tự bảo vệ mình khỏi bị phá hủy. Vỏ cây có chất độc mà khi bị tác động sẽ tỏa ra loại khói độc hại, khiến đối phương nhanh chóng trúng độc, dễ dẫn đến mù lòa. Cây Manchineel đã trở thành sự ám ảnh của những người châu Âu trong thời kì khám phá “Thế giới mới” châu Mỹ và được mệnh danh như một "quái thảo" đáng gờm.

    Cây
    Cây "phòng vệ" - Manchineel
    Cây
    Cây "phòng vệ" - Manchineel
  6. Top 6

    Cây "chảy máu" - Pterocarpus angolensis

    Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kì lạ - chảy máu. Là một giống cây mọc ở Nam Phi, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như Kiaat, Mukwa hay loài cây chảy máu.


    Không giống như các loài cây khác, Pterocarpus angolensis mang trong mình một loại nhựa có màu đặc biệt. Khi cắt ngang thân hay một cành cây, ta sẽ dễ dàng thấy loại nhựa màu đỏ hơi sánh, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu. Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây. Pterocarpus angolensis có rất nhiều lợi ích về cả mặt kinh tế và y học. Nhựa của cây được người bản địa sử dụng như thuốc nhuộm. Họ còn dùng nó để trộn cùng mỡ động vật tạo thành một sản phẩm chăm sóc da.


    Gỗ của cây được sử dụng để tạo ra nhiều vật dụng có giá trị như dùng để đóng thuyền hay lát sàn. Cây cũng có nhiều tác dụng trong việc chữa các căn bệnh về mắt, dạ dày hay máu. Tuy nhiên, do những lợi ích đem lại mà Pterocarpus angolensis bị khai thác một cách bừa bãi, khiến cho số lượng của loài cây này gần đây đã giảm đi đáng kể.

    Cây
    Cây "chảy máu" - Pterocarpus angolensis
    Cây
    Cây "chảy máu" - Pterocarpus angolensis
  7. Top 7

    Cây "phát tín hiệu cảnh báo"

    Trước sự tấn công của các loài động vật khác, nhiều loài cây không chịu “ngồi yên” mà tự mình phát ra những tín hiệu khác nhau để tự bảo vệ hay cảnh báo cho những cây khác. Cây ngải đắng (tên khoa học: Artemisia tridentate) có khả năng khá đặc biệt là có thể gửi tín hiệu cảnh báo cho “đồng bọn” khi bị tấn công.


    Cây ngải đắng thường bị các loại côn trùng phá hoại tấn công vào lá và thân cây. Khi đó, loài cây này sẽ phát đi những tín hiệu bằng việc phát tán một hợp chất hóa học vào không khí. Nhận được tín hiệu này, những cây ngải đắng khác nằm xung quanh sẽ sản sinh một chất hóa học riêng để xua đuổi côn trùng.Trong khi đó, để đối phó với kẻ thù truyền kiếp là những con sâu bướm, cây sẽ gửi những tín hiệu hóa học để kêu gọi loài ong bắp cày.


    Loài ong này được mời đến bởi mùi sản sinh từ hoa sẽ tiêu diệt sạch, kể cả trứng của loài sâu bướm và bảo vệ cho cây hoa được phát triển an toàn. Các nhà nghiên cứu sinh vật cho rằng, đây quả là một mối quan hệ cộng sinh hoàn hảo.

    Cây
    Cây "phát tín hiệu cảnh báo" - Ngải đắng
    Cây
    Cây "phát tín hiệu cảnh báo" - Ngải đắng
  8. Top 8

    Nấm núm vú

    Nấm núm vú, cái tên vô cùng nhạy cảm này thực sự mô tả chính xác về ngoại hình của loài nấm này. Có tên khoa học là Lepiota boudieri, đây là một loài nấm thuộc chi Lepiota, chi nấm cực độc, không thể ăn, không thể chế biến để loại bỏ hết độc.

    Nấm núm vú
    Nấm núm vú
    Nấm núm vú
    Nấm núm vú
  9. Top 9

    Nấm não

    Nấm não, có tên khoa học là Gyromitra esculenta, bề mặt xoắn của nó trông giống hệt như não người, khá rùng rợn. Đây là một loài nấm độc, có thể gây chết người khi ăn sống. Thậm chí ngay cả khi được xử lý, loài nấm này vẫn còn tồn dư chất gây ung thư hydrazine gyromitin, rất có hại.

    Nấm não
    Nấm não
    Nấm não
    Nấm não
  10. Top 10

    Nấm dạ dày hay nấm phổi

    Nấm dạ dày hay nấm phổi là cái tên thông dụng của loài nấm kỳ quặc có cái tên khoa học là Rhodotus palmatus. Bề mặt của loại nấm này có dạng keo và có những đường vân trắng và đường rãnh sâu như mặt lưới, nhìn giống như một hệ thống mạch máu nội tạng.

    Nấm dạ dày hay nấm phổi
    Nấm dạ dày hay nấm phổi
    Nấm dạ dày hay nấm phổi
    Nấm dạ dày hay nấm phổi




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy