Top 5 Dàn ý phân tích "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân hay nhất

Hà Ngô 2209 0 Báo lỗi

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông đều hướng đến những cái đẹp, chân thiện mĩ của cuộc đời tiêu ... xem thêm...

  1. I. Mở bài

    • Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: Một cây bút tài hoa độc đáo, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
    • Khái quát chung về tác phẩm Chữ người tử tù: Một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của ông, được in trong tập Vang bóng một thời (1940).


    II. Thân bài

    1. Tình huống truyện

    • Không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ
    • Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.

    ⇒ Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.

    • Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :

    ⇒ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng


    2. Nhân vật Huấn Cao

    a. Một người nghệ sĩ tài hoa

    • Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người:
      • có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
      • “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.

    b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất

    • Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
    • Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

    ⇒ khí phách, tiết tháo của nhà Nho

    • Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

    ⇒ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

    • Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.

    ⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

    ⇒ khí phách của một người anh hùng.


    c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả

    • Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
    • Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân
    • Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

    ⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

    • Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”

    ⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

    ⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.


    3. Nhân vật quản ngục

    a. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài

    • Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường
    • Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao
    • Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu ...vũ trụ”.

    b. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp

    • Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.
    • Lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”

    4. Cảnh cho chữ

    • Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”
    • Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn
    • Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt...
    • Đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có":
      • Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt
      • Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau
    • Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

    ⇒ Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.


    III. Kết bài

    • Khẳng định những nét nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công của tác phẩm
    • Chữ người tử tù là một văn phẩm xuất sắc đạt “gần đến sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan)
    Dàn ý tham khảo số 1: Phân tích tác phẩm
    Dàn ý tham khảo số 1: Phân tích tác phẩm
    Dàn ý tham khảo số 1: Phân tích tác phẩm
    Dàn ý tham khảo số 1: Phân tích tác phẩm

  2. I. Mở bài

    • Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới nó. Văn ông không thiếu những con người, những hoàn cảnh đẹp đến hoàn bích mà cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là ví dụ điển hình.
    • Trong tác phẩm Chữ người tử tù thì cảnh cho chữ chính là trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật, nó vừa khắc họa chân dung người tử tù hiên ngang, thi vị lại vừa thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc.
    • Cảnh cho chữ là một áng văn "xưa nay chưa từng có"


    II. Thân bài

    1. Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ

    • Người tù Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân. Ông còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ gìn thiên lương trong sáng. Huấn Cao cũng có nguyên tắc riêng của mình, ông viết chữ nổi tiếng nhưng chỉ cho những người ông quý, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.
    • Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. Khao khát được chữ của Huấn Cao treo trong nhà là khao khát lớn đời ông.
    • Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.
    • Trong bối cảnh giữa một người tù và một tên quản ngục, ban đầu Huấn Cao không nhận ra tấm lòng của viên quản ngục nhưng sau đó người tử tù không thể từ chối mong muốn chính đáng của một người biệt nhỡn liên tài.


    2. Diễn biến cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

    • Thời gian: Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa.
    • Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột...
    • Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.


    3. Giải thích tại sao Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có

    • Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.
    • Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.
    • Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.

    4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

    • Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục
    • Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.
    • Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.


    III. Kết bài

    Một lần nữa khẳng định lại cảnh cho chữ là cảnh tượng đẹp và mang nhiều ý nghĩa thể hiện được sự nâng niu, coi trọng cái đẹp, cái chữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích cảnh cho chữ trong
    Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù"
    Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích cảnh cho chữ trong
    Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù"
  3. I. Mở bài

    • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên bác.
    • Giới thiệu về tập truyện “Vang bóng một thời”: một trong những tập truyện xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, nhân vật chính là những nho sĩ tài hoa, bất đắc chí.
    • Giới thiệu khái quát về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.


    II. Thân bài

    1.Huấn Cao - người nghệ sĩ tài ba

    • Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.
    • Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa quản ngục và thơ lại:
      • Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”
      • “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời"
    • Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”

    ⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.


    2. Huấn Cao - con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

    • Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run sợ.
    • Khí phách hiên ngang ấy thể hiện rõ trong cuộc nói chuyện với quản ngục:
      • “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.
      • coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục
      • “văn võ kiêm toàn”

    ⇒ Lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ để cứu lấy nhân dân thoát khỏi những áp bức, bất công vô lý.

    • Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông

    ⇒ Khí phách, tiết tháo của nhà Nho

    • Khí phách thể hiện qua thái độ thán phục của quản ngục và thầy thơ lại
    • Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”
    • Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

    ⇒ Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

    • Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì... vào đây”.

    ⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

    ⇒ Khí phách của một người anh hùng.


    3. Huấn Cao - người mang thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp

    • Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
    • Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân
    • Khi biết tấm lòng "biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

    ⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

    • Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa... trong thiên hạ”

    ⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

    ⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.


    4. Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

    • Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương
    • Thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn.


    5. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao

    • Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp nhưng đó lại là cuộc gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài.
    • Nghệ thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả và phàm tục, dơ bẩn. Đặc biệt ở cảnh cho chữ.
    • Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình: sử dụng nhiều từ Hán – Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm không khí, vẻ đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.


    III. Kết bài

    • Khái quát về hình tượng nhân vật Huấn Cao: một con người tài hoa, có khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng
    • Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng.
    Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích nhân vật Huấn trong tác phẩm
    Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích nhân vật Huấn trong tác phẩm
    Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích nhân vật Huấn trong tác phẩm
    Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích nhân vật Huấn trong tác phẩm
  4. I. Mở bài

    • Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù: Một nhà văn có “tính tài hoa và cái giọng khinh bạc đệ nhất trong giới Việt Nam hiện đại” (Vũ Ngọc Phan). Chữ người tử tù là truyện ngắn tiêu biểu của ông
    • Giới thiệu nhân vật quản ngục


    II. Thân bài

    1. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài

    • Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe ...rất đẹp đó không?”
    • Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường
    • Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng ngay cả khi bị HC coi thường, khinh bỉ:
      • Mong muốn: “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”
      • Sai người đem rượu và đồ nhắm đến cho Huấn Cao vì sợ trong buồng giam lạnh
      • Khép nép bày tỏ: Biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều
      • Sau sự tức giận của Huấn Cao, quản ngục vẫn giữ sự đối đãi như thế
    • Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu ...vũ trụ”.

    ⇒ Thái độ và hành động của Quản ngục cho thấy đây là con người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, có thiên lương.


    2. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp

    • Quản ngục trước kia là người đèn sách bồi đắp “thiên lương” nảy nở tốt đẹp ⇒ ông ta yêu đến say mê cái đẹp
    • Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.
    • Sự khát khao và niềm trân trọng cái đẹp trong quản ngục mãnh liệt, ông có thể bất chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.
    • Biết tính ông Huấn “vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” ⇒ lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”

    ⇒ Chỉ có một người trân trọng cái đẹp đến tột cùng mới có những lo sợ khi không xin được chữ Huấn Cao như vậy thôi

    ⇒ Sở nguyện cao quý cho thấy quản ngục là con người biết quý trọng nâng niu cái đẹp


    3. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài và niềm khát khao cái đẹp được kết tinh trong cảnh cho chữ, càng khẳng định quản ngục là “một thanh âm trong trẻo”

    • Cảnh cho chữ diễn ra giữa một buồng giam tối tăm và chật hẹp nhưng tất cả trở nên đẹp đẽ thanh cao bởi “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” cùng hai người trao cái đẹp và trân trọng, ngưỡng vọng cái đẹp.
    • Sự “khúm núm, run run” của quản ngục không phải là biểu hiện của sự hèn nhát mà là thái độ ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái tài.
    • Quản ngục đã thoát khỏi vai trò của một người cai quản để trở thành một người trân trọng ngưỡng mộ cái đẹp ⇒ Đồng điệu với Huấn cao
    • Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao với giọt nước mắt rỉ vào kẽ miệng mà nhận mình là kẻ mê muội như một sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.


    4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

    • Thủ pháp tương phản đối lập.
    • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
    • Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.


    III. Kết bài

    • Khái quát lại những nét tiêu biểu nhất về hình tượng nhân vật quản ngục
    • Đây là nhân vật chứa đựng quan điểm nghệ thuật của nhà văn: Cái đẹp tồn tại cả trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại, nó có thể càng mạnh mẽ và bền bỉ vươn lên như hoa sen giữa đầm lầy
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích nhân vật Viên quản ngục
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích nhân vật Viên quản ngục
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích nhân vật Viên quản ngục
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích nhân vật Viên quản ngục
  5. I. Mở bài

    Giới thiệu tác phẩm: Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc kết tinh được tài hoa và tâm huyết của người nghệ sĩ tài năng. Trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, qua đó thể hiện được tư tưởng, nội dung chủ đề của tác phẩm.


    II. Thân bài

    • Chữ người tử tù xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ, có phần éo le của Huấn Cao, người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục người cai quản chốn ngục tù tối tăm nhưng lại là con người yêu và trân trọng cái đẹp.
    • Trong hoàn cảnh đầy trớ trêu giữa những con người ở vị trí hoàn toàn đối lập nhưng giữa họ lại có sợi dây kết nối vững chắc, đó chính là tâm hồn đồng điệu với tình yêu đối cái đẹp.
    • Viên quản ngục đã có những biệt đãi đặc biệt, rượu thịt chu tất cho người tử tù mà đáng ra mình phải đối xử tàn nhẫn.
    • Vốn tính kiêu bạc, ngang tàn lại căm ghét cái xấu xa, giả tạo nên ban đầu Huấn Cao tỏ ra coi thường, khinh bạc đối với những tiếp đãi đặc biệt của viên quản ngục.
    • Khi nhận ra tấm lòng trong sáng, chân thành của viên quản ngục, Huấn Cao đã vô cùng cảm động, hối hận vì “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
    • Để đáp lại tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định tặng chữ và đưa những lời khuyên chân thành để bảo vệ thiên lương trong sáng ở viên quản ngục.
    • Cảnh cho chữ được coi là khung cảnh đặc biệt nhất trong toàn bộ tác phẩm. Trong cái tăm tối, tù túng của nhà ngục đã diễn ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
      • Huấn Cao từ một người tử tù trở thành người nghệ sĩ, thần tượng, ân nhân mà viên quản ngục kính trọng, ngưỡng mộ.
      • Viên quản ngục người nắm trong tay quyền lực trở thành người ngưỡng mộ, chịu ơn từ người tử tù mà mình đang làm nhiệm vụ giam giữ.

    Nguyễn Tuân khắc họa được tính cách của các nhân vật, tăng tính kịch tính và sức hấp dẫn của truyện, đồng thời tình huống truyện cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương trong sáng.


    III. Kết bài

    Thông qua xây dựng tình huống truyện ấn tượng, tác giả Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” đã thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện ngắn, đồng thời bộc lộ được tài năng bậc thầy trong việc xây dựng tình tiết cho câu chuyện.

    Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích tình huống truyện
    Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích tình huống truyện
    Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích tình huống truyện
    Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích tình huống truyện




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy