Top 5 Nghi lễ trong đám cưới truyền thống của Việt Nam

Cưới hỏi là một trong những chuyện quan trọng của đời người nhưng đối với mỗi quốc qua, mỗi miền sẽ khác nhau. Dưới đây cùng Toplist khám phá các nghi lễ trong ... xem thêm...

  1. Đây là nghi lễ đầu tiên trong đám cưới truyền thống. Khác với lễ ăn hỏi, lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là ngày mà nhà trai và nhà gái lần đầu chính thức gặp mặt để trao đổi về chuyện trăm năm của con cái và cần chuẩn bị gì cho đám hỏi. Sau một khoảng thời gian cô dâu và chú rể tìm hiểu, nếu cả hai cảm thấy đối phương phù hợp, muốn gắn bó lâu dài thì cả hai sẽ thông báo cho cha mẹ hai bên để tiến hành các bước trong thủ tục tổ chức cưới hỏi.


    Lễ dạm ngõ không cần nhờ người mai mối hay những lễ vật. Gia đình hai bên sẽ thảo luận về ngày đính hôn và đám cưới, ngày được chọn và các thủ tục khác. Lễ vật trong ngày này chỉ có trầu cau, có nơi còn có thêm trà thảo mộc, thuốc lá, bánh kẹo …Hoặc nếu gia đình nhà trai có người khéo tay thì hoàn toàn có thể tự chuẩn bị sính lễ dạm ngõ sao cho đúng phong tục cưới hỏi của từng vùng miền và thủ tục của gia đình.

    Nghi lễ: Dạm ngõ
    Nghi lễ: Dạm ngõ
    Nghi lễ: Dạm ngõ
    Nghi lễ: Dạm ngõ

  2. Lễ ăn hỏi còn có tên gọi khác là đám hỏi hoặc lễ đính hôn. Đây là một nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Đây là một thông báo chính thức về việc kết hôn giữa hai bên gia đình. Với miền Bắc, nhà trai cần chuẩn bị lễ ăn hỏi theo số lẻ gồm 5, 7, 9, 11 lễ. Ngược lại, ở miền Nam, nhà trai phải chuẩn bị lễ ăn hỏi theo số chẵn. Ở cả hai miền, nhà gái quyết định số lượng lễ vật và các vật phẩm trong lễ vật. Thông thường, lễ đính hôn sẽ có trầu cau, rượu, cốm, chè, hạt sen, bánh dày, hoa quả, gạo nếp, thịt lợn. Quà sẽ được chuẩn bị tùy theo hoàn cảnh của hai bên gia đình.


    Đến ngày đã định, nhà trai gồm người lớn tuổi, bố mẹ chú rể và chú rể sẽ mang tráp đến nhà gái bởi các thanh niên chưa vợ, nhà gái đồng thời cũng phải có các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để bê tráp.. Trong lễ này, cô dâu mặc trang phục truyền thống và chú rể mặc vest.


    Thủ tục ăn hỏi được diễn ra tại nhà gái, bày biện, trà bánh, mời họ hàng hai bên. Khi khách hai bên đã yên vị, đại diện nhà trai và nhà gái chào hỏi chính thức, đồng ý cho đôi tân hôn được kết mối tơ duyên. Sau khi hai họ tộc thống nhất tổ chức đám cưới, bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu chú rể lên lầu thắp hương, cúng bái, báo cáo với gia tiên tiền tổ của cô dâu. Thủ tục cuối cùng là cô dâu chú rể ra mắt gia đình hai họ, rót nước, mời trầu cho khách hai bên.


    Về ý nghĩa, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lễ ăn hỏi còn quan trọng hơn lễ rước dâu và tiệc cưới. Vì trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang tráp lễ đến nhà gái hỏi cưới. Sau đó nhà gái sẽ nhận lễ ăn hỏi và nạp tài, tức là đồng ý cuộc hôn nhân này và công nhận chàng rể trong nhà. Kể từ ngày ăn hỏi, cặp đôi đã chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới. Chỉ chờ ngày cưới để công bố với họ hàng, bạn bè.

    Nghi lễ: Ăn hỏi
    Nghi lễ: Ăn hỏi
    Nghi lễ: Ăn hỏi
    Nghi lễ: Ăn hỏi
  3. Lễ xin dâu là một nghi thức nhỏ trong phong tục truyền thống của người Việt Nam, nó được thực hiện trước lễ rước dâu. Nghi thức này thể hiện sự tôn trọng của bên nhà trai đối với nhà gái, đây như một lời xin phép rước con gái của họ về làm dâu bên mình.

    Theo thời gian, lễ xin dâu được tổ chức đơn giản dần. Ngày nay, đại diện nhà trai chỉ cần mang lễ vật qua nhà gái. Trò chuyện trao đổi với nhà gái và kính báo gia tiên để xin phép đưa cô dâu về nhà chồng. Dù chỉ là nghi thức nhỏ trong cưới xin nhưng lễ vật và các bước tiến hành cần phải đầy đủ.


    Lễ vật cho lễ xin dâu rất đơn giản và gọn nhẹ. Lễ vật sẽ được đặt trong chiếc tráp nhỏ màu đỏ, ngoài trầu cau và rượu là 2 thứ không thể thiếu thì còn có cặp bánh để tượng trưng cho Âm Dương Ngũ Hành. Việc chuẩn bị các món đồ theo cặp cũng có hàm ý mong cặp đôi trọn đời bên nhau. Bánh cho lễ xin dâu các bạn có thể sử dụng bánh cốm và bánh phu thê, một số nơi khác lại chọn bánh chưng và bánh dày với mong muốn tình yêu của vợ chồng sẽ luôn tròn đầy, vuông vức.


    Khi chú rể và đoàn nhà trai sang nhà gái, mẹ chú rể sẽ đem theo tráp lễ bao gồm trầu và rượu để xin dâu. Sau khi nhà gái nhận lễ sẽ đặt mâm tráp lên bàn thờ, thắp hương như thông báo với tổ tiên về hỷ sự trong nhà và mong họ chúc phúc cho cặp đôi. Xong xuôi phía nhà trai sẽ xin phép cáo lui trước để chuẩn bị cho lễ đón dâu.

    Nghi lễ: Lễ xin dâu
    Nghi lễ: Lễ xin dâu
    Nghi lễ: Lễ xin dâu
    Nghi lễ: Lễ xin dâu
  4. Lễ cưới truyền thống ở nước ta được nối tiếp với lễ đón dâu hay còn gọi là lễ rước dâu. Trong lễ này, chú rể đón cô dâu về nhà bằng hoa cưới và quà tặng. Theo phong tục truyền thống, trong lễ này, hai bên gia đình sẽ trao nhau lễ vật và chuẩn bị của hồi môn cho cô dâu như một nghi thức chúc phúc cho đôi tân hôn vĩnh viễn hạnh phúc và thịnh vượng.


    Theo nghi thức cưới hỏi truyền thống ở hai bên gia đình, đôi uyên ương sẽ dành thời gian tổ chức tiệc cưới, thông báo tin cưới đến bạn bè gần xa và những người xung quanh, cùng chung vui với hạnh phúc mới. Đúng ngày giờ đã chọn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai đến nhà gái và đón dâu về nhà bằng xe hoa. Trang phục cưới lúc này mang phong cách châu Âu, cô dâu mặc váy cưới trắng, chú rể mặc vest. Các khách mời tham dự cũng sẽ chỉnh tề để chúc phúc cho hai bên gia đình trong lễ cưới.

    Nghi lễ: Lễ rước dâu
    Nghi lễ: Lễ rước dâu
    Nghi lễ: Lễ rước dâu
    Nghi lễ: Lễ rước dâu
  5. Lễ lại mặt là buổi lễ diễn ra sau khi tổ chức đám cưới. Trong lễ này, hai vợ chồng sẽ đem lễ vật về gia đình nhà gái để cúng gia tiên cũng như thăm hỏi bố mẹ vợ. Lễ lại mặt có thể tổ chức sau hôn lễ từ 1 - 3 ngày. Ngày xưa, khi lễ lại mặt được làm ngay sau ngày cưới, người ta sẽ gọi nó là Nhị Hỷ. Nếu tổ chức 3 ngày sau hôn lễ, lễ lại mặt còn được gọi là Tứ Hỷ. Nếu thời gian không cho phép, lễ lại mặt có thể được dời lại nếu cả cô dâu chú rể lẫn bố mẹ vợ đều đồng ý. Tránh việc dời ngày ra quá xa.

    Ngày xưa, lễ lại mặt được tổ chức rất rình rang. Chú rể sẽ cần chuẩn bị trầu cau, rượu, thịt, xôi, gà để cúng gia tiên. Các lễ vật thường sẽ được chuẩn bị bởi gia đình nhà trai như một cách thể hiện tình cảm và sự tôn trọng với nhà gái. Trong khi đó, nhà gái sẽ chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn để mời hai vợ chồng mới cưới.


    Qua thời gian, lễ lại mặt dần có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại. Ngày nay, các nàng dâu không còn phải chịu cảnh “con dâu mới thật mẹ cha mua về” nên hầu hết họ đều có thể về thăm gia đình bất cứ khi nào. Lễ lại mặt vì thế dần trở nên đơn giản hơn và chủ yếu nằm ở “tấm lòng” của nhà trai lẫn nhà gái. Gia đình nhà trai hoàn toàn có thể mua quà bánh đơn giản và bữa cơm của nhà gái cũng có thể là một bữa ăn thân tình đầy ấm áp. Điều đặc biệt quan trọng giờ đây là nhà gái có dịp để chào đón thành viên mới của gia đình và cô dâu chú rể có cơ hội thể hiện tình thương với hai đấng sinh thành.

    Nghi lễ: Lễ lại mặt
    Nghi lễ: Lễ lại mặt
    Nghi lễ: Lễ lại mặt
    Nghi lễ: Lễ lại mặt



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy