Top 10 Điều cần biết về tiểu đường thai kỳ

Phương Kem 21 0 Báo lỗi

Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe khá thường gặp ở thai phụ. Nguyên nhân là do khi mang thai, nội tiết tố của người mẹ thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động ... xem thêm...

  1. Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28.


    Nếu bạn bị đái tháo đường trong thai kỳ, không đồng nghĩa với bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.


    Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.


    Những phụ nữ nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ bao gồm:

    • Tiền sử tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai trước đó.
    • Tiền sử đẻ con to >= 4kg.
    • Thừa cân, béo phì.
    • Mang thai muộn > 35 tuổi.
    • Hội chứng buồng trứng đa nang.
    • Có đường niệu.
    • Tiền sử gia đình cùng huyết thống có nhiều người đái tháo đường.

    Thông thường phụ nữ mang thai nên tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Ở những phụ nữ có nguy cơ cao cần tầm soát tiểu đường thai kỳ sớm hơn để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

    Tiểu đường thai kỳ là gì?
    Tiểu đường thai kỳ là gì?
    Tiểu đường thai kỳ là gì?
    Tiểu đường thai kỳ là gì?

  2. Rất hiếm khi đái tháo đường khi mang thai gây ra triệu chứng rõ rệt. Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường.


    Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện triệu chứng, bao gồm:

    • Tiểu nhiều lần trong ngày;
    • Mệt mỏi;
    • Mờ mắt;
    • Khát nước liên tục;
    • Ngủ ngáy;
    • Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
    • Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,...
    • Nước tiểu có nhiều kiến bâu,...
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
    Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ
    Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ
    Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ
    Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ
  3. Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Đường này đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một cơ quan gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone có tên insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu.


    Trong thời kỳ mang thai, nhau thai – cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé – tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin).


    Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

    Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường khi mang thai
    Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường khi mang thai
    Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường khi mang thai
    Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường khi mang thai
  4. Nếu mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai, dị tật bẩm sinh...Đối tượng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ lại rất phổ biến, bất kỳ thai phụ nào cũng cần có kiến thức về căn bệnh này.


    Nguy cơ mắc đái tháo đường trong lúc mang bầu của bạn sẽ tăng lên nếu:

    • Tiền sử gia đình có trên 30: Thừa cân, béo phì.
    • Chỉ số cơ thể ( BMI) trên 30: Thừa cân, béo phì.
    • Bị thừa cân – béo phì trước khi mang thai;
    • Tăng cân rất nhanh trong thai kỳ;
    • Có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
    • Có lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ để được chẩn đoán đái tháo đường. Hiện tượng này được gọi là tiền tiểu đường;
    • Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước;
    • Trên 35 tuổi;
    • Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg;
    • Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non;
    • Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
    Đối tượng dễ bị đái tháo đường khi mang thai
    Đối tượng dễ bị đái tháo đường khi mang thai
    Đối tượng dễ bị đái tháo đường khi mang thai
    Đối tượng dễ bị đái tháo đường khi mang thai
  5. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.


    Đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, bệnh đái tháo đường khi mang thai còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như:

    • Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
    • Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
    • Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
    • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.
    • Dị tật bẩm sinh.
    • Tử vong ngay sau sinh.
    • Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.
    • Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
    • Thai chết lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

    Trong khi đó, đối với thai phụ bị đái tháo đường trong thai kỳ, các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra là:

    • Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
    • Sinh mổ: Vì em bé quá to không thể sinh thường, nên nhiều khả năng bạn sẽ phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.
    • Tăng nguy cơ sinh non.
    • Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên
    • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
    • Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Bạn có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 khi về già.
    Biến chứng khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Biến chứng khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Biến chứng khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Biến chứng khi mắc đái tháo đường thai kỳ
  6. Chế độ ăn này phải đáp ứng được hai yêu cầu: duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

    Bên cạnh đó, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ bằng cách dung nạp lượng calo vừa đủ, từ 2.200 – 2.500/ngày nếu có cân nặng trung bình. Nếu bạn thừa cân, con số này sẽ giảm xuống khoảng 1.800 calo/ngày.


    Bên cạnh đó, chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn bạn cách cân bằng chế độ ăn. Cụ thể:

    • 10 – 20% lượng calo đến từ các nguồn protein (động vật và thực vật)
    • Ít hơn 30% lượng calo đến từ chất béo chưa bão hòa
    • Ít hơn 10% calo đến từ chất béo bão hòa
    • 40% calo còn lại đến từ carbohydrate


    Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể:

    • Ăn sáng đầy đủ: Có thể thử bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hộp sữa chua.
    • Uống từ 6 - 8 ly nước trong ngày.
    • Ăn ít tinh bột, đường bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbonhydrate sẽ làm đường máu tăng nhanh.
    • Mẹ bầu có thể ăn thoải mái các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt,...
    • Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, bò, trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
    • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu bắp,...

    Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì?

    • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate đơn có trong thức ăn như bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo,...
    • Không nên ăn các thực phấm chứa chất béo bão hòa: Sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt,...
    • Tránh ăn loại có chứa nhiều chất béo bão hòa như: Xúc xích, thịt xông khói.
    Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?
    Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?
    Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?
    Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?
  7. Sinh thường là mong muốn của hầu hết các bà mẹ bởi phương pháp này an toàn cho cả mẹ và bé. Nhưng trong nhiều trường hợp khách quan, bác sĩ chỉ định phải sinh mổ. Trong đó có trường hợp do thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh thường bình thường theo chỉ định của bác sĩ.


    Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống phù hợp, có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì thai kỳ vẫn phát triển bình thường không ảnh hưởng đến việc sinh nở.


    Khi quyết định sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa, khó có thể dự đoán được trong thai kỳ. Khi mẹ bầu vào chuyển dạ, bác sĩ sẽ kiểm tra và dự đoán tình trạng sức khỏe của mẹ bầu để quyết định việc sinh thường hay sinh mổ.


    Trong trường hợp kiểm soát tốt lượng đường và không phát hiện biến chứng, thai phụ nên sinh vào tuần thứ 38-41 để phòng ngừa một số rủi ro khi người bệnh tiểu đường thai kỳ sinh non, gây nhiều biến chứng như suy hô hấp do phổi của bé chưa trưởng thành.

    Tuy nhiên nếu siêu âm phát hiện thai nhi đã phát triển lớn thì có thể tiến hành sinh trước tuần thứ 38. Trong trường hợp, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sinh non trước tuần 37 thì nên trì hoãn thời điểm sinh đến tuần 38 – 41, cố gắng tránh phương pháp đẻ mổ.

    Bị đái tháo đường thai kỳ có sinh thường được không?
    Bị đái tháo đường thai kỳ có sinh thường được không?
    Bị đái tháo đường thai kỳ có sinh thường được không?
    Bị đái tháo đường thai kỳ có sinh thường được không?
  8. Xét nghiệm đường huyết trong thời kỳ mang thai hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được sử dụng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường, đặc biệt là để phát hiện đái tháo đường thai kỳ, được thực hiện giữa tuần thai 24 và 28.


    Khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết cần chú ý:

    • Không tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose huyết cho những mẹ bầu đã từng được chẩn đoán bệnh hoặc đã có 2 mẫu glucose huyết lúc đói > 7,0mmol/L.
    • Ăn uống bình thường 3 ngày trước đó.
    • Không dùng các thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm ít nhất 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp.
    • Trước lúc làm nghiệm pháp phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút.
    • Thử nghiệm được tiến hành vào buổi sáng sau khi nhịn đói sau ăn từ 10 – 14 giờ.
    • Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho mẹ bầu uống 75g glucose trong 5 phút. Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường.
    • Trong thời gian làm nghiệm pháp mẹ bầu có thể ngồi nhưng không được hút thuốc lá, uống cà phê.
    Quá trình xét nghiệm đường huyết cho bà bầu diễn ra như thế nào?
    Quá trình xét nghiệm đường huyết cho bà bầu diễn ra như thế nào?
    Quá trình xét nghiệm đường huyết cho bà bầu diễn ra như thế nào?
    Quá trình xét nghiệm đường huyết cho bà bầu diễn ra như thế nào?
  9. Không có biện pháp phòng ngừa tình trạng đái tháo đường khi mang thai tuyệt đối. Nhưng nếu bạn duy trì thói quen và lối sống lành mạnh trước/trong khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, trong trường hợp bạn từng bị bệnh từ trước, việc tuân thủ những thói quen lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai kế tiếp hoặc phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.


    Đây là những biện pháp giúp phòng tránh hiệu quả:

    • Chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… là lựa chọn tuyệt vời.
    • Vận động thường xuyên: Hãy dành 30 phút vận động hợp lý, nhẹ nhàng mỗi ngày như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ… cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
    • Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai: Thừa cân – béo phì tiền mang thai là căn nguyên của một loạt vấn đề sức khỏe xảy đến trong thai kỳ, chẳng hạn như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non… Do đó, nếu bạn thừa cân và đang có kế hoạch sinh em bé, hãy giảm cân để tạo nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.
    • Tránh tăng cân hơn mức khuyến nghị trong thời kỳ mang thai: Việc tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhất là với những thai phụ thừa cân trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ cho biết mức tăng cân hợp lý dành cho bạn, tùy thuộc vào cân nặng cũng như thể trạng của bạn và thai nhi.
    Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ
    Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ
    Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ
    Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ
  10. Một chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa để kiểm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ đúng cách. Vì thế khi chăm sóc thai phụ bị đái tháo đường, cần đặc biệt chú trọng tới thực đơn hàng ngày của h ọ, sao cho đảm bảo lượng chất bột đường, chất đạm và chất béo dung nạp vào cơ thể trong giới hạn cho phép.


    Carbohydrate (chất bột đường): Sử dụng các loại thực phẩm giàu carbohydrate một cách hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu. Các lựa chọn carbohydrate lành mạnh bao gồm: các loại ngũ cốc, gạo lứt, khoai lang, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành), các loại rau giàu tinh bột, trái cây ít đường…


    Chất đạm: Phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm để thai nhi có đủ dưỡng chất phát triển, đồng thời ổn định lượng đường trong máu. Nguồn cung cấp protein tốt là thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sản phẩm từ đậu tương (đậu phụ, đậu hũ, đậu nành…).


    Chất béo có lợi: Chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3, không chỉ tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ đái tháo đường, tiền sản giật, sinh non, bệnh tim mạch cho mẹ. Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh bao gồm các loại cá béo (cá ngừ, có hồi, cá trích…), các loại hạt không ướp muối, dầu ô liu, quả bơ…


    Vitamin và khoáng chất: Một số loại vi chất như canxi, sắt, axit folic, kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B… giúp tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh. Canxi có nhiều trong hải sản, trứng, các sản phẩm từ sữa; sắt có trong thịt bò, thịt lợn, rau màu xanh đậm, hạt hạnh nhân, quả óc chó; kẽm có trong hải sản, thịt bò, trứng, các loại đậu, rau bina; các loại rau củ quả màu vàng như đu đủ, cà rốt… là nguồn vitamin A phong phú…


    Bên cạnh việc tuân thủ thực đơn đủ dưỡng chất, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, ăn mỗi 2 giờ/lần để kiểm soát lượng đường trong máu.

    Cách chăm sóc mẹ bầu
    Cách chăm sóc mẹ bầu
    Cách chăm sóc mẹ bầu
    Cách chăm sóc mẹ bầu




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy