Top 10 Cách đơn giản phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ mà các mẹ nên biết

Phương Kem 17 0 Báo lỗi

Bệnh truyền nhiễm là các bệnh có mầm bệnh là các vi sinh vật - virut vi khuẩn, vi nấm, các loại giun sán, ký sinh đơn bào. Các tác nhân vi sinh này có khả năng ... xem thêm...

  1. Hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi đường và khi đến chỗ đông người. Khi ngủ nên thường xuyên ngủ màn.


    Rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn loại bỏ nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm một số vi khuẩn có hại trong môi trường xung quanh. Bạn nên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhanh, đặc biệt là trước hoặc sau một số hoạt động như sử dụng nhà vệ sinh, hắt hơi, ăn hoặc nấu ăn.

    Giữ vệ sinh
    Giữ vệ sinh
    Giữ vệ sinh
    Giữ vệ sinh

  2. Từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều ca bệnh truyền nhiễm có biểu hiện đường hô hấp như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella… Đặc biệt, năm nay, toàn cầu phải đối mặt với dịch Covid-19. Đây là tiếng chuông cảnh báo chúng ta càng phải cẩn trọng hơn để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

    Thực phẩm có thể trở thành “lỗ hổng” khiến nhiều người lây bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn… Do đó, mẹ bầu nên ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi; bảo quản thức ăn đã chế biến phù hợp; ngăn không cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín.


    Thịt là thành phần chứa đạm không thể thiếu trong dinh dưỡng của mẹ bầu. Tuy nhiên nếu ăn không đúng cách, đó sẽ là một nguy cơ lớn với thai kỳ. Khuyến cáo dành cho mẹ bầu là tất cả các loại thịt đều phải được nấu chín trước khi ăn.


    Khi ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín kĩ, bạn có nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn và ký sinh trùng như Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella. Nhiễm các vi sinh vật này có thể khiến em bé của bạn tổn thương thần kinh, bao gồm khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh cùng với nguy cơ xấu cho thai kỳ như sảy thai, sinh non, thai lưu ... Ngoài ra, các loại thịt đóng hộp, chế biến sẵn, qua quá trình bảo quản có thể không còn sạch khuẩn. Do đó, các mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn.

    Nấu chín các món ăn từ thịt
    Nấu chín các món ăn từ thịt
    Nấu chín các món ăn từ thịt
    Nấu chín các món ăn từ thịt
  3. Uống sữa hoặc ăn những chế phẩm làm từ sữa tiệt trùng là an toàn với phụ nữ mang thai. Trong quá trình tiệt trùng, các vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Nếu uống sữa tươi chưa trải qua bất kỳ quy trình tiệt trùng và thanh trùng nào cả thì rất dễ mắc một số bệnh, do loại sữa này chứa rất nhiều vi khuẩn, phổ biến nhất là sữa có thể chứa vi khuẩn Salmonella, E. coli, Campylobacter, đặt biệt là Listeria.


    Tuy nhiên khi chưa tiệt trùng, nhiễm phải vi khuẩn này có khả năng dẫn đến sinh non, sảy thai, thai lưu hoặc các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng (theo CDC). Thanh trùng là cách hiệu quả nhất để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn có hại nào mà không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.


    Do đó, sữa tươi chưa tiệt trùng được coi là không an toàn với phụ nữ mang thai. Việc tiêu thụ sữa tươi chưa tiệt trùng khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn và có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

    Mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm sữa đã qua xử lý (thanh trùng hoặc tiệt trùng)
    Mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm sữa đã qua xử lý (thanh trùng hoặc tiệt trùng)
    Mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm sữa đã qua xử lý (thanh trùng hoặc tiệt trùng)
    Mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm sữa đã qua xử lý (thanh trùng hoặc tiệt trùng)
  4. GBS là tên viết tắt của liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn sống trong âm đạo và trực tràng. Nhiều phụ nữ mang GBS nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. GBS có thể được truyền cho thai nhi trong khi sinh. Hầu hết các em bé bị GBS từ mẹ không gặp vấn đề gì. Nhưng một số ít có thể trở nên ốm yếu. GBS có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. GBS không phải là bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Vi khuẩn này thường có trong ruột, âm đạo và trực tràng.


    GBS thường có thể được phát hiện bằng xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện trong khoảng từ 36 tuần đến 38 tuần của thai kỳ. Mẫu xét nghiệm được lấy từ âm đạo và trực tràng của phụ nữ mang thai. Sau đó mẫu xét nghiệm được đưa đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy để tìm ra sự có mặt của GBS. Kết quả thường có sau 1 đến 2 ngày.


    Theo thống kê, cứ 4 phụ nữ thì có 1 người mang loại vi khuẩn này, nhưng hầu hết họ không có bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, đây là vi khuẩn thường gặp nhất gây nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh. Do đó, rất quan trọng khi biết liệu bạn có nhiễm GBS hay không. Xét nghiệm này được thực hiện dễ dàng ở gần cuối thai kỳ. Nếu bạn bị nhiễm GBS, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về cách bảo vệ em bé trong quá trình chuyển dạ.

    Xét nghiệm tìm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) ở những tuần cuối thai kỳ
    Xét nghiệm tìm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) ở những tuần cuối thai kỳ
    Xét nghiệm tìm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) ở những tuần cuối thai kỳ
    Xét nghiệm tìm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) ở những tuần cuối thai kỳ
  5. Để có quá trình thai kỳ an toàn, sinh ra những đứa con khỏe mạnh, phát triển tốt cả thể chất và tinh thần, trước khi mang thai, phụ nữ nên tiêm phòng một số vắc-xin ngừa bệnh truyền nhiễm nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

    Tiêm phòng cho mẹ bầu trước khi mang thai là cách tốt nhất để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ trong những trường hợp không may bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Từ đó, tạo ra một lá chắn bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.


    Một số loại vắc-xin được khuyên dùng trước khi mang thai, trong khi mang thai hoặc ngay sau sinh. Tiêm phòng đúng cách vào đúng thời điểm có thể giúp bạn phòng ngừa được một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. Ngoài ra, tiêm vắc-xin có thể giúp em bé của bạn không bị ốm hoặc không bị triệu chứng nặng nếu bị ốm. Ví dụ, vắc-xin cúm sử dụng trong thai kỳ đặc biệt quan trọng với sức khoẻ của bạn và con bạn trong những tháng đầu đời, các vắc-xin như viêm gan B, thuỷ đậu, Vắc-xin ngừa Rubella, Vắc-xin ngừa quai bị, Vắc-xin ngừa sởi, Thủy đậu ... nên tiêm trước khi mang thai.

    Tiêm ngừa
    Tiêm ngừa
    Tiêm ngừa
    Tiêm ngừa
  6. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), còn gọi là các bệnh nhiễm qua đường tình dục (STIs), do nhiều vi sinh vật khác nhau về kích thước, chu kỳ sống, triệu chứng và sự nhạy cảm với các phương pháp điều trị hiện có gây ra.


    Một số phụ nữ bị nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nhưng không cảm thấy bị bệnh hoặc không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Điều quan trọng là phải biết liệu bạn có bị STI khi mang thai hay không vì điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn và thai nhi.


    Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn có bệnh STI trong thai kỳ. Một số bệnh STI có thể điều trị được trong lúc mang thai. Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các phương pháp tình dục an toàn để ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
    Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
    Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
    Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
  7. Trong khi mang thai nếu bà bầu bị nhiễm virus có thể sẽ ảnh hưởng ngay đến thai nhi hoặc đến lần mang thai tới, nên việc dự phòng các bệnh này là cực kỳ quan trọng. Những bệnh nhân bị thuỷ đậu hoặc rubella có khả năng cao lây cho người tiếp xúc, đặc biệt khi mẹ bầu chưa có miễn dịch với bệnh này. Nhiễm thuỷ đậu hoặc rubella có thể gây ra các biến chứng của thai kỳ và dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu hãy tránh xa bất kỳ ai mắc các bệnh này nếu bản thân bạn chưa bị nhiễm hoặc chưa tiêm các loại vắc-xin trước mang thai.


    Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, hãy đảm bảo tuân thủ các biện pháp an toàn được khuyến cáo: đeo khẩu trang, khử khuẩn, tránh xa đám đông và thực hành giãn cách xã hội. Cho đến nay chưa có thông tin khoa học nào chứng minh, virus Corona có khả năng lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai. Tuy nhiên khi mắc bệnh thì sức đề kháng của cơ thể suy giảm mạnh sẽ dẫn đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh,...

    Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị bệnh truyền nhiễm
    Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị bệnh truyền nhiễm
    Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị bệnh truyền nhiễm
    Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị bệnh truyền nhiễm
  8. Các bệnh do côn trùng gây ra đặt những gánh nặng lên sức khỏe và kinh tế của những cá nhân và cả quốc gia. Hàng triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các bệnh truyền nhiễm gây suy nhược, dị tật, tàn tật như mù mắt.


    Virus Zika là một bệnh nhiễm virus chủ yếu lây lan khi bị muỗi đốt, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Muỗi truyền bệnh bằng cách hút virus từ người nhiễm bệnh và sau đó chuyển vào người bình thường. Zika virus để lại hậu quả nặng nề đặc biệt đối với phụ nữ mang thai gây dị tật bẩm sinh. Nhiễm virus Zika khi mang thai có liên quan đến sảy thai và có thể gây ra bệnh tật đầu nhỏ một tình trạng não bẩm sinh có khả năng gây tử vong. Virus Zika cũng có thể gây ra các rối loạn thần kinh khác như hội chứng Guillain-Barre đặc trưng bởi rối loạn nghiêm trọng hệ thống thần kinh trung ương. Do đó, điều quan trọng là tất cả chúng ta phải chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh này. Vết cắn của bọ ve cũng có thể lây lan các bệnh như bệnh Lyme, có thể gây ra các biến chứng khi mang thai nếu không được điều trị.


    Do đó, mẹ bầu nên sử dụng các biện pháp tránh côn trùng và tránh đi du lịch đến những vùng có dịch bệnh.

    Tránh côn trùng mang mầm bệnh
    Tránh côn trùng mang mầm bệnh
    Tránh côn trùng mang mầm bệnh
    Tránh côn trùng mang mầm bệnh
  9. Bệnh toxoplasma là bệnh tìm thấy ở chim và động vật có vú trên toàn thế giới. Bệnh gây nên bởi một ký sinh trùng được gọi là Toxoplasma gondii. Cứ mỗi 100 người thì có khoảng 20 người bị bệnh trước khi họ trưởng thành. Hầu hết những người bị bệnh không biểu lộ bất cứ triệu chứng nào. Hệ miễn dịch của một người mạnh khỏe thường ngăn chận việc gây bệnh của ký sinh trùng.

    Những người bị một dạng bệnh nhẹ thường có các triệu chứng giống như bị cúm chẳng hạn như sốt, đau cuống họng, nhức đầu, đau nhức bắp thịt và mệt mỏi. Các hạch ở cổ, ở nách hoặc háng có thể bị sưng nhưng thường không đau. Trong một số trường hợp, sự nhiễm trùng cũng có thể khiến thị giác bị mờ hoặc tạm thời bị mất thị giác. Những người đang được điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị, hoặc có một hệ miễn dịch bị suy yếu vì HIV hay vì bệnh nào khác có thể bị bệnh nặng hơn, chẳng hạn như bại não, hư mắt, đau tim hoặc các tổn thương các cơ quan nội tạng khác.


    Các cách phổ biến để bị lây nhiễm ký sinh trùng gây bệnh toxoplasma bao gồm: chạm tay vào miệng sau khi dọn dẹp hộp đựng, phân mèo hoặc sau khi chạm tay vào bất cứ thứ gì đã có tiếp xúc với phân mèo; ăn thịt còn sống hoặc nấu chưa chín hẳn; uống sữa chưa được khử trùng theo phương pháp Pasteur; chạm tay vào miệng sau khi làm việc ngoài vườn hoặc chơi trong các thùng cát có chứa phân mèo hoặc phân của các loài thú thuộc họ mèo khác; hoặc vô tình nuốt phải bụi đất bị ô nhiễm trên sân chơi.... Thai nhi đang phát triển có thể bị nhiễm bệnh Toxoplasma nếu người mẹ bị nhiễm ký sinh trùng trong lúc đang mang thai. Người phụ nữ có thể không có triệu chứng, nhưng sự nhiễm trùng của thai nhi trong thời gian đầu mới mang thai có thể khiến bị sẩy thai, tăng trưởng kém, sinh non hoặc thai nhi chết trong bụng mẹ. Nếu một đứa trẻ sinh ra với bệnh toxoplasma, các em có thể bị các vấn đề về mắt, bị tràn dịch não (nước trong não), động kinh hoặc bị khuyết tật tâm thần.

    Tránh chạm vào hoặc thay phân mèo và tránh tiếp xúc với đất có khả năng bị ô nhiễm
    Tránh chạm vào hoặc thay phân mèo và tránh tiếp xúc với đất có khả năng bị ô nhiễm
    Tránh chạm vào hoặc thay phân mèo và tránh tiếp xúc với đất có khả năng bị ô nhiễm
    Tránh chạm vào hoặc thay phân mèo và tránh tiếp xúc với đất có khả năng bị ô nhiễm
  10. Khi con người chúng ta thực hiện và mở rộng các hoạt động vào môi trường tự nhiên còn lại, chúng ta tiếp xúc gần hơn với một số loài gặm nhấm và nhiều bệnh hơn. Trừ chuột cống và chuột nhà, các loài gặm nhấm nổi tiếng khác có thể mang bệnh và tiếp xúc với con người gồm sóc chó, chuột chũi, sóc đất, chuột lemming và chuột đồng. Thực tế, loài gặm nhấm được xem là gây ra nhiều cái chết hơn tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm qua. Loài gặm nhấm mang nhiều sinh vật truyền bệnh, gồm nhiều loài vi khuẩn, vi rút, sinh vật đơn bào và giun sán.


    Một số loài gặm nhấm có thể mang một loại vi-rút có hại gọi là vi-rút viêm màng não tế bào Lympho (LCMV). Hãy loại bỏ các loài gặm nhấm gây hại xung quanh hoặc trong nhà bạn. Nếu bạn có nuôi hamster, hãy nhờ người khác chăm sóc chúng cho đến khi bạn sinh.

    Tránh các loài gặm nhấm hoang dã hoặc vật nuôi
    Tránh các loài gặm nhấm hoang dã hoặc vật nuôi
    Tránh các loài gặm nhấm hoang dã hoặc vật nuôi
    Tránh các loài gặm nhấm hoang dã hoặc vật nuôi




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy