Dàn ý bài văn thuyết minh về kính mắt số 4
A. Mở bài: Giới thiệu về kính đeo mắt.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Nguồn gốc
- Cuối thế kỷ 12, kính đã xuất hiện ở Trung Quốc và Châu Âu
- Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhân loại, kính đeo mắt đã trở thành vật dụng khoa học được sử dụng phổ biến, rộng khắp trên toàn thế giới.
Luận điểm 2: Cấu tạo
- Kính gồm 2 phần chính: tròng kính (mắt kính) và gọng kính (phần khung)
- Tròng kính (mắt kính): Tròng kính được làm từ chất dẻo cứng (plastic) hoặc từ thủy tinh. Tuy nhiên hiện nay, người ta sử dụng chất dẻo cứng nhiều hơn vì đặc tính của nó tốt hơn thủy tinh. Tròng kính được thêm các đặc tính như: chống xước, chống tia UV bằng cách tráng một lớp hợp chất đặc biệt.
- Gọng kính (phần khung): Gọng kính được làm từ kim loại chống gỉ hoặc nhựa cứng hoặc dẻo. Gọng kính gồm 2 phần: phần trước dùng để đỡ tròng kính, phần sau được uốn cong dùng để cài làm tai, nâng đỡ toàn bộ kính. Hai phần này được nối với nhau bằng một khớp nối nhỏ, có thể gập ra gập vào. Gọng kính đa phần được làm bằng nhựa vì độ dẻo và bền, chống gỉ.
- Tròng kính được lắp vào gọng nhờ vào 1 dây cước nhỏ, gọng kính siết chặt tròng bằng ốc vít nhỏ.
- Gọng kính và tròng kính có nhiều hình dạng phong phú, tùy theo thiết kế: hình tròn, vuông, chữ nhật,…
Luận điểm 3: Phân loại
- Kính đeo mắt gồm các loại chủ yếu: kính thuốc, kính dâm, kính bơi, kính thời trang và một số loại kính chuyên dụng khác (ví dụ như kính cho thợ hàn, kính cho thợ lặn, …)
- Bên cạnh kính đeo mắt thì từ năm 1887, một thợ thủy tinh người Đức đã làm ra chiếc kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt người. Kính áp tròng là loại kính đeo trực tiếp vào phần con ngươi mà không cần gọng (khung).
Luận điểm 4: Công dụng
- Mỗi loại kính có một công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại kính là vật dụng để bảo vệ mắt khỏi những tác động bên ngoài môi trường.
- Kính thuốc: dùng cho người mắt các tật khúc xạ về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị… Sự khác nhau cơ bản giữa các loại kính thuốc này là ở độ dày của tròng kính.
- Kính dâm: dùng để bảo vệ mắt khỏi các tia UV, bụi bẩn,… và giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, đặc biệt khi trời nắng, tránh chói mắt, lóa mắt,…
- Mỗi loại kính sẽ có một hoặc một vài công dụng đặc biệt chuyên dụng khác nhau.
Luận điểm 5: Cách bảo quản
- Để bảo quản tốt kính đeo mắt khỏi bị vỡ, gãy, xước,… người dùng cần lưu ý một số điều sau:
- Cất kính vào hộp, đậy kín khi không dùng đến
- Tránh làm rơi, va đập mạnh khiến kính biến dạng
- Thường xuyên sử dụng khăn mềm và nước lau kính
- Đặc biệt với kính thuốc, người dùng cần nghe theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
C. Kết bài: Khái quát về công dụng và ý nghĩa của chiếc kính đeo mắt trong đời sống