Top 8 Dàn ý bài văn thuyết minh về kính đeo mắt hay nhất

Bình An 15830 1 Báo lỗi

Sự ra đời của kính mắt đã đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Nhờ có cặp kính mà nhiều người có bệnh về mắt: viễn thị, cận thị, nhược thị,... được phục ... xem thêm...

  1. Top 1

    Dàn ý bài văn thuyết minh về kính mắt số 1

    1. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: Kính thuốc, kính áp tròng, kính thời trang).


    2. Thân bài: (Có thể giới thiệu theo thứ tự: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)

    a. Nguồn gốc:

    • Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.
    • Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng.
    • Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.
    • Danh họa Leonardo da Vinci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiếc kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.


    b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: Tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: Hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):

    • Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:
      • Mắt kính
      • Gọng kính
    • Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng:
      • Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.
      • Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.
      • Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.


    • Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính.
    • Mắt kính chia làm hai loại: Thủy tinh và nhựa
      • Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ
      • Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước
    • Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.


    c. Công dụng (theo từng loại kính):

    • Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;
    • Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
    • Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;
    • Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;


    3. Kết bài: Nêu vai trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Dàn ý bài văn thuyết minh về kính mắt số 2

    I. Mở bài: Giới thiệu mắt kính

    Ông bà ta thường có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, chính vì thế mà đôi mắt rất quan trọng của mỗi con người. Để tránh tác hại của môi trường xung quanh ta phải cần một vật dụng bảo vệ, đó là mắt kính. Mắt kính không chỉ để bảo vệ mắt mà còn có nhiều công dụng khác, ta cùng đi tìm hiểu.


    II. Thân bài:

    1. Nguồn gốc

    • Mắt kính ra đời đầu tiên ở Ý và vào năm 1620.
    • Qua nhiều năm thì mắt kính được cải tiến và sử dụng rộng rãi
    • Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên được ra đời


    2. Cấu tạo

    2 bộ phận:

    Mắt kính: Tùy vào công dụng mà sử dụng các mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh hoặc nhựa

    • Mắt kính thủy tinh: Mắt kính này trong suốt nhưng có nhược điểm là dễ vỡ
    • Mắt kính nhựa: Mắt kính này có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là dễ xước

    Gọng kính: Gọng kính cũng có 2 loại là gọng nhựa và gọng kim loại

    • Gọng kim loại: Gọng này được làm bằng sắt, đeo cảm thấy cứng cáp và khó chịu
    • Gọng nhựa: Gọng nhựa rất dẻo bền và chịu được áp lực khi bị tác động.


    3. Công dụng của mắt kính

    • Kính thuốc: Kính dùng cho người có bệnh về mắt như kính cận, kính loạn, kính lão,….
    • Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
    • Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời
    • Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt


    III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về mắt kính

    Kính luôn là một vật dụng cần thiết cho con người, là một người bạn thân thiết không thể thiếu của mỗi con người trong cuộc sống hiện đại đầy khói bụi hiện nay.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Dàn ý bài văn thuyết minh về kính mắt số 3

    1. Mở bài:

    Chiếc mắt kính là phát minh quan trọng của con người, đồ dùng hữu ích với nhiều người.

    Từ ban đầu mắt kính được dùng chữa bệnh, đến ngày nay mắt kính sử dụng nhiều công dụng khác nhau.


    2. Thân bài:

    a. Nguồn gốc:

    • Mắt kính ra đời lần đầu tại Ý vào năm 1260.
    • Vào năm 1920 phần kính được nối với nhau bằng một sợi dây đặt ngang lên mũi.
    • Năm 1930, chuyên gia quang học ở Anh tạo ra gọng kính để lắp hai mắt kính vào hoàn chỉnh.


    b. Cấu tạo:

    Chiếc kính có hai bộ phận chính: mắt kính và gọng kính.

    Mắt kính:

    • Thông thường là hình tròn nhưng cũng có các dạng khác như bầu dục, vuông,…
    • Chất liệu nhựa chống trầy hoặc thủy tinh ngăn cản các tia cực tím tấn công gây hại mắt.
    • Gọng kính:
    • Nơi lắp mắt kính và giữ mắt kính không bị rơi ra ngoài.
    • Gọng kính dùng bằng các chất liệu khác nhau: nhựa, nhôm, vàng,…
    • Bộ phận khác:
    • Mắt kính còn có các bộ phận phụ như: ốc, vít. Các bộ phận này phụ nhưng lại quan trọng trong chiếc mắt kính.


    c. Một số loại kính

    Dựa theo nhu cầu của con người chiếc mắt kính được chia thành nhiều loại khác nhau:

    • Bệnh về mắt như kính cận thị, kính viễn thị, kính loạn thị
    • Thời trang: kính râm.
    • Vui chơi giải trí có kính bơi, kính trượt tuyết,…


    d. Bảo quản

    • Gỡ kính dùng hai tay, nếu dùng một tay sẽ gây nên sai lệch gọng kính và tâm mắt kính. Ảnh hưởng tuổi thọ mắt kính.
    • Khi dùng xong, dùng vải mềm lau nhẹ và bỏ vào bao kính.
    • Tránh cầm tay vào mắt kính bởi khi đó khiến cho mắt kính bị mờ vì dính dầu và mồ hôi. Đôi khi tay còn có bụi có thể gây trầy xước.
    • Tránh đặt gần nhiệt độ cao bởi có thể khiến kính bị biến dạng hoặc giảm chức năng của mắt kính đặc biệt là các kính trị bệnh.


    3. Kết bài:

    • Mắt kính phát minh quan trọng con người phục vụ nhiều trong cuộc sống.
    • Mắt kính giúp bảo vệ mắt, cửa sổ tâm hồn.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Dàn ý bài văn thuyết minh về kính mắt số 4

    A. Mở bài: Giới thiệu về kính đeo mắt.


    B. Thân bài:

    Luận điểm 1: Nguồn gốc

    • Cuối thế kỷ 12, kính đã xuất hiện ở Trung Quốc và Châu Âu
    • Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhân loại, kính đeo mắt đã trở thành vật dụng khoa học được sử dụng phổ biến, rộng khắp trên toàn thế giới.


    Luận điểm 2: Cấu tạo

    • Kính gồm 2 phần chính: tròng kính (mắt kính) và gọng kính (phần khung)
      • Tròng kính (mắt kính): Tròng kính được làm từ chất dẻo cứng (plastic) hoặc từ thủy tinh. Tuy nhiên hiện nay, người ta sử dụng chất dẻo cứng nhiều hơn vì đặc tính của nó tốt hơn thủy tinh. Tròng kính được thêm các đặc tính như: chống xước, chống tia UV bằng cách tráng một lớp hợp chất đặc biệt.
      • Gọng kính (phần khung): Gọng kính được làm từ kim loại chống gỉ hoặc nhựa cứng hoặc dẻo. Gọng kính gồm 2 phần: phần trước dùng để đỡ tròng kính, phần sau được uốn cong dùng để cài làm tai, nâng đỡ toàn bộ kính. Hai phần này được nối với nhau bằng một khớp nối nhỏ, có thể gập ra gập vào. Gọng kính đa phần được làm bằng nhựa vì độ dẻo và bền, chống gỉ.
      • Tròng kính được lắp vào gọng nhờ vào 1 dây cước nhỏ, gọng kính siết chặt tròng bằng ốc vít nhỏ.
      • Gọng kính và tròng kính có nhiều hình dạng phong phú, tùy theo thiết kế: hình tròn, vuông, chữ nhật,…


    Luận điểm 3: Phân loại

    • Kính đeo mắt gồm các loại chủ yếu: kính thuốc, kính dâm, kính bơi, kính thời trang và một số loại kính chuyên dụng khác (ví dụ như kính cho thợ hàn, kính cho thợ lặn, …)
    • Bên cạnh kính đeo mắt thì từ năm 1887, một thợ thủy tinh người Đức đã làm ra chiếc kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt người. Kính áp tròng là loại kính đeo trực tiếp vào phần con ngươi mà không cần gọng (khung).


    Luận điểm 4: Công dụng

    • Mỗi loại kính có một công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại kính là vật dụng để bảo vệ mắt khỏi những tác động bên ngoài môi trường.
      • Kính thuốc: dùng cho người mắt các tật khúc xạ về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị… Sự khác nhau cơ bản giữa các loại kính thuốc này là ở độ dày của tròng kính.
      • Kính dâm: dùng để bảo vệ mắt khỏi các tia UV, bụi bẩn,… và giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, đặc biệt khi trời nắng, tránh chói mắt, lóa mắt,…
      • Mỗi loại kính sẽ có một hoặc một vài công dụng đặc biệt chuyên dụng khác nhau.


    Luận điểm 5: Cách bảo quản

    • Để bảo quản tốt kính đeo mắt khỏi bị vỡ, gãy, xước,… người dùng cần lưu ý một số điều sau:
      • Cất kính vào hộp, đậy kín khi không dùng đến
      • Tránh làm rơi, va đập mạnh khiến kính biến dạng
      • Thường xuyên sử dụng khăn mềm và nước lau kính
      • Đặc biệt với kính thuốc, người dùng cần nghe theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.


    C. Kết bài: Khái quát về công dụng và ý nghĩa của chiếc kính đeo mắt trong đời sống

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Dàn ý bài văn thuyết minh về kính mắt số 5


    I. Mở bài:

    • Có thể lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo khả năng nhưng cả hai mở bài đều cần phải giới thiệu được yêu cầu đề bài: Thuyết minh về kính đeo mắt.

    Ví dụ

    • Mở bài số 1: Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, là cầu nối tâm hồn với vẻ đẹp cuộc sống. Và chiếc kính mắt chính là người bạn ngày ngày gắng sức với công việc của mình, khắc phục căn bệnh của mắt để cánh cửa ấy không bị đóng lại.
    • Mở bài số 2: Cuộc sống của con người luôn có những vật dụng không thể thiếu được: cái bàn, cái ghế, chiếc gương… Trong đó có chiếc kính đeo mắt, đặc biệt là với những người có các tật về mắt. Khi ấy, chiếc kính trở thành vật bất ly thân, là người bạn gắn bó như “hình với bóng” của họ.


    II. Thân bài:

    * Nguồn gốc, xuất xứ của chiếc kính đeo mắt

    Cặp kính mắt ra đời từ đâu và trong khoảng thời gian nào cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thể biết được. Chỉ biết rằng chiếc kính đã có mặt trong đời sống của chúng ta từ rất lâu và trở nên vô cùng cần thiết.


    * Hình dáng và các bộ phận của kính

    • Gọng kính: Được làm bằng nhựa hoặc một số kim loại chống gỉ khác. Gọng kính làm khung cho chiếc kính đồng thời cũng là bộ phận nâng đỡ mắt kính
      • Gọng kính gồm hai phần được nối với nhau bằng một khớp sắt nhỏ. Gọng kính có rất nhiều hình dáng như hình vuông, hình tròn, hình bầu dục…tạo ra nhiều loại kính phong phú phù hợp với khuôn mặt.
      • Phần sau hơi cong xuống dưới để đeo vào tai cho chiếc kính khỏi bị rơi xuống. Phần trước dùng để nâng đỡ mắt kính, giữa hai mắt kính có một khớp nối nhỏ có gắn hai miếng đệm cao su để giữ cho kính ở trên sống mũi.
    • Mắt kính: Được làm bằng chất dẻo cứng, thủy tinh hoặc mê ca cao cấp chống trầy xước.
      • Mắt kính có nhiều hình dáng phong phú tùy thuộc vào phần gọng kính.
      • Tròng kính được gắn vào gọng kính nhờ một sợi dây cước trắng và gọng được siết chặt để giữ hai tròng kính nhờ hai đinh vít.


    * Các loại kính mắt

    • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những loại kính khác nhau như kính cận, kính thời trang, kính râm, kính bơi…
    • Ngoài ra còn có một loại kính không cần dùng gọng và đeo trực tiếp vào mắt gọi là kính áp tròng. Mỗi loại kính đều có mẫu mã, hình dáng, màu sắc phong phú và vô cùng đa dạng.


    * Công dụng của chiếc kính

    • Chiếc kính nhìn chung có tác dụng bảo vệ con người khỏi những tác nhân gây hại cho mắt như gió, bụi, côn trùng, tia cực tím…
      • Các loại kính bệnh như kính cận, kính viễn thị hay kính lão thì giúp cho đôi mắt trở nên sáng hơn, rõ hơn.
      • Các loại kính thời trang thì giúp cho người đeo đẹp hơn, sang trọng hơn, trí thức hơn.
      • Kính râm thì dùng để bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời.


    * Cách bảo quản kính

    • Kính đeo mắt là một vật dễ vỡ, dễ gãy và dễ trầy xước nên khi sử dụng chúng ta phải nhẹ nhàng, cẩn thận.
    • Khi tháo kính chúng ta phải dùng hai tay, lau chùi cẩn thận bằng vải mềm để vệ sinh kính.
    • Đối với những người có bệnh về mắt thì phải đi kiểm tra mắt định kỳ để điều chỉnh kính sao cho mắt kính sao cho phù hợp với mắt.


    III. Kết bài:

    • Khẳng định lại vai trò của chiếc kính đeo mắt.
    • Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về chiếc kính.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Dàn ý bài văn thuyết minh về kính mắt số 6

    I. Phần mở bài: Giới thiệu đôi nét về chiếc kính đeo mắt

    Kính đeo mắt là một trong những phát minh quan trọng của con người, đây là vật dụng không thể thiếu đối với học sinh sinh viên ngày nay. Theo thời gian từ chiếc kính đeo mắt thông thường đã đa dạng hơn về công dụng và kiểu dáng.


    II. Phần thân bài

    1. Đôi nét nguồn gốc kính đeo mắt

    • Chiếc kính mắt có lịch sử lâu đời, kính mắt được ghi nhận lần đầu tiên tại nước Ý vào năm 1260.
    • Danh họa nổi tiếng Leonardo da Vinci là người phác họa ra kính áp tròng.
    • Vào năm 1887, người thợ Muller làm ra chiếc kính áp tròng đầu tiên trên thế giới.


    2. Phân loại

    Dựa theo công dụng của từng loại kính mà chia thành nhiều loại khác nhau.

    • Kính thuốc: dành cho những ai bị vấn đề về mắt.
    • Kính râm: giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại từ môi trường.
    • Kính cận: dành cho những ai bị vấn đề về mắt.
    • Kính thời trang: chủ yếu để làm đẹp, giúp bạn trở nên sang trọng hơn.

    Và còn rất nhiều loại mắt kính khác.


    3. Cấu tạo kính đeo mắt

    • Mắt kính: chủ yếu thường làm bằng thủy tinh hoặc nhựa.
      • Mắt kính làm bằng thủy tinh trong suốt nhưng rơi dễ bị vỡ, phải mua mới.
      • Mắt nhựa gọn nhẹ nhưng cần phải bảo quản cẩn thận nếu không sẽ bị trầy xước.
    • Gọng kính: thường làm bằng kim loại, nhựa, ti tan.
      • Gọng kim loại: khi sử dụng sẽ mang lại sự cứng cáp.
      • Gọng nhựa: có thể chịu được áp lực lớn khó bị biến dạng.
      • Gọng làm bằng ti tan: nhẹ, bền nhưng giá thành cao.

    Căn cứ vào nhu cầu riêng hãy mua một chiếc kính đeo mắt phù hợp với bản thân.


    4. Bảo quản kính đeo mắt

    • Không được sử dụng kính đeo mắt tùy tiện mà phải đo mắt, nhất là các bệnh lí về mắt.
    • Sau khi sử dụng kính đeo mắt nên dùng vải mềm và nước lau kính chuyên dụng để lau kính.
    • Nếu không sử dụng hãy cất kính vào hộp tránh rơi vỡ hoặc bị trầy xước.
    • Với gọng kính bằng kim loại nhớ kiểm tra thường xuyên vặn chặt ốc vít.


    III. Phần kết bài: Nếu một số cảm nhận về chiếc kính đeo mắt.

    Chiếc kính đeo mắt có nhiều công dụng quan trọng với con người giúp bảo vệ đôi mắt cửa sổ của tâm hồn, mang lại vẻ đẹp thời trang và sành điệu. Hãy bảo quản thật tốt để chiếc kính đeo mắt của bạn sử dụng bền và lâu dài theo thời gian.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Phụkiệnrèm Kim Anh 2021-11-26 15:43:49
    hay quá
  7. Top 7

    Dàn ý bài văn thuyết minh về kính mắt số 7

    I. MỞ BÀI

    Giới thiệu: Chiếc kính đeo mắt là một vật dụng hết sức cần thiết trong cuộc sống của chúng ta ngày nay.


    II. THÂN BÀI

    1. Nguồn gốc, xuất xứ

    • Chiếc kính mắt đầu tiên ra đời ở Ý vào năm 1920, gồm hai mắt kính nối với nhau bằng một sợi dây để lên mùi.
    • Năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào một cách chắc chắn.


    2. Cấu tạo

    • Gồm hai bộ phận chính là gọng kính và tròng kính.
    • Gọng thường được làm bằng nhựa cứng hoặc dẻo, kim loại.
    • Mỗi loại gọng thì có một ưu điểm riêng, gọng kim loại được làm bằng một loại sát, giúp người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc chắn.
    • Gọng nhựa dẻo và bền thì có thể chịu được áp lực lớn mà không bị cong hoặc biến dạng.
    • Một loại gọng được làm bằng ti-tan rất nhẹ, có thể bẻ cong mà không gãy.
    • Giá của các loại gọng đó sẽ chênh lệch nhau không ít.
    • Phần cuối gọng kính được bẻ cong để người sử dụng có thể gác lên vành tai.
    • Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau tạo nên những vẻ đẹp riêng cho kính, như màu đỏ, đen. tím, vàng, xanh,... và còn trang trí những hình ảnh, hoa văn ngộ nghĩnh như thơ, mèo,...
    • Gọng kính có một khớp động để mở ra và gập lại dễ dàng.
    • Tròng kính được làm bằng thủy tinh trong suốt hoặc nhựa cao cấp, ban đầu có hình tròn, vuông và được mài, cắt sao cho vừa khít với gọng mà người dùng lựa chọn. Đối với tròng kính bằng thủy tinh, tuy trong suốt nhưng dễ vỡ. Còn tròng kính bằng nhựa, tuy nhẹ nhưng dễ bị trầy nên cần phải lựa chọn loại kính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
    • Tròng kính có các loại chống tia cực tím, loại chống trầy xước là loại có cả hai đặc tính trên.
    • Tròng kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dày cước trắng và gọng được siết chặt giữa hai tròng kính nhờ lại con đinh vít. Gần hai tròng có hai miếng đệm cao su hoặc nhựa dùng để gác lên hai bên của sống mũi.


    3. Phân loại

    • Kính đeo mắt thì có nhiều loại: kính thuốc, kính râm, kính thời trang,... tùy mỗi loại sẽ có những công dụng riêng khác nhau.
    • Kính thuốc là kính dùng cho những người bị bệnh về mắt như cận thị, loạn thị,...
    • Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt.
    • Kính râm là kính để bảo vệ mắt khi đi ngoài trời.


    4. Cách sử dụng và bảo quản

    • Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay, dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn mềm, mịn, cất kính vào hộp, để ở nơi cố định, dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn,... tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính.
    • Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng.
    • Để mắt kính không bị biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm gọng kính.
    • Phải dùng kính đúng độ thì thị lực sẽ không bị tăng cao.


    III. KẾT BÀI:

    • Giúp ta nhìn sự vật một cách chính xác, tạo điều kiện cho mọi người lao động và học tập tốt hơn.
    • Là một người bạn không thể thiếu của chúng ta.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Dàn ý bài văn thuyết minh về kính mắt số 8

    1. Mở bài:

    Chiếc kính đeo mắt là vật dụng quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Con người sử dụng kính đeo mắt với nhiều tác dụng khác nhau. nó không những giúp cho con người nhìn rõ hơn mọi vật, bảo vệ đôi mắt mà còn làm đẹp cho hình thức của con người.

      2. Thân bài:
      a. Nguồn gốc ra đời kính đeo mắt:

      • Người ta ghi nhận những hình thức ban đầu của chiếc kính đeo mắt như ngày nay đã xuất hiện từ năm 1260 tại Ý. Sáu năm sau, ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Với vai trò hỗ trợ việc nhìn và đọc của con người, kính đeo mắt sau đó được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. Tuy nhiên, lúc đó, kính đeo mắt chỉ là một vật cầm tay và sử dụng khi cần nhìn rõ cái gì đó.
      • Phải đến năm 1730, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính mắc vào mắt một cách chắc chắn. Hình thức kính đeo mắt với hai gọng móc vào tai và hai gọng đè lên mũi ấy được sử dụng cho đến ngày nay.


      b. Phân loại kính đeo mắt:

      Có rất nhiều loại kính mắt: kính thuốc, kính râm, kính bơi, kính thợ hàn, kính trắng không số, kính thời trang v.v… Ngoài ra còn có một loại kính không cần dùng gọng là kính áp tròng.


      c. Cấu tạo của chiếc kính đeo mắt:

      Cấu tạo của chiếc kính gồm hai phần: gọng kính và mắt kính. Gọng kính có thể làm bằng chất dẻo hoặc kim loại quý. Mắt kính được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt (tròng nhựa, tròng kính).


      d. Cách sử dụng và bảo quản chiếc kính đeo mắt:

      • Khi dùng xong, nhớ lau chùi kính sạch sẽ rồi cho vào bao kính hoặc để trên mặt bàn, trong ngăn tủ, ngăn bàn, tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước.
      • Ngày nay, ở Viện mắt Trung ương và các thành phố lớn đã chữa được những bệnh về mắt bằng tia la-de, làm cho mắt nhiều người sáng lại bình thường.


      3. Kết bài:
      Chiếc kính đeo mắt là một vật dụng hữu ích trong đời sống của con người. Không những nó giúp chúng ta nhìn sự vật chính xác, tạo điều kiện để mọi người học tập và lao động tốt hơn mà còn là một thiết bị thời trang giúp làm đẹp hơn hình thức con người.

      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy