Top 5 Ý nghĩa của nghi lễ truyền thống trong đám cưới người Việt

  1. Top 1 Lễ đính hôn
  2. Top 2 Lễ vu quy
  3. Top 3 Lễ tân hôn
  4. Top 4 Lễ thành hôn
  5. Top 5 Lễ xin dâu

Top 5 Ý nghĩa của nghi lễ truyền thống trong đám cưới người Việt

Cưới hỏi là chuyện quan trọng của đời người, từ xưa đến nay trong đám cưới luôn có những nghi lễ với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền. Dưới đây là ... xem thêm...

  1. Đính hôn (hay còn gọi là lễ ăn hỏi, đám hỏi) là một lễ thông báo chính thức về việc lời hứa gả con cho hai bên gia đình. Đây cũng chính là bước đệm để cả hai tiến tới hôn nhân. Trong lễ đính hôn, nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái, nhà gái nhận lễ vật tức là đồng ý sẽ gả con cho nhà trai. Theo phong tục này, kể từ ngày đính hôn, cô dâu và chú rể tương lai có thể được gọi là vợ sắp cưới hoặc chồng sắp cưới.


    Theo truyền thống phong tục cưới xin của Việt Nam thì lễ đính hôn là một thủ tục không thể thiếu trong mỗi cuộc hôn nhân. Tuỳ theo vùng miền, phong tục tập quán khác nhau sẽ có những yêu cầu về đính hôn khác nhau.


    Bởi vì chỉ là một phong tục tập quán nên pháp luật Việt Nam không quy định đính hôn là một thủ tục trong quá trình công nhận mối quan hệ vợ chồng giữa đôi nam nữ. Trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành không có bất cứ quy định nào về đính hôn cũng như điều kiện hay quy trình đính hôn mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của nhà trai và nhà gái. Việc đính hôn hay không không làm phát sinh mối quan hệ hôn nhân của hai bên và việc đính hôn cũng không nằm trong các quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Buổi lễ này sẽ diễn ra tại gia đình nhà gái, thời gian diễn ra sẽ trước lễ vu quy và thành hôn.

    Lễ đính hôn
    Lễ đính hôn
    Lễ đính hôn
    Lễ đính hôn

  2. Lễ Vu Quy là khái niệm dùng để nói đến một nghi thức cưới hỏi được tổ chức tại gia đình nhà gái nhằm bày tỏ lòng biết ơn và thông báo với ông bà tổ tiên việc gả nàng dâu về nhà chồng. Sở dĩ gọi là lễ Vu Quy vì trong tiếng Hán, cụm từ "vu quy" có nghĩa là "con gái về nhà chồng".


    Đặc điểm nổi bật của lễ Vu Quy:

    • Lễ Vu Quy chỉ tổ chức ở nhà gái
    • Cụm từ lễ Vu Quy chỉ được dùng để ghi trên thiệp mời, thiệp báo hỷ, cổng hoa của nhà gái
    • Lễ Vu Quy là nghi thức bắt buộc trước khi đưa nàng dâu về nhà chồng theo quan niệm truyền thống
    • Lễ Vu Quy được tổ chức sau lễ Kết Hôn và trước lễ Thành Hôn
    Lễ vu quy
    Lễ vu quy
    Lễ vu quy
    Lễ vu quy
  3. Sau khi hoàn thành lễ vu quy, tiếp đến là lễ tân hôn khi nàng dâu về nhà chồng với mục đích là thông báo với ông bà, quan viên về việc nhận con dâu mới. Đây là buổi lễ được tổ chức tại gia đình nhà trai.


    Tân hôn là lễ đón cô dâu mới và để chỉ lễ kết hôn và được diễn ra tại nhà chú rể. Từ “tân hôn” được sử dụng phổ biến hơn ở các tỉnh miền Nam trên biển treo tại cổng, phông cưới ở nhà chú rể.

    Lễ tân hôn
    Lễ tân hôn
    Lễ tân hôn
    Lễ tân hôn
  4. Trước kia, danh từ này dành để chỉ buổi tiệc đãi khách chung ở nhà hàng, khách sạn của cả hai gia đình, chỉ việc tác thành cho đôi uyên ương. Thông thường, từ “Thành hôn” được in trên thiệp cưới của cả gia đình cô dâu và chú rể. Nhưng hiện nay, danh từ này được sử dụng phổ biến ở miền Bắc, tại gia đình nhà trai để chỉ việc đón dâu.


    Đây là lễ cưới của cô dâu – chú rể sau khi chú rể rước dâu từ nhà gái và quay trở lại nhà mình. Lễ thành hôn được xem là một hình thức xin phép và thông báo với tổ tiên, họ hàng hai bên cũng như các vị quan khách quý rằng gia đình đã có thêm một nàng dâu, một chàng rể mới, dưới sự chứng kiến của tất cả mọi người.


    Nghi thức có phần đơn giản hơn lễ vu quy ở nhà gái bao gồm: lên đèn bàn gia tiên, cô dâu chào bố mẹ chồng cũng như họ hàng và mời trà. Đối với lễ thành hôn thông thường bao gồm lễ gia tiên kết hợp cùng lễ tân hôn. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, hoặc đối với những gia đình không mời đông các vị quan khách đến dự, lễ thành hôn và lễ vu quy sẽ được thay thế bằng lễ hợp hôn. Nghĩa là cả hai bên nhà trai và nhà gái tổ chức chung một lễ cưới, lễ hợp hôn này cũng được gói gọn trong nghi thức thành hôn của cô dâu chú rể.

    Lễ thành hôn
    Lễ thành hôn
    Lễ thành hôn
    Lễ thành hôn
  5. Trong nghi lễ rước dâu, việc đầu tiên là phải chuẩn bị để làm lễ xin dâu. Để xin dâu nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để nhà trai đến nhà gái tiến hành lễ dạm hỏi. Sinh lễ khi ra đến ra mắt phải được tiến hành chu đáo và cẩn thận.


    Lễ xin dâu là một nghi thức nhỏ trong phong tục truyền thống của người Việt Nam, nó được thực hiện trước lễ rước dâu. Nghi thức này thể hiện sự tôn trọng của bên nhà trai đối với nhà gái, đây như một lời xin phép rước con gái của họ về làm dâu bên mình. Theo thời gian, lễ xin dâu được tổ chức đơn giản dần.

    Lễ xin dâu
    Lễ xin dâu
    Lễ xin dâu
    Lễ xin dâu




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy